Ba tôi, Bùi Văn Tùng: Chuyện chưa kể sau ngày 30/4/1975

BBC

Quỳnh Hoa, g

28-4-2020

Nhà báo Borries Gallasch (người Tây Đức), phóng viên của báo Der Spiegel chụp hình chung với ông Tùng trước thềm Dinh Độc Lập

Câu chuyện về những việc ba tôi làm trưa ngày 30/4 tại Dinh Độc Lập và đài phát thanh Sài Gòn, đã được báo đài đưa tin, làm phim tài liệu và ngay cả viết thành sách (ủng hộ và phủ nhận) cứ mỗi dịp tháng Tư về, ròng rã suốt 45 năm qua.

Nhưng ở đây tôi muốn kể những câu chuyện bên ngoài của cuộc đời ba, chưa bao giờ được kể, có liên quan đến những người trong cuộc.

Năm 2001, khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa, đại tướng Dương Văn Minh qua đời tại Mỹ, thì ba tôi nhận được cuộc gọi của phóng viên một đài tiếng Việt ở nước ngoài. Chi tiết đài nào ba kể lâu quá, tôi không còn nhớ rõ.

Họ gọi cho ba báo tin: “Ông Dương Văn Minh, cựu thù của ông đã qua đời hôm nay tại Mỹ, ông cho biết cảm tưởng của mình?”

Ba trả lời: “Ông tướng Dương Văn Minh chỉ là đối thủ của tôi trước năm 75, sau 75 ông cũng là công dân của nước CHXHCN Việt Nam, là đồng bào của tôi. Nay ông mất đi, cho tôi xin được thay mặt gia đình chia buồn với toàn thể gia quyến của ông Minh.”

Nhà báo, đại tá Bùi Tín (báo Quân Đội Nhân Dân) ngay sau 30/4/1975 đã tìm gặp ba tôi để nghe kể lại toàn bộ sự việc xảy ra trong buổi trưa lịch sử đó.

Cũng trong năm đó ông xuất bản cuốn sách” Sài Gòn trong ánh chớp chói lọi của lịch sử ” với bút danh Thành Tín.

Cũng chính ông tặng ba tôi bức hình chụp ba được thay mặt cho QĐNDVN để chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ôm hôn trong buổi họp báo cáo thành tích của năm cánh quân tiến vào Sài Gòn tại Dinh Độc Lập, với lời bình luận: “Đôi dép cao su của bộ đội cụ Hồ đã đạp lên thảm đỏ của Phủ đầu rồng”. Quả là ba là người to cao, chân quá khổ vào loại nhất toàn quân, nên giày vải Trung Quốc cung cấp cho quân đội, ba không mặc vừa, đành phải đi vội đôi dép râu quen thuộc của suốt chiến dịch đến Dinh Độc Lập dự lễ báo cáo chiến công.

Sau này sang tị nạn chính trị tại Pháp, có dịp gặp gỡ với giới báo chí nước ngoài, ông Bùi Tín đem hết câu chuyện ba tôi đã kể cho ông nghe, thành việc làm của chính ông để đem nói chuyện cho báo chí thế giới.

Biết chuyện này, ba tôi chỉ phẩy tay, chắc họ lầm Bùi Tùng thành Bùi Tín, chứ ông Bùi Tín con nhà danh giá, rất quí ba, không thể làm vậy được đâu.

Sau này sang Mỹ, đọc sách “Vietnam: A history” của Stanley Karnow tôi mới thấy chắc rằng ông Bùi Tín đã kể như vậy cho nhà sử học, nhà báo Karnow nghe. Kể ra ông Stanley Karnow cũng ngây thơ khi tin rằng một nhà báo quân đội lại có thể buộc một ông Tổng thống, đại tướng quân đội VNCH chấp nhận đầu hàng, chứ không phải là một vị chỉ huy của chiến dịch.

Ông Phạm Xuân Thệ, đại úy, trung đoàn phó trung đoàn 66 bộ binh, cũng có mặt trong dinh “bắt nội các tổng thống”. Sau một thời gian dài im lặng, bỗng ông ấy tự nhận hết những việc ba tôi làm trưa ngày 30/4/1975 về làm thành tích cho ông. Ông Thệ sau lên hàm trung tướng QĐNDVN.

Chính ủy Tùng cùng các ông Dương Văn Minh trên đường từ sân Dinh Độc Lập ra hai chiếc xe jeep để đến đài phát thanh

Năm 2006, khi biết Phạm Xuân Thệ phủ nhận việc ba- chính ủy lữ đoàn tăng thiết giáp 203 có mặt tại dinh- mà bỗng đột ngột xuất hiện tại đài phát thanh Sài Gòn, và cho rằng ông ta, một đại uý bộ binh đã giao lại nội các Dương Văn Minh, rồi cùng ngồi soạn thảo văn kiện đầu hàng với trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng, ba chỉ nói nhẹ nhàng, tay này tầm bậy.

Ba hiểu rằng cuộc chiến đấu này có biết bao nhiêu chiến sĩ quên mình ngã xuống cho đất nước hoà bình, thống nhất.

Tôi muốn đi kiện, viết báo đính chính, thì ba bảo để ba viết đơn báo cáo cho cấp trên của ba khiển trách Phạm Xuân Thệ chứ không nên vạch áo cho người xem lưng. Ba tin rằng những con người xấu trong quân ngũ, tranh công, đổ lỗi chỉ là thiểu số, còn quân đội ta là quân đội anh hùng, chiến sĩ ta rất dũng cảm và trung thực.

Lúc còn ở trong quân ngũ, ba đã góp ý với cấp trên là quân đội không được làm kinh tế mà chỉ nên học tập hiểu biết khí tài, vũ khí, rèn luyện thể lực thật tốt để luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Ngoài ra 90% chiến sĩ QĐNDVN xuất thân từ nhà nông nên tổ chức cho làm nông, thúc đẩy công nghiệp hoá nông nghiệp cho bằng các nước tiên tiến, cho người dân được nhờ, vì đất nước ta là nước mạnh về nông nghiệp.

Với sĩ quan và lính VNCH thì chỉ cần tập trung học tập chính sách của nhà nước mới, rồi cho về ai làm việc nấy.

Nếu ai có nhiều khả năng kiến thức quân sự thì sẽ cho phục vụ quân đội vì hoà bình rồi ai cũng là con dân nước Việt, chịu đau khổ vì chiến tranh quá nhiều, đều được quyền làm việc góp phần tái thiết lại đất nước. Bản thân ba lúc đó cũng thấy vũ khí, khí tài của Mỹ để lại trong tổng kho Long bình là rất hiện đại, rất hay để nghiên cứu, học hỏi sử dụng.

Chính ủy Bùi Văn Tùng (phải) cùng bạn chiến đấu Lữ trưởng lữ thiết giáp 203 Nguyễn Tất Tài, Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975

Và kết quả của những lần đóng góp ý kiến rất thẳng thắn của ba đã không hợp với ý kiến của một số cấp trên, nên ba được cho về nghỉ hưu, khi tuổi đời là 53.

Ba không những nghiêm khắc với bản thân trong học tập hiểu biết quân sự, chính trị, ba còn là người rất gương mẫu trong cuộc sống cá nhân, trong từng lời ăn tiếng nói để làm gương cho chiến sĩ.

Ba nói sao thì ba làm vậy. Sau ngày thống nhất, ông nội về lại quê Đà Nẵng, mang theo bản chứng thực từ thời thực dân cho mảnh đất căn nhà của ông bà lúc đi tản cư, sau đó ông đi tập kết luôn, quên không để lại cho bà, nên đã có nhiều hộ gia đình dọn đến sinh sống trên đó nhiều năm rồi.

Ông nội muốn đòi lại – lúc đó mà đòi là được ngay- phe chiến thắng mà.

Nhưng ba bảo : “Mình đi làm cách mạng để cho nhân dân có cơm ăn, áo mặc, nhà cửa ở, nay cách mạng thành công rồi mình không thể đuổi họ ra khỏi căn nhà họ đang sống được; con là con trai trưởng, con không cần, nên cậu đừng đòi”.

Ngày 30/4/1975. Ảnh: Getty Images

Thế là ông nội về ở nhà cô Ba với bà nội, ba thì về doanh trại quân đội, mẹ và các con thì có ông bà Ngoại cưu mang ở Sài Gòn.

Ba tôi còn đã từng bị sập hầm, bị đất vùi ở Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa năm 1972, may mà anh em chiến sĩ moi được lên. Bốn người mới khiêng nổi ba.

Vết thương phạt ngang gan bàn chân giờ vẫn còn sẹo, sau này có người bảo ba khai thương binh để lấy tiêu chuẩn, ba bảo, mình còn sống, đi lại được là may mắn lắm rồi, để tiêu chuẩn dành cho những gia đình có người đã hy sinh, hoặc tàn tật, đất nước mình còn nhiều hoàn cảnh như thế lắm.

Lời nói và việc làm

Ba tôi là người có lời nói và việc làm đi đôi với lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản. Chính vì thế mà năm 2013, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi đưa được ba tôi về thăm quê Đà Nẵng sau hơn chục năm nằm liệt giường do tai biến mạch máu não. Những tai biến nhỏ có lẽ do những nỗi đau lòng hậu chiến tranh không nói ra được, đã khiến ba từ từ mất đi khả năng vận động và nói lưu loát.

Hà Nội năm 1980. Ảnh: Getty Images
Thành phố Hồ Chí Minh năm 1985. Ảnh: Getty Images

Họ hàng chở chiếc xe lăn của ba và cả đại gia đình đi xung quanh hết thành phố Đà Nẵng cho ba thăm lại những con đường tuổi thơ êm đềm xưa kia. Ba giải thích cho tôi cái tên Tourane ngày xưa của thành phố là ghép từ hai từ Tour- ane (ý nói thành phố hẹp, quan thuộc điạ chỉ đi một vài vòng trên lưng con lừa là hết thành phố).

Họ hàng nhà tôi bảo đây là biệt thự của ông Bá Thanh, khách sạn, siêu thị này của bà nọ ông kia, chị em của ổng, ba đã rất tỉnh táo phát biểu: “Nếu tay Bá Thanh thấy phát triển tư bản tốt cho dân cho nước thì phải tuyên bố đảng Cộng sản đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đi, để đưa đất nước ta phát triển theo tư bản với luật lệ của nó, chứ để tư hữu kiểu như thế này mang tiếng những người vô sản, suốt đời vì dân vì nước như tau.”

Mà quả thật, chính ông ngoại tôi đã thương yêu , dặn dò mẹ tôi lúc ông còn sống: “Ba mua nhà cho các con, giữ lấy mà cho thuê cho mướn lấy tiền nuôi con học hành, đừng nghe theo người ta mà bán đi đầu tư này nọ, tụi bay xa ba đi theo cộng sản lâu rồi, không biết buôn bán gì rồi người ta lừa cho mất hết tiền đó”.

Những năm tháng ba về hưu lúc tuổi đời còn khoẻ, ba chăm chỉ nuôi gia cầm, gà, vit, ngan, thỏ cho mẹ đem ra chợ bán lấy tiền sinh sống thêm.

Rồi không muốn để ba tôi quanh quẩn trong nhà bí bức, mẹ tôi đề nghị ba ra phụ giúp phường, quận, giúp cho giáo dục thế hệ trẻ, góp ý coi sóc an ninh phường khóm.

Ba đã được anh em và nhân dân trong phường, quận, rồi thành phố yêu thương vì sự công bằng, chính trực, giúp đỡ cho những gia đình có những khúc mắc trong chính trị và kinh tế. Mọi người còn yêu quí kính trọng ba hơn khi biết ba là nhân vật đã góp phần chấm dứt sớm cuộc chiến, giảm tổn thương vong và tàn phá.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Ảnh: Getty Images

Những năm bệnh tật ngồi nhà không ra ngoài sinh hoạt được nữa, thấy mẹ hay đi sinh hoạt văn nghệ ở Nhà văn hoá lao động, có một số bạn bè đến chơi nói ra nói vào về mẹ với ba. Ba bảo bà nhà mình có năng khiếu văn nghệ từ nhỏ, những năm chiến tranh khổ quá, không thực hiện được, nay hoà bình rồi để bà ca múa cho vui. Và thế là mẹ tôi vừa làm chủ nhiệm câu lạc bộ, kiêm kế toán trưởng vừa kiêm diễn viên múa và ca sĩ cho đến năm 83 tuổi. Phát hiện ra bệnh ung thư mẹ mới nghỉ làm và ra đi thanh thản ở tuổi 85.

Tại sao Mỹ lại đánh nhau?

Sau khi tôi đã sang sinh sống ở nước ngoài, mỗi lần về Việt Nam thăm ba, những lúc tinh thần minh mẫn ba đều hỏi thăm tôi người Việt mình sống ở bên đó thế nào, có thành công và thích nghi với nước sở tại hay không?

Và cuối câu chuyện bao giờ ba cũng thắc mắc hỏi tôi mỗi một câu: “Tại sao Mỹ lại đánh nhau với mình thế hả con?” Tôi nghe xong chỉ biết rơi nước mắt thương ba và thương cho cả thế hệ cha anh.

Năm nay đánh dấu 45 năm nước Việt Nam được sống trong hoà bình, nhưng đâu đó mỗi gia đình Việt Nam đều có câu chuyện đau thương để kể.

Có những nỗi niềm vẫn cứ gợn lên trong lòng, dù bạn ở phía bên nào.

Tôi may mắn được gặp gỡ và trò chuyện với các chú, các anh tham gia cuộc chiến ở cả hai bên. Tất cả những người lính đó đều có nhận định như nhau, chiến tranh là tàn khốc và chết chóc, là con người phải suy nghĩ và hành động khác với nhân tính của mình để sống còn.

Gia đình tôi cũng như hàng triệu gia đình người Việt khác chịu những hậu quả của chiến tranh và chia cắt. Tôi kể câu chuyện của gia đình mình ra đây chẳng mong mỏi điều gì hơn ngoài việc làm sáng tỏ một vài sự kiện trong lịch sử.

Mong sao cho chính phủ và cộng đồng người Việt trong và ngoài nước luôn đoàn kết, hàn gắn những đau thương mất mát, để dân tộc và đất nước Việt Nam mãi mãi trường tồn và phát triển.

Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả, bà Quỳnh Hoa, con gái đại tá quân đội Nhân dân Việt Nam Bùi Văn Tùng. Bà tốt nghiệp Đại học Y dược thành phố HCM, hiện đang sống ở nước ngoài. BBC sẽ tiếp tục đăng các góc nhìn khác nhau về lịch sử Việt Nam giai đoạn này.

Bình Luận từ Facebook

12 BÌNH LUẬN

  1. Trích : “Mong sao cho chính phủ và cộng đồng người Việt trong và ngoài nước luôn đoàn kết, hàn gắn những đau thương mất mát, để dân tộc và đất nước Việt Nam mãi mãi trường tồn và phát triển.” , hết trích
    Ứớc mong của chị đẹp và “lãng mạn” quá, “lãng mạn” đến độ không tưởng chị ạ.
    Làm sao để “đoàn kết” khi mà dưới con mắt của những kẻ thắng cuộc những người thua cuộc tội nghiệp kia luôn luôn là những cái gai, những kẻ cần phải đọa đày cho bõ ghét. Hãy nhìn cách họ đối xử với những thương phế binh, cách họ triệt hạ những bia tưởng niệm thuần túy, không hề chuyên chở tư tưởng hận thù hay lời kết án ở các trại tị nạn để thấy kẻ thắng cuộc ti tiện đến mức nào.
    Làm thế nào để đất nước phát triển khi mà tất cả những người được đặt vào những chiếc ghế quyền lực luôn được tuyển lựa từ thành phần chỉ thích cúi đầu khom lưng luồn lách để đi lên bằng đầu gối?
    Đất nước Việt Nam, dưới chính thể CS không hề có vị trí xứng đáng cho những ai có trí tuệ, có bản lãnh nhưng dám đứng thẳng lưng, dám ngẩng cao đầu. Nhà tù là nơi dành cho những ai dám nói lên lẽ phái, dám chỉ những cái sai vốn dĩ nhìn đâu cũng thấy trong cái xã hội VN đầy nhiễu nhương, lừa đảo nhưng lại thiếu vắng công lý và tình người. Làm sao để đất nước phát triển đây ?

  2. Between the Two Banks of the SADDEST BếnHải River
    ***************************************

    (0) Cảm ơn bác Bill GATES và nhu liệu phần mềm WORDS của MicroSoft nhờ vậy tôi viết thơ tiếng ANH cực nhanh rất dài từ những chữ thông dụng hàng ngày TUY VẬY khá giàu nội hàm và chuyên chở theo Chính sử Việt Sử

    https://www.youtube.com/watch?v=4RMm-O_Z6_g
    Câu hò bên bờ Hiền Lương – Ca sĩ: QUANG LINH

    The Southern old Soldier ask the Northern old Soldier
    To take a walk along the BếnHải River, just a long walk
    Down beside where the Blood waters have once flown
    Down by the Two Banks of the SADDEST BếnHải River
    Over the HiềnLương Bridge who is not kind and honest at all !
    Down beside where the Blood waters have once flown
    Down by the Two Banks of the SADDEST BếnHải River
    In the Second Civil War in the Cold War
    In the second half of the 20th Century

    And only say that you are always my own Sister
    Although we were on the Two Sides
    Down beside where the Blood waters have once flown
    Down by the Two Banks of the SADDEST BếnHải River
    Over the HiềnLương Bridge who is not kind and honest at all !
    Down beside where the Blood waters have once flown
    Down by the Two Banks of the SADDEST BếnHải River
    In the Second Civil War in the Cold War
    In the second half of the 20th Century

    I had hold an AK47 against her head
    As a M16 in his arms he shot me, too
    She cried aloud :
    “My dear Northern Sister, don’t you kill me
    I’m not your enemy
    As the eternal enemy from the North
    And only say that you are always my own Sister
    Although we were on the Two Sides
    You are BoDoi – the North’s young Soldier
    From Hanoi Capital with the Blood Banner
    And She is the South’s young Soldier
    From Saigon Capital with the Yellow Flag”

    Down beside where the Blood waters have once flown
    Down by the Two Banks of the SADDEST BếnHải River
    Over the HiềnLương Bridge who is not kind and honest at all !
    Down beside where the Blood waters have once flown
    Down by the Two Banks of the SADDEST BếnHải River
    In the Second Civil War in the Cold War
    In the second half of the 20th Century

    I left Hanoi and went though TruongSon Long Mountains
    With a NonCoi on my own 20 years old
    Or even younger than that age
    We had to liberate the most miserable and hungry South Vietnam
    «Under the fantoosh’s and the American Empire’s heavy chains ! ! ! »
    As Uncle Ho and Party had taught me
    In young age at the elementary school
    I always wept silently :
    “My Boudha and Jesus, what have I done?
    I am a ‘female BoDoi’ (1) – the North’s young Soldier
    From Hanoi Capital with the Blood Banner
    And She is the South’s young Soldier
    From Saigon Capital with the Yellow Flag
    And only say that you’re my enemy
    I had shot and killed my Southern Sister
    Even in her arms without gun M16 at all !.. ..”

    https://www.youtube.com/watch?v=KMQo6HNbW0I
    CÓ TUỔI 20 THÀNH SÓNG NƯỚC Nhạc : Trần Phú Cử + Thơ : Lê Bá Dương, Nguyễn Hậu Ca sĩ : Thúy Mỵ

    Down beside where the Blood waters have once flown
    Down by the Two Banks of the SADDEST BếnHải River
    Over the HiềnLương Bridge who is not kind and honest at all !
    Down beside where the Blood waters have once flown
    Down by the Two Banks of the SADDEST BếnHải River
    In the Second Civil War in the Cold War
    In the second half of the 20th Century

    * * *

    The Southern old Soldier ask the Northern old Soldier
    To take a walk along the BếnHải River, just a long walk
    Down beside where the Blood waters have once flown
    Down by the Two Banks of the SADDEST BếnHải River

    And only say that you are always my own Brother
    Although we were on the Two Sides
    Down beside where the Blood waters have once flown
    Down by the Two Banks of the SADDEST BếnHải River

    I had hold an AK47 against his head
    As a M16 in his arms he shot me, too
    He cried ou aloud :
    “My dear Northern Brother, don’t you kill me
    I’m not your enemy
    As the eternal enemy from the North
    And only say that you are always my own Brother
    Although we were on the Two Sides
    You are BoDoi – the North’s young Soldier
    From Hanoi Capital with the Blood Banner
    And I am the South’s young Soldier
    From Saigon Capital with the Yellow Flag”

    Down beside where the Blood waters have once flown
    Down by the Two Banks of the SADDEST BếnHải River
    Over the HiềnLương Bridge who is not kind and honest at all !
    Down beside where the Blood waters have once flown
    Down by the Two Banks of the SADDEST BếnHải River
    In the Second Civil War in the Cold War
    In the second half of the 20th Century

    I left Hanoi and went though TruongSon Long Mountains
    With a NonCoi on my own 20 years old
    Or even younger than that age
    We had to liberate the most miserable and hungry South Vietnam
    «Under the fantoosh’s and the American Empire’s heavy chains »
    As Uncle Ho and Party had taught me
    In young age at the elementary school
    I always wept silently :
    “My Boudha and Jesus, what have I done?
    I am a ‘male BoDoi’ (2) – the North’s young Soldier
    From Hanoi Capital with the Blood Banner
    And He is the South’s young Soldier
    From Saigon Capital with the Yellow Flag
    And only say that you’re my enemy
    I had shot and killed my Southern Sister
    Even in her arms without gun M16 at all !.. ..”
    Down beside where the Blood waters have once flown
    Down by the Two Banks of the SADDEST BếnHải River
    Over the HiềnLương Bridge who is not kind and honest at all !
    Down beside where the Blood waters have once flown
    Down by the Two Banks of the SADDEST BếnHải River

    * * *

    The Southern old Soldier ask the Northern old Soldier
    To take a walk along the BếnHải River, just a long walk
    Down beside where the Blood waters have once flown
    Down by the Two Banks of the SADDEST BếnHải River
    Over the HiềnLương Bridge who is not kind and honest at all !
    Down beside where the Blood waters have once flown
    Down by the Two Banks of the SADDEST BếnHải River
    In the Second Civil War in the Cold War
    In the second half of the 20th Century

    MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    (0) Cảm ơn bác Bill GATES và nhu liệu phần mềm WORDS của MicroSoft nhờ vậy tôi viết thơ tiếng
    ANH cực nhanh rất dài từ những chữ thông dụng hàng ngày TUY VẬY khá giàu nội hàm và chuyên
    chở theo Chính sử Việt Sử

    (1) + (2) Đa tạ Nhà Văn ‘nữ’ (!!) Phạm Thị Hoài (từ ĐÔNG Bá Linh sang TÂY Bá Linh !!! CÓ NHẬN
    XÉT Việt sử Cận đại KHÁ CÔNG BẰNG Thể chế VNCH là THỂ CHẾ DÂN CHỦ TỰ DO dù chưa hoàn
    toàn tuyệt vời tuyệt đối NHƯNG DUY NHẤT TỒN TẠI trong Sử Việt ….) viết nhóm chữ ‘BỘ ĐỘI CÁI’
    … ‘bộ đội đực’ để tôi chuyển ngữ qua tiếng Mỹ hi hi hu hu hu ha ha hu hu hu ! ! …. với thiện chí mà
    KHÔNG CHÚT ÁC Ý NÀO !!!

    • I had hold an AK47 against her head
      As a M16 in his arms he shot me, too
      She cried aloud :
      “My dear Northern Sister,

      SỬA THÀNH do lỗi WORDS

      I had hold an AK47 against her head
      As a M16 in HER arms SHE shot me, too
      She cried aloud :
      “My dear Northern Sister,

  3. @Nguyen Van Hien
    Xin lỗi.Bác lầm ngưòi rồi.Bà QH này là con của ông Bùi Văn Tùng,quê Đà Nẵng
    còn bà QH kia không phải họ Bùi,dân miền Nam (tốt nghiệp y khoa ở Pháp).

    • Đúng vậy, bà kia là Dương Quỳnh Hoa vào bưng theo VC. Sau 75 làm bộ trưởng y tế của cái gọi là MTGPMN. Cuối cùng cũng bị hất cẳng nên uất ức từ bỏ tư cách đảng viên.

  4. Quỳnh Hoa, tác giả bài này, nếu không nhầm thì sau khi dùng tiền của chồng học tiến sĩ bên Mỹ, đã ôm ngay ông thầy để được định cư bên Mỹ, bỏ lại 2 đứa con và chồng Việt ở lại vn

  5. TRÍCH TRẢ LỜI PHẦN in đậm của TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Nguyễn Hữu Viện

    Nhà báo, đại tá Bùi Tín (báo Quân Đội Nhân Dân) ngay sau 30/4/1975 đã tìm gặp ba tôi để nghe kể lại toàn bộ sự việc xảy ra trong buổi trưa lịch sử đó.
    THEO TÔI BIẾT Anh Bùi Tín sống tại nhà tôi gần 2 năm từ 1992-94 chính Anh Bùi Tín đã ở trong phi trường Tân Sơn Nhất và Anh giữ phần rất quan trọng trong việc thương thuyết trước là 4 BÊN như HOÀ ĐÀM PARIS sau khi Người Mỹ rút đi thành ban liên hợp quân sự 3 bên VNCH (tôi biết cả Anh Trung tá PHẠM HUẤN, sĩ quan cao cấp nhất của VNCH đặt chân ra Hà Nội quê nhà Anh trong chuyến ra Hà Nội đợt giao trả tù binh giữa hai phía Hoa Kỳ và Bắc Việt vào năm 1973 và có tặng tôi cuốn hồi ký “Một Ngày ở Hà Nội” khi tôi qua Mỹ năm 1996 Anh viết về chuyến công du công tác đó ) Bắc Việt (là BÙI TÍN như một nhà báo Quân đội nhân dân Việt Nam bút danh Thành Tín và anh Bùi Tín phỏng vấn các tù nhân Hoa Kỳ trong đó có cố TNS John McCain… Tiếng ANH anh Bùi Tín rất tuyệt hồi đó tại Hà Nội và Sài Gòn và tôi chứng kiến khi Sử gia Stanley Karnow đến thăm anh Bùi Tín tại nhà tôi ở Pháp ) và MTGPMN

    Nên chuyện Anh Bùi Tín đã có mặt ở dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975 với tư cách phóng viên chiến trường vì Anh đã có mặt trong trại DAVID phi trường Tân Sơn Nhất và sau này Tổng biên tập báo Nhân dân, kiêm Tổng Biên tập tuần báo Nhân dân Chủ Nhật.
    Theo tôi tiếng Anh cũng như trình độ lý luận chính trị CHO DÙ là chính uỷ của Chính ủy Bùi Văn Tùng hồi ấy chắc còn BỰA lắm chỉ là TAY VÕ BIỀN ĐẤM ĐÁ không PHÓNG KHOÁNG và có trình độ Bậc thầy sắc sảo và YÊU NƯỚC THẬT SỰ NHƯ Anh Bùi Tín … ngay cả WIKI tiếng Việt đang BỘI NHỌ Lòng Yêu Nước CHÂN THÀNH của Anh Bùi Tín !!!!

    Đó là bôi nhọ NGƯỜI YÊU NƯỚC Bùi Tín tôi rất biết rõ Anh ấy và ngay cả NGUYỄN NGỌC GIAO (tôi biết khá nhiều về Nguyễn Ngọc Giao viết dịp khác) tay thông ngôn của Bắc Việt và MTGPMN gốc dân DU HỌC VNCH cũng từng BÔI NHỌ Anh Bùi Tín bằng cách gọi là ‘ĐẠI TÁ CẬU’… Chính Võ Nguyên Giáp (không đủ KHÍ PHÁCH và DŨNG KHÍ đã thí quân Bùi Tín khi nhóm THÂN TÀU Nguyễn văn Linh chi phối biến VNG thành con rối không quyền hành …) đã ĐEM CON BỎ CHỢ anh Bùi Tín vì anh ra đi theo kế hoạch chung của nhóm THÂN VÕ NGUYÊN GIÁP tại Hà Nội muốn nối tiếp canh tân Việt Nam SAU VỤ BỨC TƯỜNG BÁ LINH
    Với tôi Anh PHẠM HUẤN và Anh BÙI TÍN là 2 NGƯỜI CON của HÀ NỘI YÊU NƯỚC VIỆT trên cả cái bã đậu mà MAO XẾNH XÁNG nặn ra cho HCM thi hành như HUY ĐỨC vừa viết !!!


    Cũng trong năm đó ông xuất bản cuốn sách” Sài Gòn trong ánh chớp chói lọi của lịch sử ” với bút danh Thành Tín.
    Cũng chính ông tặng ba tôi bức hình chụp ba được thay mặt cho QĐNDVN để chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ôm hôn trong buổi họp báo cáo thành tích của năm cánh quân tiến vào Sài Gòn tại Dinh Độc Lập, với lời bình luận: “Đôi dép cao su của bộ đội cụ Hồ đã đạp lên thảm đỏ của Phủ đầu rồng”. Quả là ba là người to cao, chân quá khổ vào loại nhất toàn quân, nên giày vải Trung Quốc cung cấp cho quân đội, ba không mặc vừa, đành phải đi vội đôi dép râu quen thuộc của suốt chiến dịch đến Dinh Độc Lập dự lễ báo cáo chiến công.

    Sau này sang tị nạn chính trị tại Pháp, có dịp gặp gỡ với giới báo chí nước ngoài, ông Bùi Tín đem hết câu chuyện ba tôi đã kể cho ông nghe, thành việc làm của chính ông để đem nói chuyện cho báo chí thế giới.

    Biết chuyện này, ba tôi chỉ phẩy tay, chắc họ lầm Bùi Tùng thành Bùi Tín, chứ ông Bùi Tín con nhà danh giá, rất quí ba, không thể làm vậy được đâu.

    Sau này sang Mỹ, đọc sách “Vietnam: A history” của Stanley Karnow tôi mới thấy chắc rằng ông Bùi Tín đã kể như vậy cho nhà sử học, nhà báo Karnow nghe. Kể ra ông Stanley Karnow cũng ngây thơ khi tin rằng một nhà báo quân đội lại có thể buộc một ông Tổng thống, đại tướng quân đội VNCH chấp nhận đầu hàng, chứ không phải là một vị chỉ huy của chiến dịch.

    HẾT TRÍCH TRẢ LỜI PHẦN in đậm của TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  6. Theo thiển ý,bài viết này khá hay vì tác giả vốn là con của người trong cuộc
    viết một cách chân thực,chứ không màu mè để loè người hay làm dáng,dù
    có thể cô viết để biện minh cho viêc cô ở ngay trong “hang ổ” đế quốc Mỹ !
    Câu hòi của ông cựu chính uỷ phải chăng là ông ngụ ý đáng lẽ ra không nên
    đánh Mỹ vì mục dích của CS.là nhuộm đỏ cả nước,chứ không phải “chống Mỹ
    cứu nước”như cái luận điệu khích động dân chúng nổ lên chống Mỹ xưa kia ?
    Nói thẳng ra là chiến thắng CS.ngày 30/4/1975 là hậu qủa của một sự bịp bợm
    lớn nhất trong dòng Việt sử !

  7. Việt cộng vẫn là Việt cộng…Nhớ lại cách đuổi dân và gia đình ngụy về vùng kinh tế để cướp nhà cướp mọi thứ .Việt cộng đấy. Những thằng 30-4 còn ác hơn VC miền Bắc. Nói chung là DMCS.

  8. Cha là vc, con cũng là vc.
    Qua Mỹ đớp bơ sữa nhưng cái đầu thì luôn nghĩ cho vc, tay này quê hương của Niểng Nổ đây mà, cút về bên ấy mà hưởng cái thành quả sau 45 năm đất nước thống nhất là, bây giờ qua ôm chân đế quốc mà còn viết đểu tung hô vc cha ngày vào chiếm DĐL. Quân chó má

  9. Trích:”Và cuối câu chuyện bao giờ ba cũng thắc mắc hỏi tôi mỗi một câu: “Tại sao Mỹ lại đánh nhau với mình thế hả con?” Tôi nghe xong chỉ biết rơi nước mắt thương ba và thương cho cả thế hệ cha anh”.
    Cám ơn Bà Quỳnh Hoa đã kể lại câu chuyện của gia đình mình, tuy Bà không nói rõ thêm, nhưng qua câu chuyện của Bà kể về cha mình -cố đại tá quân đội Nhân dân Việt Nam Bùi Văn Tùng. Thì tôi có thể hiểu rằng sự hy sinh của cha bà là để cho một lũ giặc cướp vào miền Nam, và dù xưng với nhau là đồng chí nhưng tranh giành danh lợi như chó giành xương.
    Và sau 45 năm vẫn tụng ca trên máu xương dân tộc Việt mặc cho hiểm họa bị Hán Hóa đang từng giờ, từng phút đè nặng lên nước Việt.

  10. “Tại sao Mỹ lại đánh nhau với mình thế hả con?”
    Người Mỹ đến Việt Nam ngày hôm nay cũng là vì cùng lý do người Mỹ đến Việt Nam cách đây 55 năm về trước: Đó là để ngăn chặn giặc phương bắc xâm lược xuống phía nam. Dân miền bắc “mình” đã đứng mũi chịu sào để rồi ngày hôm nay “mình” bị lũ giặc phương bắc lừa mất đất, mất biển, mất đảo và lệ thuộc mọi thứ vào tay chúng. Muốn trách người thì hãy xét lại xem “minh” thế nào cái đi!

Leave a Reply to TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây