Một dân tộc bất hạnh!

BTV Tiếng Dân

12-3-2020

Chuẩn bị đón năm mới 2020 bằng những phát súng tàn nhẫn nã vào thôn Hoành và cụ Lê Đình Kình, lãnh tụ tinh thần của dân Đồng Tâm, không phải là những gì mà người dân có lương tri mong đợi vào những ngày giáp Tết. Sự kiện chấn động này đã được GS Hoàng Xuân Phú khẳng định: “Công an đã giết cụ Lê Đình Kình hết sức dã man tại phòng ngủ của cụ; và những người dân Đồng Tâm bị bắt đều vô tội“.

Nỗi bàng hoàng với sự kiện Đồng Tâm chưa kịp nguôi ngoai, thì đại dịch virus Vũ Hán lan sang Việt Nam. Đại dịch làm người dân khốn đốn, bởi bình thường họ đã phải vất vả mưu sinh mới tạm đủ, bây giờ phải lo dịch bệnh, sinh kế bị mất, tương lai bất định và họ không biết sẽ phải tiếp tục sống ra sao trong những ngày tháng tới.

Thế nhưng, người dân không thể tưởng tượng được những đồng tiền mà họ còng lưng nộp thuế cho chính phủ đã được các “công bộc” của họ như Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, hay GSTS Nguyễn Quang Thuấn, cựu Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đương kim Phó chủ tịch Hội đồng lý luận TW đã ăn chơi phung phí ra sao trong những ngày toàn dân gồng mình chống dịch.

Dù ăn chơi xa xỉ, chi xài tiền tỉ, nhưng ông Thuấn chỉ là một dạng tép riu so với vô vàn con đỉa thi nhau hút máu dân trong chế độ “tươi đẹp” này, một chế độ mà bao nhiêu năm qua đã dẫn dắt đất nước chạy theo sau ngửi khói bạn bè cùng khu vực. Nó không nằm đâu xa, chỉ vài con virus Vũ Hán cũng đủ làm lộ ra một phần bản chất của một thể chế mục ruỗng.

Về cái Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam mà ông Thuấn từng làm Viện trưởng, một bài viết trên báo Tuổi Trẻ năm 2016 của tác giả Châu Phúc, có tựa đề: Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam nghiên cứu cái gì? Bài viết này đã cho chúng ta thấy phần nổi của tảng băng.

Trong bài có đoạn: “Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2015 tổng chi ngân sách nhà nước cho viện này là 504,5 tỉ đồng, tương đương 22,6 triệu USD. Với con người và nguồn lực như trên, năm 2015 VASS có tổng cộng 5 bài công bố khoa học trong danh mục ISI của Web of Science, với số lượt trích dẫn là 8 và số lượt trích dẫn trung bình là 1,60”.

Kính mời quý độc giả đọc toàn bài trên báo Tuổi Trẻ, đăng ngày 5-5-2016, của tác giả Châu Phúc, để hiểu thêm về Viện hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam mà GSTS Nguyễn Quang Thuấn từng làm Viện trưởng:

Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Kết quả nghiên cứu đóng góp như thế nào cho việc hoạch định chính sách, việc phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, và những đóng góp đó có xứng đáng với số tiền mà người đóng thuế đã chi trả cho giới nghiên cứu hay không?

Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) được chính thức thành lập năm 2012 trên cơ sở Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2008), vốn tiền thân là Ban Nghiên cứu lịch sử, địa lý, văn học thành lập từ năm 1953. Viện bao gồm 37 tổ chức trực thuộc, trong đó có 32 tổ chức là các viện nghiên cứu chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học xã hội.

Những con số biết nói

Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng – vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, hiện nay đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ của cả VASS là 380, trong đó có 175 người có chức danh giáo sư, phó giáo sư. Trong khi đó, theo trang web của viện, VASS có hơn 700 cán bộ có học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, thạc sĩ thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2015 tổng chi ngân sách nhà nước cho viện này là 504,5 tỉ đồng, tương đương 22,6 triệu USD. Với con người và nguồn lực như trên, năm 2015 VASS có tổng cộng 5 bài công bố khoa học trong danh mục ISI của Web of Science, với số lượt trích dẫn là 8 và số lượt trích dẫn trung bình là 1,60 (*).

Nếu tính cả quá trình 5 năm từ 2011-2015, tổng số công bố ISI của viện là 22 bài, một thành quả chỉ tương đương con số bài báo khoa học tối thiểu để được bổ nhiệm giáo sư ở Malaysia. Nếu so với cả nước, tổng số công bố ISI của Việt Nam năm 2015 là 2.775 bài, VASS có 5 bài. Liệu có thể giải thích như thế nào về những con số trên đây?

Hiệu quả của nghiên cứu

Bài báo ISI tất nhiên không phải là tất cả thành quả nghiên cứu của một cá nhân hay tổ chức. Đặc biệt là trong khoa học xã hội, có nhiều hình thức công bố khác, chẳng hạn viết sách, thực hiện các báo cáo tư vấn…

Bài báo khoa học, kể cả trên các tập san quốc tế, không phải là mục đích tự thân của hoạt động nghiên cứu. Câu hỏi cuối cùng vẫn là: những kết quả nghiên cứu này đã đóng góp như thế nào cho việc hoạch định chính sách, việc phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, và những đóng góp đó có xứng đáng với số tiền mà người đóng thuế đã chi trả cho giới nghiên cứu hay không?

Tuy vậy, công bố quốc tế là một thước đo tương đối khả tín cho phẩm chất khoa học của các kết quả nghiên cứu. Để được giới hàn lâm quốc tế nhìn nhận, những công trình này cần được thực hiện với những phương pháp thích hợp và có những đóng góp mới mẻ cho chuyên ngành.

Vì vậy, khoa học xã hội Việt Nam khó mà biện minh cho việc đứng ngoài dòng chảy toàn cầu, bằng cách coi nhẹ việc công bố quốc tế.

Trả lời trong cuộc họp báo ngày 22-4, VASS cho biết trong 5 năm qua, viện có 400 xuất bản phẩm quốc tế ở nhiều dạng. Tuy nhiên, danh sách 400 công trình này chưa được công bố nên không thể bình luận gì thêm. Nhưng điều này đặt ra một vấn đề lớn không chỉ cho viện mà cho tất cả cơ quan, tổ chức nghiên cứu đang sử dụng tiền ngân sách. Đó là sự minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Phải minh bạch, vì là tiền thuế của dân

Không ai phủ nhận tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa học xã hội. Thậm chí, xã hội càng nhiều vấn đề (kinh tế khủng hoảng, bạo lực tràn lan, cải cách giáo dục, cải cách thể chế, các vấn đề tội phạm…) thì nghiên cứu khoa học xã hội càng cần thiết và bức bách.

Vì vậy, tăng cường kinh phí nghiên cứu để dùng tri thức góp phần giải quyết những vấn đề ấy là điều hợp lý. Tuy nhiên, ngân sách là tiền của người dân đóng thuế, vì vậy người dân cũng cần được biết các nhà nghiên cứu đã sử dụng đồng tiền ấy như thế nào và mang lại kết quả ra sao.

Chỉ sự minh bạch là có thể giúp thực hiện được trách nhiệm giải trình. Trong trường hợp này, rất cần viện công bố chi tiết danh sách các xuất bản phẩm quốc tế và các thành quả nghiên cứu khác của viện, thậm chí công bố toàn văn.

Nếu công trình nào ảnh hưởng đến an ninh quốc gia thì không cần công bố, nhưng không lẽ tất cả công trình nghiên cứu của viện đều liên quan đến an ninh quốc gia? Có hàng trăm, hàng ngàn đề tài hết sức bức thiết để cải thiện chính sách, cải thiện nhận thức và đời sống của người dân, vì sao viện không nghiên cứu?

Áp lực đòi hỏi thực hiện trách nhiệm giải trình với các trường đại học đang ngày càng tăng, các viện nghiên cứu không thể là ngoại lệ, đặc biệt là khi sử dụng nguồn ngân sách lớn như vậy. Nhà nước cần có chính sách buộc các viện phải công bố báo cáo thường niên và công bố các kết quả nghiên cứu của viện, nếu không phải là toàn văn, ít nhất cũng là bản tóm tắt.

Tất cả những điều này sẽ mang lại tính chính danh cho Nhà nước, vì xét cho cùng, nhiệm vụ quan trọng nhất của Nhà nước là hành động nhằm bảo vệ lợi ích của người dân, tức là những người đang đóng thuế để nuôi bộ máy nhà nước.

(*) Nguồn: www.scientometrics4vn.com

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. Bốn cái comments tiêu biểu đã chiếm vị trí đầu tiên rồi.
    Vậy xin cho tôi còm vài dòng đánh giá chính thức và vĩnh viễn về nghiemnv.

    Nói thật, bọn việt gian cộng sản bán quốc gia và dân tộc cho Tàu khi viết về dân tộc cũng phải (giả vờ) khen: anh hùng, dũng cảm, văn hiến (đủ thứ).
    Đời tôi, chỉ thấy thằng này công khai bảo dân tộc ta có mọi thói xấu, xứng đáng bị CS cai trị.
    Trá hình gì cũng lộ mặt Việt Gian

  2. Tôi đã download toàn bộ bài này.
    Nó sẽ đi vào lịch sử và tiểu sử.
    Nhất định có nhiều dịp phải sử dụng
    Mong có một bài điển hình về Muỗi nữa.

  3. – Bài này mới có 2 bạn đọc comment, mỗi vị comment 2 lần. Cả thảy là 4.
    Tôi mong đừng ai comment thêm nữa, để vẫn đề được cô đọng và sáng tỏ.

    Đọc xong 4 comments, thấy hại vị này đối lập nhau tới mức không thể hòa giải về chính kiến.
    (Chú thích: Chính kiến là quan điểm chính trị xuyên suốt. Ở đây là cái nhìn của một thành viên về dân tộc mình).
    Làm sao hòa giải NGƯỜI và CON VẬT?

  4. Chứng cứ sẽ sử dụng lâu dài, mỗi khi cần
    – Bài MỘT DÂN TỘC BẤT HẠNH đăng ngày 12 tháng 3 năm 2020
    trên báo mạng Tiếng Dân
    – Khi comment bài này, tên nghiemnv đã goi tôi (Công Anh) là đại biểu tiêu biểu của trí thức NƯỚC LỢ.
    Mọi Từ Điển khi định nghĩa Trí Thức đều coi trọng. Nhưng nghiemnv nhất quán trong các comment của nó: bôi nhọ trí thức – dù đó là trí thức gì.
    Bới vậy, khi tôi bị nó gọi là trí thức tôi thấy bị xúc phạm. Đã có lần bị xúc phạm như vậy, tôi đã nói cho nó biết: Nó ngậm cứt phun người.
    Tôi tuyên bố: Giáo viên cấp 2 Bồ Công Anh sẽ không tha nó bất cứ khi nào nó xuất hiện.

    Ngay ại đây, lúc này, nó nêu chính kiến (vẫn còn chình ình kia): Dân VN có nhiều thói xấu bị CS thống trị là không oan.
    Tôi phản đối. Xin mọi người đọc các comment và cho ý kiến.

  5. Sau khi đọc bài (tác giả chính là BTV của tiengdan) và đọc cái comment đầu tiên, ai cũng thấy có hai cách nhìn về DÂN TỘC VIỆT NAM.
    – Biên tập viên báo Tiếng Dân cho rằng: Dân VN bất hạnh vì thời nay bị cai trị bởi một bọn người độc ác, tàn bạo, phi nhân (thời xưa 4000 năm anh hùng, văn hiến). Nói khác 100 triệu dân Việt không có tội tình gì.
    Ai đang tố cáo bọn CS? Chính là báo tiengdan và các tác giả có bài đăng báo.
    – Còn nghiemnv cho rằng (tôi phải trích nguyên văn và chép lại làm chứng cứ để có lúc cần sử dụng tới) cho rằng:
    “Cái bất hạnh của dân tộc này là do chính con người của dân tộc này. Hèn nhát, ích kỷ, bàng quang, vô cảm, hãnh tiến, háo, ngáo” (nguyên văn)
    ĐMM! Mày vô đây là được phép của báo tiengdan (xóa tên mày rất dễ), mày mất dạy với nơi cho phép mày được phát biểu chính kiến…, thôi cho qua
    Nhưng mày CHỬI TOÀN DÂN VIỆT có đủ mọi thói xấu, bị CS cưỡi cổ là không oan… Thế thì ĐMM

    • Xin chào đại biểu tiêu biểu trí thức NƯỚC LỢ nhà nước Đảng đồng chí đảng viên
      Bồ Công Anh bí danh Quạ Khoang, Cẩu Cuồng Phong

    • Nghiemnv là tay sai TC gây chia rẽ và làm tan rã ý chí quật cường của người Việt,y không phải là loại DLV rẽ tiền của bọn cầm quyền.Không hiểu sao BBt báo TD vẫn cho tự do comment (?)

  6. Dân tộc này, đất nước này không phải bất hạnh. Đây là dân tộc giàu có do thiên nhiên ưu đãi. Cái bất hạnh của dân tộc này là do chính con người của dân tộc này. Hèn nhát, ích kỷ, bàng quang, vô cảm, hãnh tiến, háo, ngáo. Ngoại trừ trí thức Nước Lợ.. Hihi

Leave a Reply to Thường Dân Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây