Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam

Vũ Quốc Ngữ

11-3-2020

Thông cáo báo chí của Safeguard Defenders

Ngày 11/03/2020: Việc vi phạm quyền của người bị giam giữ trước khi xét xử ở Việt Nam trở thành tâm điểm ngày nay với công bố nghiên cứu của Safeguard Defenders mang tên “Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam.” Báo cáo này là nghiên cứu đầu tiên về việc chế độ cộng sản Việt Nam thực hành ép buộc người đang bị giam giữ để điều tra về cáo buộc hình sự phải thú tội và sau đó phát lời thú tội này trên truyền hình. Hành động ép buộc thú tội rồi phát trên truyền hình vi phạm các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật quốc tế mà chế độ đã ký kết.

Cưỡng bức trước camera cung cấp thông tin về tình trạng nhà cầm quyền Việt Nam thường xuyên phát các lời thú tội thu được từ việc ép buộc người đang bị giam giữ trước khi xét xử trên hệ thống truyền hình địa phương hoặc Đài truyền hình trung ương VTV. Báo cáo đã thu thập và phân tích hơn một chục chương trình phát sóng truyền hình lời lời thú tội của nhiều người bảo vệ quyền bao gồm một số luật sư có tiếng tăm, nhà báo công dân và người nông dân, và hai cá nhân nghi can trong một vụ án tham nhũng và một vụ án giết người. Phỏng vấn với một số nạn nhân cho thấy cách cảnh sát thao túng hoặc đạo diễn lời thú tội trước máy quay, lừa hoặc ép buộc họ hợp tác và cách những người bị giam giữ bị từ chối tiếp cận với luật sư.

Việt Nam từ lâu đã bị lu mờ bởi Trung Quốc, một quốc gia độc tài khác sử dụng những lời thú tội bị ép buộc để phát trên truyền hình nhằm bóp nghẹt bất đồng chính kiến, cô lập những người bảo vệ quyền và phản bác sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Chúng tôi đã sử dụng báo cáo đầu tiên của mình công bố năm 2018 mang tên Scripted and Staged: Behind the Scenes of China’s Forced Televised Confession về tình trạng ép buộc thú tội và phát trên truyền hinh ở Trung Quốc để so sánh thực tiễn ở hai quốc gia cộng sản. Giống như ở Trung Quốc, các nạn nhân Việt Nam (bị buộc) thú nhận hành động chống Nhà nước và cảm ơn chính quyền đã cho họ thấy lỗi của họ nhưng nói chung các chương trình phát sóng được sản xuất đơn giản hơn, không tinh vi như các chương trình của Trung Cộng.

Một sự phát triển đáng lo ngại gần đây cho thấy Việt Nam đang sao chép một số mánh khóe của Trung Quốc- bao gồm cả lời thú tội của một cựu quan chức nhà nước đã bị bắt cóc từ Đức vào năm 2017 và buộc phải nói rằng anh ta đã tự nguyện trở về để đầu thú, phát sóng lời thú tội của người nước ngoài đầu tiên vào năm 2018, và trường hợp gần đây nhất vào tháng 1 năm 2020 khi 4 người nông dân đấu tranh để ngăn chặn nhà cầm quyền cưỡng chế đất nông nghiệp của họ bị buộc nhận tội trước máy quay. Kỹ thuật sản xuất của các chương trình thú tội cũng được cải thiện rõ rệt.

Phát sóng trên truyền hình những lời thú tội thu được bằng cách ép buộc không chỉ vi phạm luật pháp của Việt Nam về quyền tiếp cận luật sư, xét xử công bằng và quyền được bảo vệ chống tra tấn-tự buộc tội, nhà cầm quyền Việt Nam còn vi phạm các nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên của các hiệp ước nhân quyền quốc tế bao gồm Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và các biện pháp bảo vệ tư pháp khác.

Safeguard Defenders kêu gọi chính phủ Việt Nam tuân thủ trách nhiệm của mình với tư cách là quốc gia đã ký kết Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước của Liên Hợp quốc về Chống tra tấn, và tuân thủ luật pháp của chính Việt Nam bằng cách ngay lập tức cấm việc cưỡng bức người đang bị giam giữ nhận tội rồi phát trên truyền hình. Thay vào đó, người đang bị giam giữ cần được bảo vệ theo đúng quy trình và quy định của luật pháp.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Uhm, với kiểu bắt ngườì vô pháp vô thiên vô tội vạ, không cần lệnh bắt, không cho ai biết, không cần lập biên bản, không cho liên lạc với người thân & luật sư, không cho biết nơi giam giữ, v.v… như hiện nay, cái ngày mà chúng chỉ việc đơn giản chối phắt “người nào, có giam giữ ai đâu” cũng không xa đâu.

  2. Cả ba bình luận trên đều lên án tội ác đồng tâm và sự che dấu của CS.
    Chỉ riêng quy dịnh (trong chính Luật của chúng) “thẩm vấn bị cáo phải có mặt luật sư” chính chúng đã vi phạm.

    Nhưng các bác có biết Muỗi đã viết về Vụ Đồng Tâm thế nào không?
    Với tên này, nó nói gì tôi đều ghi lại rất đủ. Đọc xong, khó kìm được ba chữ ĐMM…

  3. Hoan nghênh! cần phải thêm nhiều cú đấm nữa như thế này mới hạ gục được Vẹm và lũ vịt cái VTV1 lưu manh. Người dân Đồng Tâm đã bị chúng ép cung lôi lên VTV1 sau trận thảm sát 9/1/2020. “Kỹ thuật sản xuất của các chương trình thú tội cũng được cải thiện rõ rệt.”

  4. “và trường hợp gần đây nhất vào tháng 1 năm 2020 khi 4 người nông dân đấu tranh để ngăn chặn nhà cầm quyền cưỡng chế đất nông nghiệp của họ bị buộc nhận tội trước máy quay. Kỹ thuật sản xuất của các chương trình thú tội cũng được cải thiện rõ rệt.”

    Ngay sau đó, thể theo kiến nghị & sự thúc dục khuyến khích của các nhà dân chủ, các nhà hoạt động, các nhà trí thức VN xã hội chủ nghĩa như Quang A, Thanh Vân, tổ chức EU đã kịch liệt lên án nhà cầm quyền cộng sản VN thông qua nghị quyết EVFTA nhắc nhở nhân dân Việt Nam phải tự lo cho mình, EU còn phải học tập và làm theo, phải lo cho EU trước

  5. Trong nền văn hóa cổ xúy việc dùng cái gọi là tập thể để áp đảo cá nhân, người ta hay phát triển những công cụ để sỉ nhục người thất thế. Có lẽ chủ nghĩa tập thể đã ăn quá sâu vào não trạng người cộng sản, cho nên dường như họ không tài nào hiểu nổi tại sao thế giới lại lên án cái trò bêu riếu nghi can hay bị can trên truyền hình. Phải biết đây là một trong những trò nhục mạ nặng nề, gây tổn hại phẩm giá con người nhất. Ngay cả mục đích mà nhà cầm quyền cộng sản tin là trò nhục mạ này phục vụ — giáo dục quần chúng — cũng đến từ thái độ trịch thượng, kẻ cả của những phe nhóm hoặc ỷ thế quyền lực hoặc ỷ thế đám đông. Ở những xã hội như vậy, ý kiến cá nhân dù cao minh tới đâu cũng không dễ dàng được chấp nhận nếu đi ngược lại đám đông.

Leave a Reply to Noileo Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây