Những chiếc Hamburger trên đường di tản

Báo Sạch

Thanh Nhã

25-4-2020

Chỉ trong 20 năm, tính từ 1954 đến 1975, hiếm có dân tộc nào chịu nhiều đau thương, mất mát như người Việt. Người chết đành yên phận, nhưng người sống sau lần vượt vĩ tuyến theo Hiệp định Geneve lại phải tiếp tục mang thân phận tị nạn trên hải trình vượt đại dương…

Nhìn lại nỗi đau của đồng bào để cùng khát vọng về cái nắm tay nghìn trùng.

Những thanh niên sinh thời hậu chiến, chắc khó hình dung được một bối cảnh ảnh hưởng sâu sắc đến người Việt.

Đó là một nước Mỹ cũng tan hoang sau 20 năm khốc liệt ấy. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ đẩy xứ sở cờ hoa vào khó khăn kinh tế, nhưng sự kiệt quệ của Mỹ cũng đến từ việc nước này cùng lúc xây dựng hai nhà nước: một là Israel và còn lại là Việt Nam Cộng Hòa.

Mỹ đã lựa chọn “bỏ rơi đồng minh miền Nam Việt Nam”. Và sự kiện 30/4/1975 khiến đa phần người Mỹ nghi ngại: 130.000 người Việt đầu tiên trên đảo Guam, tháng 5/1975 gia tăng lo ngại về thất nghiệp do phải cạnh tranh việc làm.

Trong cuốn “Khi đồng minh tháo chạy”, Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng kể về 130.000 người Việt sống tập trung trong các trại lính Mỹ ở đảo Guam trong khi chờ chính phủ Mỹ có phương án tiếp nhận.

Người Mỹ, một mặt lo sợ bị cạnh tranh việc làm vì có đến 9 triệu người đang thất nghiệp, sống bám vào trợ cấp của chính phủ. Mặt khác, các phong trào phản chiến, kêu gọi mở rộng vòng tay với lưu dân Sài Gòn như một hướng giải quyết bù đắp trong lương tâm người Mỹ.

Một chi tiết khá thú vị là ngay khi đến Guam, Mc Donald, hãng thức ăn nhanh nổi tiếng muốn tặng mỗi ngày 130.000 hamburger cùng Cocacola như cách biểu hiện thiện chí và văn hóa Mỹ cho người tỵ nạn Việt Nam. Tuy nhiên, mong mỏi san sẻ khó khăn với chính phủ của Mc Donald đã lập tức bị từ chối vì vi phạm vào các nguyên tắc của luật pháp về cạnh tranh và quảng cáo.

Những sĩ quan Mỹ đã phải thốt lên làm xót lòng những người Á châu mới đến: Hy vọng là hòn đảo này không bị nhấn chìm bởi người tị nạn Việt Nam.

Cũng trong cuốn sách “Khi đồng minh tháo chạy” Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng kể: Người Mỹ có cơ sở để lo ngại, nên: “Hoa Kỳ cũng cố gắng ‘quốc tế hóa việc di tản’ và kêu gọi nhiều quốc gia. Ngày 5/9 Đại sứ Dan Brown- người được ủy thác trách nhiệm điều khiển Chương trình định cư – gửi một công điện cho đại sứ Mỹ tại khắp các nước, khẩn khoản yêu cầu họ tranh thủ với các quốc gia thân hữu dung nạp một số di dân”.

Và đó là lý do người tỵ nạn Việt Nam được các quốc gia như Úc, Brazil, Mexico, Canada… đón nhận.

Những người Việt lưu vong đầu tiên phần lớn là người khá giả, nghệ sĩ danh tiếng ở Sài Gòn và sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc sống ấm êm cũ ở quê nhà đã không còn, thay vào đó, họ phải làm đủ các nghề để sinh sống mà thấp nhất là lau dọn nhà xí công cộng.

Trong số những người từng kinh qua việc này có nhạc sĩ Lam Phương và nữ danh ca Khánh Ly…

Xa lìa người thân, mất mạng trong những ngày lênh đênh trùng khơi dẫu có đáng sợ, nhưng có lẽ không bao giờ sự sợ hãi còn tăng theo cấp số nhân khi người thân trong nước vì chủ nghĩa lý lịch bị tước bỏ quyền được học hành, làm việc và cả quyền được yêu đương phối ngẫu…

Sau gần nửa thế kỷ tỵ nạn, người Việt đã có thể tự hào hòa mình vào dòng chảy phát triển của nước Mỹ.

Tuy vậy, một trang đen về Ngụy quân, Ngụy quyền cứ ám ảnh khôn nguôi trong lòng người.

Ngày 30/4 là khoảnh khắc suy tư như lời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chứ không cứ mãi là “ngày chiến thắng”.

Vì những thanh niên thời hậu chiến, họ cần nhận được một triết lý giáo dục khác: Tôn trọng sự thật của cuộc chiến tranh, lòng nhân bản và hòa hợp!

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. ”Quế Hương… ” và Trùng dương nghìn trùng
    *************************************

    https://www.youtube.com/watch?v=5uOgUfX7ABk
    Kim Tước – Lệ Biển / Thơ Ngô Đình Vận, Nhạc Lại Minh Thuận

    Từ bãi cát mịn vàng
    Đại dương chập chùng
    Quần đảo chuyển tiếp nước thứ ba định cư
    Bàn chân em nhỏ nhắn Quế Hương
    Không bao giờ đặt đến
    Hải đảo Indonesia Nam Dương
    Chuyến hải trình tìm Tự Do đã qua rồi
    Chuyến vượt biển đầy gian khổ đau thương
    Hải tặc – đói khát – muôn vàn đoạn trường
    Sóng biển nào đâu Hoa Biển
    Con đường gian truân Kha Luân Bố
    Chỉ có Phật có Chúa hiểu Quế Hương
    Nỗi đau thân phận kiếp người
    Vỏ ốc trống rỗng trần gian nào lắng nghe em !
    Tháp ngà quyền lực điên dại nào lắng nghe lương dân !

    ĐỌC TIẾP SÂU ĐÂY
    hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=12&idpoeme=3923

    Bây giờ chỉ còn lại biển cả
    Bây giờ chỉ lòng đại dương
    Quế Hương yên nghỉ vĩnh cửu
    Khúc Tử ca ru ngủ em mãi mãi
    Trong lòng sâu thẳm đại dương
    Quế Hương em đã lìa trần mang theo giấc mộng Tự Do
    Khát vọng thiết tha của cả Dân tộc em
    Tiếng vọng gió Biển Đông
    Đã cuốn mất Cuộc Sống em và mang đi thật xa
    Vào lòng biển cả giấc mộng Tự Do của em
    Sóng biển bạc đầu
    Như mái tóc Mẹ Việt Nam
    Tẩm liệm thủy táng em vào đại dương
    Những nàng ngư nhân tiễn đưa em Quế Hương
    Dọc theo hải trình đầy rong biển san hô
    Lấp lánh bầy ngựa biển hải mã giang hồ
    Những sinh vật đại dương luân vũ giã từ chào em dọc đường
    Bơi nhẹ nhàng quanh em tiễn đưa Quế Hương
    Về Thiên đường

    http://saigontimesusa.com/bai/thuyennhan/images/thuyennhan1091a.jpg

    Ngàn ngọn hải đăng ơi !
    Giảm độ sáng cho em Quê Hương
    Yên nghỉ vĩnh hằng Thiên đường
    Trong muôn vạn yêu thương
    Về một Giấc mơ Tự Do của em
    Ngàn triệu Hoa Biển ơi !
    Trăng non ơi trên ngưỡng chân trời vào đại dương
    Hãy ru ngủ muôn đời Khát vọng Tự Do của em của Quê Hương
    Người em gái Việt vượt biển vượt trùng dương
    Không may thiệt mạng thọ yểu về Thiên đường
    Yên ngủ nhé Quế Hương !
    Vĩnh biệt em bằng Ngàn triệu Hoa Biển hoa Hồng
    Chào em mãi mãi trong tình yêu thương .. …

    TRIỆU LƯƠNG DÂN


    Đi Vào Biển Cả
    **********************


    https://www.youtube.com/watch?v=a6pzcP0DfJw
    Lời Kinh Đêm – Ý Lan

    ĐỌC TIẾP SÂU ĐÂY

    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=28&idpoeme=12583

    Bồng bềnh thuyền nan đêm đen
    Đêm đen biển thẳm
    Đàn chim Việt bập bùng bay
    Bốn phương tám hướng
    Thuyền buồm viễn xứ viễn duơng
    Dàn khoan dầu ngoài khơi
    Quần đảo nổi ngoài khơi
    Mã Lai xa xôi
    Tân gia Ba bán đảo nổi
    Nam Dương ghe máy buông trôi
    Đi vào biển cả
    Đi vào sương mù
    Đi vào sương khói
    Sóng biển ngàn khơi
    Triền sóng ruột gan lên xuống chơi vơi
    Ngày mai cuộc đời bao nỗi
    Chiều đêm vớt trên biển khơi
    Hải phận quốc tế xa rồi
    Đất Nước ơi !
    .. .. .. ..

    https://www.youtube.com/watch?v=Znor2iIjjm4

    Chiều nay cập bến Tân Gia Ba
    Hoàng hôn thiếu một mái nhà
    Đời lưu vong lưu đày từ đây
    Chim xứ lạ sáng nay nức nở hót
    Trại tỵ nạn Sambawang Singapore
    Ngàn mái lều san sát nhau
    Đời du mục dừng chân thảo nguyên
    Tiếng vó ngựa đồng hoang réo gọi
    Giọt nước mắt say theo tiếng chim Đỗ Quyên
    Dòng lệ cuối theo hồn con tàu ma về cố hương
    Thân phận bèo dạt mây trôi
    Rong rêu quyện ngàn hoa biển
    Gởi chút tình chi cho nước non
    Giọt nước nào giọt nước mắt nào rồi cũng trôi về biển cả
    Em ơi sóng xa xôi
    Em ơi sóng xa xôi
    Chín dòng sông nhỏ hẹn hò biển xanh
    Cửu Long đâm mạnh xuyên đau…
    Trên bán đảo tỵ nạn này
    Một đời người băng huyết băng tâm băng hoại
    Kiếp đời ta bồng bềnh phiêu bạt dạt trôi
    Mãi mãi từ ấy !

    S’pore Xuân 1980
    Nguyễn Hữu Viện

  2. Trong khi đồng bào lâm vào cảnh khốn quẫn như bài trên đã viết, tôi vẫn là cậu bé vô tư, lạc quan, tràn đầy hy vọng trước tương lai khi ĐCS khẳng định rằng… đã thắng một đế quốc hùng mạnh, thì thắng đói nghèo còn dễ gấp trăm lần. Sai bét. Thật hối hận về sự cả tin.
    Sự nhận ra sai lầm và hối lỗi không bao giờ là muộn.
    Càng kính phục những trí thức chân chính bị Ruồi, Muỗi sủa là “lợ”.

Leave a Reply to CongAnh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây