Xét nghiệm kháng thể chống virus Vũ Hán bắt đầu tại Hamburg – Đức

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

27-3-2020

Kế hoạch “miễn nhiễm cộng đồng” của Đức: Xét nghiệm kháng thể chống virus Vũ Hán bắt đầu được thử nghiệm tại Hamburg – Đức

Nước Đức đang lắng nghe các nhà virus học này: Christian Drosten (trái) và Alexander Kekulé. Photo Courtesy

Giáo sư Christian Drosten (trái) là một nhà virus học, Viện trưởng Viện virus học Charité – Đại học y khoa Berlin. Alexander Kekulé (phải) là bác sĩ y khoa, nhà hóa sinh học, nhà virus học, giám đốc của Viện Vi sinh Y học, tại Đại học Halle.

“Dân của chúng ta được miễn nhiễm một cách âm thầm, không gây sự chú ý, trong khi tất cả chúng ta đều lo lắng về nạn dịch”, bác sĩ Alexander Kekulé nói.

Nhà virus học Christian Drosten ở Berlin cũng nhấn mạnh rằng, xét nghiệm mở rộng sau đây là quan trọng: “Trong tương lai gần sẽ có xét nghiệm kháng thể”. Nhờ vậy mà người ta có thể nhận ra ai đã nhiễm virus và do đó có khả năng miễn dịch.

Bệnh viện Đại học Eppendorf (UKE) tại Hamburg có kế hoạch sử dụng một xét nghiệm mới bắt đầu từ hôm nay thứ Sáu 26/3, để phát hiện các kháng thể chống lại virus corona Sars-CoV-2, báo “Die Zeit” tường thuật trong số ra ngày thứ năm.

Nhờ đó mà người ta có thể sử dụng để phát hiện ra bệnh nhiễm Covid-19 mà người mắc bệnh đã lành bệnh”, bà Marylyn Addo, Trưởng khoa truyền nhiễm tại UKE, cho biết.

Theo bài báo, thử nghiệm được triển khai bởi UKE cùng với một công ty dược phẩm. Xét nghiệm này kiểm tra máu để tìm kháng thể chống lại virus Vũ Hán và do đó, có thể chứng minh ai đã từng bị nhiễm virus này – kể cả trường hợp người bị nhiễm không hề biết. Nhờ đó, các ca nhiễm chưa được phát hiện trước đây có thể được tìm ra trong dân chúng.

Điều này giúp phân biệt ai vẫn đang gặp nguy hiểm với virus Vũ Hán đang lây lan và ai đã miễn dịch với nó”, bà Addo nói.

Vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ về việc sau khi nhiễm virus Sars-CoV-2 liệu có khả năng miễn dịch hay không và bao lâu. Xét nghiệm này cũng có thể giúp trả lời những câu hỏi trên.

Thành phố Hamburg được chọn để làm thử nghiệm vì đây là bang có tỷ lệ nhiễm virus Vũ Hán cao nhất nước Đức. Theo thống kê của Viện vi trùng học Robert Koch (RKI) tại Berlin, hiện có 1.262 ca nhiễm bệnh Covid được xác nhận tại Hamburg. Với tỷ lệ 68,9 người nhiễm bệnh trên 100.000 dân, thành phố Hamburg hiện có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất trong tất cả các bang trên nước Đức.

Đức không phải là nước đầu tiên đã phát triển một xét nghiệm kháng thể. Các nhà nghiên cứu Mỹ cũng đã phát triển một xét nghiệm đáng tin cậy có thể phát hiện kháng thể chống lại virus Sars-CoV-2 trong máu.

Một bài nghiên cứu nói rằng, xét nghiệm này có thể được sử dụng để đo lường sự lây lan của Covid-19 trong dân chúng. Ngoài ra, xét nghiệm này có thể được dùng để tuyển chọn những nhân viên y tế đã miễn dịch làm nhân viên chăm sóc các bệnh nhân Covid-19. Bài nghiên cứu vẫn chưa được các chuyên gia kiểm tra chéo.

Thật trớ trêu, con số lớn trong bóng tối có thể mang lại hy vọng

Theo quan điểm của các nhà virus học hàng đầu, bây giờ cần phải khẩn trương suy nghĩ về các biện pháp mới sẽ thay thế các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt được áp dụng cho đến ngày 5/4.

Trong podcast của mình tại đài Mitteldeutscher Rundfunk (MDR), nhà hóa sinh học và nhà virus học Alexander Kekulé gọi câu hỏi về những gì sẽ xảy ra sau những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt là “câu hỏi quan trọng”. Ông cho rằng sau lễ Phục sinh, sẽ có một bức tranh tốt đẹp ở Đức mà những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt này mang lại. Bản thân Kekulé tin tưởng chắc chắn rằng, dịch bệnh ở Đức sẽ lây lan chậm lại đáng kể, vì những nỗ lực hiện đang được thực hiện để giảm số ca nhiễm càng nhiều càng tốt trong vòng hai đến ba tuần tới.

Tuy nhiên, ông không có ý muốn nói rằng tất cả các hạn chế sẽ được dỡ bỏ. Bởi vì câu hỏi đặt ra: “Người ta sẽ làm gì với nó?” Câu hỏi không chỉ là khi nào có thể bỏ những biện pháp nghiêm ngặt, mà còn là biện pháp nào sẽ thay thế nó. “Sau lễ Phục sinh, chúng tôi chắc chắn phải nghĩ ra một cái gì đó khác mà nó có hiệu quả tương tự”, ông Kekulé nói. Nếu không, giống như vòi nước được mở trở lại và lũ lụt sẽ lại đến. Để ngăn chặn điều này, có một “kế hoạch” là cần thiết.

Ông Kekulé lưu ý đến một số lượng rất lớn các ca nhiễm nhưng chưa phát hiện. Ở Ý, người ta cho rằng, con số “các ca nhiễm chưa phát hiện” cao gấp mười lần con số “các ca nhiễm đã được phát hiện”. Điều này có lẽ là một hiện tượng chung, các quốc gia khác cũng có thể giống như vậy.

Đó có thể là một tin tốt. Những người này nhiễm virus nhưng không có các triệu chứng hoặc là có triệu chứng nhưng rất nhẹ, do đó nhiều người hoàn toàn không hề biết mình đã bị nhiễm bệnh: “80 phần trăm những người có kết quả xét nghiệm dương tính chỉ có các triệu chứng rất nhẹ, một số bị đau đầu hoặc sốt nhẹ trong ba ngày”, ông Kekulé nói.

Giả thuyết của ông Kekulé là: “Chúng ta có một số lượng rất lớn những người nhiễm chưa phát hiện, nhưng họ không bị ho hay sốt”. Những người này “hình như miễn dịch”.

Tin tốt lành, nếu điều này là đúng: Dân chúng của chúng ta được miễn nhiễm một cách âm thầm không gây sự chú ý, trong khi tất cả chúng ta đều lo lắng về nạn dịch. Như vậy, có nghĩa là virus có thể sẽ lây lan ít hơn.

Nhà virus học Christian Drosten ở Berlin cũng nhấn mạnh một lần nữa rằng xét nghiệm mở rộng sau đây là quan trọng: Trong tương lai gần sẽ có xét nghiệm kháng thể, ông dự đoán. Nhờ vậy mà người ta có thể nhận ra ai đã nhiễm virus và do đó có khả năng miễn dịch.

Đức đặt ưu tiên cao nhất: Giảm thiểu tối đa con số tử vong

Con đường của Đức tiến tới miễn nhiệm cộng đồng luôn luôn đặt ưu tiên cao nhất là bảo vệ sinh mạng người dân, giảm thiểu tối đa con số tử vong.

Trong podcast mới nhất của mình tại đài Norddeutscher Rundfunk (NDR), nhà virus học Christian Drosten cảnh báo nên tận dụng thời gian hiện tại khi số lượng các ca nhiễm có thể giảm: “Nếu bỏ lỡ, không còn có thể bắt kịp”.

Trong những tuần tới, điều quan trọng là phải nghĩ đến việc điều chỉnh lại các biện pháp, chẳng hạn như bảo vệ các nhóm có nguy cơ lớn (người già và người đã mắc những căn bệnh khác từ trước).

Với sự hỗ trợ khoa học, các biện pháp nghiêm ngặt có thể được giảm bớt, một số quá trình nhất định trong đời sống kinh tế và xã hội được hồi sinh. Các trường học là một “con vít điều chỉnh”, ông Drosten nói. Người ta cần khẩn trương xem xét từ từ mở lại toàn bộ trường học hoặc các lớp học chỉ cho một số lứa tuổi nhất định.

Đây không phải là một cân nhắc khoa học thuần túy. Các biện pháp nghiêm ngặt hiện tại đang gây ra thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội”, nhà virus học nêu rõ.

Hiện nay các nhà toán học và nhà phát triển mô hình được yêu cầu phân tích tác động của các biện pháp và rút ra những hệ luận. Trong hai đến ba tuần nữa, chúng ta sẽ thấy những thay đổi ở các ca tử vong. Số lượng các ca tử vong sẽ tăng lên vì hiệu ứng đuổi theo. Người ta sẽ có thể nhận biết khá nhiều từ đó.

Ví dụ, có bao nhiêu trường hợp nghiêm trọng để có thể đánh giá lại năng lực thật sự của hệ thống y tế, liệu số lượng giường và máy trợ thở có đủ không. Trong “thời gian rất gần sắp tới”, câu hỏi sẽ là chúng ta đang ở đâu, nơi nào chúng ta phải điều chỉnh lại và lãnh vực nào chúng ta có thể giảm phanh.

Nguồn: https://www.welt.de/vermischtes/article206781003/Coronavirus-in-Deutschland-Spahn-kuendigt-Plan-bis-Ostern-an.html?wtrid=crossdevice.welt.amp#Element-dff65c07-c018-4864-a7ad-2c17a74ebf7b

https://www.spiegel.de/wissenschaft/medizin/coronavirus-uke-in-hamburg-will-neuen-antikoerpertest-einsetzen-a-9a34bea7-1661-40e2-bcb3-76ad7a46525e-amp

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Hỡi Loài người thay đổi mau Não trạng Tâm thức ! Không thôi Nhân loại hấp hối Hoàng hôn chiều tà .. ..
    *******************************************

    Liêu Trai ‘hồng diện’ CoroChina
    Mắt hí da vàng hóa Bà Bà
    Đến từ nhị tì Phố ma Vũ Hán
    Xài nhậu hàng vạn thây xác ma
    Rồi đi bỏ lại Trời xanh Hồ Bắc
    Từ Bình minh đến Hoàng hôn quái tà
    Liêu Trai Thời TÀU-Toàn cầu hóa
    Gái điếm chân dài chân ngắn qua
    Thủ đô du lịch Ái tình nước Ý
    Tìm Rô-Méo trên khói sóng chiều tà
    Tiếng chèo du thuyền tiếng ca Juliet
    Chẳng phải Ý cầm lại Bắc Kinh tỳ bà !
    Nay Bà Bà nhỏ lệ tình nhung nhớ
    Ánh hoàng hôn Venise chân mây xa
    Rồi đi bỏ lại Trời xanh Ý Đợi lại
    Từ Rạng đông đến Hoàng hôn mượt mà
    Liêu Trai Thời TÀU-Toàn cầu hóa
    Gái điếm chân dài chân ngắn kiêu sa
    Dòng nước ngầu tanh du khách tình dục
    Lợi nhuận ‘bọn giãy chết’ tham si đạp hết ga
    Giờ đây nước trong như Sông Xanh Danube
    Liêu Trai Thời TÀU-Toàn cầu hóa vừa đi xa
    Gấp ngàn triệu lần bệnh ung thư xuyên Thế kỷ
    Từ nơ rôn tâm bào bước ra CoroChina
    Hỡi Loài người thay đổi mau Não trạng Tâm thức !
    Không thôi Nhân loại hấp hối Hoàng hôn chiều tà .. ..

    TỶ LƯƠNG DÂN

    • Lợi nhuận ‘bọn giãy chết’ tham si đạp hết ga
      Giờ đây nước trong như Sông Xanh Danube
      Chẳng còn Tiếng hát vượt Không-Thời gian : Diva !
      Đám tang chẳng Trắng không Đen lại Mầu Hồng phấn
      Anh hùng Giai nhân vừa vĩnh biệt Sài Gòn Nhỏ đêm qua
      Hồn về Sài Gòn Lớn bờ Tây Thái Bình vạn trùng xa cách

      Liêu Trai Thời TÀU-Toàn cầu hóa vừa đi xa
      Gấp ngàn triệu lần bệnh ung thư xuyên Thế kỷ
      Từ nơ rôn tâm bào bước ra CoroChina
      Hỡi Loài người thay đổi mau Não trạng Tâm thức !
      Không thôi Nhân loại hấp hối Hoàng hôn chiều tà .. ..

      TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

Comments are closed.