Nhân dịp 150 năm ngày sinh của Lenin: Cái kết của một huyền thoại

Deutschlandfunk

Tác giả: Gesine Dornblüth

Dịch giả: Lê Quí Trọng Lê Quang Ngọ

17-4-2020

Vladimir Ilyich Lenin là một người Maxist, nhà cách mạng, người sáng lập Liên bang Xô viết. Và hôm nay thi hài của ông còn được giữ gìn ở Moscow. Ở nước Nga, ông là một huyền thọai, tuy nhiên một huyền thoại đang phân hủy. Một sự tiếp nhận kiên định nhân dịp 150 năm ngày sinh của Lenin 22/4.

Lenin trên một sàn cầu thang, nói chuyện vào ngày 5.5.1920 trên quảng trường Swerdlow (quảng trường nhà hát kịch cũ) ở Moscow với những người lính Hồng quân trước cuộc xuất quân của họ ra mặt trận trong cuộc chiến Nga-Balan. Nguồn: Grigori Petrowitsch Goldstein

Uljanowsk, một thành phố công nghiệp với khoảng 600.000 dân bên sông Wolga. Tại đây các ô tô Nga và các máy bay Nga được sản xuất. Trước tiên thành phố nổi tiếng bởi người con lừng danh mà nó mang tên: Vladimir Ilyich Ulyanov. Tên đấu tranh: Lenin, là người phát triển học thuyết Mác, nhà cách mạng, người sáng lập Liên bang Xô Viết, nhà nước lớn nhất thế giới, là người đã hứa hẹn với loài người một tương lai tươi sáng nhưng đã mang lại bạo lực và trấn áp, sau 70 năm đã chìm nghỉm trong tình trạng hỗn loạn. Ngày 22.4.2020 là kỷ niệm lần thứ 150 ngày sinh của Lenin. Khi ông ra đời trong một gia đình trí thức, thành phố này có tên Simbirsk.

Khu tưởng niệm Lenin đứng bên bờ sông Wolga. Một tòa nhà bê tông dạng hình hộp, khánh thành năm 1970 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của lãnh tụ giai cấp công nhân. Trong phòng triển lãm, một loạt các bức tượng đứng cạnh nhau: Lenin đứng trên một chiếc xe tăng, Lenin cúi người viết trên một quyển vở, Lenin với mũ che đầu, Lenin như đang nói chuyện với quần chúng. Thảm, biểu ngữ, những thứ làm phông nền cho tủ kính – tất cả là một màu đỏ. Một bức phù điêu đồ sộ ở tường mô tả những công nhân, những người lính, những nắm tay duỗi thẳng ra.

Vladimir Ilyich Lenin ở Saint Petersburg trong tháng 1/1918. Nguồn: Ria Novosti/Sputnik/dpa

Năm nào Jurij Afonin cũng đến Uljanowsk để thăm khu tưởng niệm Lenin, ông 43 tuổi, quê ở Tula, một thành phố nằm cách Moscow khoảng 200 km về phía nam, là nghị sĩ đảng cộng sản Nga (KPRF) trong viện Duma quốc gia.

“Đảng của chúng tôi là đảng Maxist – Leninist. Lenin đã là một trong những chính khách vĩ đại nhất, không chỉ của thế kỷ 20 mà còn của tất cả lịch sử thế giới”, Afonin nói.

KPRF xuất thân trực tiếp từ đảng Cộng sản Liên xô, KPdSU. KpdSU đã một mình điều hành đất nước gần 70 năm. Nó chỉ mới đổi tên sau sự chấm dứt của Liên xô. Trong phạm vi nước Nga, đảng này còn ban hành đường lối về những cơ cấu còn hoạt động tốt từ thời Liên xô. Trong cuộc bầu cử chính quyền địa phương năm 2018 tại Uljanowsk, đảng thậm chí còn đạt được đa số phiếu bầu.

Những người cộng sản trong phe đối lập

Từ khi thành lập nước Nga độc lập, những người cộng sản giờ đây đứng trong phe đối lập trong Duma quốc gia. Nhưng họ nhất trí trong nhiều vấn đề quan trọng với chính phủ. Cương lĩnh của Lenin do đó, có vẻ bị phai nhạt, ngay cả khi những cán bộ đảng bảo vệ nó một cách khác đi. Trong khu tưởng niệm ở Uljanowsk, Lenin nói qua một nút tự bấm. “Tên chính quyền Xô Viết là gì?” là một trong những đoạn băng ghi âm còn lưu giữ được lời nói của Lenin. Ông không phải là người hùng biện, nói rời rạc, không thể phát âm chính xác chữ “r”.

Mặc dù vậy, việc ông có thể khơi gợi nhiệt tình đám đông nằm ở ý tưởng của ông ta, nghị sĩ Duma của đảng cộng sản Juri Afonin nói: “Lenin đã phát hành các khẩu hiệu, mà chúng thiết thực với mỗi người dân. ´Hãng xưởng thuộc về thợ thuyền, ruộng đất thuộc về nông dân, hòa bình thuộc về nhân dân, tất cả quyền lực thuộc về các ủy ban´. Lenin đã thay đổi cả trật tự thế giới, bằng cách thành lập nên nhà nước Xô Viết. Thâm chí sau ´cách mạng tháng Mười xã hội ch nghĩa vĩ đại´, nhiều nhà nước tư bản đã bắt buộc thực hiện những thay đổi xã hội trong đất nước của chúng để ngăn ngừa những cuộc cách mạng”.

Putin buộc Lenin trách nhiệm về việc Liên xô tan rã sau 70 năm thành lập -Trong khi đó Stalin trải qua một sự trở lại đầy hâm mộ. CTK Photo

Hoàn toàn trái ngược, chính phủ Nga coi Lenin đáng phê phán. Tổng thống Vladimir Putin là người nắm quyền lực từ năm 2000, muốn tạo cho nước Nga trở lại thành một cường quốc. Ông dựa theo một “lịch sử hàng nghìn năm” của nhà nước, thứ lịch sử mà ông diễn tả là sự kế thừa từ những chiến thắng. Sự tan vỡ không diễn ra trong đó. Trong bức tranh thế giới của Putin những cuộc cách mạng mô tả một điều không may. Phù hợp với điều đó Putin đã phê phán Lenin gay gắt trong các buổi lễ long trọng khác nhau, ví dụ như năm 2016: “Ông (Lenin) đã đặt một quả bom nguyên tử dưới ngôi nhà mang tên nước Nga. Sau đó thì bom nổ. Cuộc cách mạng đã là thừa thãi”.

Sau đó Putin còn biểu lộ một cách chuẩn xác những gì ông nghĩ đến: “Lenin đã tán thành xây dựng nhà nước Xô Viết trên cơ sở bình đẳng hoàn toàn với quyền của các khu vực, để lại ra khỏi Liên bang Xô viết. Đó đã là quả bom hẹn giờ dưới ngôi nhà nhà nước chúng ta”. Putin buộc Lenin trách nhiệm về  Liên Xô tan rã sau 70 năm thành lập.

Stalin – một người trang hoàng, Lenin – một người phá hoại

Đáng lẽ là Lenin, thì ngày nay ở nước Nga có sự trở lại của người kế nhiệm ông: Josef Wissarionowisch Dschugaschwilli, được gọi là Stalin. Đối với Putin ông là người đã thông nhất Liên Xô thành đại vương quốc vĩ đại và đã lãnh đạo với bàn tay mạnh mẽ, chiến thắng trong thế chiến thứ hai. Thật ra, sự khủng bố khủng khiếp của Stalin chống lại nhân dân mình cũng được chính thức nhắc đến, nhưng nằm bên trên hết là bức hình của vị lãnh tụ to lớn, người khởi động cuộc công nghiệp hóa của đất nước.

Stalin – một người trang hoàng, Lenin – một người phá hoại. Nghị sĩ Duma quốc gia của đảng cộng sản nhìn nhận trái ngược: “Cuộc nội chiến thật ra chưa kết thúc, do các nhà an dưỡng đường và các khu nghỉ dưỡng đã được xây dựng và các viện nghiên cứu khoa học tầm cỡ đã được thành lập. Lenin đã đầu tư việc bay vào không gian trong tương lai và đặt nền tảng cho chuyến bay của Gagarin vào vũ trụ. Ông đã hiểu người ta không chỉ nghĩ đến hiện tại mà còn nghĩ đến tương lai. Quả thật, Lenin đã là một lãnh tụ vĩ đại”.

Những tư tưởng về Lenin từ trước đến nay bị tuyên truyền biến dạng. Người lãnh đạo cách mạng đã chết năm 1924 thọ 53 tuổi, dường như do rối loạn mạnh tuần hoàn máu hoặc do một chứng xuất huyết não. Nguyên nhân chính xác của cái chết, người dân không được biết.

Đáng lẽ thi hài của ông đuợc chôn cất, nhưng Bộ Chính trị cho ướp xác ông và đặt trong một lăng mộ, được chủ tâm thiết kế nhằm mục đích này tại quảng trường Đỏ – ngược với mong muốn của vợ Lenin, Nadjeschda Krupskaja. Nhà nghiên cứu đời tư Lenin người Anh, Robert Service viết, ban lãnh đạo Bolschewiki lúc đó đã thông báo rằng: “Những công nhân nhà máy đã viết thư đến nhà chức trách và đề nghị giữ gìn và bảo tồn thi hài Lenin. Đó đã là một sự ngụy tạo với động cơ chính trị gây ấn tượng: Ý tưởng xây lăng không phải của những người công nhân mà tự phát xuất từ BChính trị. Và người tán đồng nhất trong BChính trị không phải ai khác ngoài Joseph Stalin. Ông đã tin tưởng cái xác được trưng bày trong lăng sẽ trở thành một đối tượng có ý nghĩa sáng lập chung cho tất cả người dân Liên Xô và cho những môn đồ của chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới”.

Những người Bolschewiki đã dựng nên một tổ chức khắp các thành phố và làng mạc những tượng đài Lênin. Khắp cả nước, các đường phố và các quảng trường mang tên ông. Từ Petrograd, thành phố nổ ra cách mạng tháng Mười, đã trở thành Leningrad. Các chuyên gia đã lựa chọn các bài viết của Lenin và đưa chúng vào hàng trăm ngàn ấn phẩm trên thị trường. Nhưng những thiện cảm của ông về khủng bố là phương tiện chính trị đã trở thành nạn nhân của cơ quan kiểm duyệt.

Xác ướp của Lenin năm 1993. Ảnh: AKG

Việc đã xảy ra những phần rộng lớn của những mảng vỡ của năm 1917 mà không có sự tham gia của Lenin đồng thời đã bị sao nhãng. Nga hoàng Nikolaus đệ nhị đã thoái vị ngay trong tháng Hai, sau những đợt phản đối của binh lính và thợ thuyền. Lenin khi đó đang còn sống lưu vong ở Thụy Sĩ.

Cũng không có ông trong các cuộc biểu tình vào mùa hè 1917 của những người lính, những thủy thủ và những thợ thuyền. Mãi cho đến khi những người Bôn-sê-víchi lật đổ chính phủ lâm thời tự do trong tháng Mười thì Lenin mới xuất hiện. Do một phần những người tiền bối của Lenin không phải người Nga, không xuất thân từ tầng lớp thợ thuyền hoặc nông dân, nên đã bị biến mất như vụ án ngoài giá thú hàng năm dài của Lenin với nhà nữ cách mạng Inessa Armand.

Nhà nghiên cứu Robert Service khái quát điều này như sau: “Lenin không chỉ cần được diễn tả là nhân vật anh hùng trong lịch sử của chủ nghĩa Bôn-sê-vích và của cả thế giới cộng sản. Ông cũng cần hưởng trạng thái huyền bí của một vị thánh cách mạng anh minh. Thiên tài của ông là nhà lãnh đạo đảng, người đứng đầu chính phủ, nhà chiến lược và nguyên thủ quốc gia tầm cỡ thế giới, cần được ngưỡng mộ. Lòng nhân từ của ông là đồng chí, người chồng và người Maxist cần được ca tụng trong những âm thanh cao nhất”.

Sau đó được thể thức hóa thành lãnh tụ của quần chúng

Như vậy về sau Lenin được thể thức hóa thành lãnh tụ của quần chúng. Những đứa trẻ ngay từ nhỏ trở đi đã bị tuyên truyền. Ngay từ năm 1918 những người cộng sản đã thành lập tổ chức thanh niên Komsomol. Từ năm 1922, mang tên đoàn thanh niên “Lenin”. Chẳng bao lâu sau thì có “tổ chức thiếu niên Vladimir Ilyich Ulyanov” cho lứa tuổi 10 đến 15 và “Nhi đồng tháng Mười” cho lứa tuổi 7 đến 9.

Lăng Lenin trên quảng trường Đỏ là điểm nhấn của sự biến dạng. Trong thời Liên Xô, hàng năm có đến khoảng 2,5 triệu khách viếng. Lăng đón khách 5 ngày trong tuần từ 10h00 đến 13h00 giờ. Đoàn người xếp hàng dài hơn trăm mét. Các qui định đối với khách viếng rất nghiêm ngặt. Túi xách tay, điện thoại di động, máy ảnh, máy ghi âm phải nộp trước đó. Sau một sự kiểm tra an ninh khách đi sau hàng rào chắn dọc theo tường điện Kremlin. Ở cửa lăng một người lính đội mũ kêpi rộng đứng gác với một cái nhìn dò xét. Đàn ông phải bỏ mũ. Không nói chuyện, không đi cạnh nhau, không được dừng lại. Người lính chỉ tay sang phía trái.

Một vài bậc thang dẫn xuống phía dưới. Không gian nhá nhem và lạnh. Người lính tiếp theo chỉ sang phải. Không dừng lại! Và đây là linh cữu, đằng sau tấm kính Lenin được chiếu sáng gián tiếp: Râu quai nón, bộ comple, cà vạt, sắc mặt vàng nhợt. Khách viếng không có đủ thời gian để nhìn kỹ hơn, bởi người lính gần đó đã chỉ lối đi ra ngoài.

Quảng trường Đỏ ở Moscow với nhà thờ Basilius, lăng Lenin và điện Kremlin phía đằng sau. Ảnh: Robert Harding

Svetlana Müller chưa một lần đến thăm lăng Lenin. Bà sinh năm 1974 ở Leningrad. Hiện nay bà đang điều hành Panda Platforma, một điểm gặp gỡ cho nền văn hóa đông Âu ở Berlin. Trong gia đình ở Leningrad, bà đã đọc nhiều sách cấm: Tuy nhiên ở trong trường học và ở đội thiếu niên, bà ta lúc đó tránh các sự tuyên truyền Xô Viết.

Trong thời thơ ấu của tôi, Lenin đã là thần tượng. Ông không cần như vậy, nhưng ngoài cái đó ra còn thiếu nhiều thứ. Nhưng trong khi ở nhà, Stalin bị nói xấu thì điều đó rất lâu không còn là trường hợp liên quan đến Lenin. Hình như có mối liên quan đến việc các cơ quan lưu trữ bị đóng ca. Mãi nhiều năm về sau tôi mới biết những gì đã xảy ra trong thập niên thứ hai của thế kỷ trước. Khi đó tôi biết rất ít về sự khủng bố của Bôn-sê-vích. Lenin là một dạng đối lập của Stalin. Trong dạng: Giá như Lenin còn sống, thì tất cả điều đó sẽ không xảy ra”, Müller nói.

Ra lệnh khủng bố chống nhân dân

Và như vậy bức tranh về Lenin tốt đẹp luôn bị chôn vùi sâu trong tư tưởng. “Tôi biết tất cả các bài hát thời đó, ví dụ về tuổi trẻ Lenin”, Müller nói. Bà ngân nga một bài – và phải cười một chút. Trước đây cười về Lenin bất luận thế nào cũng phải bí mật, Svetlana nhớ lại và kể một chuyện tếu về Lenin từ thời niên thiếu của bà. “Trong một buổi điều động công tác của công việc tình nguyện các bức ảnh của Lenin luôn được đưa ra cho xem Lenin vác một thanh gỗ như thế nào. Như vậy: đó là công việc tự nguyện, các nhà báo đến thì Lenin chạy mất và kêu to: Các đồng chí, các đồng chí, tôi đã quên mất thanh gỗ bên trong bơm hơi rồi! Là đứa trẻ tôi thấy điều đó là hài ước lộ liễu. Điều đó dĩ nhiên mang tư tưởng cực kỳ độc lập và vô trách nhiệm, một cô bé 10 tuổi đã kể như vậy. Với những câu bỡn cợt như thế, người ta có thể bị vào tù”.

Sự việc đã thay đổi với Perestrojka, cuộc cải tổ của hệ thống Xô Viết. Michail Gorbachev, năm 1985 được bầu làm tổng bí thư của KpdSU, đã muốn hiện đại hóa đất nước. Ông cho phép tự do ngôn luận. Lần đầu tiên các nhà sử học Xô Viết có thể tự do một phần và được phép phê phán lịch sử của nhà nước họ. Họ tìm thấy những nguồn gốc mà chúng chứng minh những người Bôn-sê-vích của Lenin đã ra lệnh khủng bố chống lại nhân dân. Và do đó họ đã dũng cảm biểu lộ những gì họ hiểu rõ về Cách mạng tháng Mười.

Boris Yeltsin và Michail Gorbachev. Ảnh: dpa / Sputnik / Yuryi Abramochkin

Đây là kênh truyền hình số một của đài truyền hình Đức với bản tin thời sự trong ngày. Nước Cộng hòa Liên bang Xô Viết từ 18 giờ hôm nay, về công pháp quốc tế không còn tồn tại”, chương trình thời sự ngày 25.12.1991 đã đưa tin. Vào ngày này từ phần cộng hòa Nga trở thành một nhà nước mới, Liên bang Nga với người đứng đầu là tổng thống Boris Yeltsin.

Yeltsin không chỉ đã khởi động sự tan rã của Liên Xô. Ông đã tìm cách thu dọn tất cả những gì liên quan đến chủ nghĩa cộng sản và di sản của Lenin, nhưng bên cạnh đó đã vấp phải giới hạn. Ông cấm đảng cộng sản qua từng chỉ thị. Nhưng một tòa án đã bãi bỏ lệnh cấm. Thành phố Leningrad đã nhận lại cái tên lịch sử St. Petersburg. Nhưng xung lực cũng đã không đủ để đổi tên vùng lân cận. Đơn vị hành chính này còn có tên đến hôm nay là Leningradskaja Oblast.

Đường phố và các quảng trường tiếp tục mang tên Lenin – vì người dân muốn như vậy

Trong khi các nước tách khỏi Liên Xô đã loại bỏ các tượng đài Lenin trong thập niên 1990, thì ở nước Nga, theo một đánh giá của BBC và từ năm 2017 vẫn còn 2.771 bức tượng. Các đường phố và các quảng trường tiếp tục mang tên Lenin – vì người dân muốn vậy, Juri Afonin, nghị sĩ Duma quốc gia của đảng cộng sản nói: “Mới đây tôi đi trong tỉnh, ở đó có một phố Cộng sản. Có việc tìm cách đổi tên phố. Tuy nhiên dân chúng đã từ chối chống đối nữa. Và bây giờ một nửa đầu tiếp tục tên phố Cộng sản, sau đó mới đến lượt nhà thờ, và nửa thứ hai có tên phố Nhà thờ. Như vậy phố có tên như trước cuộc cách mạng. Do chính phủ đã tìm thấy một lối thoát thông minh”.

Năm 2017 lần đầu tiên một số đông người Nga bày tỏ sự chuyển giao vai trò lãnh đạo cách mạng thế giới. Trung tâm Lewada, một trung tâm thăm dò dư luận độc lập của Nga, đã đưa ra kết quả này. Nhưng những thành phần thượng lưu lưỡng lự. Vladimir Medinskij, mới đây còn là Bộ trưởng Văn hóa dưới thời Putin, đã lập luận điều này trong cuộc trò chuyện với cơ quan thông tấn nhà nước Ria Nowosti như sau: “Là nhân viên chính phủ tôi không có quyền bày tỏ một ý kiến cá nhân, ý kiến có thể phân chia xã hội. Khi chúng ta có không đủ các vấn đề khác trong đất nước”.

Nhà thờ chính thống giáo Nga cũng biểu lộ hoàn toàn tương tự. Trong thời Liên Xô nhà thờ bị theo dõi. Sau khi nhà nước này chấm dứt nhà thờ đã phát triển thành một thẩm cấp đạo đức đầy ảnh hưởng và phần lớn thẳng thắn với lãnh đạo nhà nước. Mitropolit Hilarion, trưởng phòng quan hệ đối ngoại của nhà thờ chính thống Nga, nói với đài phát thành nhà nước Rossija-24: “Một cái lăng và một cái xác ướp là một phần còn lại của quá khứ, mà người ta đã phải cáo biệt nó từ lâu”.

Một câu hỏi của thời gian

Tuy nhiên không phải một lần ông yêu cầu chôn xác Lenin: “Không ai có hứng thú về điều đó để khơi lại vết thương cũ, lay động xã hội, châm chọc sự chia rẽ. Giá như người ta đã phải làm ngay việc đó. Nhưng chúng tôi phải mong đợi như vậy, cho đến khi sự thống nhất về vấn đề này tồn tại trong xã hội”.

Tất cả điều đó phù hợp với thái độ của tổng thống Putin, người tăng cường chuyên chế lãnh đạo đất nước và thường xuyên cho phép bóp nghẹt các tranh luận chính trị xã hội ngay từ trong sơ khởi. Năm 2019 ông đã đặt một điểm kết thúc tạm thời về những tranh cãi quanh lăng Lenin:

Cái gì có liên quan đến thi thể hay không-thi thể: Theo quan điểm của tôi người ta không cần động chạm vào nó, bất luận thế nào cũng không, chừng nào còn có mọi người, và chúng ta có rất nhiều thứ về điều đó, những thứ kết nối cuộc sống của họ và những thành tựu chắc chắn của những năm Xô Viết với ông ta (Lenin). Không còn nghi ngờ gì nữa Liên Xô nối liền với lãnh tụ của vô sản quốc tế, Vladimir Iljitsch Lenin. Tại sao người ta cần khuấy động lên như vậy? Tốt nhất chúng ta hãy nhìn về phía trước”.

Việc thăm dò dư luận của trung tâm Lewada cho thấy, số lượng những người nhìn nhận Lenin theo hướng tích cực, giữa năm 2001 và 2017 được hỏi, đã giảm từ 60% xuống 44%. Một phần ba cho biết, Lenin đối với họ chẳng có nghĩa lý gì. Cũng như vậy, nhiều người tin chắc trong 40 đến 50 năm nữa, ngoài các nhà sử học sẽ không còn ai nhớ đến Lenin nữa.

Đó là câu hỏi của thời gian, cho đến khi huyền thoại của nhà cách mạng Lenin, của người thành lập nhà nước lớn nhất thế giới cũng bị phai nhạt ở nước Nga. Lễ kỷ niệm trọng thể nhân dịp 150 năm ngày sinh của ông, lễ kỷ niệm mà những người cộng sản đã lên kế hoạch trước tiên, do cuộc khủng khoảng corona, giờ đây đang còn bị hoãn lại.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Chung quy cũng tại bác Hồ
    Rước quỷ Lê Mác về giày Tổ tiên
    Đẻ ra một bầy điên điên
    Giáo điều lí loạn gây bao oan phiền

  2. Lê nin có một người ban thân cùng là đ/viên với Lê nin,một hôm ông ta xin ra khỏi Đảng,Lê nin hỏi vì sao? Ông ta nói : Tôi không còn tin vào Đảng của đồng chí nữa ,một Đảng viên không tin vào Đảng mà vẫn ở trong Đảng là vô liêm sĩ !

    • Tôi xin kể tiếp câu chuyện: “Lênin ôm bụng cười: Đồng chí ngây thơ quá. Chúng ta thành lập đảng không phải vì chúng ta tin vào chủ nghĩa Marx hay vào bất kỳ chủ nghĩa nào, mà là để cưỡng đoạt quyền lực và nắm trọn quyền lực”

Leave a Reply to Pham bon Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây