Hành trình người Việt có mặt tại Mỹ và Lập pháp Hoa Kỳ

Nhã Duy

18-4-2020

45 năm, từ làn sóng người Việt tị nạn đến Mỹ đầu tiên vào năm 1975, đến nay, cộng đồng gốc Việt tại Mỹ được xem đã khá ổn định với nhiều thành công cá nhân và trong mỗi gia đình. Trải qua nhiều đời tổng thống, bất luận đảng phái nào, người gốc Việt từng bước hội nhập rồi thăng tiến trên đất nước thứ hai của mình. 

Đọc lại câu chuyện lịch sử để thấy rằng, không phải một sớm một chiều hay chỉ riêng với một đời tổng thống nào mới giúp họ tạo dựng nên cuộc sống hiện nay mà đó là cả quá trình trong suốt gần nửa thế kỷ qua.

Năm 1975, Sài Gòn bị thất thủ. Làn sóng người tị nạn Việt Nam đầu tiên đã di tản với nhiều phương tiện riêng, cũng như nhờ chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ. Khi con số người di tản vượt xa kế hoạch đón khoảng 18 ngàn người Việt mà Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ dự tính ban đầu, Tổng thống Gerald Ford của đảng Cộng Hòa đã cho phép có thể nhận đến 200 ngàn người.

Chiến Dịch Gió Lốc (Operation Frequent Wind) đã đưa người di tản rời khỏi Việt Nam bằng trực thăng do Thủy Quân Lục Chiến Mỹ thực hiện, cùng làn sóng tự di tản ra các tàu trên biển rồi đến đảo Guam và Phi Luật Tân. Người di tản sau đó được đưa sang các căn cứ quân sự trên đất Mỹ như Camp Pendleton ở California, Fort Chaffee ở Arkansas, Eglin Base ở Florida và Indiantown Gap ở Pennsylvania cuối cùng ước tính vào khoảng hơn 130 ngàn người. Đây là nhóm người Việt tị nạn đầu tiên đến Mỹ sau chiến tranh.

Trong khi nhiều người vẫn còn ở đảo Guam thì Quốc Hội Hoa Kỳ khóa 94 do đảng Dân Chủ chiếm đa số tại lưỡng viện, đã họp bàn việc cứu trợ người tị nạn Đông Dương, phần lớn là người Việt Nam. Dân biểu Peter Rodino của đảng Dân Chủ là người đề xướng Đạo Luật Hỗ Trợ Người Di Cư và Tị Nạn Đông Dương (Indochina Migration and Refugee Assistance Act – Dự Luật H.R.6755) tại Hạ Viện, nhằm giúp người tị nạn tái thiết và ổn định bước đầu đời sống mới.

Dự luật được các dân biểu Dân Chủ như Edward Kennedy và Liz Holtzman vận động sự ủng hộ, trong khi một số dân biểu Cộng Hòa bảo thủ chống đối vì cho rằng người tị nạn Việt Nam vào Mỹ quá nhiều sẽ không hội nhập được vào văn hóa nước Mỹ và phá hỏng hệ giá trị nước Mỹ, thậm chí còn có đề nghị cho định cư tại các vùng lãnh thổ của Mỹ. Tuy nhiên, cuối cùng dự luật cũng được Quốc Hội thông qua và TT Ford ký sắc lịnh vào ngày 23 tháng 5 năm 1975.

Năm 1979, trước làn sóng vượt biển ồ ạt của thuyền nhân Việt Nam, nước Mỹ đã mệt mỏi trong nỗi ám ảnh về cuộc chiến Việt Nam. Theo như thăm dò của CBS/New York Times, đã có đến 62% dân Mỹ không còn muốn nhận thêm người tị nạn Việt Nam. Bất chấp điều này, Tổng Thống Jimmy Carter thuộc đảng Dân Chủ vẫn gia tăng gấp đôi số người tị nạn được nhận mỗi tháng, cho phép người tị nạn Việt Nam được nhận ồ ạt vào Mỹ. Một lần nữa, Đạo Luật Người Tị Nạn (Refugee Act of 1980 – Public Law 96-212, S. 643  & H.R 2816) do TNS Edward Kennedy của đảng Dân Chủ khởi xướng, cho phép gia tăng số người tị nạn được nhận vào Mỹ và giúp đỡ họ tái thiết đời sống mới.

Đi xa hơn, chương trình OPD (Orderly Departure Program) cho phép người Việt nhập cảnh cũng ra đời vào thời điểm này, giúp cho người Việt được sang Mỹ cùng một số quốc gia khác theo con đường chính thức và an toàn hơn. Chương trình này đã được Phó Tổng Thống Walter Mondale của đảng Dân Chủ họp bàn cùng Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) và nhiều quốc gia khác tại Geneva, Thụy Sĩ vào tháng 7 năm 1979.

Cao Ủy đã thay mặt Hoa Kỳ cùng các quốc gia để thương lượng với Hà Nội nhằm bảo trợ và xúc tiến chương trình. Sáu tháng sau, tháng 1 năm 1980, văn phòng ODP được thiết lập tại Bangkok, Thái Lan để bắt đầu nhận và giải quyết hồ sơ bảo lãnh. Mỗi hai tuần, các nhân viên văn phòng OPD Bangkok đã bay sang Sài Gòn để thực hiện các cuộc phỏng vấn. Văn phòng ODP đã phối hợp với Ủy Ban Di Cư Liên Chính Phủ ICM (Intergovernmental Committee of Migration) để lo việc  khám sức khoẻ tại Bệnh viện Chợ Rẫy và làm thủ tục sang các trại chuyển tiếp hay trực tiếp sang Mỹ cho những người được chấp thuận.

Văn phòng ước tính đã nhận và giải quyết hồ sơ của khoảng 700.000 người Việt Nam, bao gồm nhóm đoàn tụ gia đình, con lai, cựu nhân viên chính phủ và các hãng Mỹ cùng những tù nhân chính trị qua chương trình HO về sau. Theo số liệu từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ngoại trừ các hồ sơ không đủ điều kiện và man khai hay định cư tại các quốc gia khác, đã có hơn 558,000 người Việt các diện đã được cho phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ cho đến năm 1997.

Ở đây có thể nói thêm về chương trình con lai và H.O (Humanitarian Operation) dành cho những quân nhân VNCH bị tù sau 1975. Năm 1987, Thượng Nghị Sĩ John McCain thuộc đảng Cộng Hòa đã trình dự luật Amerasian Home Act (S.1601 -100th Congress, 1987-1988) cho phép những người con lai Mỹ được phép định cư tại Hoa Kỳ. Tháng 5 năm 1987, TNS Edward Kennedy của đảng Dân Chủ, đã trình nghị quyết 205 (S.Res. 205 -100th Congress, 1987-1988) yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị bị giam giữ, theo sau là nghị quyết 212 (H.Res.212) của dân biểu Robert Dornan thuộc đảng Cộng Hoà tại Hạ Viện, được 58 dân biểu đồng bảo trợ (29 Cộng Hòa và 29 Dân Chủ).

Môt số dân biểu Hạ Viện sau đó cũng tiếp tục đưa các dự luật yêu cầu chính phủ thúc đẩy việc buộc Hà Nội trả tự do cho các tù nhân chính trị và cho phép họ định cư sang Hoa Kỳ.  Năm 1991, cũng chính TNS Edward đã trình nghị quyết 51 (S.Res. 51 -102th Congress, 1991-1992)  với sự đồng bảo trợ của 6 TNS cả Dân Chủ và Cộng Hoà, yêu cầu Việt Nam cho phép những người ở tù trên ba năm, cùng gia đình họ được định cư tại Mỹ, mở đầu cho chương trình H.O từ năm 1991. Có thể ghi công cho chính TNS Edward Kennedy (Dân Chủ), tức em trai TT Kennedy, là người đã đóng góp rất nhiều công sức, để những cựu tù chính trị cùng gia đình được sang Mỹ, qua các nghị quyết nói trên.

Bên cạnh đó cũng nhắc thêm, TNS John McCain đã tiếp tục đưa ra tu chính sửa đổi, cho phép các gia đình HO được sang thẳng Hoa Kỳ mà không phải sang Phi Luật Tân để học Anh Ngữ trong sáu tháng, đồng thời chấp thuận con cái độc thân trên 21 tuổi của các gia đình HO và ODP được đi theo cha mẹ theo diện nhân đạo, hay cho phép những người Việt từng làm việc với chính phủ Mỹ  và hãng Mỹ được phép định cư (McCain Amendment, H.R 3540).

Các dự luật của lập pháp Hoa Kỳ liên quan đến cộng đồng Việt Nam trên đất Mỹ nói trên, dù không phải là tất cả, nhưng đó là những dự luật chính yếu và các nhà lập pháp kể trên đã đóng vai trò rất quan trọng và trực tiếp can dự đến tiến trình này. Các dự luật này có thể tìm tại kho lưu trữ hồ sơ của Quốc Hội tại congress.gov/bill cho những ai muốn tìm hiểu cặn kẽ hơn.

Quan trọng hơn là, khi ôn lại dăm sự kiện lịch sử này để hiểu hơn về hành trình người Việt có mặt trên đất Mỹ và có được như ngày hôm nay ra sao, nó sẽ ít nhiều giúp cho một số người nhìn câu chuyện thời cuộc và tương lai với cái nhìn công tâm và xác thực hơn trong bối cảnh chính trị Hoa Kỳ sau 45 năm.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Au revoir et peut-être cette fois Adieu ma Ville Natale, ma chère Hanoï  !
    *****************************************

    http://hanoiparis.com/construct.php?page=paysagetxt&idfam=198&idpays=11858

    Au revoir Hanoï !
    Et peut-être cette fois .. ..
    Certainement Adieu ma Ville Natale, ma Belle
    Ma chère Hanoï !
    Ma belle Hanoï, Adieu ! .. ..
    Pourquoi ne viens-Tu à la télévision mondiale
    Comme pendant l’Époque de la Guerre Froide
    Au début de la décennie 1960 du 20ième Siècle
    Ma belle Capitale paisible, Hanoï ?
    Je veux essayer de revoir Ta Beauté immortelle et éternelle
    Sur l’écran intelligent de mon ordinateur
    Hanoï, Tu sais, je pense
    Que je une sorte d’exilé politique bohème
    Avant que je serai enterré à ma Ville Natale, chez Toi ! .. ..
    Au revoir Hanoï !
    Et peut-être cette fois .. ..
    Certainement Adieu ma Ville Natale, ma Belle
    Ma chère Hanoï !
    Ma belle Hanoï, Adieu ! .. ..
    Pourquoi ne viens-Tu à la télévision noire et blanche
    Comme pendant l’Époque de la Seconde Guerre Civile
    Au début de la décennie 1960 du 20 ième Siècle
    Ma belle Ville Natale, ma chère Hanoï ?
    Sur l’écran intelligent multicolore de mon smartphone
    Je veux essayer de revoir Ta Tour du Pinceau immortelle et éternelle
    Au milieu du Lac de l’Épée retrouvée
    Elle est en train d’observer et contempler l’Histoire du Vietnam
    Et la écrit sur le ciel bleu de Hanoï .. ..
    Au revoir Hanoï !
    Et peut-être cette fois .. ..
    Certainement Adieu ma Ville Natale, ma Belle
    Ma chère Hanoï !
    Ma belle Hanoï, Adieu ! .. ..

    ĐỌC TIẾP : http://hanoiparis.com/construct.php?page=paysagetxt&idfam=198&idpays=11858

    Ma chère Hanoï !
    Ma belle Hanoï, Adieu ! .. ..
    Au revoir, ma Belle QuếHương
    C’était le Temps de Cerises !
    Que nous avons commencé
    Juste avant la Révolution d’Automne 1945
    À rire et sourire et pleurer à deux ensemble
    Avec l’Histoire de notre cher pays
    Et même maintenant à sourire avec des larmes de tout encore
    Au revoir Hanoï !
    Et peut-être cette fois .. ..
    Certainement Adieu ma Ville Natale, ma Belle
    Ma chère Hanoï !
    Ma belle Hanoï, Adieu ! .. .

    MILLIONS DE GENS HONNËTES VIETNAMIENS – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    Goodbye and maybe this time Adieu my HomeTown, my dear Hanoi!
    *********************************

    Goodbye Hanoi!
    And maybe this time .. ..
    Definitely farewell and Adieu my beautiful hometown
    My dear Hanoi!
    My beautiful Hanoi, Farewell! .. ..
    Why don’t you come to on the world television
    As You did during the Cold War Era
    At the beginning of the 1960s decade of the 20th Century
    My beautiful and peaceful capital, Hanoi?
    I want to try to see Your immortal and eternal Beauty again
    On the smart screen of my computer
    Hanoi, you know, I think
    That I’m some sort of bohemian political exile
    Before I am buried in my hometown, Hanoi ! .. ..

    Goodbye QuếHương!
    And maybe this time .. ..
    Definitely Adieu and farewell my beautiful Baby

    Goodbye, my beautiful QuếHương
    It was the Time of Cherries!
    That we started our beautiful LoveStory
    Just before the Autumn Revolution in 1945
    To laugh and smile and cry together
    With the History of our dear country
    And even now to smile with tears of everything still
    Now we are in front of two different crossroads
    You were ‘CánBộ’ of your dear Tonton Ho, a very good student of President Mao
    And I was a passionate activist and fighter
    For Freedom and Democracy of a New Vietnam
    You left me a long time when I told you
    That I was a warrior for Freedom
    Did I ever say that I was free and courageous?

    ĐỌC TIẾP : http://hanoiparis.com/construct.php?page=paysagetxt&idfam=198&idpays=11858

    Goodbye Hanoi!
    And maybe this time .. ..
    Definitely farewell and Adieu my beautiful hometown
    My dear Hanoi!
    My beautiful Hanoi, Farewell! .. ..

    Goodbye QuếHương!
    And maybe this time .. ..
    Definitely Adieu and farewell my beautiful Baby
    Oh, it’s long Time
    How we started !
    It’s the best Epoch
    Before the National Separation in the Autumn 1954
    Adieu and farewell, my beautiful QuếHương
    It was the Time of Cherries!
    That we started
    Just before the National Seperation in the Autumn 1954

    translated by MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Không biêt vô tình hay cố ý mà tác giả ND.quên mất người đầu tiên nã phát đạn
    chống người VN.tỵ nạn vào Mỹ một cách tàn nhẫn là chính Biden,chứ không một
    kẻ nào khác.Thế nhưng về sau có lẽ đảng DC.thấy mình đã hung hăng thái qúa
    nên đã kịp thời nghe theo những dân biểu và thượng nghĩ sĩ (2 đảng) khác ?
    Nhân đây,tưởng cũng nên nhắc lại là Úc cũng như vậy.Mới đầu,đảng Lao Động tỏ
    ra tàn nhẫn chống việc thu nhận người VN.tỵ nạn mà điển hình là thủ tưóng Úc
    thời bấy giờ là Whitlam (thân cộng) tuyên bố thẳng thừng “Chừng nào đá nở hoa
    thì mới nhận người VN.tỵ nạn…” ! Ấy thế mà bây giờ đây ngay ở Cabramatta vốn
    là “thủ đô người VN.tỵ nạn ở Úc” cũng là “tiểu thành trì” của đảng LĐ.thì có một
    vài chổ như thư viện,siêu lại mang tên của Whitlam mới là …trên ngươi…có lẽ để
    “xóa tội” cho ông ta chăng ?

    • Xin lỗi,viết lại cho rõ.”…thư viện,siêu THỊ …” và “….TRÊU ngươi…”.
      Cám ơn.

    • Bạn mình có viết về tin Biden ở đây, không thấy ông Biden “nã phát đạn chống người tị nạn VN vào Mỹ” như lời bạn viết ở trên:

      “Hôm nay tò mò hỏi anh Gu về S.3394 thì thấy link này. Dịch sơ sơ trên phone cho những ai muốn biết thêm về S.3394 và kết quả phiếu bầu của 93rd Congress, cũng như Biden đã bỏ phiếu như thế nào. S.3394 có tổng cộng 16 lần bỏ phiếu.

      1) Chỉnh sửa – Đặt mức trần 5 tỉ cho việc tài trợ quân đội miền Nam Việt Nam (10/1/74) – Biden: Thuận

      2) Chỉnh sửa – Chặn tiền tài trợ cho quân đội của bất kỳ quốc gia nào vi phạm Foreign Assistance Act of Foreign Military Sales Act (10/2/74) – Biden: Phiếu trắng.

      3) Chỉnh sửa – Không cho huấn luyện nhân viên cơ quan chính phủ nước ngoài, trừ khi với mục đích thu nhặt tin tình báo (10/2/74) – Biden: Chống

      4) Chỉnh sửa – Giải tán các hoạt động bí mật của CIA (10/2/74) – Biden: Thuận

      5) Chỉnh sửa – Chặn hỗ trợ quân đội mọi quốc gia khác trừ khi Tổng thống quyết định quốc gia đó không giam giữ dân họ vì lý do chính trị (10/2/74) – Biden: Chống

      6) Tái ủy S.3994 cho Ủy Ban Quan hệ Ngoại Giao (10/2/74) – Biden: Chống

      7) Chỉnh sửa – Cắt hỗ trợ quân sự cho 31 quốc gia độc tài quân phiệt trước fiscal year 1976 (10/2/74) – Biden: Chống

      8) Tái ủy S.3994 cho Ủy Ban Quan hệ Ngoại Giao (10/2/74) – Biden: Chống

      9) Chỉnh sửa Eagleton Amendment S.3349 – thông qua ngân sách cho các chương trình cứu trợ các nước khác cho fiscal year 1975. (xem thêm chi tiết trong link – 12/4/74) – Biden: Chống

      10) Chỉnh sửa – thiết lập trần 165 triệu cho các khoản ngân sách hỗ trợ LHQ (giảm 21tr so với trước 12/4/74) – Biden: Thuận

      11) Chỉnh sửa – Giảm 13 tỉ trong ngân sách giành cho các chương trình hỗ trợ nước ngoài (12/4/74) – Biden: Thuận

      12) Chỉnh sửa – Giảm 600tr trong ngân sách giành cho các chương trình hỗ trợ nước ngoài (12/4/74) – Biden: Thuận

      13) Chỉnh sửa – Giảm từ 500 đến 550tr trong ngân sách giành cho các chương trình hỗ trợ quân đội nước ngoài giảm ngân sách hỗ trợ tái thiết Indochina sau chiến tranh từ 618tr xuống còn 576tr (12/4/74) – Biden: Thuận

      14) BẦU THÔNG QUA S.3394(12/4/74) – Biden: Chống

      15) Bầu đồng ý với bản báo cáo về S.3394, thông qua ngân sách cho các chương trình hỗ trợ nước ngoài (12/17/74) – Biden: Chống

      16) Bầu đồng ý với bản báo cáo về S.3394, Foreign Assistant Act of 1974 (12/18/74) – Dân biểu bầu.

      Xem thêm ở đây: https://www.congress.gov/bill/93rd-congress/senate-bill/3394

      Hoàng Triết

Comments are closed.