Người là ai?

Tuấn Khanh

25-4-2020

Để nhắc về chuyện “người”, cũng nên nhắc qua về chuyện ông Phạm Văn Đồng đi Pháp vào tháng 4 năm 1977, khi được báo chí phỏng vấn về chuyện sau khi vào được miền Nam, chính quyền Bắc Việt đã đưa hàng trăm ngàn người miền Nam đi tù, gọi là “học tập cải tạo”, ông Đồng đã trả lời bằng tiếng Pháp, rằng “chúng tôi gọi đó là những trại phục hồi, một quan niệm cực kỳ nghiêm túc về nhân quyền”.

Ông Đồng mô tả rằng những người được đưa đi “phục hồi” đó là những kẻ “tội ác tày trời”, nhưng không nói rõ là tội ác với ai. Ông so sánh chính thể miền Nam như một chế độ Đức Quốc Xã.

“Những người này, chúng tôi cho họ một cơ hội để trở lại làm người”, ông Đồng trợn mắt, chỉ tay, nhấn mạnh, về những người đang bị giam giữ.

Theo trang Việt Nam Sử Liệu, sau năm 1975, các trại “cho trở lại làm người” ấy đã giam nhốt hàng trăm ngàn sĩ quan, kể cả các viên chức dân sự từng phục vụ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Những người này phải đi học tập cải tạo ở những trại tập trung rất xa gia đình, mà trong một thời gian dài khởi đầu, không ai biết tung tích của họ ở đâu, sau khi bị lừa bằng những cuộc trình diện ngắn hạn, rồi bắt đi. Cho đến nay, người bị học “trở lại làm người”, lâu nhất là 17 năm, được ghi nhận từ hồ sơ H.O (Humanization Organization) của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Cũng đã có rất nhiều người chết trong khi đi “học làm người” như vậy.

Năm 2001, báo Orange County Register của Mỹ đăng một loạt bài về cuộc đời của những người từng sống trong trại cải tạo ở Việt Nam. Kết quả tìm hiểu của tờ báo từ năm 1975 đến năm 2001 cho biết, ước tính một triệu người bị giam giữ mà không có cáo buộc chính thức hay được xét xử và 165.000 người chết. Tài liệu gốc có thể tham khảo ở đây https://bit.ly/3eRDHYP.

Theo các nhà phân tích thì việc bị giam giữ dài hạn và thường bị chuyển từ trại này sang trại khác, có dụng ý chia cắt để tù nhân không liên kết với nhau được và đường dây liên lạc với gia đình thêm khó khăn, tạo mặt bằng nhân tâm của miền Nam suy sụp. Đến năm 1980, Hà Nội xác nhận còn khoảng 26.000 người bị giam, nhưng giới ngoại giao thì tin rằng con số thật cao hơn nhiều (“Le Livre Noir du Communisme: Crimes, Terreur, Répression do Robert Laffont”, S.A, Paris xuất bản lần đầu năm 1997-Phần IV về Á Châu).

***

Ông Phạm Văn Đồng (1906-2000) là thành phần Cộng sản phiên bản gốc, đi theo con đường của Hồ Chí Minh từ năm 1925. Năm 1926, ông được đào tạo tại Quảng Châu, Trung Quốc, và cũng là người được lịch sử đảng Cộng Sản Việt Nam ca ngợi là người học trò giỏi của ông Hồ Chí Minh. Ông cũng được đặt bí danh theo họ, kiểu như người Hoa, là đồng chí Tô.

Việc đưa hàng trăm ngàn người miền Nam (có tài liệu cho rằng con số gần 1 triệu người) đi “học trở lại làm người”, được biết chủ trương kiểm soát con người và thực địa, dựa theo các Nghị Quyết cũ, số 49-NQTVQH ngày 20-6-1961 và Thông Tư số 121-CP ngày 8-9-1961 để đưa những người Cộng hòa Miền Nam có nguy cơ chống cộng đi “học tập cải tạo”, cũng từ sự cổ vũ của ông Phạm Văn Đồng. Những nghị quyết như vậy, với ông Đồng, cũng đưa rất nhiều người miền Bắc trong các thời kỳ Nhân văn Giai Phẩm, Xét lại chống đảng… đến chỗ lưu đày hay giam hãm.

Cũng nên nhắc về các “trại phục hồi” ấy, một trong những nhân vật tiêu biểu bị đưa đi “học làm lại cách làm người” như ông Đồng nói, là một người kiến tạo môi trường giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa. Hay chính xác hơn, là Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân – Tổng trưởng Văn Hóa – Giáo dục – Thanh niên của Việt Nam Cộng hòa.

Ông là một học sĩ, tốt nghiệp các văn bằng về kinh tế, giáo dục ở Pháp, Anh và Mỹ, rồi ông về nước, bắt đầu phụng sự cho giáo dục tại Việt Nam từ năm 1963. Những gì mà ông để lại cho miền Nam là không kể xiết, bởi mục đích của Giáo sư Nguyễn Duy Xuân nhằm xây dựng một tương lai mới của Việt Nam, với con người và tri thức tốt nhất để phát triển đất nước, nhất là một mai khi quê hương thôi chiến tranh.

Cũng nhờ giáo sư Nguyễn Duy Xuân, mà Cần Thơ với hệ thống đại học và ký túc xá, các cơ sở thiết bị phụng sự nghiên cứu, giáo dục tốt nhất, đã thoát khỏi vị trí một miền quê hẻo lánh trở thành Tây Đô, vượt lên cạnh tranh với cả Sài Gòn. Đi xa học hỏi và thành đạt, nhưng ông không quên tìm cách, dựng xây chốn quê nghèo nàn của mình ngày xưa.

Giáo sư Nguyễn Duy Xuân cũng bị coi là thành phần “tội ác tày trời” và phải đi học “trở lại làm người” trong một chế độ lao tù hà khắc. Là một người hoạt động tri thức, chân yếu tay mềm, giáo sư Nguyễn Duy Xuân đã không chịu đựng nổi những ngày tháng sau năm 1975 ấy. Ngày 10 tháng 11 năm 1986, ông trút hơi thở cuối cùng tại trại tù Ba sao, Hà Nam, vì bệnh tật và suy kiệt.

Đến năm 2015, gia đình của ông mới nhận lại được tro cốt, chuyển xe lửa từ trại giam Nam Hà về Sài Gòn. Dù gia đình (vợ và hai cô con gái) của giáo sư Nguyễn Duy Xuân nay đã định cư ở Pháp, nhưng phải để lại phần tro bụi của giáo sư tại một ngôi chùa ở quận Bình Thạnh, bởi ước nguyện cuối cùng của giáo sư là sống làm người Việt, thì chết cũng sẽ phải nằm lại trên đất Việt. Nếu có một kiếp sau, ông lại tiếp tục phụng sự cho quê hương mình.

Trong suốt cuộc đời, giáo sư Nguyễn Duy Xuân chưa bao giờ cầm súng bắn ai. Ông cũng chưa bao giờ ký một lệnh nào để làm hại ai hay thiệt hại cho tổ quốc mình. Ông chỉ là một người yêu nước, yêu sự phát triển văn minh và yêu hòa bình. Ấy vậy mà, ông bị coi là “tội ác tày trời” và bị đưa đi “học để có thể trở lại làm người”.

“Người” được định nghĩa thế nào, là ai, theo dòng lịch sử?

Tôi muốn nhắc lại về một con người Việt Nam đáng kính trọng, nhưng có thể lãng quên. Tôi không còn đủ sức để căm ghét hay hận thù, với những thứ diễn ra chung quanh mình từ thời ấu thơ cho đến nay, nên tôi chỉ còn dành sức để tiếc thương, để nhớ và kể về những gì tốt đẹp nhất mà con người Việt Nam đã có.

Và đã bị hủy diệt.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Cảm ơn Tác giả TUẤN KHANH một bài viết Tưởng niệm Vị Tổng trưởng Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên

    KÍNH THƯƠNG ƠI một Tấm lòng yêu Đất Mẹ Đất Việt như Cố Giáo sư Nguyễn Duy Xuân Tổng trưởng Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên
    Kính mong NGƯỜI yên nghỉ vĩnh hằng trong LÒNG ĐẤT MẸ VIỆT NAM
    Tổ Quốc và Đồng bào mãi mãi trân trọng tri ân NGƯỜI CON TINH HOA THA THIẾT với Tương lai của Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên và Tiền đồ của VIỆT NAM

    NGAY NHƯ Cụ TRẦN ĐỨC THẢO hy sinh cống hiến cho chúng cả đời mà CHÚNG còn hãm hại thì Giáo sư Nguyễn Duy Xuân Tổng trưởng Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên nó cho CHẾT MÒN CHẾT DẦN trong TRẠI LAO CẢO mô hình MAO XẾNH XÁNG là chuyện TẤT NHIÊN tất yếu !!!!

    Để Tưởng niệm Triết gia TRẦN ĐỨC THẢO – Làm sao thế nào nói Lời Vĩnh biệt với Mái Trường Cao đẳng Sư phạm Đường Ulm ? ? ? How to say Farewell to Ecole Normale
    Supérieure – Ulm ? ? ?

    BẤM VÀO sau đây :
    http://hanoiparis.com/construct.php?page=paysagetxt&idfam=198&idpays=11456
    ĐỌC TIẾP

    Vĩnh Viễn Về Quê Hương Văn Học .. ..
    **************************************

    để tưởng niệm hương hồn Triết gia Trần Đức Thảo
    BẤM VÀO sau đây :
    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=12&idpoeme=114
    ĐỌC TIẾP

    Phạm Thị Hoài bàn về “lói ngọng”
    Tác giả: Phạm Thị Hoài (theo FB Kiều Thị An Giang)

    BẤM VÀO sau đây :

    https://kimdunghn.wordpress.com/2020/01/03/pham-thi-hoai-ban-ve-loi-ngong/
    ĐỌC TIẾP

    Ở đất nước này, trừ đa dạng tư tưởng và đa nguyên đa đảng, còn lại ai muốn đa gì thì đa, đa thê thậm chí được ngưỡng mộ. Song ở cương vị chính thức thì khác. Không thể xuê xoa coi lỗi phát âm là chuyện nhỏ, bởi tính chính danh của mỗi chức vụ trong bộ máy nhà nước trước hết được thể hiện bằng sự tôn nghiêm. Tất nhiên công lý có phần hài hước khi thẩm phán nói ngọng.

    BÂY GIỜ thành THỜI TRANG của Bộ Chính CHỊ Chính EM Hà L..ội
    TỔNG CHỦ thì LÚ + Bộ CHƯỞNG vô VĂN HÓA thì nói ‘NGỌNG’ … LÃ Lê Thanh Hải HEO thì siêu tham nhũng máu CHỆT + thằng HOÀNG TRUNG HẢI cũng vậy …..!!!!!

    Trong khi tên Nguyễn Đình Ngốc loại ăn bã đậu (như HUY ĐỨC mới viết !!) ăn theo với thần tượng thằng Hồ Chí Meo aka Chí Phèo (thằng này là ĐẠI TỘI ĐỒ DÂN TỘC Siêu Vịt gian của mọi thời đại Việt Nam !!!)
    CHUYỆN VỀ MỘT ÔNG NGHÈ – ĐIỆP BÁO https://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/chuyen-ve-mot-ong-nghe-2013-diep-bao
    Ngô Thị Kim Cúc
    LẨM CẨM như thằng gián điệp nhị trùng TRẦN XUÂN ẨN cuối đời mới MỞ MẮT SÁM HỐI nhưng quá muộn rồi Nguyễn Đình NGỐC và Trần Xuân ẨN ơi !!!
    Đúng là BỌN tiểu óc CHỨA TOÀN phân thầy MAO XẾNH XÁNG !!!!

  2. ” học lại làm người” là ” Con ngợm mới xhcn”, đại diện là đám trí Lợ. Chúng mặt người nhưng tâm của Ngợm. Chúng hít lấy hít để đảng cho đến khi già, không hít được nữa thì bỏ đảng, sau khi đã lót tổ cho con cháu. Học lại làm người là vậy, thưa anh Tuấn Khanh

Leave a Reply to Nghiemnv Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây