Nước mặn và nước mắt

Vũ Kim Hạnh

21-2-2020

Ruộng lúa Đồng bằng SCL cháy khô. Ảnh: internet

Sáng dậy, đọc stt mới của cô bạn Nhật Ino Mayu, thấy bồn chồn: “Hôm nay cùng đoàn chuyên gia và các anh chị từ Trung Tâm BSA đi thăm một số nhà sản xuất và nhà phân phối tại Trà Vinh để nắm tình hình làm ăn, kết nối thị trường. Bà con nông dân chịu khó áp dụng kỹ thuật để sản xuất các loại rau củ quả có hiệu quả hơn. Nhưng thấy rõ hơn là ảnh hưởng của hạn mặn đối với việc sản xuất và cuộc sống của người dân. Buồn, thương bà con”.

Thấy rõ, đây mới là chuyện đáng viết hàng ngày, chứ không phải chỉ là chuyện Vũ Hán.
Mayu than vậy nhưng Trà Vinh chưa phải là nợi chịu đựng hạn mặn khốc liệt nhất. Nặng nề hơn là tỉnh Bến Tre. Tất cả đều đắng, chát: Nước tưới ruộng, vườn; nước sinh hoạt, nấu ăn, tắm giặt, đều mặn. Một bạn trẻ ở Bến Tre kể tôi nghe chuyện cô “gặp mặn”, súc miệng như ngậm muối, tắm cũng gặp nước mặn, dội bao nhiêu nước cũng cứ rít rít, không sao tẩy hết.

Và rõ rệt nhất là nạn nước mặn xâm nhập ở khu vực Chợ Lách. Hoa kiểng Chợ Lách là thương hiệu nổi bật của tỉnh Bến Tre, ngoài dừa. Bến Tre có đặc điểm sinh thái bao gồm 3 khu vực: Nước ngọt, nước mặn và nước lợ nhưng năm nay, nước mặn xâm nhập sớm và sâu rất khốc liệt. Lâu nay, Chợ Lách là khu vực nước ngọt quanh năm, cho đến năm 2016, bị một trận xâm nhập mặn hết hồn. Vì lần đầu, quá bất ngờ nên cả dân lẫn chính quyền đều “đứng hình” hết. Chuyện thường nghe kể là có một kinh doanh cây kiểng lớn bậc nhất ở đây, hôm đó, chuẩn bị giao 20.000 cây kiển theo hợp đồng mấy tỉ đồng. Cẩn thận chủ nhà cho tưới lần cuối, không hề biết là nước sông lúc đó quá mặn. Kết quả là ngày hôm sau toàn bộ số cây trên đã bị cháy lá, hợp đồng bị hủy, thiệt hại trắng. Lúc ấy, cả huyện chỉ có một máy đo độ mặn của phòng nông nghiệp huyện. Sau hậu quả nặng nề của đợt hạn mặn 2016, năm nay tuy nước mặn đến sớm hơn, vào sâu hơn nhưng người dân đã được cảnh báo trước nên hậu quả ít hơn.

Trên đây là tóm tắt báo cáo của đoàn chuyên gia do GS David Dapice của Đại học Harvard Kennedy dẫn đầu đến làm việc ở Bến Tre tuần qua. Khi đoàn đến, độ mặn trên sông khu vực này là trên 3‰, còn các ao trữ nước ngọt của dân thì độ mặn cũng tăng lên trên 1‰ do nước bị bốc hơi. Người dân phải mua nước ngọt từ các xà lan mang nước từ thượng nguồn với giá 60.000đ/m3. Họ cũng dùng nước ngầm để tưới hoa kiểng (độ mặn phải dưới 0.5‰). Tuy nhiên số lượng sử dụng nước ngầm rất ít vì khi khoan giếng lấy nước, phải sâu trên 500m, chi phí khoản 120 triệu đồng/lỗ khoan, mà chất lương nước ngầm, về các tiêu chí như mùi, kim loại nặng cũng không đạt chuẩn.

Thiệt là tiến thối lưỡng nan cho nông dân, một chủ cơ sở cho biết, với diện tích 1.8 hecta, mỗi ngày phải chi 3 triệu đồng mua nước tưới, nếu tình trạng kéo tới tháng 4 thì bà chủ chết trước đám cây!

Chính quyền địa phương đã có rất nhiều nỗ lực để hỗ trợ người dân. Họ đã cho lập các nhóm trên mạng để chia sẻ thông tin kịp thời về độ mặn tại các nơi và nay, các ủy ban xã cũng đã có máy đo độ mặn. Cũng đã làm các túi chứa nước ngọt dự trữ với giá thành 2.4 triệu đồng/túi dung tích 15m3. Các túi này giúp hạn chế thoát hơi nước và rất hữu ích với những hộ sản xuất nhỏ. Một anh cán bộ huyện cho hay, độ mặn trên sông luôn thay đổi, khi con triều biển thấp, nước ngọt từ thượng nguồn sẽ về, ngay khi đó các hộ nông dân có thể bơm lên các túi chứa nước, và túi giúp tránh được nước bốc hơi nên nước trong túi không bị tăng độ mặn.

Tỉnh đang có các dự án hồ chứa nước ngọt và cống ngăn mặn lớn có thể giúp cải thiện tình hình, trong đó có dự án Quản lý nước tỉnh Bến Tre do nguồn vốn JICA tài trợ một phần… Các giải pháp cũng phải có vốn và thời gian. Còn hiện tại, hoàn cảnh người nông dân khá bi đát.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. “Chính quyền địa phương đã có rất nhiều nỗ lực để hỗ trợ người dân.”; “Tỉnh đang có các dự án hồ chứa nước ngọt và cống ngăn mặn lớn có thể giúp cải thiện tình hình,”; “Các giải pháp cũng phải có vốn và thời gian. Còn hiện tại, hoàn cảnh người nông dân khá bi đát.”
    -Cũng may lãnh đạo địa phương có quan tâm nên dân Việt thấy an ủi dc phần nào, nhưng với cơ chế xin cho & tầm nhìn lãnh đạo năm nào chỉ biết năm ấy, ko có dự đoán, đánh giá rủi ro & biện pháp khắc phục kịp thời đã làm dân Việt phải lãnh đủ & còn lãnh đủ nhiều nữa.

  2. Ui ui, dân tộc vịt nom toàn than thở, thở than.
    Thằng éo nào cũng mở mồm ra là” hiền tài nguyên khí quoics gia, cụ Phan..”
    Thế cả bầy trí thức lí luận nhầy nhụa, ôm cái đảng què quặt làm giàu, vất cho chó tha quạ mổ à????.

Leave a Reply to vdk1509 Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây