Các nước phương Tây đã phản ứng rất chậm

Lê Trung Tĩnh

2-4-2020

Là một người thường xuyên cổ võ cho những giá trị phương Tây như dân chủ, tự do, trong đó có tự do chỉ trích, tôi thấy cần viết những dòng sau đây khi cơn dịch bệnh hiểm ác đang hoành hành khắp nơi.

Các nước phương Tây đã phản ứng rất chậm, thông tin không đầy đủ, không sẵn sàng thay đổi trong nhiều việc.

Thứ nhất là việc đeo khẩu trang. Báo đài phương Tây hiện giờ đã đặt câu hỏi có lẽ là Châu Á đã đúng và đặt vấn đề về sự cần thiết của việc đeo khẩu trang trên diện rộng. Bill Gates cũng đã nói về việc đeo khẩu trang trong trong bài viết của ông trên Washington Post. Đây là dấu hiệu của thay đổi sau suốt nhiều tháng và thậm chí đến bây giờ, từ Anh, Pháp đến Mỹ, các chuyên gia vẫn viện dẫn nhiều lý do đến mô hình để nói không cần đeo khẩu trang.

Tuy nhiên lý giải của các chuyên gia mâu thuẫn hoàn toàn với những lời khuyên của chính phủ. Cách đây một tháng, viên chức y tế hàng đầu của Pháp còn lên truyền hình nói, người khỏe không cần đeo khẩu trang. Khi khán giả hỏi rằng bệnh do Coronavirus với thời gian ủ bệnh là 14 ngày thì biết ai bệnh ai khỏe? Ông này đã không trả lời được!

Bài viết trên CNN cũng nói việc không khuyên người dân đeo trong khi lại khuyên những người làm trong ngành y tế đeo khẩu trang cho thấy sự mâu thuẫn và không thành thật của chính quyền và giới chuyên gia. Vì virus đâu có phân biệt ai làm trong ngành y tế! Vì một con tàu điện ở Paris, New York hay London đông, người đứng sát nhau, có thể ho khạt virus vào nhau, nguy cơ lây nhiễm không thua bất kỳ bệnh viện nào. Nếu không đủ khẩu trang thì cũng phải thành thật với người dân để họ tự may khẩu trang, hay dùng thứ gì để che chắn miệng lại mọi lúc mọi nơi. Chứ cứ vòng vo như vậy là không được!

Thứ nhì là việc test. Là một người đã bị bệnh cúm ở Anh trong thời gian cuối tháng 2, đầu tháng 3 vừa rồi tôi thấy rõ được điều này. Tôi có nhiều triệu chứng giống Covid 19 (sốt, ho khan…) khi yêu cầu được xét nghiệm, bác sĩ nói tôi không đến từ Vũ Hán, Ý, nên không được xét nghiệm. OK, tôi hiểu và thông cảm là việc test có thể khó khăn và đắt tiền, chưa cần cho mọi người bị có thể chỉ là cúm thông thường.

Tuy nhiên, điều sau thì tôi thấy khó có thể biện minh. Báo đài từ BBC đến The Guardian trong suốt 10 ngày tôi bị bệnh vẫn liên tục nói rằng ở Anh hiện chỉ phát hiện được hơn trăm cases Coronavirus, và tất cả đều đến từ Vũ Hán, Ý. Chưa có lây nhiễm cộng đồng, mọi người an tâm. Như vậy là không trung thực!!!

Đặc biệt là trong thời điểm rất nhạy cảm cuối tháng 2 đầu tháng 3 vừa rồi khi virus có thời gian lay lan mãnh liệt trong cộng đồng. Nếu chỉ test trong nhóm người từ Vũ Hán, Ý và thông tin như vậy là không đầy đủ, sai lệch. Chính sách đối phó dựa trên thông tin như vậy cũng sẽ không triệt để. Tôi đã đặt vấn đề này với bác sĩ, bác sĩ đồng ý là có sự không rõ ràng trong thông tin, nhưng cũng không cho thấy cách nào để giải quyết.

Tôi không chấp nhận như vậy. Mấy hôm sau tôi tham gia phổ biến và ký thư kiến nghị viết bởi các chuyên gia y tế Anh yêu cầu chính phủ và thủ tướng Anh phải minh bạch thông tin.

Thứ ba là cơ chế phản ứng của người dân. Nhiều người chỉ trích chính phủ, thủ tướng, tổng thống nước này, nước kia phản ứng không đủ, phát biểu linh tinh coi con virus này như cúm mùa. Trách các chính phủ và người đứng đầu cũng đúng, nhưng phải công nhận rằng người dân phương Tây nhìn chung trong thời gian dài đã rất ỷ y với căn bệnh này và coi Coronavirus giống như virus cúm mùa, đặc biệt là vì nó diễn ra trong mùa đông vốn là lúc người ta thường bị cúm.

Chỗ Hướng đạo sinh của con tôi theo học phải đóng cửa cách đây vài tuần, vài ngày trước, khi tất cả trường học ở Anh đóng cửa (23/3/20200) tức là chỉ khoảng hơn hai tuần trước đây. Nhưng nhiều phụ huynh than phiền là sao lại đóng sớm vậy, nước Anh cần kiên cường hơn với cái bệnh cúm này, cần theo đuổi chính sách miễn dịch cộng đồng mà chính phủ Anh đã đề ra trong vài ngày giữa tháng 3 hơn.

Với số người chết tăng lên tới 400-500/ngày hiện giờ ở Anh thì chắc không ai còn dám nghĩ vậy nữa.

Cơ chế phản ứng của người dân cũng phần nào đến từ các kênh thông tin. Trái với suy nghĩ của nhiều người, người dân phương Tây tương đối ít dùng mạng xã hội để phản biện hay nổi giận (như ở Việt Nam chẳng hạn). Người dân phương Tây với các cơ chế đại diện chính trị khá tốt, nếu không nói là quá tốt, thường phản ứng dựa và thông qua các kênh này. Các kênh đại diện này thường làm rất tốt trong thời bình nhưng vì nhiều lý do sẽ không thể nào phản ứng và đưa thông tin đủ nhanh bằng mạng xã hội, vốn là nơi để truyền thông tin, đưa tin đồn trong những tình huống cấp bách. Tin đồn lúc nào cũng đi nhanh hơn, và cũng cần note là nhờ tin đồn về các biểu hiện dịch bệnh mà các thủy thủ Tây Ban Nha hay Châu Âu có thể tự bảo vệ mình trong các đợt dịch của quá khứ.

Những dòng này ghi lại phần nào nhận xét của bản thân tôi trong thời gian vừa qua trong đợt dịch đã có thể nói là đi vào lịch sử nhân loại này. Nhưng tôi cũng luôn tự nhủ lòng rằng chỉ trích là một, tham gia vào những việc để làm những người mình quan tâm và nơi mình sống tốt đẹp và khỏe mạnh hơn là một việc quan trọng không kém. Hiện giờ tôi thấy phương Tây đã vào guồng để thay đổi và chống chọi với con Coronvirus này rồi. Nên hy vọng là sau cơn mưa trời sẽ sáng.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Trích: “Thứ nhất là việc đeo khẩu trang. Báo đài phương Tây hiện giờ đã đặt câu hỏi có lẽ là Châu Á đã đúng và đặt vấn đề về sự cần thiết của việc đeo khẩu trang trên diện rộng. Bill Gates cũng đã nói về việc đeo khẩu trang trong trong bài viết của ông trên Washington Post. Đây là dấu hiệu của thay đổi sau suốt nhiều tháng và thậm chí đến bây giờ, từ Anh, Pháp đến Mỹ, các chuyên gia vẫn viện dẫn nhiều lý do đến mô hình để nói không cần đeo khẩu trang.“.

    Giả thử tất cả mọi người trên thế giới đều đeo khẩu trang, số kt sẽ không đủ cho một phần nhân số thế giới. Đặc biệt là tại các nước Âu-Mỹ. Các nước Âu-Mỹ đã “khoán trắng” việc làm kt cho TC rồi. Lấy đâu ra cho tất cả mọi người? Những người cần trước tiên phải có trước. Trong đó có các nhân viên y tế, những người làm việc tiếp xúc trực tiếp với công chúng, như nhân viên bán hàng,….

    Âu cũng là một …….. bài học.

  2. Trong khi tác giả cũng như nhiều người khác đã đúng khi chỉ ra khuyết điểm của các nước phương Tây là phản ứng chậm với dịch, tôi thấy nên công nhận một ưu điểm của phương Tây là thái độ thích nghi hoàn toàn với tình thế bằng việc lập kế hoạch đường dài. Khác với những nước như Trung Quốc vênh váo tuyên bố sạch dịch và xua công nhân đi làm lại, hay Việt Nam thủ kỹ chờ qua dịch, thì Mỹ tính tới một kế hoạch tiếp tục phát tiền cho dân. Bill Gates, trong bài xã luận đã dẫn, còn kêu gọi bắt đầu xây những nhà máy sản xuất thuốc chủng ngừa ngay từ bây giờ và tính đến viễn cảnh các nước giàu sẽ phải bằng mọi cách cứu viện các nước nghèo không ở trong vị thế thích hợp để ứng phó tốt với dịch.

    Những bộ óc kế hoạch đường dài giải thích tại sao ở phương Tây không có loại phản ứng kiểu như Việt Nam đối với thảm họa ô nhiễm môi trường biển Formosa: chờ mưa xuống vài mùa thì biển sạch!

  3. Trích: “Tuy nhiên, điều sau thì tôi thấy khó có thể biện minh. Báo đài từ BBC đến The Guardian trong suốt 10 ngày tôi bị bệnh vẫn liên tục nói rằng ở Anh hiện chỉ phát hiện được hơn trăm cases Coronavirus, và tất cả đều đến từ Vũ Hán, Ý. Chưa có lây nhiễm cộng đồng, mọi người an tâm. Như vậy là không trung thực!!!”

    Giới y tế Âu-Mỹ ban đầu lơ là với bệnh dịch này vì họ đánh giá mức độ lây lan của nó là thấp. Nguyên nhân chính là cách lượng định tình hình của WHO và sự thiếu thông tin trung thực từ Trung Quốc. Cho đến bây giờ, bên “không trung thực” chính là Trung Quốc

  4. Trích: “Bill Gates cũng đã nói về việc đeo khẩu trang trong trong bài viết của ông trên Washington Post.”

    Trong bài xã luận đăng trên tờ Washington Post, Bill Gates không đề nghị chính quyền ra lệnh toàn dân đeo khẩu trang, mà ngược lại, tức là vẫn duy trì quan điểm cố hữu trong các hệ thống y tế công Âu-Mỹ. Đó là phân phát khẩu trang theo ưu tiên, và những người nên nhận ưu tiên cao nhất là các nhân viên y tế. Theo Gates, chỉ cần giới chức chính quyền tuyên bố ẩu về khẩu trang thì sẽ dẫn đến tình trạng thu mua ào ạt gây hỗn loạn. Ông viện dẫn trường hợp nhiều người vơ vét thuốc hydroxychloroquine để so sánh.

    Chính quyền Hoa Kỳ hiểu rõ điều này cũng như nắm vững tình hình cung cầu bất cập cho nên chưa đưa ra khuyến nghị toàn dân đeo khẩu trang — dù một số chuyên gia cho rằng đeo khẩu trang có thể có tác dụng tâm lý là trấn an(!)

  5. Từ Di truyền Cổ điển đến Di truyền học Lượng tử
    ***********************************

    Thân gởi Nhà Thông thái Pháp hiền giả điên Didier RAOULT ….cứu vớt Sinh linh hàng tỉ người đang trong khi chờ Godot Tử thần trước Lò mổ trên toàn Trái đất !

    Nhân loại ơi Thời Bất an
    Loài người hữu hạn thương tang bất toàn
    Đam mê Tình sử truy hoan
    Chưa quen chưa biết díu gian kê kà
    Giao du CoroChina
    Đến từ Vũ Hán nước là Trung Hoa
    Trùng trùng điệp điệp Vi-ba
    Bàng hoàng ác mộng Bà bà Liêu Trai
    Y học Ma trận thua dài
    CoroChina dầu thai lên Trần
    Loài người ngoan ngoãn mỏi chân
    Xếp hàng trước Lò mổ bần thần âu lo
    Siêu vi trùng tha hồ hẹn hò
    Từ Lầu Hoàng Hạc về cho Tử thần
    Hồ Bắc động đất phân thân
    Y học Lượng tử chắc cần giờ đây !
    Sóng Hoa tiêu biến ẩn đêm ngày
    Dáng em gầy guộc thơ ngây nhiếp hồn
    Vân vê tà áo cố thôn
    Quấn quít Lượng tử lờn vờn Liêu Trai
    Thôi miên đan bện hình hài
    Y học Ma trận nhân tài xin thua
    Spin Trái-Phải chớ có đùa !
    Y học Lượng tử dạ thưa tối cần !
    Kéo di truyền học * cắt ngay gân
    Đan bện Lượng tử hết lần Phổi viêm
    CoroChina chắc chết liền !
    Khẩu trang thôi bĩm như Tiên giữa đời
    Liêu Trai Vũ Hán em ơi !
    Như cánh Chùm gửi hại đời Nhân gian ….

    TỶ LƯƠNG DÂN

    * Do nữ khoa học gia Pháp Emmanuel Carpentier phát minh và bác sĩ Trung C..uốc áp dụng ….

    • * Do nữ khoa học gia Pháp EmmanuelLE Carpentier

      https://www.youtube.com/watch?v=okyzHgShZrQ&t=62s Emmanuelle Charpentier on CRISPR/Cas9


      Emmanuelle ! * *
      =============

      (Nữ Khoa học gia – Bà từng là Ứng viên sáng giá của Giải Nobel Y học 2017 cùng với Nhà Sinh hóa học Mỹ Jennifer Doudna )

      Emmanuelle !
      Khối óc hiến dâng cho Tình yêu Khoa học
      Trái tim đập với Nhịp gia tốc Sinh hóa Thế kỷ 20 & 21
      Emmanuelle !
      Khối óc hiến dâng cho Tình yêu Y khoa
      Sống trọn đời cho Khoa học như Franklin
      Cả hai nữ Khoa học gia Anh – Pháp
      Hai Bà vẫn mãi mãi còn Thanh Xuân
      Gần như hai đứa trẻ thắc mắc tò mò

      Cả hai nữ Khoa học gia Mỹ – Pháp
      Như hai Người tình thủy chung với Khoa học
      Ngay từ trước Tuổi 20 Yêu dấu
      Tình yêu Di truyền học quả là
      Một hành trình thật dài đến Chân trời Mới
      Yêu Chân lý Khoa học yêu Đời yêu loài Người

      Emmanuelle !
      Khối óc hiến dâng cho Tình yêu Khoa học
      Trái tim đập với Nhịp gia tốc Sinh hóa Thế kỷ 20 & 21
      Emmanuelle !
      Khối óc hiến dâng cho Tình yêu Y khoa
      Sống trọn đời cho Khoa học như Franklin *

      Bà thật tuyệt đẹp tuyệt xinh
      Mang tên Emmanuelle đa tài đa tình
      Khối óc Emamanuelle
      Luôn luôn truy tìm săn kiếm
      Khám phá Vùng đất Mới Kiến thức

      Khám phá & Phát minh chắc sẽ đến
      Cái kéo Di truyền học tài tình
      Cắt biến đổi mọi Di thể bệnh hoạn gây điêu linh
      Đột biến huỷ hoại thân hình

      Emmanuelle !
      Khối óc hiến dâng cho Tình yêu Khoa học
      Trái tim đập với Nhịp gia tốc Sinh hóa Thế kỷ 20 & 21
      Emmanuelle !
      Khối óc hiến dâng cho Tình yêu Y khoa
      Sống trọn đời cho Khoa học như Franklin

      Emmanuelle !
      Khối óc hiến dâng cho Tình yêu Khoa học
      Trái tim đập với Nhịp gia tốc Sinh hóa Thế kỷ 20 & 21
      Emmanuelle !
      Khối óc hiến dâng cho Tình yêu Y khoa
      Sống trọn đời cho Khoa học như Franklin
      Cả hai nữ Khoa học gia Anh – Pháp
      Hai Bà vẫn mãi mãi còn Thanh Xuân
      Gần như hai đứa trẻ thắc mắc tò mò

      Cả hai nữ Khoa học gia Mỹ – Pháp
      Như hai Người tình thủy chung với Khoa học
      Ngay từ trước Tuổi 20 Yêu dấu
      Tình yêu Di truyền học quả là
      Một hành trình thật dài đến Chân trời Mới
      Yêu Chân lý Khoa học yêu Đời yêu loài Người

      TỶ LƯƠNG DÂN

      https://en.wikipedia.org/wiki/Rosalind_Franklin
      * Rosalind Franklin

      https://fr.wikipedia.org/wiki/Emmanuelle_Charpentier
      * * Emmanuelle Charpentier

      Nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khôi (He Jiankui) – đã dùng CÁI KÉO DI TRUYỀN HỌC của Nhà khoa học Pháp * * Emmanuelle Charpentier –

      Ông nói rằng hai bé gái sinh đôi đã được sinh ra với các ADN được chỉnh sửa để giúp các bé có khả năng kháng virus HIV. Đây là một bước đi đột phá có thể làm dấy lên nhiều câu hỏi lớn về đạo đức liên quan đến việc chỉnh sửa gen và điều mà người ta gọi là những đứa trẻ tạo ra theo thiết kế.

      Cặp song sinh biến đổi gen tại Trung Quốc đang có nguy cơ tử vong sớm

      Emmanuelle Charpentier sinh trong gia đình bình thường đi học và lớn lên vùng ngoại ô nghèo nằm phía NAM PARIS cùng châu với 1 bác khủng bố khét tiếng năm 2015
      Bà là GS Đại học và nhiều bằng GS Danh dự các Đại học lừng danh
      Bà là Viện trưởng Học viện Max Planck tại Bá Linh hẫn hụt GIẢI NOBEL Y HỌC 2017 về thứ HAI !!!

      Académies des sciences
      2017 : membre de l’Académie des sciences8
      2017 : membre correspondante de l’Académie royale des sciences de l’ingénieur de Suède9
      2017 : membre correspondante de la National Academy of Sciences10
      2017 : membre de l’ American Association for Cancer Research Academy11
      2017 : membre de l’Académie allemande des sciences et de la technologie (Acatech)
      2017 : membre de l’Académie des technologies12
      2016 : membre de l’Académie des sciences de Berlin-Brandebourg
      2016 : membre correspondante de l’Académie autrichienne des sciences13
      2016 : membre correspondante de l’Académie royale des sciences de Suède14
      2015 : membre de la Leopoldina (Académie nationale des science de l’Allemagne)
      2015 : membre de l’Académie européenne de la microbiologie15
      2015 : membre scientifique de la Société Max Planck
      2015 : membre de l’Académie américaine de microbiologie16
      2014 : membre de l’EMBO17
      Doctorats honoris causa
      2018 : université catholique de Louvain18
      2017 : Hong Kong University of Science and Technology19
      2017 : University of Western Ontario20
      2017 : université Umeå21
      2016 : École polytechnique fédérale de Lausanne22
      2016 : université de New York23
      2016 : Katholieke Universiteit Leuven24
      Prix et honneurs
      2020 : Prix Wolf25 avec Jennifer Doudna
      2018 : Prix Kavli en nanosciences (avec Jennifer Doudna et Virginijus Šikšnys)26
      2018 : Prix “Precision Medicine World Conference Luminary Award”27
      2017: Ordre pour le mérite des sciences et beaux-arts de l’Allemagne28
      2017 : Prix Albany Medical Center (avec Jennifer Doudna, Luciano Marraffini, Francisco Juan Martínez Mojica und Feng Zhang)29
      2017 : Prix japonais (avec Jennifer Doudna)
      2017 : Prix Novo Nordisk Novozymes30
      2016 : Prix Meyenburg31
      2016 : Médaille Wilhelm Exner
      2016 : Lauréate du Canada Gairdner International Award 2016 32
      2016 : Prix Fondation Warren Alpert33
      2016 : Prix Tang de biopharmacie (avec Feng Zhang et Jennifer Doudna)34
      2016 : HFSP Nakasone Award (avec Jennifer Doudna)35
      2016 : Chevalier Ordre national du Mérite36
      2016 : Médaille Otto Warburg37
      2016 : Prix L’Oréal-Unesco pour les femmes et la science
      2016 : Prix Paul-Ehrlich-et-Ludwig-Darmstaedter (avec Jennifer Doudna)38
      2016 : Prix Gottfried Wilhelm Leibniz39
      2016 : BBVA Foundation Frontiers of Knowledge Award
      2015 : Prix Massry (en)40
      2015 : Prix EC Jubilee de l’université d’Umeå41
      2015 : Prix Princesse des Asturies
      2015 : Prix Gruber de génétique
      2015 : Médaille Carus de la Leopoldina 42
      2015 : Prix Hansen Family (Fondations Bayer de science et éducation)43
      2015 : Prix Ernst Jung (en)44
      2015 : Prix Louis-Jeantet de médecine45 attribué par la Fondation Louis-Jeantet
      2015 : Breakthrough Prize in Life Sciences46
      2014 : Grand prix Jean-Pierre Lecocq47
      2014 : Prix Gabbay avec Feng Zhang et Jennifer Doudna48
      2014 : Prix Paul-Janssen pour la recherche biomédicale avec Jennifer Doudna49
      2014 : Nommée à la Chaire Alexander von Humboldt50
      2014 : Prix Göran Gustafsson [archive] (par l’Académie royale des sciences de Suède)
      2011 : Prix Eric. K. Fernström [archive]
      2009 : Prix Theodor Körner51
      Autres distinctions
      2017 : OOOM 100: Les personnes les plus inspirantes du monde52
      2016 : TIME – Les 100 persons de l’année (The CRISPR Pioneers)53
      2016 : Vanity Fair – Les 100 de l’établissement nouveau (The Gene-iuses)54
      2015 : TIME – Les 100 personnes plus influentes du monde (The Pioneers)55
      2015 : Fierce Biotech – Les 25 personnes plus influentes dans le domaine biopharmaceutique56
      2015 : Vanity Fair – Les 50 Français les plus influents du monde [archive]
      2014 : Foreign Policy – 100 Leading Global Thinkers [archive]
      2014 : Vanity Fair – Les 50 Français les plus influents du monde [archive]

  6. Quan điểm tôi đúng là Châu Âu nên thay đổi tư duy, vì rốt cuộc dù đeo khẩu trang dạng đơn giản tự chế thì „cơ bản“ vẫn tốt hơn là không đeo gì khi ra công cộng. Tôi dùng từ „cơ bản tốt hơn“ vì nhiều chuyên gia Châu Âu không phải là không biết đeo khẩu trang dù không chuẩn chống Virus vẫn hạn chế cho người khác (cho bản thân thì họ nói không có chứng cứ hay nghiên cứu xác định rõ và đối với Virus nói chung, chứ chả riêng Corona), vì thế họ mới nói là khi đi ra ngoài công cộng bình thường. Còn khi đã lên tàu xe, vào 1 nơi như cửa hàng thì mật độ người đã đông đúc, không thể giữ cự ly 2 m, mà dù giữ cự li 2 m thì người cũng chuyển động từ nơi này đến nơi khác nên vẫn là không thể bảo đảm cự li khi nơi mình đến vừa có người đi. Và lúc này đúng là khẩu trang cần thiết, dù là dạng tự chế, vì mình đeo ít nhất giữ an toàn hơn cho người khác, đặc biệt nhân viên cửa hàng. Và hôm qua ở Áo đã có hình ảnh nhân viên đứng trước cửa hàng phân phát khẩu trang cho người đi mua khi vào cửa hàng. Câu chuyện khẩu trang nó chậm được chấp nhận đại trà như thế do 2 lí do chính: 1. Chuyên gia y tế, kể cả từ cấp độ quốc tế đến quốc gia không khuyến nghị hay đề nghị bắt buộc; Người dân không có thói quen – ngược lại với người châu á, ngoài đeo chống bụi thì phụ nữ còn thích đeo, hay bịt mặt để giữ cho da trắng. Tóm lại tôi nghĩ dù không bắt buộc thì đến lúc các cửa hàng sẽ dần yêu cầu người đến mua đeo (không bắt buộc quá nhanh nếu nhà nước chưa bắt buộc như VN, mà có thể phát hay nhắc nhở người mua hàng có ý thức bảo vệ nhân viên). Còn rộng hơn ra cả khi đi tàu xe thì đến lúc đó chắc Nhà nước phải vào cuộc, – ít nhất khuyến nghị dân tự giác đeo.

Leave a Reply to 1 Suy nghĩ nhỏ Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây