Cảnh giác Trung Quốc thu gom gạo, phá an ninh lương thực Việt Nam?

Vũ Kim Hạnh

23-3-2020

Thái Lan SX bán gạo Nàng Hương Chợ Đào ở Mỹ. Ảnh: internet

Râm ran dư luận này tuần qua. Lên tiếng cảnh báo để bảo vệ an ninh lương thực Việt Nam là hợp lòng dư luận nhất. Nhưng xem xét kỹ số liệu, rồi trao đổi với các nhà xuất nhập khẩu gạo, tôi thử đặt vần đề trái chiều, mong mọi người cùng bàn… Thực lòng, lúc này, tình hình quá bất định, TQ đang mưu tính gì, rồi sau đại dịch, lại càng khó đoán, chỉ có trời biết…

1/ THỰC CHẤT CON SỐ TĂNG 600%.

Con số 600% quá ấn tượng nhưng xem kỹ số liệu XNK gần đây sẽ thấy: Con số 600% không có ý nghĩa thực tế bao nhiêu. Vì sao? Vì trước đây, mỗi năm TQ nhập đến 40% tổng lượng nhập gạo Việt thì cuối năm 2019, Trung Quốc chỉ còn nhập khẩu gạo VN một tỉ lệ cực thấp: 8% tổng nhập khẩu của họ, thậm chí tháng 1/2020 tỉ lệ này còn rớt nữa, chỉ còn 5,49%. Vậy nếu họ tăng nhập 600% thì chỉ là: Hơn 66.000 tấn với giá trị tương đương 37 triệu USD.

Gạo VN xuất qua TQ hầu hết là GẠO XÁ, không thương hiệu. Họ mua rồi trộn, vô bao, gắn mác TQ bán nội địa hay xuất đi đâu, ta cũng không nắm. Từ sau 2014, ta không phải là đối tác nhập gao chính của họ nữa và gần đây, họ ngầm có chủ trương “không cấp cô-ta cho VN”. Chủ trương này chắc chắn có liên quan ý đồ chính trị (có thể vì cần xô VN ra, để ưu ái những nước lân cận chăng, hoặc vì VN không “ngoan” trong vụ Biển Đông mà phải “trị” cho sợ?

2/ “NGƯỜI TÌNH CŨ” GIỜ ĐÃ RẼ LỐI TRÊN THỊ TRƯỜNG?

Bản đồ đối thủ cạnh tranh xuất gạo sang TQ nổi lên 2 đối thủ bất ngờ được TQ “cưng” quá mức đế vọt lên xếp hạng 1 và 3 về tỉ lệ tăng nhập khẩu gạo là: Myanmar và Lào. Đây là 2 nước rất nhiệt tình tham gia dự án “Vành đai con đường”; Myanmar thì Tập mới đi thăm ký thỏa thuận lớn ngày 17/1 (3 ngày trước khi Tập công bố dịch toàn quốc) còn Lào thì TQ tặng đường sắt 414km trị giá hơn 4 tỷ USD sẽ hoàn thành năm 2021. Lào với ta vốn là anh em ruột thịt, thương nhau vậy mà giờ đã thành “tình cũ” trên thị trường lúa gạo?

Năm 2018, Myanmar đứng đầu danh sách gia tăng tỉ lệ nhập khẩu gạo của TQ, tăng 886% so năm trước, với giá trị là 31,5 triệu USD, còn Lào vọt lên thứ 3, tăng 455% mà giá trị còn cao hơn Myanmar: 38 triệu USD (tổng kim ngạch xuất gạo của Lào ra thế giới năm đó chỉ là 44 triệu USD). Mấy tháng đầu năm 2020, Lào nhập gạo VN (2 nước Việt-Lào đã ký thỏa thuận thuế suất bằng 0) tăng 2.655%. Dân Lào ăn nếp và gạo xuất đi đâu thì chắc ai cũng biết. Tháng 10/2019, Lào và TQ đã đẩy mạnh hợp tác XNK, xây dựng trung tâm kiểm định nông sản và các thỏa thuận chung về tiêu chuẩn.

Hiện nay TQ dự trữ lượng gạo 120 triệu tấn, là thừa so với mức trung bình dự trữ gạo của các nước trên thế giới. Nhưng họ vẫn chưa mở kho để dùng, sau cao điểm dịch, mà vẫn giữ gạo đó và tiếp tục đi mua. Có thể họ vẫn giữ chủ trương không mua nhiều của VN, mà cũng có thể họ mua nhiều. Hoặc họ “tung hỏa mùa” giương đông kích tây mua giá cao, đặt hàng nhiều, để thương lái và nông dân VN mắc bẫy, cùng nhau tăng mạnh làm lúa cho mùa tới rồi mắc cạn như những lần trước?.

3/ VN VÀ ĐBSCL KHÔNG THỂ CỨ LÀM LÚA GẠO THEO LỐI CŨ NỮA

Thực tế, giới mua bán lúa gạo đều biết các CT XNK gạo của ta hiện cũng đang muốn bán ra vì lúa thu đông còn tồn kho, năng lực trữ yếu, bán để thu hồi vốn, đảo kho, chuẩn bị mùa mới… và sẽ xảy ra tranh bán, đạp giá nhau dù TQ mua nhiều hay không. Vậy nếu có chỉ đạo của TW về “an ninh lương thực” thì giải quyết được vấn nạn này chăng? Điều đáng lo là đồng bằng sông Cửu Long giờ đang vướng 2 đại họa: Nạn CoViD cùng cả nước và lại còn hạn, mặn thảm khốc. Đảm bảo “an ninh lương thực” thế nào đây? Chắc chắn là sau nạn hạn, mặn năm nay, nông nghiệp ĐBSCL buộc phải có tư duy khác, cách làm khác nếu không muốn thất bại thảm bại. Sông Mekong ngày càng cạn phù sa. Nước ngọt sẽ còn thiếu dài dài. Lao động chính hiện thiếu nghiêm trọng…

Nhưng trong một loạt yếu tố xám xịt đó, không thể quên là gạo đồng bằng giờ vang danh ”Ngon nhất thế giới”. Ngay thị trường nội địa hiện nay, gạo ST24, ST25 vẫn đang đánh bạt gạo Miên, gạo Thái để đứng nhất bảng, hút khách nhất, mà không có để bán. Xâm nhập mặn khiến cho phương thức lúa tôm trồng ST trên nước lợ càng hứa hẹn. Phải ngồi lại tính cụ thể thôi chứ nói chung chung hỡi hỡi lúc này là thua chắc. Bao nhiêu diện tích là vừa cho an ninh lương thực (cho thỏa nỗi ám ảnh của không ít quan chức VN, nói gì đầu họ cũng “cứng khừ” nỗi lo mất an ninh lương thực, dù trong nồi cơm nhà họ, không bao giờ có loại gạo giá bèo). Giám đốc Sở nông nghiệp một tỉnh lớn ĐBSCL nói với tôi, “trên” vẫn chỉ đạo, “áp” mệnh lệnh và chỉ tiêu đảm bảo an ninh lương thực với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 9-10%/năm, phấn đấu đến năm 2030, nông nghiệp phải đạt kim ngạch xuất khẩu 100 tỷ USD!

Bao nhiêu cuộc hội thảo hoành tráng, hùng hồn khẳng định quan điểm làm nông nghiệp bền vững, phát triển “thuận thiên”, phải phá thế độc canh cây lúa, khuyến khích làm lúa giá trị cao, giảm 3 vụ lúa xuống để đất phục hồi… vẫn chỉ là những văn kiện rực dấu đỏ và nằm yên, ngủ đông trên giấy? Suốt năm 2020 và những năm tới, vẫn cứ ép đất đai ĐBSCL oằn mình ngậm thêm hàng tấn phân, thuốc độc hại, căng sức chạy cho đủ sản lượng, chỉ tiêu, thì ĐBSCL không chêt dần chết mòn mới lạ?

Bình Luận từ Facebook

11 BÌNH LUẬN

  1. “Gạo VN xuất qua TQ hầu hết là GẠO XÁ, không thương hiệu. Họ mua rồi trộn, vô bao, gắn mác TQ bán nội địa hay xuất đi đâu, ta cũng không nắm.”
    – Phần lớn các nc Châu Phi còn nghèo nhưng theo tin tức báo chí, họ đang gánh chịu 02 thảm họa thiên tai & nhân tai gồm:
    1/ Từ đầu tháng 12/2019, những đàn châu chấu sa mạc lớn, với số lượng lên đến 400 tỷ con bắt đầu hình thành ở phía Đông Ethiopia và Bắc Somalia, khu vực Đông Bắc Phi còn gọi là Vùng Sừng châu Phi. Đàn châu chấu tiếp tục sinh sôi và tách thành nhiều đàn, có những đàn rộng đến 2.500 km2, bay qua biên giới nhiều quốc gia, nhanh chóng lan rộng sang một loạt nước châu Phi khác, cũng như một số nước Trung Đông và châu Á, gồm: Kenya, Djibouti, Eritrea, Tanzania, Uganda, Sudan, Nam Sudan, Yemen, Saudi Arabia, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc. Một đàn 40 triệu con có khả năng tiêu thụ lương thực ngang với 35.000 người/ngày. Một đàn châu chấu có quy mô trung bình cũng có thể phá hủy lượng cây trồng đủ để nuôi sống 2.500 người trong cả năm. Các chuyên gia cảnh báo, dịch châu chấu có thể đạt đỉnh từ tháng 3 đến tháng 5, thời điểm trứng nở tạo ra lứa châu chấu thứ hai, đe dọa nhiều khu vực nông nghiệp quan trọng và dự kiến tăng gấp 500 lần về số lượng châu chấu sản sinh vào tháng 6/2020 riêng ở khu vực Đông Bắc Phi.
    2/Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Châu Phi cho biết đã ghi nhận 1.198 ca COVID-19 tại 41 quốc gia của châu lục này trong ngày 22/3/2020. Châu Phi có có 50 Quốc gia và 5 Vùng lãnh thổ.
    -Như vậy đỉnh dịch virus corona tại Châu Phi sẽ vào tháng 4/2020, trùng ngay với đỉnh dịch châu chấu. Ko khéo dân Châu Phị bị đói. Tập Hoàng đế đã đưa sáng kiến “Vành đai và Con đường” vào Châu Phi chắc giờ đang chuẩn bị sẵn “GẠO XÁ, không thương hiệu. Họ mua rồi trộn, vô bao, gắn mác TQ” cứu trợ Châu Phi?

  2. Bài viết hay , đánh thức các quan chức VN quen ra lệnh mômf mà thiếu não, danh thức tới ngu VN đang ăn cơm gạo của ba con nong dân oàn lung một nắng hai suong trên đồng quê ngập mặn

  3. Mỗi lần tôi viết lời bình xong, nhấn chuột vô chữ ĐĂNG, là lập tức comment của tôi chính thức hiện ra.
    Làm gì có chuyện “admin duyệt đăng” như nghiemnv viết ở trên?

    Người này ăn nói lạ quá. Dám mạo cả admin và bịp bạn đọc

  4. Oh! Oh!
    Nó viết “cảm ơn admin đã DUYỆT đăng những gì nó viết (!!!)

    – NẾU TIENGDAN CÓ CHẾ ĐỘ KIỂM DUYỆT các bàn luận thì những kẻ viết comments vu cáo không thể tồn tại.
    – Lại còn cái tội phản phúc, ăn cháo đá bát. Các tác giả có bài được admin chọn đăng (vì hợp với tôn chỉ KHAI DÂN TRÍ) thì bạn đọc tha hồ bàn luận vào nội dung bài.
    Chỉ riêng nó (mọi người không có ai làm thế) là chửi đích danh người viết mà không đưa ra lời giải thích nào.

    – Không tờ báo đứng đắn nào lại DUYỆT cho hạng người như trên
    Chả lẽ chưa bao giờ vắt tay lên trán suy nghĩ nghiêm chỉnh để trưởng thành???

  5. Giờ mới cố gắng đọc cho hết bài
    1. Kim Hạnh hãy hỏi mấy ông to đầu lậu: vinafood 1 phía bắc và vinafood 2 miền nam. Tôi tin chắc Kim Hạnh thân quen vói họ như người nhà
    2. Gạo Thái Land vì chất lượng cao, đa dạng nên toàn xuất khẩu sang UAE, và Mỹ, thậm chí cả Nhật
    3. Gạo vn hầu hết xk sang Phil và Indo. Vn thời Nguyễn Tấn Dũng đi đêm với Thailand, gạo vn bị mất thì phàn ở Phil
    4. Gạo vn chỉ luôn nhắm đến tăng sản lượng để bù vào giá cả thấp khi cạnh tranh. Lấy số lượng để tăng thu nhập
    5. Các loài ăn theo VNF1& 2 và thạp loại cty xnk gạo chỉ nhăm nhăm ép giá gạo nông dân
    6. Chưa có một nhà khoa học nào gây tạo ra hạt giống gạo chất luọng cao
    7. Chưa có một dn nào quan tâm làm đa dạng sản phẩm từ gạo
    Nông dân oằn lưng nuôi một bày ma cô tằm gửi
    Hiểu biết có hạn, chỉ nói vậy thôi. Đứa nào lôi thôi ăn sổi ở thì coi chừng rụng răng

    • Tiếp
      Cha con thằng Hải Heo cũng mở cty xnk gạo Cửu long.
      Đỗ mười chúng nó ” thớt có tanh ruồi bò đến”

  6. Tôi đang chờ đọc nốt những bài của NHÀ BÁO Vũ Kim Hạnh về tai họa đồng bằng Cứu Long. Đề tài này cũng rất liên quan.

  7. Nói với đồng chí Vũ kim Hạnh
    Tớ và vài thằng con cháu cách mạng bị ” THIỆT THÒI” lắm lắm, theo trào lưu đã và đang như bây giờ. Nếu tớ cũng vì nước yên thân, vì thân với đảng, quên dân. Thì ò ò è è tớ cũng ok khề khà rượu ngâm, thịt cho ( cầy hương) mắm tôm khắm lặm cả làng.
    Còn hỏi tại sao ngu như thế!!! Thì duy nhất 1 câu trả lời là tớ đxx sông bẩn được.
    Mà tớ cũng vẫn đang sống đàng hoàng, chửi đàng hoàng

Leave a Reply to vdk1509 Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây