Liệu Coronavirus có chấm dứt Toàn Cầu Hóa như chúng ta biết hiện nay không?

Foreign Affairs

Tác giả: Henry FarrellAbraham Newman

Dịch giả: Mặc Lý/ Viet-studies

16-3-2020

Trận đại dịch COVID-19 đang đặt toàn cầu hóa vào một thử thách rất lớn. Khi chuỗi cung gián đoạn và các quốc gia đang thu gom các tiếp liệu y tế và hạn chế đi lại, khủng hoảng này đã làm người ta phải đánh giá lại toàn bộ nền kinh tế thế giới hiện đang gắn kết với nhau. Không những việc toàn cầu hóa làm cho bệnh tật lây lan nhanh chóng khi có bệnh truyền nhiễm, nó còn làm cho các công ty và quốc gia tùy thuộc lẫn nhau, dễ sụp đổ khi có những biến động bất thường. Nay, các công ty và quốc gia đã hiểu ra là họ dễ bị sụp đổ như thế nào.

Nhưng bài học từ trận đại dịch do con vi khuẩn mới này không phải là toàn cầu hóa thất bại. Bài học ở đây là toàn cầu hóa dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động, mặc dù có những ích lợi (hay chính vì có những ích lợi). Trong nhiều thập niên vừa qua, các công ty cố gắng không ngừng để làm giảm những giai đoạn không cần thiết và từ đó đạt giá trị tài sản cao chưa từng thấy trước đây. Nhưng những cố gắng này cũng làm giảm những nguồn sản xuất bình thường không dùng tới – các kinh tế gia gọi là “slack” – khi ta quan sát toàn thể kinh tế thế giới. Trong lúc bình thường, các công ty thường xem “slack” như độ đo lường về khả năng sản xuất đang nằm không, thậm chí đang phí phạm. Nhưng trong những lúc khủng hoảng, slack lại làm toàn bộ hệ thống tiếp tục vận hành, như những van an toàn.

Thiếu những van an toàn như vậy có thể làm gián đoạn chuỗi cung, như ta đã thấy trong vài lãnh vực y tế khi trận đại dịch này xẩy ra. Các nhà sản xuất tiếp liệu y tế thiết yếu, bỗng nhiên thấy sự tăng vọt của chuỗi cầu thế giới, thấy quốc gia này cạnh tranh với quốc gia kia để tìm nguồn cung. Kết quả là ta thấy có sự thay đổi quyền lực của các khối kinh tế quốc gia lớn trên thế giới, khi những quốc gia đã chuẩn bị chu đáo cho cuộc chiến đấu với trận đại dịch này thì hoặc là đã thu gom được nguồn cung vật liệu cho chính họ hoặc là để giúp cho các quốc gia khác. Kết quả là họ có thể mở rộng ảnh hưởng của họ trên bàn cờ thế giới.

HIỆU QUẢ HƠN NHƯNG CŨNG DỄ SỤP ĐỔ HƠN

Thông thường, ta nghĩ về toàn cầu hóa như là nó sẽ tạo ra một sân chơi thế giới, cho phép các nhà sản xuất có thể xây dựng được những chuỗi cung không cứng nhắc bằng cách thay một nhà cung cấp này bằng một nhà cung cấp khác, nếu cần thiết. Sự giàu có của quốc gia, như Adam Smith đề cập về quốc gia, cũng trở thành sự giàu có của thế giới khi các doanh nghiệp lợi dụng được sự phân bố lao động toàn cầu. Chuyên môn hóa sẽ làm hiệu quả hơn, và hiệu quả hơn sẽ nâng cao lợi nhuận và phát triển hơn.

Nhưng toàn cầu hóa cũng tạo nên một hệ thống tùy thuộc vào nhau phức tạp. Mọi công ty đều ôm lấy chuỗi cung toàn cầu này và làm hệ thống sản xuất thế giới như một lưới nhện đan các quốc gia vào nhau. Một sản phẩm có thể có những bộ phận làm từ hàng chục quốc gia khác nhau trên thế giới. Việc chuyên môn hóa như vậy làm cho việc thay thế trở thành khó khăn nhất là với những sản phẩm đặc biệt. Và khi việc sản suất trở thành toàn cầu, các quốc gia sẽ tùy thuộc vào nhau nhiều hơn, vì không có quốc gia nào có thể kiếm soát toàn bộ nguyên liệu hay các thành phần sản xuất mà nền kinh tế quốc gia đó cần. Mọi nền kinh tế quốc gia đều quyện vào một hệ thống chuỗi cung toàn cầu.

Trận đại dịch COVID-19, do con vi khuẩn mới này, đã cho ta thấy hệ thống toàn cầu dễ sụp đổ như thế nào. Một vài khu vực kinh tế, đặc biệt những khu vực hoạt động kinh tế có những thành phần “dư thừa” và việc sản xuất trải ra trên nhiều quốc gia thì có thể vượt qua cuộc khủng hoảng này tương đối dễ. Còn những nền kinh tế khác thỉ có thể trên đà sụp đổ nếu trận đại dịch này làm một nhà cung cấp duy nhất trong một quốc gia duy nhất ngừng sản xuất một thành phần   quan trọng và được xử dụng rộng rãi. Thí dụ các nhà sản xuất xe hơi tại Tây Âu đang lo lắng về sự thiếu hụt các bộ phận điện tử nhỏ trong xe hơi vì một nhà sản xuất duy nhất, MTA Advance Automoticve Solutions, đã bắt buộc phải dừng sản xuất tại một trong những nhà máy tại Ý.

Trước đây, các nhà sản xuất có thể xây những kho chứa đồ tiếp liệu để khỏi bị gián đoạn những lúc như thế này. Nhưng trong thời đại toàn cầu hóa, rất nhiều doanh nghiệp đã làm theo lời tuyên bố vàng ngọc của Tổng Giám Đốc Apple, Tim Cook: ”Lập kho chứa là sai căn bản”. Thay vì tốn tiền để lập kho chứa những linh kiện mà họ cần để sản xuất một sản phẩm nào đó, những công ty này tùy thuộc vào chuỗi cung “đúng thời điểm”. Nhưng giữa cơn đại dịch toàn cầu “đúng thời điểm” lại dễ dàng trở thành quá trễ. Nhiều vấn đề, trong đó vấn đề về chuỗi cung, làm việc sản xuất máy tính laptop giảm 50% trong tháng 2/2020 và điện thoại di động thì có thể giảm 12% trong quý tới. Cả hai sản phẩm này đều được sản xuất bởi những nhà sản xuất châu Á chuyên biệt.

THIẾU HỤT NHỮNG TIẾP LIỆU TỐI CẦN THIẾT

Giống như chuyện tắc nghẽn trong việc sản xuất đồ điện tử, chuyện tắc nghẽn trong sản xuất tiếp liệu y tế cũng làm ngăn trở cuộc chiến đấu chống lại con vi khuẩn mới này. Những đồ tiếp liệu tối cần như reagent, một thành phần căn bản trong việc chế tạo bộ thử nghiệm vi khuẩn mà các phòng thí nghiệm dùng để tìm ra RNA của vi khuẩn, bị thiếu hụt tại nhiều quốc gia. Việc chế tạo reagent cần thiết trên thế giới đã tập trung vào hai công ty: công ty Qiagen của Hòa Lan, mà đại công ty dược phẩm Thermo Fisher Scientific của Mỹ mới mua lại, và hãng bào chế Roche Laboratories, trụ sở ở Thụy Sĩ. Cả hai đều không đáp ứng được với chuỗi Cầu tăng đột ngột. Sự thiếu hụt này đã làm chậm trễ việc sản xuất bộ thử nghiệm vi khuẩn ở Mỹ, vì Mỹ cũng phải xếp hàng sau các quốc gia khác chờ đến lượt mình mua hóa chất cần thiết.

Khi trận đại dịch mới bộc phát, vài chính phủ đã hành động theo bản năng   xấu xa của họ. Trước cơn đại   dịch COVID-19 bộc phát, các nhà sản xuất Trung Quốc chế tạo phân nửa số mặt nạ dùng trong y tế trên thế giới. Những nhà sản xuất này đã tăng cường sản xuất vì cuôc khủng hoảng nhưng chính phủ Trung Quốc đã mua toàn bộ số mặt nạ sản xuất, đồng thời nhập khẩu mặt nạ và máy thở ở các nước khác với số lượng lớn. Trung Quốc chắc chắn là cần những món đó nhưng chuyện mua ào ạt như vậy là làm nghẹt chuỗi cung và làm trở ngại các quốc gia khác trong việc chiến đấu với cơn đại dịch này.

Các quốc gia châu Âu cũng không cư xử khá hơn. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cấm xuất khẩu mặt nạ y tế và máy thở. Đức cũng làm tương tự, dù là một thành viên của Liên Âu, với quy chế thị trường duy nhất, mậu dịch tự do giữa những quốc gia thành viên. Chính phủ Pháp thì đơn giản hơn, sung công toàn bộ mặt nạ y tế. Giới chức Liên Âu than phiền là những hảnh động như vậy đã làm mất đi tinh thần liên đới và ngăn trở Liên Âu áp dụng một sách lược chung trong việc chiến đấu với   con vi khuẩn mới này, nhưng những lời than phiền của họ bị bỏ ngoài tai.

Những chiêu thức “đánh què thằng hàng xóm” có nguy cơ gia tăng hơn khi cơn khủng hoảng kéo dài, chặn nguồn cung cho những nhu cầu y tế cấp thiết. Vấn đề này tại nước Mỹ còn u ám hơn vì Mỹ đã chậm trễ cho việc đối phó cơn đại dịch này một cách nhất quán và thiếu nhiều tiếp liệu y tế. Nước Mỹ có nguồn dự trữ quốc gia về mặt nạ y tế nhưng không được bổ sung thêm từ 2009 và nó chỉ chứa một phần của số lượng cần thiết. Cũng không ngạc nhiên gì khi cố vấn thương mại của TT Trump, Peter Navarro, đã dùng chuyện này và chuyện thiếu hụt những tiếp liệu khác để đe dọa đồng minh và biện minh cho chính sách rút khỏi thương mại toàn cầu hơn nữa, bảo rằng nước Mỹ cần mang khả năng sản xuất và những chuỗi cung các tiếp liệu ý tế thiết yếu về lại nước Mỹ. Kết quả, như đã tiết lộ, Đức lo lắng khi hành pháp Trump đi một bước táo bạo, định mua đứt một loại thuốc chủng mới đang thí nghiệm từ công ty dược phẩm Curavac của Đức, đưa về công ty về Mỹ và sử dụng thuốc chủng cho người Mỹ. Berlin đã tính chuyện đưa giá mua cao hơn hoặc là cấm chuyện mua này của Mỹ.

TÌM ẢNH HƯỞNG TỪ TRẬN DỊCH

Trong khi hành pháp Trump đã dùng cơn   đại dịch này để thối lui khỏi việc hội nhập toàn cầu, Trung Quốc lại dùng nó để chứng tỏ thiện chí lãnh đạo việc hội nhập này. Là quốc gia đầu tiên bị trận đại dịch, Trung Quốc đã   chịu nhiều khốn khổ trong 3 tháng vừa qua. Nhưng nay Trung Quốc đã bắt đầu hồi phục trong khi phần còn lại của thế giới đang phải chịu đựng. Nay các nhà sản xuất Trung Quốc, đa số đã hồi phục và tiếp tục sản xuất, nhưng chuỗi cầu từ những quốc gia đang bị đại dịch sút giảm. Tuy nhiên điều này cho họ có một lợi thế ngắn hạn to lớn trong việc ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Mặc dù mắc phải những lỗi lầm lúc đầu có lẽ làm thiệt hại hàng ngàn nhân mạng, Trung Quốc đã học cách chống lại con vi khuẩn này và có kho tích trữ các dụng cụ y tế. Đây là những thứ vô giá và Bắc Kinh đã khéo léo sử dụng.

Đầu tháng 3, Ý kêu gọi các quốc gia Liên Âu khác cung cấp khẩn cấp các dụng cụ y tế vì sự thiếu hụt những thứ này ở Ý đến nỗi phải làm các bác sĩ phải có những quyết định đau lòng với bệnh nhân: chọn ai để cứu và ai để chết. Không quốc gia nào đáp ứng lời kêu gọi này. Nhưng Trung Quốc đáp ứng, sẵn sàng bán máy thở, mặt nạ, đồ bảo hộ và bông thử nghiệm. Như Rush Doshi và Julian Gewirtz, chuyên gia về Trung Quốc, đã từng tranh luận, Bắc Kinh muốn cho thế giới nhìn họ như lãnh tụ trong cuộc chiến chống con vi khuẩn mới, đế chứng tỏ thiện chí và gia tăng ảnh hưởng của họ.

Điều này gây lúng túng cho hành pháp Trump, vốn đã chậm trễ trong việc đáp ứng với con vi khuẩn này, khi nghĩ rằng cấm du khách từ Âu Châu là cácm phòng thủ tốt nhất cho một cơn bệnh vốn đã lây lan nhanh chóng trên chính đất Mỹ. Thay vi là một nước cung cấp vật phẩm cho thế giới, Mỹ lại thiếu những thứ có thể giúp thế giới. Thêm muối sát vào vết thương, nước Mỹ có thể phải nhận quà từ thiện từ Trung Quốc: tỉ phú Jack Ma, đồng sáng lập công ty Alibaba đã mở lời “viện trợ” 500,000 bộ thử nghiệm vi khuẩn và 1 triệu mặt nạ cho Mỹ.

ĐỊA CHÍNH TRỊ MỚI CỦA TOÀN CẦU HÓA

Khi những nhà hoạch định kế hoạch của thế giới đối phó với trận đại dịch này và những hệ quả của nó, họ có thể phải nhìn thẳng vào điểm là nền kinh tế thế giới có thế không hoạt động như họ nghĩ. Toàn cầu hóa khiến con người càng ngày càng chuyên môn hóa, một mô hình tạo ra những hiệu quả phi thường nhưng nó cũng tạo ra những chỗ yếu dễ đổ vỡ phi thường. Những lúc bất thường trắc trở như trận đại dịch COVID-19 đã làm bộc lộ những chỗ yếu như vậy. Một nguồn cung duy nhất hay một vùng trên thế giới chuyên về một sản phẩm nào đó, có thế tạo những chỗ yếu   gây dổ vỡ mà không ai đoán trước được trong lúc khủng hoảng, gây đổ vỡ cho cả chuỗi cung. Trong những ngày tháng sắp tới, sẽ còn bộc lộ thêm nhiều chỗ yếu như vậy.

Kết quả có thể làm thay đổi chính trị thế giới. Khi sức khỏe và an toàn của người dân bị nguy hiểm, các quốc gia có thể ngăn xuất khẩu hoặc sung công các đồ tiếp liệu thiết yếu, ngay cả khi hành động này sẽ có hại cho đồng minh hoặc láng giềng. Khi tòan cầu hóa lui bước như thế, những quốc gia nếu có điều kiện, sẽ càng dùng lòng quảng đại để gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Cho tới nay, Mỹ không phải ở vị trí lãnh đạo thế giới trong cuộc chiến của thế giới với cơn đại dịch này và Mỹ đã nhường một phần vị trí lãnh đạo thế giới này cho Trung Quốc. Trận đại dịch này đang vẽ lại địa chính trị của toàn cầu hóa nhưng Mỹ vẫn chưa thích ứng được. Thay vào đó, nước Mỹ còn đang bệnh và đang vùi xuống cát để giấu mình.

Bình Luận từ Facebook

12 BÌNH LUẬN

  1. Đọc comment trên, tôi tò mò tìm hiểu vài nét về Nguyễn Quang Thuấn và Nguyễn Quang A (mà nghiemnv nhét vào một rọ, để… chửi cả hai).
    Đây là hai người nổi tiếng (có tên trong wikipedia), cùng là Nguyễn Quang, cùng quê Bắc Ninh. Sinh cách nhau tới một “giáp”.

    Họ khác nhau quá xa về xu hướng, quan điểm (như nước với lửa, đen với trắng). QThuấn chuyên lý luận bênh CS. Còn QA không hề viết lý luận, mà chỉ viết bài công kích CS.
    QThuấn không hề quan tâm vụ Đồng Tâm, còn QA thì ngược lại. Tôi tìm được tấm ảnh QA ngồi cạnh cụ Kình khoác vai thân thiết và sau đó là tấm ảnh QA viếng mộ.

    Tôi đồng ý: Nó chửi những người ham lý luận. nhưng chưa hiểu thế nào là “lý luận”. Rất nhiều từ ngữ nó sử dụng tùy tiện như bọn bần cố nông (lưu manh) thời cải cách ruộng đất (cha tôi kể lại)

  2. Nguyên văn: Xem ra đám trí thức BẮC KỲ THỊT CHÓ ĐEN CHỈ HAM LÝ LUẬN, PHÔ DIỄN TRÍ THỨC CHẮP VÁ. Tks tác giả có câu nói khai trí” VIRUT LÍ LUẬN” (nghiemnv)

    Bình: Tôi tin chắc nó chưa phân biệt thế nào là lý luận (khoa học) và lý lẽ (bất cứ ai cũng sử dụng ở đời thường).
    Người viết lý luận thì bài đăng ở Tạp Chí Lý Luận. Ở nước ta, chỉ có bài ca ngợi CS mới được đăng như vậy (tạp chí CS; tạp chí Tuyên Giáo; tạp chí của Viện hàn lâm KHXH…

    Còn những người viết cho TiengDan chỉ là những bài báo thông thường. Họ dùng lý lẽ chứng minh CS là độc tài, phản dân, hại nước… Trong số rất nhiều bài này (gồm cả các bài của Nguyễn Ngọc Chu, Mạc Văn Trang – bị mày chửi) chỉ toàn là các bài báo thông thường – như muôn vàn bài khác.

    Ngay cả bài “Virus Lý Luận” cũng không phải là bài lý luận, mà chỉ là bài dùng lý lẽ công kích các bài “lý luận” CS. Bài này, không hề ám chỉ tới đối tượng mà nó muốn chửi.

    Tại sao nó thank tác giả (như trích ở trên). Vì 2 nguyên nhân:
    a) do trình độ (không lãnh hội nổi nội dung bài, thậm chỉ chỉ đọc cái đầu bài)
    b) Tâm địa đen tối

  3. Xem ra đám trí thức BẮC KỲ THỊT CHÓ ĐEN CHỈ HAM LÝ LUẬN, PHÔ DIỄN TRÍ THỨC CHẮP VÁ. Tks tác giả có câu nói khai trí” VIRUT LÍ LUẬN”

  4. Viết liên hồi… (như ở trên) nói lên một thứ tâm trạng (!)

    Tiengdan là trang chống CS độc tài. Khỏi cần chứng minh. Cũng giống như VietStudies, Tễu, Bauxite… Tất nhiên, đã là “trang” thì chỉ chống bằng bài viết. Ngu gì mà đòi hỏi các trang này phải làm hơn thế? Ngu gì mà cứ nằng nặc (như đòi nợ) đòi tác giả bài viết phải làm hơn thế? Ngu gì mà dùng nặc danh để đòi người khác làm những điều chính mình run sợ (không dám công khai danh tính)

    Không kể Admin (chủ nhà) thì có 2 hạng người xuất hiện ở TiengDan.
    1) Loại CÔNG KHAI chống độc tài.
    Họ là tác giả công khai của các bài đăng trên TiengDan (và rất nhiều trang khác, kể cả facebook cá nhân).
    Họ muốn càng nhiều người đọc càng tốt. Nhưng CS tìm mọi cách để chặn. Họ dùng tên thật, họ có địa chỉ thật. CS có thể gô cổ họ, nếu thấy cần.
    Do vậy, bài của họ phải dùng văn phong kiềm chế, ôn hòa. Chỉ cần viết khiêu khích một chút, sẽ trở thành chứng cứ kết tội ở một tòa án do đảng viên CS ngồi xử.
    – Nếu bài của họ có trăm, hay ngàn, hay chục ngàn… người đọc, thì (ở diễn đàn TiengDan) chỉ có dăm-ba người phát biểu – dù cố phát biểu nhiều lần. Và tất cả: Đều dùng nặc danh. Trong cái nhúm người này, có vài-ba vị nói năng “như cha người ta” để phê phán CS và phê phán… tác giả. Răn dạy.

    2- Loại dùng nặc danh (nickname)
    Dẫu nói như ông tướng, coi CS và tác giả như tép… nhưng rành rành: Dùng nặc danh là HÈN.
    Càng là HÈN, nếu so sánh với những người công khai (nói trên). Vì đây là nói sau lưng CS.
    Câu hỏi: CS có quan tâm đến những phát biểu nặc danh trong cái diễn đàn (lúc ồn áo nhất) chỉ có chục nặc danh lên tiếng?

    Trong số “nói sau lưng” (có cả tôi. Xin nhận chữ Hèn) lai chia thành hai nhóm (gồm 1-2 mống)
    a) Nhận ra sự dũng cảm của tác giả công khai viết bài phê phán CS độc tài.
    b) Dè bỉu tác giả. Thậm chí đòi các tác giả phải “hành động”
    Vì sao có sự khác nhau: vì nhân cách khác nhau (trong cái Hèn)

  5. Bọn việt ngu si ( vstudy) cũng chỉ là đọc dịch. Thói quen muôn thuởu của trí thức xhcn: hám nổi danh, lười suy nghĩ độc lập, không biết mình đang dốt, cứ nghĩ dịch ra tiếng Việt là giỏi. Cũng chỉ là thằng THÔNG NGÔN thôi

    • @ Nghiemmv
      Nên tôn trọng các công trình dịch thuật nghiêm túc và không nên miệt thi các dịch giả. Dịch thuật là một mục tiêu quan trọng trong nỗ lực khai dân trí xướng nhân duyền mà cụ Phan Chu Trinh đề xuất và Tiếng Dân theo đuổi.Xin vui lòng kiềm chế các cảm xúc không cần thiết, đó là một hình thức tôn trọng lẫn nhau

  6. Cách đây mâdy năm, tôi có xem bộ phim hoạt hình của Nhật bản về nội dung quay về cái gốc tự nhiên của loài ng mà được sự hỗ trợ của khoa học. Bộ phim hoạt hình đầy màu sắc khi con ng sống hòa đồng với thiên nhiên. Đẹp lung linh trong sự bình yên.
    Đấy, người NHẬT suy nghĩ và mơ tưởng như thế đấy

      • Em thành thật xin lỗi bác, em không nhớ. Nhưng người Nhật họ đang sống vói thiên nhiên hài hòa. Họ sx hàng hóa cho ng khác dùng chứ còn dân Nhật đa số dùng hàng “giảm giá”. Họ chẳng phô trương, lại khiêm nhường.

  7. Xin lỗi. Toàn cầu hóa về tiêu dùng sản phẩm.
    Xã hội tiẻu dùng mói thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngưng tiêu dùng là KT thế giới suy giảm. Có lẽ loài người đã quá thừa tiêu dùng vật chất, đến lúc phải quay về bổn Tâm

  8. Hai thằng Tây rởm này mắc bẫy Tập hán. Kẻ vừa ỉa bậy vừa la làng.
    Toàn cầu hóa có lẽ đã lỗi thời, nay cơn khủng hoảng virut TậpHán, sẽ đưa thế giới tới nơi sạch hơn, an toàn hơn.

    • Cả hai tác giả đều là giáo sư đại học Mỹ ở vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Tiến sĩ Henry Farrell đang dạy tại George Washington University, còn Giáo sư Tiến sĩ Abraham Newman dạy tại Georgetown University. Hai trí thức ở ngay thủ đô chỉ trích mạnh mẽ chính quyền liên bang, thậm chí chê trách cả đất nước. Liệu họ có bị mất chức hay bị cộng đồng ném đá? Chắc chắn là không. Nước Mỹ và chính phủ Mỹ chính là những thực thể chấp nhận được, thậm chí muốn nhận được, những lời chỉ trích như ở đoạn cuối bài này.

      Người Mỹ thật là kém trí tưởng tượng! Họ không bao giờ tưởng tượng ra nổi những tội danh như “lợi dụng tự do dân chủ”… dành cho những trường hợp như thế này để ghi vào bộ luật hình sự. Chán người Mỹ quá đi thôi!

Leave a Reply to nghiemnv Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây