Thế giới hậu đại dịch Corona

Financial Times

Tác giả: Yuval Harari

Dịch giả: Phạm Hạnh

21-3-2020

Cơn bão này rồi sẽ qua đi nhưng những lựa chọn bây giờ có thể sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta trong tương lai.

Nhân loại đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Có lẽ đây là khủng hoảng lớn nhất đối với thế hệ chúng ta. Những quyết định mà người dân và các chính phủ đưa ra trong mấy tuần tới có thể sẽ định hình thế giới trong tương lai. Không chỉ hệ thống y tế bị ảnh hưởng lớn mà còn cả kinh tế, chính trị và văn hóa.

Lúc này chúng ta phải hành động nhanh và dứt khoát. Nhưng chúng ta cũng nên cân nhắc đến hậu quả về lâu về dài của những hành động này. Khi đắn đo giữa các lựa chọn, chúng ta nên tự hỏi không chỉ làm sao để vượt qua mối đe dọa hiện tiền mà còn về thế giới mà chúng ta sẽ sống sau khi cơn bão này đi qua. Rồi bão sẽ qua đi, loài người sẽ vượt qua biến cố này, phần lớn chúng ta sẽ sống sót – nhưng là sống sót trong một thế giới đã đổi thay.

Nhiều biện pháp khẩn cấp mang tính tạm thời lúc này sẽ trở thành những thứ gắn chặt với đời sống về sau. Đó là bản chất của khẩn cấp. Các biện pháp khẩn cấp đẩy nhanh tiến trình của lịch sử. Bình thường người ta có thể mất nhiều năm để cân nhắc khi đưa quyết định nhưng trong thời đại này các quyết định được thông qua chỉ trong vài giờ. Những công nghệ còn non yếu, thậm chí gây nguy hiểm, bị “ép chín” đưa vào sử dụng vì rủi ro sẽ còn lớn hơn nếu không làm gì cả. Các quốc gia trở thành những con chuột bạch trong các cuộc thử nghiệm xã hội trên quy mô lớn.

Chuyện gì xảy ra khi chúng ta làm việc ở nhà và giao tiếp với nhau từ xa? Chuyện gì xảy ra khi tất cả các trường đều học trực tuyến? Bình thường, chính phủ, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục sẽ không đời nào đồng ý thực hiện một cuộc thử nghiệm như thế. Nhưng bây giờ không phải là lúc bình thường.

Trong khủng hoảng, chúng ta đối mặt với hai lựa chọn đặc biệt quan trọng. Thứ nhất là chọn lựa giữa sự giám sát độc tài hay trao quyền cho công dân. Thứ hai là chọn lựa giữa sự cô lập mang tính dân tộc chủ nghĩa hay sự đoàn kết toàn cầu.

Giám sát phía-dưới-lớp-da

Để ngăn chặn đại dịch, tất cả dân chúng phải tuân thủ các quy định cụ thể. Có hai cách khiến người dân tuân theo. Cách thứ nhất là chính phủ giám sát và trừng phạt những người làm trái quy định. Ngày nay, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, nhờ công nghệ, việc giám sát tất cả mọi người vào mọi lúc trở nên khả thi. 50 năm trước, KGB, cơ quan tình báo Nga, không thể theo dõi 240 triệu công dân Xô Viết 24 giờ/ngày, và cũng không hy vọng có thể xử lý hiệu quả tất cả thông tin thu thập được. KGB dựa vào con người – các đặc vụ và các nhà phân tích. Cơ quan này không thể cắt cử một đặc vụ kèm một công dân. Nhưng giờ đây các thiết bị cảm biến và các thuật toán mạnh có thể thay thế cho những bóng ma-bằng-xương-bằng thịt trước kia.

Trong cuộc chiến chống đại dịch corona, nhiều quốc gia đã triển khai các công cụ giám sát mới. Trường hợp điển hình nhất là Trung Quốc. Bắc Kinh theo dõi chặt chẽ điện thoại thông minh của công dân, sử dụng hàng trăm triệu camera an ninh có khả năng nhận diện khuôn mặt, buộc người dân tự kiểm tra và báo cáo thân nhiệt và tình hình sức khỏe. Bằng cách này, chính quyền Trung Quốc không chỉ nhanh chóng xác định được những ca nghi nhiễm mà còn truy lùng ra được hành tung của các cá nhân này cũng như bất cứ ai từng tiếp xúc với họ. Hàng loạt ứng dụng điện thoại ra đời nhằm cảnh báo người dân khi có một ca nhiễm bệnh ở gần.

Công nghệ này không chỉ được sử dụng ở đông Á. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gần đây cho phép cơ quan tình báo triển khai công nghệ giám sát, vốn dùng để lùng bắt các phần tử khủng bố, vào việc theo dõi các bệnh nhân nhiễm virus corona. Khi ủy ban phụ trách của quốc hội phủ quyết, ông Netanyahu thông qua bằng một “sắc lệnh khẩn cấp”.

Bạn có thể cho rằng điều này có gì lạ đâu. Những năm gần đây chính phủ và các tập đoàn đã và đang sử dụng những công nghệ phức tạp để theo dõi, giám sát và thao túng người dân. Nhưng nếu chúng ta không thận trọng, đại dịch lần này sẽ tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử chính phủ giám sát công dân. Việc triển khai các công cụ giám sát hàng loạt sẽ trở thành điều bình thường ở cả những quốc gia cho đến nay vẫn từ chối áp dụng. Hơn thế nữa, đó còn là một bước chuyển đột ngột từ giám sát “trên bề mặt da” sang giám sát “dưới bề mặt da”.

Trước kia, khi ngón tay bạn chạm vào màn hình điện thoại thông minh và nhấn vào một đường link, chính phủ muốn biết chính xác bạn đã truy cập thông tin gì. Nhưng sau dịch corona, mục tiêu quan tâm của các chính phủ đã thay đổi. Giờ đây chính phủ muốn biết nhiệt độ trên đầu ngón tay của bạn và huyết áp phía dưới đó.

Một trong những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt khi bàn về việc chính phủ giám sát công dân là không một ai biết chúng ta đang bị giám sát như thế nào, việc này sẽ tiếp diễn ra sao trong tương lai. Công nghệ giám sát đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Những thứ mà 10 năm trước dường như chỉ có trong khoa học viễn tưởng ngày nay không còn mới lạ.

Thử suy nghĩ, giả dụ có một chính phủ giả định yêu cầu mọi công dân đeo vòng tay sinh trắc học giúp theo dõi thân nhiệt và nhịp tim 24 giờ/ngày. Chính phủ sau đó sẽ dùng thuật toán để lưu trữ và phân tích dữ liệu thu thập được. Các thuật toán máy tính sẽ biết bạn dính virus trước cả khi bạn có triệu chứng, chúng cũng nắm được bạn đã đi đâu và gặp gỡ ai. Nhờ vậy, dây chuyền lây nhiễm sẽ bị cắt ngắn lại, thậm chí là cắt đứt ngay lập tức. Một hệ thống như vậy chắc chắn có thể ngăn chặn dịch bệnh lây lan chỉ trong vài ngày. Nghe tuyệt vời, phải không?

Nhưng mặt trái, đương nhiên, điều này mở đường cho việc hợp thức hóa một hệ thống giám sát đáng sợ. Ví dụ nếu bạn biết tôi nhấn vào đường link dẫn đến Fox News thường xuyên hơn CNN, điều này có thể hé lộ cho bạn biết về quan điểm chính trị và thậm chí tính cách của tôi. Nhưng nếu bạn biết thân nhiệt, huyết áp và nhịp tim của tôi khi tôi xem một video trên mạng, bạn có thể biết điều gì khiến tôi vui, điều gì khiến tôi buồn và điều gì khiến tôi thực sự, thực sự tức giận.

Nên nhớ tức giận, hạnh phúc, buồn chán và yêu thương là những hiện tượng sinh học cũng giống như cơn sốt hay cơn ho. Thứ công nghệ dùng vào việc xác định tiếng ho cũng có thể nhận diện được một tràng cười. Nếu các công ty và các chính phủ bắt đầu thu thập dữ liệu sinh trắc học trên diện rộng, họ sẽ hiểu chúng ta hơn chính chúng ta hiểu bản thân mình. Đến lúc đó họ không chỉ đoán trước mà còn có thể thao túng cảm xúc của chúng ta và nhờ đó họ có thể thuyết phục ta tin vào bất cứ thứ gì, dù đó là một sản phẩm hay một chính trị gia.

Giám sát sinh trắc sẽ khiến cho vụ bê bối Cambridge Analytica thu thập thông tin nhận cá nhân của 87 triệu người sử dụng Facebook trở thành “tiền cổ”. Tưởng tượng Bắc Triều Tiên vào năm 2030, mọi người dân phải đeo vòng sinh trắc học 24 giờ/ngày. Khi anh lắng nghe bài phát biểu của Lãnh tụ và chiếc vòng thu thập được tín hiệu cảm xúc tức giận thì anh toi đời chắc!

Đương nhiên, bạn có thể phản biện rằng giám sát sinh trắc học chỉ là biện pháp tạm thời trong tình trạng khẩn cấp quốc gia. Người ta sẽ dẹp nó đi khi đời sống trở lại bình thường. Nhưng đáng tiếc, lịch sử đã chứng minh các biện pháp tạm thời thường tiếp tục tồn tại sau khi tình thế khẩn cấp qua đi, đặc biệt nếu như luôn có một mối đe dọa mới lẩn khuất đâu đó ở phía trước.

Lấy ví dụ, Israel, quê hương tôi, tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong cuộc chiến giành độc lập năm 1948. Điều này hợp thức hóa hàng loạt các biện pháp tạm thời từ kiểm duyệt báo chí, tịch thu đất đai, cho đến quy định đặc biệt liên quan đến việc làm bánh pudding (Tôi không đùa đâu). Dù cuộc chiến đã kết thúc từ lâu, Israel chưa bao giờ tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp và cũng không gỡ bỏ các biện pháp tạm thời năm 1948 (vào năm 2011, chính phủ cuối cùng cũng “nhân từ” xóa bỏ nghị định về bánh pudding).

Kể cả khi số ca nhiễm corona giảm về 0, một vài chính phủ thèm khát dữ liệu công dân có thể sẽ trần tình rằng họ cần duy trì hệ thống giám sát sinh trắc học vì lo ngại đợt sóng corona thứ hai hoặc bởi virus Ebola đang biến chủng ở Trung Phi hay bởi vì… bạn hiểu ý tôi nói rồi đấy! Một cuộc chiến dằng dai xoay quanh quyền riêng tư của mỗi cá nhân đã diễn ra suốt những năm qua. Dịch corona có thể chính là “điểm bùng phát” trong cuộc chiến này. Khi người dân phải chọn giữa quyền riêng tư và sức khỏe, họ sẽ luôn chọn sức khỏe.

Cảnh sát-xà phòng

Gốc rễ của vấn đề nằm ở việc đưa ra câu hỏi buộc người dân phải lựa chọn giữa sức khỏe và quyền riêng tư. Bởi vì nó sai ngay ở cách đặt vấn đề. Chúng ta có thể và nên có cả sức khỏe lẫn quyền riêng tư. Thay vì thiết lập nên các thể chế giám sát chuyên chế nhằm ngăn chặn đại dịch, chúng ta có thể thực hiện bằng cách trao quyền lực cho người dân. Những tuần gần đây, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore nổi lên là những quốc gia khống chế đại dịch corona thành công nhất. Ngoài các ứng dụng theo dõi, các nước này chủ yếu dựa vào hoạt động xét nghiệm trên diện rộng, báo cáo số liệu trung thực và sự hợp tác tự nguyện của quần chúng hiểu biết.

Việc giám sát tập trung và trừng phạt nặng tay không phải là cách duy nhất khiến người dân tuân thủ quy định. Khi người dân được tiếp cận thông tin khoa học, khi họ tin rằng chính quyền đang nói thật, họ sẽ hành xử đúng đắn mà không cần một Ông Kẹ kè kè theo dõi. Một xã hội có ý thức và được thông tin đầy đủ thường mạnh mẽ và hiệu quả hơn một xã hội mù mờ thông tin và bị kiểm soát.

Hãy lấy ví dụ việc rửa tay bằng xà phòng. Đây là một trong những cải tiến lớn nhất trong hoạt động vệ sinh cá nhân của con người. Hành động rửa tay đơn giản mỗi năm giúp cứu sống hàng triệu mạng người. Chúng ta ngày nay có thể coi nhẹ việc rửa tay nhưng mấy ai biết rằng mãi đến tận thế kỷ thứ 19, các nhà khoa học mới phát hiện ra tầm quan trọng của việc rửa tay bằng xà phòng. Trước đó, thậm chí bác sĩ và y tá không rửa tay giữa các ca phẫu thuật. Giờ đây hàng tỷ người rửa tay mỗi ngày, không phải bởi vì họ sợ lực lượng cảnh sát-xà phòng giám sát, mà bởi vì họ ý thức được những lợi ích sức khỏe. Tôi rửa tay với xà phòng bởi vì tôi đã nghe về vi khuẩn và virus, tôi hiểu những sinh vật nhỏ bé này gây ra bệnh tật và tôi biết xà phòng có thể giúp diệt khuẩn.

Nhưng để đạt được mức độ tuân thủ và hợp tác như việc rửa tay bằng xà phòng, anh cần niềm tin. Người ta cần phải tin khoa học, tin chính quyền, và tin báo chí. Các chính trị gia vô trách nhiệm trong những năm gần đây đã chủ ý phá họai niềm tin của công chúng vào khoa học, chính quyền và truyền thông. Giờ đây lấy lý do rằng không thể đặt niềm tin vào công chúng sẽ hành xử đúng, cũng chính họ đang có ý định lựa chọn con đường chuyên quyền.

Bình thường khi niềm tin đã xói mòn qua năm tháng thì không thể gây dựng lại trong ngày một ngày hai. Nhưng đây không phải là lúc bình thường. Trong cơn khủng hoảng, người ta thay đổi suy nghĩ rất nhanh. Anh có thể cãi cọ với chị em trong nhà suốt bao năm qua nhưng khi tình thế khẩn cấp ập đến, anh bỗng phát hiện ra trong lòng ẩn chứa niềm tin và tình thương và vội chạy đến giúp người thân của mình.

Thay vì xây dựng một chế độ giám sát công dân, hiện vẫn chưa quá muộn để gây dựng niềm tin của người dân vào khoa học, chính quyền và báo chí. Chúng ta đương nhiên cũng nên tận dụng sức mạnh của công nghệ nhưng công nghệ phải nhằm mục đích gia tăng sức mạnh cho người dân.

Tôi hoàn toàn ủng hộ việc theo dõi thân nhiệt và áp huyết nhưng những dữ liệu đó không phải để phục vụ một chính phủ nắm mọi quyền lực mà nó nên giúp tôi có đủ thông tin hơn để đưa các quyết định cá nhân đồng thời khiến chính phủ chịu trách nhiệm với mỗi quyết sách.

Nếu tôi có thể theo dõi các chỉ số sức khỏe của mình 24 giờ/ngày, tôi sẽ không chỉ biết liệu mình có gây hại cho người khác hay không mà còn biết những thói quen nào ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Và nếu tôi có thể tiếp cận và phân tích các thống kê đáng tin cậy về sự lây lan của virus corona, tôi có thể đánh giá liệu chính phủ đang nói thật hay không và liệu chính phủ có áp dụng các chính sách đúng đắn để phòng chống dịch hay không. Khi nói đến giám sát, người ta thường chỉ nghĩ công nghệ giúp chính phủ giám sát mỗi cá nhân mà không nhớ rằng công nghệ cũng có thể giúp mỗi cá nhân giám sát chính phủ.

Đại dịch corona vì vậy là một bài kiểm tra lớn về quyền công dân. Trong những tháng ngày trước mắt, mỗi chúng ta nên chọn tin vào số liệu khoa học và các chuyên gia y tế thay vì tin vào các thuyết âm mưu và những chính trị gia chỉ biết tư lợi. Nếu chúng ta không lựa chọn đúng, chúng ta có thể đang tự tay ký vào văn bản tuyên bố từ bỏ sự tự do quý giá mà trong đầu thì nghĩ rằng đó là cách duy nhất để bảo vệ mình.

Chúng ta cần một kế hoạch toàn cầu

Lựa chọn quan trọng thứ hai mà chúng ta đối mặt là lựa chọn giữa sự cô lập mang tính dân tộc chủ nghĩa hay sự đoàn kết toàn cầu. Đại dịch corona và khủng hoảng kinh tế theo sau là những vấn đề toàn cầu. Chỉ có hợp tác toàn cầu mới có thể giải quyết hiệu quả các vấn đề này.

Đầu tiên, để đánh bại con virus này, chúng ta cần chia sẻ thông tin trên toàn cầu. Đó là lợi thế lớn của chúng ta khi đương đầu với đám virus. Một con virus corona ở Trung Quốc và một con virus ở Mỹ không thể phím nhau cách thức lây nhiễm cho con người. Nhưng Trung Quốc có thể truyền cho Mỹ những bài học quý giá để hiểu về virus corona và làm sao để chống lại nó. Thông tin mà một bác sĩ ở Milan, Italy phát hiện ra lúc đầu buổi sáng có thể giúp cứu sống nhiều người ở Tehran vào cuối buổi chiều. Khi chính phủ Anh do dự, đắn đo giữa các chính sách, họ có thể tham khảo Hàn Quốc vì trước đó một tháng Hàn Quốc đã trải qua tình cảnh tương tự. Nhưng để làm được như thế, chúng ta cần một tinh thần hợp tác và tin tưởng toàn cầu.

Các nước nên sẵn lòng chia sẻ thông tin một cách cởi mở đồng thời khiêm tốn lắng nghe lời khuyên, bên cạnh đó, tin tưởng vào các số liệu và phân tích chuyên sâu mà họ nhận được. Chúng ta cũng cần một nỗ lực toàn cầu trong việc sản xuất và phân phối các thiết bị y tế, quan trọng nhất là các kit thử và máy thở. Thay vì tất cả các nước bươn ra tự sản xuất và tích trữ bất cứ thiết bị nào mua được, một nỗ lực hợp tác trên quy mô toàn cầu sẽ giúp đẩy nhanh việc sản xuất và phân phối các thiết bị hiệu quả hơn. Cũng giống như việc quốc hữu hóa các ngành công nghiệp quan trọng trong chiến tranh, cuộc chiến giữa con người và virus corona khiến chúng ta phải “nhân tính hóa” những dây chuyền sản xuất quan trọng.

Một quốc gia giàu có ít các ca nhiễm virus nên sẵn lòng tiếp viện những thiết bị y tế quý giá cho những nước nghèo hơn đang bị ảnh hưởng nặng nề với niềm tin rằng khi đến lượt mình cần giúp đỡ, các quốc gia khác sẽ chung tay.

Một chiến dịch hợp tác tương tự cũng có thể áp dụng với lực lượng y tế. Các nước hiện đang ít bị ảnh hưởng có thể gửi nhân viên y tế đến những vùng dịch trong khu vực vừa, để giúp cứu người kịp thời vừa có thể thu thập được những kinh nghiệm quý giá. Nếu sau đó tâm dịch chuyển hướng, sự giúp đỡ sẽ quay theo chiều ngược lại.

Sự hợp tác toàn cầu cũng quan trọng trên mặt trận kinh tế. Xét bản chất toàn cầu của kinh tế và chuỗi cung ứng, nếu mỗi chính phủ tự ý hành động mà không đếm xỉa gì đến những quốc gia khác, hậu quả sẽ là hỗn loạn và suy thoái sâu. Chúng ta cần một bản kế hoạch hành động toàn cầu và chúng ta cần xúc tiến nhanh.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần đạt được thỏa thuận toàn cầu về việc di chuyển giữa các quốc gia. Đi lại quốc tế bị ngừng trệ trong nhiều tháng sẽ đẩy chúng ta vào tình cảnh vô cùng khó khăn và cản trở cuộc chiến chống lại virus corona. Các quốc gia cần hợp tác để ít nhất cho phép một số ít những người quan trọng tiếp tục di chuyển qua biên giới như các nhà khoa học, bác sĩ, nhà báo, chính trị gia, và thương nhân. Chúng ta có thể ký một thỏa thuận toàn cầu về việc sàng lọc ngay tại quê hương của các du khách. Nếu ta biết chỉ những hành khách được sàng lọc cẩn thận mới được phép lên máy bay, ta sẽ sẵn lòng cho họ nhập cảnh.

Đáng tiếc hiện nay các quốc gia gần như chưa thực hiện bất cứ biện pháp hợp tác nào kể trên. Sự tê liệt tập thể đang bóp nghẹt cả thế giới. Và dường như không có một người lớn nào trong dàn lãnh đạo. Đáng nhẽ ra chúng ta phải chứng kiến từ nhiều tuần trước một cuộc họp khẩn cấp giữa các nhà lãnh đạo quốc tế để đưa ra một bản kế hoạch hành động chung. Cho đến tận tuần này các nhà lãnh đạo khối G7 mới thu xếp một cuộc họp trực tuyến nhưng rồi cũng chẳng đi đến đâu.

Trong những cuộc khủng hoảng toàn cầu trước đây, ví dụ như khủng hoảng tài chính 2008 hay đại dịch Ebola 2014, Mỹ luôn nắm vai trò dẫn dắt. Nhưng chính quyền Mỹ hiện nay đã từ bỏ vai trò lãnh đạo. Washington nói rõ lập trường rằng nước Mỹ hiện nay quan tâm đến sự vĩ đại của mình hơn là tương lai của nhân loại.

Chính quyền Trump thậm chí đã bỏ rơi cả các đồng minh thân cận nhất. Khi cấm tất cả các chuyến bay từ EU, Mỹ chẳng buồn báo trước với EU, chứ đừng nói đến việc hỏi ý kiến của EU về biện pháp mạnh tay này. Mỹ vừa khiến Đức nổi đóa sau khi bị cho là đã đề nghị trả 1 tỷ đô cho một công ty dược phẩm của Đức để mua độc quyền sáng chế vaccine Covid-19. Kể cả khi chính quyền Mỹ hiện nay thay đổi cách tiếp cận và đưa ra một kế hoạch hành động toàn cầu, hiếm ai chịu đi theo một lãnh đạo không biết chịu trách nhiệm, không bao giờ thừa nhận sai lầm, và có thói quen nhận hết công trạng về phần mình còn đổ thất bại lên đầu người khác.

Nếu không có quốc gia nào đứng ra thế vào chỗ trống mà Mỹ để lại, thì không chỉ việc ngăn chặn đại dịch trở nên khó khăn hơn mà hậu quả còn làm quan hệ quốc tế xấu đi trong những năm tới. Tuy nhiên trong nguy có cơ. Chúng ta hy vọng đại dịch này sẽ giúp con người nhận ra sự nguy hiểm của chia rẽ toàn cầu.

Nhân loại cần đưa ra quyết định. Chúng ta sẽ tiếp tục đua xuống đáy vực chia rẽ hay chúng ta sẽ rẽ lối sang con đường của đoàn kết toàn cầu? Nếu chúng ta chọn chia rẽ, nó sẽ không chỉ kéo dài cuộc khủng hoảng này mà còn có thể dẫn đến thảm họa khốc liệt hơn trong tương lai. Nếu chúng ta chọn đoàn kết, đó sẽ không chỉ là chiến thắng virus corona mà còn là chiến thắng mọi đại dịch và khủng hoảng khác sẽ dồn dập tấn công nhân loại trong thế kỷ 21.

Bình Luận từ Facebook

11 BÌNH LUẬN

  1. I think of Little Saigon and her Elder Sister ! .. ..**********************************

    For NguyễnThị K.P. (HồngĐức Highschool and Saigon Faculty of Literature) in the Capital City of California State .. ..

    https://www.youtube.com/watch?v=WFZUvlAXnqA  
    Mùa Xuân Thung lũng Hoa Vàng – Vũ Đức Nghiêm

    I think of Little Saigon in California
    And her Elder Sister ! .. ..
    In the Old South Vietnam  
    In the Vietnam War

    It seems over a half of century ago
    In our Youth Time
    We were young students
    Faculty of Literature and Faculty of Law
    Hands in hands on Lê Lợi Boulevard
    And Nguyễn Huệ Avenue
    Under Saigon’s sunny weekends
    In the Second Civil War in the 20th Century
    In the Cold War
    In the Vietnam War

    What a LoveStory we have made !
    There were weekends in our Free Saigon’s Sunlight
    That have stayed Immortal and Eternal  young
    And both of us, we thought Love would never die
    There were the biggest moments
    In that our own Lifetimes

    https://www.youtube.com/watch?v=VBARyz8TJqU  
    Về lại Thung lũng Hoa Vàng. – Trần Quang Lộc

     
    It seems a half of century ago
    In our Youth Time
    We were young students
    Faculty of Literature and Faculty of Law
    Hands in hands on Lê Lợi Boulevard
    And Nguyễn Huệ Avenue
    Under Saigon’s sunny weekends
    In the Second Civil War in the 20th Century
    In the Cold War
    In the Vietnam War
    But our LoveStory was in an absolute Peace

    That until now my Heart and Memory
    Still replay in Paris in exile
    Faraway from Little Saigon in California
    And her Elder Sister, Great Saigon ! .. ..
    In the Vietnam Today
    Our beloved Immortal Saigon of Liberty and Freedom
    With the Eternal Yellow Flag ! .. ..
    There were minutes, there are hours
    There will be days and there are great moments
    I still love You, our dear Great Saigon that same way
    And of course certainly You will take your Old Name again
    I think of Little Saigon in California
    And her Elder Sister ! .. ..
    In the Old South Vietnam  
    In the Vietnam War

     https://www.youtube.com/watch?v=hJMc3LYYNpU  
    Để quên con Tim nơi Sài Gòn Nhỏ, Cali  

    In California tonight, I still remember farewell at the Los Angeles Airport
    I was watching your Air France plane out of sight
    Towards your Capital of Love and Exile, Paris
    Love seemed over
    And Time & Space closed the LoveStory
    Still I go back for one last look
    There were moments in that lifetime
    That my heart still replays
    There were minutes, there are hours
    There will be days and there are great moments
    I still love You, my Saigon’s Faculty of Literature’s student
    With the unforgettable white dress
    Like a beautiful  butterfly in my lovesick Dreams
    In our beloved SeaCity ĐàNẵng
    And I still do love You in that same way
    There were minutes, there were hours, there were days
    There are moments I still love you that same way

    There were minutes, there are hours
    There will be days and there are great moments
    I still love You, our dear Great Saigon that same way
    And of course certainly You will take your Old Name again

    In exile in Paris, I think of Little Saigon
    And her Elder Sister, Great Saigon ! .. ..
    Our own beloved Lost Paradise
    In the Old South Vietnam
    Only we can find in the Contemporary History
    In the faraway Vietnam War .. ..

    http://hanoiparis.com/construct.php?page=paysagetxt&idfam=198&idpays=11796  
    MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE  –   TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Tác giả này trách đúng người đúng chổ là vì Trump không còn muốn Mỹ làm
    tên “sen đầm quốc tế” vì sợ bị…bọn CS.và thiên tả lu loa chưởi mắng qúa sức
    chịu đựng trưóc khi ông ta được đắc cử TT.một cách hợp pháp ?

  3. Cố chấp là mot điều đáng so.
    (Khi lan dau nghe den Israel thì cung biết luôn Israel là Do Thái. Nhung cu tu nhu, chac là Do Thái nào do. Den khi doc het tat ca thông tin có the tìm thay. Chang cho nào làm on nói nguoc lai ca. Dung là, Israel là Do Thái. Tung bi tàn sát. Tung duoc ca tg cuu mang. Gio hung hang giuong nanh muá vuot. Chuyen co tích thoi hien dai that dang so.
    Lua chon. Mac ke. Ho đánh giết thì cu đánh giết .
    Xem nhu Israel nghiem nhiên huong loi. Da trót dong tình nên không muon lên án)
    Vì vay. Truoc khi dua ra ý kien hay quyet dinh, hay tu hoi, thâm tâm ban nghi gì.

  4. – Cụ Tỷ (triệu) Lương Dân thay mặt quá nhiều người, thể hiện ở số chữ cụ đã bỏ công sức viết ra. Xin đọc chúng khi nào thấy cần.

    – Tôi cứ nghĩ TQ sẽ từng bước suy thoái, tiến tới sụp đổ sau dịch. Nhưng họ đã kiềm chế được nhờ những biện pháp giám sát rất quyết liệt. Thế giới phải bất ngờ
    Và họ nhắc đi nhắc lại: Đối phó với dịch phải như thời chiến.
    Thế thì, việc họ duy trì các biện pháp theo dõi cá nhân (từng động thái rất nhỏ, kể cả cảm xúc) sau khi đã hết dịch là chuyện rất hiện thực.
    Israel (và nhiều nước) có Luật bảo về quyền riêng tư. Và việc thi hành Luật phải nói là rất nghiêm. Ấy thế mà các biện pháp giám sát thời chiến tưởng rằng phải bãi bỏ sau khi chiến tranh kết thúc, té ra đến nay vẫn chưa bị bãi bỏ.
    Sống ở VN, việc cảnh giác không bao giờ thừa. CS rất muốn u ngủ tinh thần cảnh giác. Trí thức chân chính phải là những người tỉnh thức để canh và báo động.

    Cảm ơn tác giả, cũng như cảm ơn admin (và người dịch) đã cho tôi cơ hội đọc bài này.

    • Y tá, Bác sĩ cấp cứu, Nhà nghiên cứu thuốc chủng và thuốc chữa
      Bạn là Hy vọng của tôi !
      Người khoác Áo Y Mầu trắng Cao thượng, Tài năng Khoa học Y khoa
      Bạn là Niềm tin của tôi !
      Trong mỗi trái tim Nhân Loại,
      Y tá, Bác sĩ cấp cứu, Nhà nghiên cứu thuốc chủng và thuốc chữa
      Bạn là Niềm tin !
      Bạn là Hy vọng của chúng tôi
      Trước cơn Sóng thần Đại Hồng (RED CHINA do MAO XẾNH XÁNG sáng lập) thủy
      Đại dịch
      Cúm Tàu do siêu vi trùng Vũ Hán
      Côrô
      China ác liệt gây ra tàn khốc khắp Hành tinh này

      TỶ LƯƠNG DÂN

      và nhớ giùm cho Thi sĩ CHẾ LAN VIÊN (từng 1 Thời nhiệt tình NGU DẠI đi theo BƯNG BÔ mà không có SUY NGHĨ trước khi gần Đất xa Trời mới tự diễn biến !!!) lưu lại DI CHÚC bằng 2 CÂU THƠ :

      Bác MAO đâu ở đâu xa !
      Bác HỒ ta đó chính là bác MAO !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

      (cúi đầu ăn năn nhận lỗi trước Dân tộc Việt CHỚ ĐÂU như bọn trí ngủ cậu ấm cô chiêu Sài Gòn ăn cơm Quốc gia thờ ma CS tại PARIS hay WASHINGTON !!)

      • Nhắm mắt làm ngơ trước tội ác là đồng lõa với cái ác
        Nhắm mắt nói vu vơ mang họa cho kẻ khác là tội ác
        Nhắm mắt, làm ngơ trước hiểm họa sắp xảy ra là tội ác
        Có cái họa trước mặt, và có cái họa dấu mặt, đang nhen nhóm. Trí thức là tỉnh táo và quyết liệt. Hãy coi là sứ mệnh để dấn thân
        Bác cứ gõ phím cho thỏa chí mình

  5. Hỡi Y tá, Bác sĩ cấp cứu, Nhà nghiên cứu thuốc chủng và thuốc chữa ơi !
    Quý vị là Hy vọng của tôi ! Quý vị là Niềm tin của chúng tôi !
    *********************************

     

    Tôi nghe thấy hàng triệu tiếng than khóc đau thương
    365 năm trước từ nạn dịch hạch nơi Luân Đôn
    Chàng sinh viên Newton phải rời Thủ đô Anh
    Về ẩn náu nơi Quê làng Mẹ
    Và phát minh Toán vi phân nguyên hàm đạo hàm
    Lẫn Luật Cơ học chi phối không gian vũ trụ
    Cùng đặt nền cho Quang học và Triết học cho Khoa học
    Hôm nay lại chính Chàng thư sinh Newton rời Thủ đô Anh ngày ấy
    Nhen nhóm lại những Ánh lửa đêm đen thành Hải đăng
    Và Ngàn Mặt trời Nhiệt hạch cho chúng ta cả tin vào Tương lai Loài Người :
    Nhân loại không bao giờ bị huỷ diệt !

    Tôi nghe thấy hàng trăm triệu tiếng than khóc đau thương
    Năm 1918 từ nạn dịch cúm Tây Ba Nha khắp Âu châu
    Từ muôn triệu mất mát chết chóc tang thương ly biệt
    Khởi điểm cho nghiên cứu vi sinh học của Thiên tài Nhân đạo Pasteur nơi Ba Lê
    Tiến sĩ Koch tại Bá Linh và Giáo sư Flemming nơi Luân Đôn

    Giờ đây, tôi mường tượng cảnh hàng trăm triệu bệnh nhân lo âu
    Khóc thầm khắp nơi trên Trái đất-Mẹ trầm trọng thống khổ tang tóc
    Từ Vũ Hán, Thượng Hải, Bắc Kinh
    Từ Hán Thành, Đông Kinh, Đài Bắc nơi Á châu
    Từ Milan, Rome trên đất Ý
    Từ Mulhouse, Paris trên Nước Pháp
    Từ Luân Đôn nước Anh từ Bá Linh nước Đức
    Và khắp các thành phố châu Âu
    Từ khắp các trung tâm dịch cúm Tàu khắp nơi Phi châu
    Do siêu vi trùng Vũ Hán CôrôChina gây ra tàn khốc

    Bây giờ giữa Paris Chớm Xuân tháng Ba năm 2020
    Tôi nghe thấy hàng trăm triệu tiếng than khóc âu lo đau thương
    Khắp Bốn biển và ngay cả Sáu châu
    (Kể cả Tân Lục địa thứ Sáu Internet)
    Từ cơn Đại dịch Tàu do siêu vi trùng Vũ Hán CôrôChina ác liệt gây ra tàn khốc

    Bây giờ giữa Paris Chớm Xuân tháng Ba năm 2020
    Tôi nghe thấy hàng tỉ người trên Trái đất-Mẹ
    Cách ly tự giam trong nhà mình
    Trong cô đơn của những Cụ già đô độc không con không cháu
    Âm thầm than khóc âu lo đau thương trên giường bệnh chờ chết
    Con siêu vi trùng Vũ Hán CôrôChina ác liệt mãnh lực vô song
    Sẵn sàng nhai nuốt ngay cả Đức Giáo Hoàng và Đức Phật sống Đạt la Lạt Ma
    CôrôChina ác liệt vô hình vô tâm vô cảm vi mô
    Sẵn sàng đo ván Tổng thống Trump, Hồng đế Tập và Tổng thống Poutin như không
    Còn cỡ Đại Từ mẫu Thủ tướng Đức hay Nữ Chủ tịch Âu châu
    Hai Đáng tài hoa xinh đẹp đến thế !
    CôrôChina ác liệt vô hình vô tâm vô cảm vi mô quyền lực vô song
    Sẵn sàng vuốt ve coi thường tha chết !
    CôrôChina là Liêu Trai Trung Quốc hôm nay cũng là Nữ Thần Chết
    Ả Nàng mới mọc lông mọc cánh từ Vũ Hán, Hồ Bắc
    Nay đang luân vũ dải Lụa Đào uyển chuyển trên khắp sân khấu Thế giới
    Nàng Liêu Trai từ Vũ Hán đang hạ cánh khắp Bốn biển Sáu châu

    Bây giờ giữa Paris Chớm Xuân tháng Ba năm 2020
    Tôi đang mơ về thuốc chủng và thuốc chữa từ Phòng thí nghiệm Bá Linh
    Từ Viện Pasteur nơi Paris và Marseilles
    Từ Viện Nghiên cứu Washington
    Từ ngay cả Vũ Hán và Bắc Kinh

    Nhân Loại, Bạn là Hy vọng của tôi !
    Tương Lai Loài Người, Bạn là Niềm tin của tôi !
    Trong trái tim của nhà thơ dấn thân
    Y tá, Bác sĩ cấp cứu, Nhà nghiên cứu thuốc chủng và thuốc chữa
    Bạn là Hy vọng của tôi
    Bạn là Niềm tin của tôi
    Quý vị Cao quý Cao thượng trên tuyến đầu chiến lũy chiến hào
    Chống cơn hồng thuỷ Đại dịch Cúm Tàu
    Do siêu vi trùng Vũ Hán CôrôChina ác liệt gây ra tàn khốc

    Y tá, Bác sĩ cấp cứu, Nhà nghiên cứu thuốc chủng và thuốc chữa
    Bạn là Hy vọng của tôi
    Bạn là Niềm tin của tôi
    Quý vị Cao quý Cao thượng đã và đang đạt được chiến công ngăn chận tạm thời Đại dịch
    Dành từng tấc đất lấy Chiến thắng
    Đang cứu rỗi cứu vớt hàng triệu bệnh nhân vô tội
    Cho nghiên cứu và cứu chữa cao thượng
    Bao triệu người khỏi bệnh mang dòng Máu của chúng tôi
    Trong mỗi ngôi nhà mới, trong mỗi niềm vui mới trở về gia đình từ bệnh viện nhà thương

    Bây giờ giữa Paris Chớm Xuân tháng Ba năm 2020
    Tôi tri ân ghi nhớ những Vị Y tá Bác sĩ đã nằm xuống mãi mãi
    Vĩnh biệt đồng đội y tế chiến sĩ rời khỏi trận chiến
    Cho Toàn thắng chống Đại dịch Cúm Tàu
    Do siêu vi trùng Vũ Hán CôrôChina ác liệt
    Gây ra tàn khốc khắp Hành tinh này
     
    Áo khoác Y Mầu trắng Cao thượng, Tài năng Khoa học Y khoa
    Ánh sáng mầu Hy vọng của bao Đôi mắt bao dung trên
    Sự chữa trị cùng Bất tử bắt đầu lại Cuộc sống
    Và con Quái nữ Liêu Trai từ Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc đã tan vỡ tử thi
     
    Tôi không cần bất cứ thứ gì trong Thế giới Tiêu thụ hiện đại này –
    Ru ngủ thôi miên bởi TÀU-Toàn cầu hóa điên dại
    Đã đang và sẽ tiêu huỷ môi sinh Nhân loại
    Nhân loại ơi ! Loài Người hỡi !
    Chỉ là trong Thời điểm Toàn Thế giới khó khăn nàu, Bạn sẽ sống tràn đầy Niềm tin và Hy vọng

    Y tá, Bác sĩ cấp cứu, Nhà nghiên cứu thuốc chủng và thuốc chữa
    Bạn là Hy vọng của tôi !
    Người khoác Áo Y Mầu trắng Cao thượng, Tài năng Khoa học Y khoa
    Bạn là Niềm tin của tôi !
    Trong mỗi trái tim Nhân Loại,
    Y tá, Bác sĩ cấp cứu, Nhà nghiên cứu thuốc chủng và thuốc chữa
    Bạn là Niềm tin !
    Bạn là Hy vọng của chúng tôi
    Trước cơn Sóng thần Đại Hồng thủy
    Đại dịch Cúm Tàu do siêu vi trùng Vũ Hán
    CôrôChina ác liệt gây ra tàn khốc bạo tàn

    Tất cả những gì đang xảy ra, con cái chúng ta sẽ ghi nhớ
    Tất cả những gì chúng ta đã mất
    Và những gì đã dành cho Anh thư Anh hùng Y khoa thầm lặng này,
    Tôi ước mong ước gì Quý vị Y tá Bác sĩ
    Bạn vẫn mãi là Tinh hoa của Nhân loại đầy Lương tâm Lương tri
    Những Đứa con Vĩ đại qua Dấn thân của Trái đất Mẹ
    Đầy thống khổ đau thương trầm trọng này

    Y tá, Bác sĩ cấp cứu, Nhà nghiên cứu thuốc chủng và thuốc chữa
    Bạn là Hy vọng của tôi !
    Người khoác Áo Y Mầu trắng Cao thượng, Tài năng Khoa học Y khoa
    Bạn là Niềm tin của tôi !
    Trong mỗi trái tim Nhân Loại,
    Y tá, Bác sĩ cấp cứu, Nhà nghiên cứu thuốc chủng và thuốc chữa
    Bạn là Niềm tin !
    Bạn là Hy vọng của chúng tôi
    Trước cơn Sóng thần Đại Hồng thủy
    Đại dịch Cúm Tàu do siêu vi trùng Vũ Hán
    CôrôChina ác liệt gây ra tàn khốc khắp Hành tinh này

    TỶ LƯƠNG DÂN
    cảm tác nhân Cuối tuần này 21/03-22/03/2020 Đầu sóng thần Đại Hồng thủy Đại dịch Cúm Tàu do siêu vi trùng Vũ Hán CôrôChina đổ bộ Đất Pháp ….

  6. Tác giả hơi lo lắng thái quá
    Sau cơn đại dịchvirruts Tập hán, Trung cuốc, loài người sẽ biết là cần phải cách ly bọn độc tài,hoặc sẽ có một tập hợp lực lượng đủ mạnh để hủy diệt CNCS, vì chúng đe dọa tới an ninh của cả nhân loại.
    Khi thua đau trên thương trường, Tập hoang tưởng Hoàng đế cs trung hoa, đã chơi văn cực bẩn đó là tung con viruts để hủy hoại nước Mỹ và thế giới. Chúng đã nhiều lần đe dọa và chúng làm thật. Mr. TRUMP và cộng sự đã rất cảnh giác vì đã hiểu rõ bản chất lưu manh, mất dậy của bọn ĐỘC TÀI CS. Nhờ vậy nước Mỹ tránh được đại họa trực tiếp. Còn với những cái đầu nhẹ dạ cả tin bọn CS ,thì phải gánh họa là đương nhiên.
    CÔNG NGHỆ SẼ VÀ CÒN PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ ĐỂ PHỤC VỤ LOÀI NGƯỜI. Chớ dại để bọn độc tài Trung hoa đại lục ăn cắp

  7. Theơ tôi. bài trên không được viết cho những dân cuồng độc tài ở các nước TQ, VN, Bắc TT.
    Có nhắc đến TQ nhưng toàn là tiêu cực, muốn cảnh báo người ta phải cảnh giác.
    Không thấy nhắc đến những thành tích của VN, đến những “ưu việt của chế độ” như tổng Trọng tự hào.
    Đọc chỉ thấy sự KHINH BỈ với các thể chế độc tài BỊP BỢM.

    Thế giới hậu đại dịch Corona-19 là thế giới không chấp nhận độc tài.

  8. Những điều được trình bày trong bài này đều hay (và rất lý tưởng). Rất cám ơn. Khổ nỗi trên thực tế, sự cộng tác (toàn cầu hoặc khu vực) tựa như một sợi dây xích. Chỉ cần 1 mắt xích không chịu chơi cùng một trò thì hiệu năng của sợi dây xích coi như …. bỏ.

    Đề nghị tác giả Yuval Harari hỏi ông Tập Cận Bình xem ông ấy có chịu làm các điều hay đó không?

Leave a Reply to Khách Quan Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây