Sự tệ hại của chất lượng kiểm sát viên hay là dấu hiệu của một vụ án bỏ túi?

Ngô Anh Tuấn

19-2-2020

LS Trần Vũ Hải trả lời chủ tọa phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Tiên Minh/TTXVN

Cuối giờ chiều hôm nay, ngày 19/02/2020, phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án “Trốn thuế” tại Nha Trang đã kết thúc và sẽ tuyên án vào sáng Thứ 6, ngày 21/02/2020.

Cũng trong chiều nay, phiên toà diễn ra phần tranh luận – phần được chờ đợi nhất mỗi vụ án hình sự giữa các bị cáo và luật sư của họ với kiểm sát viên. Theo thông tin của luật sư Trần Hồng Phong, đầu giờ chiều các kiểm sát viên hứa sẽ tranh luận các vấn đề do các luật sư và bị cáo Hải đưa ra; tuy nhiên, mãi cho tới 16h50’, họ vẫn “sắt đá” (nguyên văn của luật sư Phong là “lỳ lợm”) cho rằng: “Đã nêu quan điểm nên không tranh luận lại”. Đại diện viện kiểm sát không tranh luận bất kỳ một tình tiết/vấn đề nào trong khoảng 30 vấn đề/tình tiết do các luật sư đưa ra; mà chắc chắn nếu tranh luận/trả lời họ sẽ đuối lý.

Cũng theo lời luật sư Phong, trong suốt 20 năm hành nghề luật sư của mình, ông chưa từng gặp trường hợp tương tự khi mà kiểm sát viên không đối đáp 100% các vấn đề mà bị cáo và luật sư đưa ra – Họ không nói, dù một lời qua loa! Ông Trần Vũ Hải, một bị cáo và cũng là một luật sư kỳ cựu đang hành nghề nhiều lần năn nỉ họ đối đáp dù chỉ 1 nội dung nhưng họ vẫn im lặng. Nhận thấy đại diện viện kiểm sát không đủ tự tin để tranh luận nên luật sư Trần Hồng Phong đã nghị HĐXX tạm hoãn phiên toà để kiểm sát viên ra ngoài trao đổi với lãnh đạo, hoặc về chuẩn bị mai tranh luận tiếp nhưng đáp lại đề nghị đó cũng vẫn là một sự im lặng đáng sợ.

Có phải chất lượng của hai vị kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hoà tham gia phiên toà này đang ở mức báo động, đúng như nhận định của một số luật sư trong phần thủ tục bắt đầu phiên toà khi họ đề nghị thay đổi cả hai người này? Hay là do quá trình xét hỏi công khai tại những buổi làm việc trước nhiều vấn đề quan trọng của vụ án đã được mổ xẻ, làm rõ và điều đó có thể khiến kiểm sát viên biết rằng tự mình không thay các cơ quan khác “bít” được những sai sót, sai lầm không thể khắc phục đó nên chọn cách “im lặng là vàng”, thà im lặng rồi bị chửi còn hơn nói ra để bị chửi nhiều hơn?

Tôi đã từng tham dự nhiều phiên toà xét xử những người bất đồng chính kiến, các kiểm sát viên cũng hạn chế việc tranh luận với luật sư, họ tranh luận nhỏ giọt theo từng nhóm vấn đề mà các luật sư đưa ra nhưng chưa bao giờ xảy ra tình huống không tranh luận như phiên toà này. Có thể nào người ta đang cố lái một vụ án kinh tế đơn thuần theo hướng còn kinh khủng hơn cả một vụ án chính trị, mà ở đó quyền của các bị và luật sư chỉ như một con số “0” tròn trịa – họ cứ nói, và nói; ai cũng như đang lắng nghe nhưng không ai tiếp thu và trả lời thực tâm họ cả!

Và, phải chăng sự im lặng của kiểm sát viên chính là thông điệp rõ ràng cho một bản án đã được định sẵn và ngày Thứ 6 tới đây chỉ là thủ tục cuối cùng để hạ màn một vở kịch vụng về?

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. “trong suốt 20 năm hành nghề luật sư của mình, ông chưa từng gặp trường hợp tương tự khi mà kiểm sát viên không đối đáp 100% các vấn đề mà bị cáo và luật sư đưa ra – Họ không nói, dù một lời qua loa! Ông Trần Vũ Hải, một bị cáo và cũng là một luật sư kỳ cựu đang hành nghề nhiều lần năn nỉ họ đối đáp dù chỉ 1 nội dung nhưng họ vẫn im lặng.”
    -Sống với chế độ CS, vào Đảng là con ng sẽ dần mất hết tính “NGƯỜI”, cuối cùng chỉ còn lại tính Đảng. Diễn giải tính Đảng đó là: đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản, cướp chính quyền, tập trung dân chủ,… tính Đảng đã dẫn đưa con ng đi đến Vô Nhân, Vô Đạo, Vô Pháp (bất chấp Pháp luật), Vô Thiên (bấp chấp Trời Đất, bất chấp Nhân Quả).

  2. Đây là các thể loại tòa án thời Trung Cổ của đảng CSvn, bưng bít là một tội ác man rợ như bóp cổ một con khỉ không cho nó kêu. Thông tin của 1 phiên tòa “nhạy cảm” là tuyệt đối bí mật.
    Quan chức VN ngày một khá hơn về nhân cách cũng nhờ Internet dạy dỗ, và cũng chỉ có Internet mới giúp cho loài bại não bớt ngu bớt ác.

  3. Tui không hiễu luật pháp xứ thiên đường mù là luật pháp gì . Phe công tố tức VKS có nhiệm vụ kết tội nghi can và bên Luật sư làm nhiệm vụ bào chửa cho thân chủ . Tranh luận cái gì ở Tòa án ? Trong phiên xử nếu phe công tố (VKS) im lặng thì phe bào chửa đương nhiên thắng . Nếu không thắng mà thua thì là án bỏ túi . Như vậy phe công tố (VKS) cần gì đến tòa án . Đi hát karaoke , đi bia ôm có lý hơn . Như vậy toàn án nhân dân là tòa án không cần VKS mà vẫn bỏ tù người dân được . Thiệt là sáng tạo tài tình

Leave a Reply to vdk1509 Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây