Bài học từ Covid-19 ở Mỹ: “Điều hành đất nước, cần một nhà chính trị chuyên nghiệp hơn là một doanh nhân tài ba”

Phạm Lê Vương Các

22-4-2020

Trong gần 4 năm cầm quyền, tổng thống Donald Trump và chính phủ của ông đã đạt được những thành công nhất định trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đằng sau bức màn của sự tăng trưởng đó là một hình ảnh nước Mỹ mỏng manh, dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết khi đứng trước các thảm hoạ bất ngờ.

Khó có thể tin được rằng, một quốc gia là siêu cường về kinh tế, khoa học, và một hệ thống y tế cộng đồng hàng đầu thế giới lại trở thành một quốc gia đội sổ, đứng đầu bảng tử thần trong đại dịch viêm phổi. Covid-19 đã đánh gục đi niềm kiêu hãnh vốn có của người Mỹ, nó cho thấy khả năng ứng phó của quốc gia này trước các tình huống đe dọa bất ngờ giờ đây là thật sự tồi tệ. Đây cũng là sự cảnh tỉnh cho những ai có ý tưởng xây dựng “quốc gia vĩ đại” bằng cách đi tắt đón đầu, phá vỡ các nguyên tắc và chuẩn mực nền tảng trong quản trị quốc gia.

Biếm họa: Tượng Nữ Thần Tự Do đã bị bịt mắt. Photo: YGRECK

Nước Mỹ vì đâu nên nỗi? Nguyên nhân cốt lõi nào đã dẫn đến tình trạng thảm hoạ này? Dù bạn cố gắng lý giải nguyên do từ đâu đi nữa thì cũng không thể phủ nhận một điều, nguyên nhân cốt lõi của nó bắt nguồn từ việc quản trị quốc gia mà ra. Và người phải chịu trách nhiệm chính trị cao nhất trước thảm cảnh này, không ai khác chính là người điều hành đất nước, tổng thống Donald Trump.

Sai lầm của tổng thống Trump trong việc đề ra chính sách phòng ngừa, ứng phó đại dịch xuất phát từ lối suy nghĩ hẹp của một doanh nhân chứ không phải là một tư duy mở theo cách của một người làm chính trị chuyên nghiệp.

Để làm rõ cho nhận định này, tôi bắt đầu câu chuyện từ phạm vi doanh nghiệp và sau đó mở rộng ra phạm vi quốc gia. Đơn giản hoá vấn đề bằng câu chuyện “phòng cháy, chữa cháy”.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt động cũng đều bắt buộc phải có hệ thống hoặc công cụ phòng và chữa cháy. Tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp lại vi phạm vào vấn đề này. Bởi lẽ đầu tư vào hệ thống phòng cháy-chữa cháy ban đầu là rất tốn kém, và còn phải bảo dưỡng liên tục định kỳ… Nhưng thật sự là nhiều doanh nghiệp từ lúc thành lập cho đến khi phá sản chẳng bao giờ sử dụng đến. Đứng trước vấn đề chi tiêu tài chính, nhiều doanh nghiệp quyết định cắt giảm chi tiêu cho phòng cháy-chữa cháy, không tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy, thậm chí là rất thiếu ý thức trong công tác này. Đến khi “bà hỏa” vô tình bất ngờ ghé thăm, thì doanh nghiệp nào lơ là trong việc phòng cháy- chữa cháy, thiếu phương tiện chữa cháy kịp thời, rất dễ bị “toang”.

Từ đây nhìn vào các chính sách y tế của Trump khi ứng phó với Covid-19, dễ nhận ra tổng thống Trump đã đi vào vết xe đổ của các doanh nghiệp đã bị “toang” vì không tuân thủ nguyên tắc phòng và chữa cháy.

Cụ thể, khi Trump bước vào Nhà trắng nhưng ông ấy vẫn giữ lối tư duy và hành động như một ông chủ doanh nghiệp. Bằng mọi giá ông ta phải thúc đẩy kinh tế nước Mỹ đi lên như doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết. Ông ta thực hiện nhiều chính sách và đòn bẩy nhằm đạt cho được mục tiêu này, mà một trong số đó là thực thi chính sách “cắt giảm chi tiêu của chính phủ nhằm giảm thâm hụt ngân sách.”

Trump đã cắt giảm chi tiêu một cách cực đoan và vô nguyên tắc, nhắm vào hàng loạt các cơ quan phòng vệ y tế, mà đáng chú ý là Trump đã giải tán đi “Tiểu ban An ninh Y tế và Sinh học của Hội đồng An ninh quốc gia Nhà trắng” vào năm 2018 – một cơ quan được lập ra dưới thời của Obama để tham vấn cho tổng thống ứng phó nhanh với các đại dịch bất ngờ.

Khi suy nghĩ theo cách của một doanh nhân thì cơ quan này rất dễ bị loại bỏ, vì nó thuộc dạng “ăn không ngồi rồi, tới tháng lãnh lương”, có khi cả đời tổng thống cũng không sử dụng đến nếu quốc gia không xảy ra đại dịch. Và Trump đã đi một bước mạo hiểm, giải tán cơ quan tham mưu chủ lực đầu não giúp tổng thống ra quyết định ứng phó nhanh chóng một khi chẳng may xảy ra đại dịch. Trump đã loại bỏ cơ quan này theo tư duy như các chủ doanh nghiệp đã loại bỏ hệ thống phòng và chữa cháy nhằm giải quyết cho bài toán ngân sách.

Tổng thống Trump đã đưa ra quyết định quá mạo hiểm và phiêu lưu. Và điều không may đã đến, bệnh dịch Covid-19 lan tới Mỹ, quá nhanh và quá mạnh, trong khi Trump lại thiếu sự tham mưu và chuẩn bị kịp thời, cộng với tâm lý xem thường dịch bệnh như là “cúm mùa”, hậu quả là nước Mỹ dính đòn trở tay không kịp. Từ một quốc gia có nền y tế tiên tiến bậc nhất, lại trở thành quốc gia có số người nhiễm bệnh và chết cao nhất thế giới trong đại dịch.

Câu chuyện Covid-19 ở Mỹ phơi bày rõ các chính sách sai lầm của tổng thống Trump lẫn năng lực điều hành quốc gia trước các mối đe doạ. Tổng thống Trump chú ý quá nhiều vào lợi ích kinh tế nhỏ lẻ trước mắt mà thiếu cái nhìn đại cục lâu dài. Tổng thống Trump đã đặt nặng kinh tế cao hơn nhân quyền, chấp nhận mạo hiểm quyền sức khỏe và quyền sống của người dân Mỹ để đổi lấy thành tích kinh tế trước mắt, đã khiến hàng chục ngàn người Mỹ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình bởi lối suy nghĩ và hành động của “doanh nhân Trump”.

Các nhà hoạt động nhân quyền thông thái đã nhiều lần cảnh báo cho các nhà quản trị quốc gia rằng, hãy hết sức lưu ý về mối quan hệ nhân quả giữa “Kinh doanh và Nhân quyền”. Khi đặt mục tiêu kinh tế lên trên hết mà lơ là trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, sớm muộn gì việc phát triển kinh tế sẽ nhanh chóng sụp đổ biến thành thảm hoạ cho quốc gia.

Nếu như Trump ưu tiên quan tâm đến việc bảo vệ quyền sức khoẻ và quyền được sống trong một môi trường an toàn, bằng cách chỉ cần kế thừa lại những gì có sẵn từ cơ chế phòng vệ-ứng phó đại dịch quốc gia, thì có lẽ nước Mỹ đã không rơi vào thảm cảnh này. Đáng tiếc, Trump đã đảo ngược cơ chế này, phá vỡ nó, thu hẹp khả năng ứng phó của nó chỉ vì muốn cắt giảm chi tiêu nhằm chống thâm hụt ngân sách theo cách của một doanh nhân.

Trump đang chơi một canh bạc đầy tính may rủi trong chính sách y tế của mình. Điều mà một nhà chính trị chuyên nghiệp khi hoạch định chính sách không bao giờ được phép làm khi liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của dân chúng.

Và câu chuyện của nước Mỹ ngày hôm nay đã cho chúng ta một bài học: Trao quyền điều hành đất nước, cần một nhà chính trị chuyên nghiệp chứ không phải là một doanh nhân tài ba.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Một công ty lớn dù có nghiêm túc đến đâu trong công tác PCCC thì cũng chỉ có thể nổ lực chu đáo ĐỀ PHÒNG sự thiết kế thiếu an toàn hệ thống đường dây khả dĩ sẽ gây ra chập điện, ĐỀ PHÒNG sơ xuất trong vận hành trữ chứa xăng dầu, tránh sơ xuất gây cháy nổ…
    chứ không thể nào đối phó với KẺ TỪNG LÀ ĐỐI TÁC LỢI DỤNG QUYỀN HỢP PHÁP CÔNG KHAI XÂM NHẬP VÀO NHÀ MÌNH, TẬN DỤNG LỢI THẾ ĐƯỢC PHÉP TIẾP CẬN ĐỂ NHẬP NỘI CÔNG TY, KHO BÃI LẤY DANH NGHĨA GIAO THƯƠNG…rồi bất thần dùng mọi thủ đoạn khôn khéo tiến hành phá hoại!
    Công ty ở đây là nước Mỹ liên bang với quyền tự trị từng tiểu bang theo luật pháp của riêng nó, với tâm lý thích nhân dân tệ của đám du khách bất chấp thói khạc nhổ, với sự xâm nhập sâu đậm rộng khắp của người tàu hàng nhiều thập niên nay dưới các trào tổng thống tiền nhiệm, với nhiều viện Khổng tử đang làm công tác dân vận thân tàu, và nhiều trường đại học kể cả Harvard bị tàu mua chuộc tài trợ…
    Có hàng nghìn trong số 5 triệu dân Wuhan rời khỏi lục địa đi đâu sau dịch bùng phát…chắc chắn phải tới Mỹ, vì đây là thiên đường mơ ước của họ, một đất lành mà phụ nữ của họ sẵn sàng nhịn đẻ cho tới khi đặt được chân nơi đây để con sẽ mang quốc tịch của thiên đường!
    Với chừng đó bối cảnh, chưa kể thuyết âm mưu còn nghĩ đến chiến dịch mang nCoV từ Wuhan gieo rắc lên khắp các bang khi Mỹ chưa đóng cửa biên giới, do Tàu giấu dịch cùng sự phụ hoạ của WHO/hay CHO cũng không khác, gây nhận định nguy cơ chưa đúng mức!
    Và đâu chỉ Mỹ bị vố trời giáng nầy? Các cường quốc NATO cũng đang xính vính vì WuhanCoronaV đấy thôi, đâu phải do lỗi tổng thống thủ tướng của họ ngu như Trump?!

    Cho dù Eisenhower, J.F.Kennedy, R. Reagan, Bill Clinton hay người đang được sùng bái là Obama có ngồi vào ghế toà Bạch cung trong mấy tháng qua, thì cũng thế thôi!!!

    • Trích: “Khó có thể tin được rằng, một quốc gia là siêu cường về kinh tế, khoa học, và một hệ thống y tế cộng đồng hàng đầu thế giới lại trở thành một quốc gia đội sổ, đứng đầu bảng tử thần trong đại dịch viêm phổi. Covid-19 đã đánh gục đi niềm kiêu hãnh vốn có của người Mỹ, nó cho thấy khả năng ứng phó của quốc gia này trước các tình huống đe dọa bất ngờ giờ đây là thật sự tồi tệ. Đây cũng là sự cảnh tỉnh cho những ai có ý tưởng xây dựng “quốc gia vĩ đại” bằng cách đi tắt đón đầu, phá vỡ các nguyên tắc và chuẩn mực nền tảng trong quản trị quốc gia.”

      Tại sao tác giả viết “đội sổ”? Ngôn ngữ này phơi bày một não trạng “thi đua người tốt việc tốt”. Nên nhớ rằng sở dĩ bệnh dịch lây lan không kiểm soát được ra ngoài thành phố Vũ Hán cũng chính là do suy nghĩ kiểu “thi đua người tốt việc tốt” của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Do sợ bị “điểm xấu”, “em học sinh” họ Bắc tên Kinh quyết định hạ thấp các con số.

      Người Mỹ không “kiêu hãnh” về ba cái thành tích “thi đua người tốt việc tốt”. Hiện tượng dịch bệnh hoành hành và giết bao nhiêu người tùy thuộc vào các yếu tố mà ngành dịch tễ học vốn chú ý đến, như mức độ lây lan và tỉ lệ gây tử vong. Dĩ nhiên sẽ có những nhóm xem xét lại từng quyết định của các chính phủ liên bang cũng như tiểu bang. Nhưng đó là để rút bài học cải tiến hệ thống chứ cũng chẳng nhằm bảo vệ điều mà tác giả gọi là “niềm kiêu hãnh” đã bị “đánh gục”.

      Sẽ có những sai lầm được chỉ ra cùng với nhiều đề nghị chấn chỉnh ở nước Mỹ, nhưng đối với một nhà quan sát từ Việt Nam, ngay lúc này, anh ta nên nhận ra rằng não trạng “thi đua người tốt việc tốt” quả thật rất khó áp dụng ở một nơi nào khác ngoài nhà trường — mà thậm chí trong môi trường học đường ngày nay, còn có người nghi ngờ giá trị của não trạng ấy (còn được gọi là “bệnh thành tích”).

  2. SAU KHI LUẬN BÀN bọn Tư bản giãy chết do TT TRUMP bất tài lãnh đạo TA CŨNG CẦN BÀN LUẬN bọn Vô sản lưu manh TƯ SÂU Trương Tấn Sang + LÊ (Lã !!) THANH HẢI heo HẢI lợn + NGUYỄN VĂN ĐUA và đồng bọn của chúng

    Nhanh như sấm chớp cướp ngay Thời cơ Đại dịch : Đảng ngửa tay ăn mày xin cả Giai cấp khố rách áo ôm !!
    *********************************************************

    Thời Đồ đểu chết cuốn chiếu không hòm chôn
    Đến trường chân trần không cầu lội qua sông
    Học giỏi Đảng tuyên dương tặng ảnh bác H. ! ! !
    Tha về treo lên vách ngắm thay thuốc sách cơm !
    Giữa Đại dịch cúm Tàu coroChina Vũ Hán
    Đảng chống dịch vơ vét cả Cụ bà 98 tuổi lưng còm
    Mang nộp Đảng túi 1 kg gạo + rổ 50 quả trứng
    Mẹ Việt Nam đi lọm khọm lưng còng song song
    Với mặt đất suốt cả đời vì Nhân tai nhân tài tán phét
    Như Đảng tuyên truyền làm bằng phẳng đường cong

    Giữa Đại dịch cúm Tàu coroChina Vũ Hán
    Đảng chống dịch vơ vét 5 cụ bà neo đơn gom
    Hết cả tiền xu tiền HỒ hồng hào như MAO Xếnh Xáng
    Cả món tiền khủng lồ gần 3 tỷ đô la móc túi ‘chôm’
    Lại ưu tiên cho gia đình có công với cẮT mạng
    Như thằng Lê Thanh Hải heo Hải lợn con con
    Như các con Trương Mỹ Hoa Mỹ Lan Muội muội !
    Con nữ anh hùng Út Tị..t chị vợ Mao Trạch Đông ….
    Dạy bác Hồ đốt Trường Sơn đánh Người Việt cuối
    Cùng chống Mỹ cứu nước Tàu phải hoàn tất xong
    Như chị Út Tị..t còn cái lai quần cũng đánh cũng đấm !
    Thời Đồ đểu giữa Đại dịch cúm Tàu Vũ Hán phiêu bồng
    Quan Đỏ còn cái lai quần nội y của Dân cũng vét sạch !
    Tuyên giáo Bác và Đảng vẫn giở trò móc túi ‘chỉa chôm’
    Thời Đồ đểu bơ sữa biệt thự biệt điện vợ du hí con du học
    Chớp ngay Đại dịch Đảng ngửa tay xin bọn khố rách áo ôm

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    Làm bằng phẳng đường cong = San bằng phẳng đường cong = Flatten the curves = Aplatir la courbe

    Trong Y học phòng chống dịch the curve = đường cong = la courbe là số lượng đại lượng các trường hợp nhiễm bệnh mới dự kiến trong một khoảng thời gian.

    Làm bằng phẳng đường cong = San bằng phẳng đường cong = Flattened the curves = Aplati la courbe

    là chỉ tiêu và mục tiêu đề ra trong chiến dịch phòng chống với nạn dịch hầu giảm thiểu các tác động tiêu cực và thiệt hại.

    Muốn thực hiện mục tiêu này ban quản trị dịch bệnh cần làm giảm vận tốc lây lan của dịch bệnh bằng các biện pháp như giữ khoảng cách xã hội và hạn chế tiếp xúc trực tiếp.

    Làm bằng phẳng đường cong = San bằng phẳng đường cong = Flatten the curves = Aplatir la courbe
    có chỉ tiêu và mục tiêu nhằm làm giảm số lượng người nhiễm bệnh trong cùng một Thời điểm
    hầu tránh sự quá tải cho hệ thống y tế phòng chống và chăm sóc tại cùng một thời điểm.
    Từ đấy giúp các nhà quản trị y tế, nhà thương, bác sĩ và công ty bào chế thuốc chủng và thuốc trị có thời gian chuẩn bị và ứng phó nạn dịch

  3. Chính sách Hoạch định kinh tế của Trump từ khi vào nhà trắng, ngay ban đầu đã được khuyến cáo về việc không cần thiết cắt giảm thuế kinh doanh, xí nghiệp. Nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới cho rằng, con tầu kinh tế của Mỹ được thúc đẩy từ thời Obama đang trên đường vững chắc và ổn định, như chiếc xe chạy ở xa lộ với tốc độ tối ưu không cần tăng tốc quá cao để bị nóng máy. Trump đầu óc nhỏ nhen vì ganh ghét Obama và như tác giả bài viết nhắc đến vì cắt giảm thu nhập ngân sách nên phải cắt giảm chi tiêu nhiều lãnh vực chẳng hạn y tế.
    Hậu quả như hiện nay về Covid nhiều người da màu, nghèo bị thiệt hại và chết nhiều nhất, biết đâu cũng là sự cố tình của bọn kỳ thị.

  4. Không hẳn điều hành quốc gia phải là nhà chính trị chuyên nghiệp, xem xét kỷ ( phương tiện )thì cũng chẳng có chính trị gia, kinh tế gia… nào là chuyên nghiệp cả, điều hành quốc gia từ yếu sang mạnh là giỏi. Ngày nay quốc gia mạnh là có nền kênh tế tài chính giàu, giàu thì có tất cả, không phải mạnh từ cơ bắp (vd nước Nga).
    Bà hỏa viếng thăm và nạn dịch xảy ra là hai vấn nạn khác xa, TT Trump không thể ban hành ứng phó dịch bịnh khi mà WHO tuyên bố lập lờ trể nải, bất kỳ TT nào cũng bị sai lầm, không đổ lổi lảnh đạo được, soi đèn vào ông WHO mới đúng.WHO làm lảnh đạo các nước global trể hành động chóng dịch này.

Leave a Reply to SaKim Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây