Dịch từ ‘High Seas’ trong Tuyên bố lãnh hải 1958 của Trung Quốc như thế nào?

Phan Văn Song

25-4-2020

Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và quân sự hóa. Ảnh: Nhân Dân Nhật Báo

Trong trận chiến công hàm sau vụ Malaysia nộp hồ sơ về thềm lục địa mở rộng cho Ủy ban ranh giới thềm lục địa (UBRGTLĐ) LHQ 12/12/2019, ngày 17/4 vừa qua Trung Quốc đã gởi công hàm phản bác lại Công hàm phản bác của VN, trong đó có đưa ra luận điểm về việc đã từng công nhận HS, TS là của Trung Quốc như ‘Công hàm’ Phạm Văn Đồng năm 1958. Công hàm Phạm Văn Đồng bày tỏ ủng hộ tuyên bố lãnh hải ngày 4/9/1958 của Trung Quốc mà trong tuyên bố này có nêu rõ phạm vi áp dụng bao gồm cả HS và TS.

Trong stt này tôi không bàn về tính hiệu lực của Công hàm này mà chỉ bàn về cách dịch từ ‘high seas’ có trong tuyên bố vừa nêu mà tôi thấy nhiều bản dịch công bố trên mạng có vẻ không hiểu đúng từ này. Đây là một từ rất quan trọng có thể góp phần bẻ gãy chủ trương Đường Lưỡi Bò hay ‘Vùng biển lịch sử’ của Trung Quốc.

Từ ‘high seas’ này trong bản gốc tiếng Tàu là CÔNG HẢI (公海) tức là biển công (公: chung, chung cho mọi người). Có thể do chỉ dùng từ điển thường và không tham khảo bản gốc tiếng Tàu nên có người dịch sang tiếng Việt thành ‘biển cả’ (nghĩa thông thường là biển rộng lớn/bao la), có người dịch thành ‘vùng biển đại dương’…

Thật ra, từ ‘high seas’ trong tiếng Anh có nghĩa là “The open waters of an ocean or a sea beyond the limits of the territorial jurisdiction of a country” (vùng nước mở của đại dương hoặc biển nằm bên ngoài quyền tài phán lãnh thổ của một quốc gia) hoặc chính xác hơn theo từ điển luật học là “all parts of the mass of saltwater surrounding the globe that are not part of the territorial sea or internal waters of a state.” (tất cả các phần của khối nước mặn bao quanh toàn cầu không phải là một phần của lãnh hải hoặc nội thuỷ của một quốc gia). Tôi không nghĩ trong tiếng Việt từ ‘biển cả’ hay ‘vùng biển đại dương’… có mở rộng ý nghĩa giống như vậy.

Theo tôi cách dịch dúng phải là ‘vùng biển quốc tế’ hoặc nếu muốn dùng từ cũ ‘hải phận quốc tế’ hay đơn giản hơn là ‘vùng biển công’… mới phản ánh đúng từ ‘công hải’ trong tiếng Tàu hay ‘high seas’ trong tiếng Anh. Tôi thích dùng ‘VÙNG BIỂN QUÔC TẾ’ hơn, tuy dài nhưng rõ nghĩa nhất.

Theo điều 1 của Tuyên bố lãnh hải thì bề rộng lãnh hải trong tuyên bố “áp dụng cho…, bao gồm đại lục Trung Hoa và các đảo ven bờ, cũng như Đài Loan và các đảo phụ cận, nhóm đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa (Pratas), quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa (Macclesfield), quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc NGĂN CÁCH VỚI ĐẤT LIỀN và các đảo ven bờ bởi VÙNG BIỂN QUỐC TẾ.”, tức là giữa bờ biển Tàu với các đảo có kể tên và không kể tên trong đoạn trích trên có môt vùng biển quôc tế nằm chèn ở giữa. Mà chỗ đó đã là biển quốc tế/biển công rồi thì không có chỗ cho vùng biển lịch sử hay ĐLB tồn tại. Do đó, nếu dịch ‘biển cả’ hay ‘vùng biển đại dương’ có thể gây nhầm lẫn là ĐLB hay ‘vùng biển lịch sử’ vẫn còn cơ sở để tồn tại.

Thực tế cho thấy, cho tới 1958 và cả mãi sau gần đây, Trung Quốc chẳng có hành động nào để thể hiên quyền gì trên vùng biển này, tàu bè qua lại tự nhiên, ngư dân đánh cá tự nhiên… Đó là một vùng biển theo đúng nghĩa công hải/high seas. Trung Quốc không có lí lẽ gì để giải thích theo nghĩa khác từ ‘công hải’.

***

Tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc ngày 04/09/1958

(Dịch lại từ bản tiếng Anh theo báo cáo của CIA-Mĩ có tham khảo với bản tiếng Trung trên trang BNG Trung Quốc):

Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố:

1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là mười hai hải lí. Quy định này áp dụng cho tất cả các vùng lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm đại lục Trung Hoa và các đảo ven bờ, cũng như Đài Loan và các đảo phụ cận, nhóm đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa (Pratas), quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa (Macclesfield), quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc ngăn cách với đất liền và các đảo ven bờ bởi vùng biển quốc tế (high seas).

2) Lãnh hải của Trung Quốc dọc theo đất liền và các đảo ven bờ có đường cơ sở là đường bao gồm các đường thẳng nối các điểm cơ sở trên bờ biển đất liền và trên chỗ ngoài cùng của các đảo ven bờ; vùng nước từ đường cơ sở kéo dài mười hai hải lí ra phía ngoài là lãnh hải của Trung Quốc. Các vùng nước bên trong đường cơ sở, bao gồm Vịnh Bột Hải, eo biển Quỳnh Châu là nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong đường cơ sở, bao gồm cả đảo Đông Dẫn (东引), đảo Cao Đăng (高登), nhóm đảo Mã Tổ (马祖), nhóm đảo Bạch Khuyển (白犬), đảo Ô Nhạc (乌岳), đảo Kim Môn(金门) lớn và nhỏ, đảo Đại Đam (大担), đảo Nhị Đam (二担) và đảo Đông Đĩnh (东碇) là các đảo trong nội hải của Trung Quốc.

3) Tàu thuyền cùng máy bay quân dụng nước ngoài không thể vào lãnh hải của Trung Quốc và vùng không gian phía trên nó mà không có sự cho phép của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Trong khi di chuyển trong lãnh hải Trung Quốc mọi tàu bè phải tuân thủ luật pháp và các quy định có liên quan của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

4) Các nguyên tắc quy định tại các điểm 2) và 3) cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, nhóm đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa (Pratas), quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa (Maclesfield Bank), quần đảo Nam Sa và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc.

Hai khu vực Đài Loan và Bành Hồ hiện còn bị lực lượng vũ trang Hoa Kì chiếm đóng. Đó là việc xâm pham phi pháp sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đài Loan, Bành Hồ cũng như những khu vực như thế vẫn chưa được thu hồi, và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền thu hồi các khu vực này bằng mọi phương tiện thích hợp vào một thời điểm thích hợp. Đây là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, không chấp nhận sự can thiệp của nước ngoài.

***

Bản tiếng Anh: Declaration on China’s Territorial Sea (4/9/1958)

The Government of the People’s Republic of China on September 4 issued theThe Government of the People’s Republic of China declares:

1) The breadth of the territorial sea of the People’s Republic of China shall be twelve nautical miles. This provision applies to all territories of the People’s Republic of China, including the Chinese mainland and its coastal islands, as well as Taiwan and its surrounding islands, the Penghu Islands [the Tungsha Islands, THE HSISHA ISLANDS, the Chungsha Islands, the NANSHA ISLANDS] and all other islands belonging to China which are separated from the mainland and its coastal islands by the HIGH SEAS.

2) China’s territorial sea along the mainland and its coastal islands takes as its baseline the line composed of the straight lines connecting base-points on the mainland coast and on the outermost of the coastal islands; the water-area extending twelve nautical miles outward from this baseline is China’s territorial sea. The water areas inside the baseline, including Pohai Bay and the Chiungchow Straits, are Chinese inland waters. The islands inside the baseline, including Tungyin Island, Kaoteng Island, the Matsu Islands, the Paichuan Islands, Wuchiu Island, the Greater and Lesser Quemoy Islands, Tatan Island, Erhtan Island and Tungting Island, are islands of the Chinese inland waters.

3) No foreign vessels for military use and no foreign aircraft may enter China’s territorial sea and the air space above it without the permission of the Government of the People’s Republic of China.

While navigating Chinese territorial sea every vessel must observe the relevant law & and regulations laid down by the Government of the People’s Republic of China.

4) The principles provided in paragraphs 2) and 3) likewise apply to Taiwan and its surrounding islands , the Penghu Islands, the Tungsha Islands (Đông Sa), THE HSISHA ISLANDS (Tây Sa), the Chungsha Islands (Trung Sa), NANSHA ISLANDS (Nam Sa), and all other islands belonging to China.

The Taiwan and Penghu areas are still occupied by the United States by armed force. This is an unlawful encroachment on the territorial integrity and sovereignty of the People’s Republic of China. Taiwan, Penghu and such other areas are yet to be recovered, and the Government of the People’s Republic of China has the right to recover these areas by all suitable means at a suitable time. This is China’s internal affair, in which no foreign interference is tolerated.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. HIGH SEAS = HẢI PHẬN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

    SOUTH CHINA SEA mà các tay nhà báo tay mơ, tài tử không chuyên nghiệp (THẬT RA lại là các học giả (!!) chuyên gia quốc tế !! NGAY CẢ NHƯ Bill HAYTON cũng gọi như thế !!!

    The South China Sea: The Struggle for Power in Asia by Bill Hayton (Author)
    https://www.amazon.com/South-China-Sea-Struggle-Power-ebook/dp/B00N5UQ54W/ref=sr_1_1?dchild=1&keywords=Bill+Hayton%2C+The+South+China+Sea%3A+The+Struggle+for+Power+in+Asia%2C&qid=1587808216&sr=8-1

    THẾ MỚI CHẾT cho các Thế hệ Trẻ Việt Nam khi mà các cháu đã bị nhồi nhét sai lầm về Chính sử + qua Tuyên giáo Tàu cộng bơm đầy các kênh truyền hình cấp quốc gia toàn là tư liệu truyền hình phim chưởng phim Tàu sử …. CHƯA KỂ chuyên gia lừng danh Học giả NGAY CẢ NHƯ Bill HAYTON cũng gọi như thế : The South China Sea

    Tôi ngay cả khi viết thơ cũng gọi là BIỂN ĐÔNG Biển Mẹ

    HIGH SEAS = HẢI PHẬN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

    Theo thiển kiến tôi tuy có dài NHƯNG GÀI cái Luật pháp Quốc tế VÀO …để theo dõi Đại Hán hải tặc

    HIGH SEAS = HẢI PHẬN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
    còn dịch kiểu BIỂN KHƠI, BIỂN CẢ nghe sao MƠ HỒ quá

    Nên tránh CÔNG HẢI = BIỂN CÔNG nhóm chữ từ mồm mõm Ngô Cẩu !!!

    Chân thành góp Ý KIẾN NHỎ cùng ANH Phan Văn Song và quý bạn đọc khác và xin ý kiến

Leave a Reply to dan thuong Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây