Phải cân nhắc với đề nghị nghỉ học của UBND TP HCM

Nguyễn Ngọc Chu

20-2-2020

I. SỰ “NÁO LOẠN” CỦA TP HCM VỀ CHO NGHỈ HỌC

1. Phải xem nguy cơ dịch bệnh như nguy cơ chiến tranh. Nếu quán triệt điều này ngay từ đầu, thì Việt Nam đã hạn chế được dòng người đến từ ổ dịch ngay khi biết tin có dịch. Chậm nhất là đóng cửa biên giới về hành khách từ 23/01/2020 khi Trung Quốc thông báo ngừng đưa khách đến Việt Nam vì dịch. Thế nhưng Việt Nam hành động quá chậm.

Tuy nhiên, trong vài tuần gần đây Việt Nam đã nhận thức được nguy cơ và hành động quyết liệt. Đó là điều rất mừng.

2. Ở mặt ngược lại, nhân dân phản ứng rất kịp thời. Qua truyền thông, nhân dân đã “gây sức ép” lên Chính Phủ về chống dịch virus corona. Trong đó rất quyết liệt là về việc cho học sinh tiếp tục nghỉ học ngay sau dịp Tết Nguyên Đán.

Một số trường đại học và một số địa phương ngay trong tháng 1/2020 (đang trong dịp nghỉ Tết) đã kịp thời thông báo bằng văn bản hay “truyền miệng” về tiếp tục nghỉ thêm 7- 10 ngày ngay sau nghỉ Tết. Cụ thể như các trường ĐH Mỏ – Địa Chất, Xây Dựng… đã có công văn nghỉ học từ ngày 31/01/2020.

3. Trong khi đó thì đến giữa tuần đầu tháng 2 rồi mà TPHCM vẫn chưa động tĩnh gì về nghỉ học. Chỉ đến ngày 06/02/2020 Sở GD -ĐT TPHCM mới có công văn gửi UBND TP HCM cho học sinh nghỉ 1 tuần đến ngày 16/02/2020.

Ở tuần thứ 2 của tháng 2, trong khi các địa phương đã có thông tin về nghỉ tiếp thêm 1 tuần cho đến ngày 23/02/2020, thì TP HCM vẫn không thay đổi lịch nghỉ. Thậm chí đến ngày 12/2 UBND TPHCM còn có văn bản khẩn gửi các Sở Ngành liên quan về báo cáo việc chuẩn bị cho học sinh đi học lại vào ngày 17/2.

Chỉ đến chiều ngày 14/2/2020, sau phát biểu của PTT Vũ Đức Đam “ Chưa làm cho phụ huynh và học sinh an tâm, chưa nên cho đi học trở lại” và khi đồng thời biết thông tin Bộ GD – ĐT có công văn gửi các địa phương cho nghỉ học đến hết tháng 2, thì TP HCM mới cho nghỉ học đến ngày 29/2/2020.

Ba quyết định nêu trên cho thấy TP HCM phản ứng rất chậm và cầm chừng, không tiên đoán được nguy hại và tiến triển của dịch cúm virus corona.

4. Trong ba ngày qua, thống kê của WHO cho thấy ca nhiễm bệnh ở Hồ Bắc đang giảm rất nhanh: từ 1807 trường hợp ngày 17/2 xuống 1693 ngày 18/2, và xuống tới 393 ngày 19/2. Nghĩa là lây lan dịch bệnh có khuynh hướng được khống chế. Thống kê nhiễm dịch ở Việt Nam cũng không tăng.

Thế nhưng ngược lại, không biết dựa vào đâu, hôm nay 20/2/2020 TP HCM lại đột ngột có công văn kiến nghị Chính Phủ cho phép nghỉ học đến hết tháng 3/2020.

Bốn quyết định trên cho thấy “sự náo loạn” trong phản ứng của lãnh đạo TP HCM với dịch bệnh virus corona.

II. ĐỀ XUẤT

1. Tính mạng học sinh là quan trọng, chừng nào chưa an toàn vẫn phải cho học sinh tiếp tục nghỉ học.

2. Nhưng diễn biến dịch bệnh không thể nhìn xa, mà việc học lại rất cấp thiết. Không thể chờ đến hết dịch bệnh mới đi học. Cũng không thể dễ dàng xáo trộn lịch học. Càng không đơn giản muốn kết thúc năm học lúc nào cũng được. Điều quan trọng là cách ly được nguồn gây nhiễm chứ không phải chờ hết dịch hoàn toàn mới đi học.

3. Bởi vậy, việc quyết định cho ngừng học chỉ nên từng tuần một. Với các tỉnh thành không có dịch và sự cách ly nguồn dịch an toàn thì có thể cho học sinh đi học đúng theo lịch đã định trước. Nghĩa là có thể giữ nguyên lịch học từ 24/2 hay 1/3. Việc có cho nghỉ học tiếp hay không còn phụ thuộc vào tình hình kiểm soát cách ly dịch bệnh ở Việt Nam và tình hình dịch bệnh ở Hồ Bắc. Nếu tình hình không tốt thì đến ngày 28/2 quyết định nghỉ thêm 1 tuần cũng chưa muộn.

4. Chống dịch như chống giặc. Hành động quyết liệt nhưng không náo loạn. Đề nghị Chính Phủ và Bộ GD – ĐT cân nhắc kỹ lưỡng với đề nghị cho nghỉ học của UBND TP HCM.

P/S: Để tránh hiểu nhầm, xin nhắc lại: Chưa an toàn thì phải nghỉ học. Nhưng việc nghỉ học quyết định theo từng tuần!

Công văn của Chủ tịch UBND TPHCM gửi chính phủ, về điều chỉnh lịch học và cho HSSV nghỉ học đến hết tháng 3.
Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. -Bác Nguyễn Ngọc Chu đọc qua tin tức báo chí về dịch virus corona cũng biết rằng:
    *Ngày 12/2/2020, thống kê số ng nhiễm tại TQ trong ngày là 2.015 ng.
    *Ngày 13/2/2020, số ng nhiễm trong ngày là 15.170 ng. Nguyên nhân: Do “đã thay đổi các tiêu chuẩn chẩn đoán được sử dụng để xác nhận các trường hợp nhiễm mới, bắt đầu có hiệu lực hôm 13/2/2020”.
    *Ngày 19/2/2020, số ng nhiễm trong ngày là 1.749 ng
    *Ngày 20/2/2020, số ng nhiễm trong ngày là 349 ng. Nguyên nhân: Trung Quốc ban hành hướng dẫn quốc gia kêu gọi Hồ Bắc chỉ báo cáo những trường hợp bị xác định hoặc nghi nhiễm virus, tương tự phương pháp báo cáo của những tỉnh thành khác.
    *Với việc thay đổi các tiêu chuẩn chẩn đoán & hướng dẫn báo cáo, những số liệu ng nhiễm biến đổi lên xuống rất nhiều chỉ trong vòng 01 tuần lễ (từ 13/2 đến 20/2/2020) chứng tỏ chính TQ là nơi xuất phát dịch bệnh mà họ cũng còn ko kiểm soát dc số lượng ng nhiễm, thì số lượng ng bị lây nhiễm, ng nghi nhiễm sẽ như thế nào? Là bao nhiêu? (01 ng nhiễm bệnh sẽ có 03 ng bị lây nhiễm? Hay 03 ng bị nghi nhiễm?). Số liệu về ng nhiễm tăng, giảm phải trung thực thì mới phản ánh đúng dc các biện pháp kiểm soát dịch bệnh TQ đang tiến hành là đúng hay sai. Từ đó mới hiệu chỉnh dần biện pháp kiểm soát dịch bệnh ngày càng tốt hơn & sau cùng là kiểm soát, khống chế dc dịch bệnh. Khi TQ kiểm soát, khống chế dc dịch bệnh có nghĩa là những ng TQ xuất cảnh đảm bảo 100% ko nhiễm bệnh.
    -Trong tháng 1/2020, lượng khách du lịch TQ đến VN là 644.700 lượt người, tăng 72,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Bộ Lao động – thương binh và xã hội, hiện có 33.775 lao động TQ được cấp phép làm việc tại các địa phương của VN. Trước Tết Nguyên đán, có trên 26.388 lao động đã về TQ ăn tết. Sau Tết, tính đến ngày 13/2/2020, đã có 15.018 lao động TQ đang làm việc tại VN, trong đó có hơn 7.300 lao động ở lại VN dịp Tết và hơn 7.600 lao động TQ quay trở lại sau dịp Tết Nguyên đán. Với số lượng ng TQ qua lại khắp 63 tỉnh, thành VN nêu như trên, liệu VN có tự tin là kiểm soát dc số lượng ng TQ bị lây nhiễm & số lượng ng TQ bị nghi nhiễm hay ko?
    -Chiều 19/2/2020, nhân dịp dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong – Lan Thương lần thứ 5 và Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc về hợp tác ứng phó COVID-19 tổ chức tại Vientiane (Lào), Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đề nghị Việt Nam sớm khôi phục việc đi lại của công dân Trung Quốc sang Việt Nam chắc là ngầm ý những ng TQ sang VN làm việc, du lịch Ông ta đảm bảo 100% ko bị nhiễm bệnh? Còn TQ đã kiểm soát, khống chế dc dịch bệnh virus corona chưa thì ko thấy Ông ta nói?
    -Ban lãnh đạo TP.HCM đã cân nhắc nhiều nên có “công văn kiến nghị Chính Phủ cho phép nghỉ học đến hết tháng 3/2020.”. Giả thiết, Chính phủ cho phép học sinh dc đi học sớm hơn, vậy nếu có xảy ra rủi ro cho học sinh bị nhiễm bệnh thì Chính phủ chịu trách nhiệm? Hi…hi…Khó hè !!!

  2. Chu oi oi, mày thất nghiệp một tí mày đã oẳng lên rồi.
    Đ M , sống là điaafu duy nhất đúng. Theo cái ông Lê nin ” học , học nữa, học mã”, hóc để rồi ra là xe ôm, grab hả Chu. Mày Ngu vì mày hẹp hòi, ích kỉ

  3. hàn quốc và Nhât bản đều có sô lượng tăng bệnh nhân nhiễm và đã có tử vong ,nghĩa là diễn biến bệnh vẫn đang tiếp diễn chứ chưa dừng lại không thể coi thường được , vậy chúng ta phải lựa chon sự sống của con em mình hay vấn đề thi cử ? bạn có con nhỏ bạn sẽ chọn phương án nào ?

Leave a Reply to nghiemnv Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây