Chống dịch, nghề báo và chính trị

Tâm Chánh

17-2-2020

Có lẽ não trạng tuyên truyền đã làm sai lệch đi ít nhiều nghề báo. Nhất là khi nghề báo tham gia phòng chống dịch. Tôi đắn đo chia sẻ những điều này cho những đồng nghiệp của mình, mong nó là lời cầu an, hơn là chúc mừng chiến thắng.

Phòng chống dịch từ nghề nghiệp của báo chí có lẽ không phải xây dựng niềm tin sự vào cuộc của chính quyền. Bất cứ vận động nào của xã hội cũng cần niềm tin vào chính quyền không cứ lâm trận chống dịch.

Nhưng cũng không phải máu lửa truy đuổi tên tuổi những người bằng cách nào đó rời khỏi nơi bị cách li.

Phòng chống dịch là để cứu người. Nhưng phòng chống theo lối truy đuổi người ở trong địa bàn nguy cơ xem họ như tội phạm có khác gì đày đọa, áp bức họ.

Trong một xã hội mà hiện tình phẫn nộ của đám đông có thể giết một kẻ trộm chó thì cuộc truy đuổi ba mẹ con bằng tin tức là cách thức gây nên tội ác.

Truyền thông đóng góp vào công cuộc phòng chống dịch chính là thông qua thông tin củng cố niềm tin khoa học của công chúng để mỗi người kiểm soát sự vô tình mà chú ý hơn đến khả năng ảnh hưởng đến cộng đồng. Nhiều hơn nữa là củng cố khả năng đề kháng của con người để đối phó với dịch bệnh.

Giữ cho mình để hạn chế ảnh hưởng cho người chính là gốc gác của các biện pháp phòng chống. Chiếc khẩu trang nào có thể ngăn chận vi rút trong khi người mua người bán nó trao nhau đồng tiền tươi sống khả năng lây lan?

Chúng ta sợ trường học tập trung đông học sinh non nớt bị đứa bạn khốn nạn, thấp kém học cùng lây lan nhưng lại vợ chồng con cái dắt díu nhau đi siêu thị nơi mà thói quen dùng tay lựa hàng vẫn tồn tại phổ biến.

Tôi từng chứng kiến một đôi trẻ cùng hai con trai đi siêu thị, rất cẩn thận trong việc đeo khẩu trang, mà là loại khẩu trang đắt tiền. Chừng một phút là người mẹ lấy dung dịch rửa tay bôi lên tay hai bé. Trong khi chính người mẹ lựa bánh mì ở quầy bánh mì nóng băng tay, dù điểm bán có dụng cụ gắp và đựng. Cô nhân viên bán hàng cũng không hề nhắc nhở gì người mua.

Công việc của nghề báo có thể bắt đầu từ một tuyên bố của quan chức chính trị về việc giải quyết dịch bệnh. Ngôn từ chính trị đôi khi hàm chứa trong nó diễn dịch sai lệch.

Chống dịch như chống giặc. Khi giặc còn đâu ở bên Tàu có khi lực lượng chống đã dần những ai không phải giặc ra bã, nếu không xác lập rõ giới hạn tình nghi.

Đóng cửa biên giới thực chất là tạo điều kiện để lực lượng kiểm soát hoạt động hiệu quả, tránh các rủi ro tình cờ. Nhưng đóng cửa thành hành động kì thị người bệnh thì cuộc chiến phòng chống phong hủi chẳng phải là một thực tế mà người Việt Nam đã trải nghiệm? Cần thận trọng với bất kì con chữ nào gieo mắc kì thị khi bệnh tình còn chưa rõ. Vì sự hàm hồ của đám đông thường kéo dài hơn tuổi thọ của sự kiện. Vì sự hàm hồ ấy thường kéo theo lợi ích của một ai đó, một thế lực nào đó trong chính trị.

Trong thời buổi chính trị đói khát các cơ hội tấn công nhau để khẳng định mình hoặc mưu cầu lợi ích cao hơn thì câu chuyện của truyền thông không nên đặt vấn đề theo kiểu dám hay không dám quyết. Phải cố gắng nhiều nhất, hết sức có thể, để củng cố niềm tin khoa học vào các dẫn dắt xã hội.

Tài giỏi làm chính trị như Hun Sen có lẽ cũng không hình dung tất cả các khía cạnh tiếp nhận thông tin về sự đón tiếp của ông ấy với du khách của một tàu du lịch. Liệu những nhân viên y tế ở đất nước chùa Tháp sẽ phải thực hiện trong bao lâu và cỡ công sức nào để người dân của họ nhận ra giới hạn giao tiếp trong trường hợp này mới là một hành động đúng đắn khi dịch bệnh còn hiểm họa?

Cũng như một nhà khoa học ngành y, một bác sĩ chuyên nghiệp liệu có khẳng định đanh thép về tác dụng của khẩu trang hay về triển vọng tự kết thúc của dịch bệnh?

Có thể chính trị cần đến lối nói gây được chú ý, đáng được tường thuật. Nhưng khi đó phải tìm cách xác lập ngữ nghĩa đúng đắn của nó. Nhất định phải cân bằng lại bằng một thông tin có hàm lượng tri thức chính xác cho niềm tin khoa học của công chúng.

Phòng chống dịch mà cuối cùng người dân chỉ tin vào ông Thủ tướng chứ không tin tưởng khoa học, tin tưởng nhà khoa học, thì đó là sự thất bại của thể chế mà truyền thông đóng góp.

Trong một cuộc chiến bạc mặt, căng thẳng từng giây phút với dịch bệnh, thì sự thay đổi cục diện chỉ có thể xuất hiện nhờ vào tài năng của nhà chuyên môn, cơ quan chuyên môn và tài khéo tổ chức, ổn định xã hội. Không có sự xuất hiện của những nhân vật, hay tổ chức đó thì chung cuộc “dưới sự lãnh đạo, sự điều hành, sự tận tụy” gì đó như những bảng tổng kết thường thấy, cũng sẽ chỉ là sáo ngữ êm tai, chẳng khác gì khi nghe “được sự quan tâm của, sự tận tình cứu chữa” của trong một trường hợp khác. Nó cho dù có ở ngoài tai thì cũng thành nếp gấp nghi ngờ theo kiểu phản xạ có điều kiện. Chí ít nó không di truyền được cho lần sau, đời sau những chỗ dựa thông tin để xã hội suy nghĩ, hành động.

Có lẽ ít có sự thật nghiệt ngã nào diễn ra nhiều lần trước sự chứng kiến của một đời làm báo. Nhưng kì lạ là trong số các nhà báo còn đang tác nghiệp ít nhất đã có hai lần trải nghiệm đại dịch. Những trải nghiệm của lần dịch Sars với lần này có thể gợi ý đến câu chuyện chính trị của nó.

Cần để tiếng nói chuyên môn và nhân văn lấn át các thứ thông tin huyễn hoặc hoặc hạn chế sự dốt nát ngự trị trong thông tin mới phải.

Nhiều hơn thế, báo chí phải giúp người dân hiểu rõ thực trạng cuộc sống của mình có phù hợp với yêu cầu phòng chống dịch, giúp các cơ quan nhà nước đôn đốc các chuẩn mực sống đó để xã hội thích nghi hay có sức đề kháng mạnh mẽ.

Có một điều gì đó dường như vẫn còn chênh vênh khi tiếng nói của báo chí dễ dàng phê phán những người láu lỉnh kiếm chác từ việc mua bán khẩu trang, hơn là với hành động của một nhà sư công khai mời chào lớp tu tập trừ dịch?

Đó là một câu hỏi sẽ còn thao thức với người làm báo.

Vì con đường tìm tới những thông tin cần thiết, trao đổi các cuộc thảo luận thiết thực dường như dễ dàng không xuất hiện trong tư duy đề tài, hay lặn lội tìm kiếm thông tin trong thời gian qua trên mặt báo thì phải.

Vì sao các trường học có thể gây hốt hoảng cho cộng đồng nhiều hơn là các khu công nghiệp tập trung đông công nhân với một điều kiện vệ sinh dưới mức tồi tàn?

Nghỉ học hay không nghỉ học và nghỉ học bao lâu không phải chỉ cần thông tin về mấy chữ quyết định, mà quan trọng hơn là lí lẽ của nó. Thông tin như vậy mới giúp người dân chọn lựa hành động đúng với hoàn cảnh sống của mình.

Chống dịch không phải là phản biện chủ trương chính sách. Nó là hành động phải ứng xử kịp thời. Một trận chiến không có chỗ và thời gian để đứng cãi. Việc thông tin cặn kẽ về lập luận, về lý lẽ các lựa chọn của người điều hành trận chiến, chính cũng là quá trình xác lập đội ngũ chiến đấu tự giác, nhanh chóng.

Nhưng bài học từ thực tiễn nơi phát xuất cơn dịch cũng giúp chúng ta nhận thức ưu tiên phòng chống dịch là để cứu người chứ không phải cứu chế độ.

Đừng để vài bữa lắng dịu người đọc lại thấy, thì ra là thiếu thông tin mà quá nhiều cảnh báo. Sự cảnh báo duy nhất đúng là sự sợ hãi không giúp ích gì cho bất kì cuộc chiến đấu nào khi chúng ta buộc phải giáp mặt.

Chính trị có thể độc ác hơn người ta tưởng, nhất là khi người ta sử dụng nó theo phương châm thực hiện đại loạn để đại trị.

Đừng nghĩ đó là chuyện chỉ có trong tuồng tích xứ người.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Chính Bác Hồ là “BỆNH NHÂN SỐ 0” từ Tư tưởng Mao Xếnh Xáng
    ***************************************************

    “Bệnh nhân Số 0” Tư tưởng Mao Xếnh Xáng
    Bác Hồ là Đệ tử ruột của thầy Mao Cái bang
    “Bệnh nhân Số 1” kế tiếp Nông Đức Yếu
    Ký nhượng biển đảo hàng triệu cây số vuông
    “Bệnh nhân Số 2” Phậm Văn Đồng vẩu
    Dâng Hoàng Sa nghe lời dạy của Bác phường tuồng
    “Bệnh nhân Số 3” là Nguyễn Văn Linh bán Nước
    Bốn chân quỳ gối qua Thành Đô toa rập khuông
    “Bệnh nhân Số 4” Lê Khả Phiêu mê gái gú
    Giang Trạch Dân tặng ngay cô Xẩm cởi truồng
    Sáng mai Phiêu ký ngay dâng thêm Biển đảo

    ………… SUY LUẬN TOÁN HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP
    …………

    Đồng chấy “Bệnh nhân Số 4 triệu” tên Côn an ác ôn
    Bắn cận ly vào Già Làng Lê Đình Kình xuyên Tim óc
    Mổ ruột moi gan như Lão cóc Giang mổ Pháp Luân Công
    Gần Thế kỷ Đất Mẹ Việt bao triệu tang tóc chết chóc
    Chính Hồ Chí Meo là “Bệnh nhân Số 0” từ Mao Trạch Đông
    Chính Chí Phèo viết ‘Địa chủ ác ghê !’ trên báo Đảng
    Ký tên C.B. (Cờ Bờ) Mẹ Việt Nam Nguyễn Thị Năm đi đong
    Chính Bác tuân lệnh đồng chí Cố vấn Trung C..uốc
    Đạp xác xương kêu răng rắc bỏ Mẹ vào hòm lũ mồm vẩu bần cố nông

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
    Trong Khoa virus học, khái niệm “BỆNH NHÂN SỐ 0” trong y học ám chỉ ca nhiễm bệnh đầu tiên của một dịch bệnh cụ thể.

  2. “Truyền thông đóng góp vào công cuộc phòng chống dịch chính là thông qua thông tin củng cố niềm tin khoa học của công chúng để mỗi người kiểm soát sự vô tình mà chú ý hơn đến khả năng ảnh hưởng đến cộng đồng. Nhiều hơn nữa là củng cố khả năng đề kháng của con người để đối phó với dịch bệnh. Giữ cho mình để hạn chế ảnh hưởng cho người chính là gốc gác của các biện pháp phòng chống.”
    -Đồng ý với bác Tâm Chánh về quan điểm nêu trên.
    “Nhưng bài học từ thực tiễn nơi phát xuất cơn dịch cũng giúp chúng ta nhận thức ưu tiên phòng chống dịch là để cứu người chứ không phải cứu chế độ.”; “Chính trị có thể độc ác hơn người ta tưởng, nhất là khi người ta sử dụng nó theo phương châm thực hiện đại loạn để đại trị.”
    -Tập Hoàng đế đã & đang làm theo những ý kiến bác Tâm Chánh nêu trên.
    -Mời các bạn xem một bộ phim giả tưởng Hollywood với viễn cảnh rằng, dịch bệnh virus corona tấn công Bắc Kinh với cường độ mạnh gấp 3~4 lần so với TP.Vũ Hán. Chính quyền Bắc Kinh ko đủ nguồn lực Y tế dập dịch, phải rút bớt nguồn lực Y tế tại các địa phương khác tăng cường cho Bắc Kinh dập dịch, bỏ mặc các địa phương khác tự bơi. Dân chúng tại nhiều địa phương TQ có dịch bệnh đang hoành hành rất thiếu thốn điều kiện chữa trị, nay lại bị lãnh đạo rút nguồn lực Y tế đi để lo cho bản thân lãnh đạo, bỏ rơi dân chúng. Vậy là, dân chúng phẩn nộ cùng nhau nổi loạn, kéo về Bắc Kinh lật đổ chế độ CSTQ độc tài khát máu. Rồi phim tiếp đoạn cuối, toàn Thế giới chung tay tổng lực giúp dân TQ chống dịch. Hết phim.
    P/s:
    -VN đang thực hiện tốt công tác cách ly 14 ngày đối với ng nghi nhiễm. Cách ly ng nghi nhiễm làm dịch bệnh bị chặn đứng ngay lại, ko lây lan rộng ra trong cộng đồng. Tại khu cách ly, sau 14 ngày:
    1/Ng nghi nhiễm ko phát bệnh dc trở về nhà.
    2/Ng nghi nhiễm phát bệnh sẽ chuyển ra khỏi khu cách ly, chuyển lên tuyến trên điều trị.
    Vậy điều rất quan trọng trong khu cách ly là cách ly các ng nghi nhiễm với nhau. Nếu cách ly kém, ng nghi nhiễm phát bệnh lây bệnh cho ng nghi nhiễm khác, rồi ng nghi nhiễm khác phát bệnh lây bệnh cho ng mới vào khu cách ly. Sau cùng, bất kỳ ai vào khu cách ly dù ko bệnh cũng bị nhiễm bệnh, dẫn đến tình trạng khu cách ly trở thành 01 ổ dịch bệnh (như TP.Vũ Hán). Thật quá nguy hiểm.
    -Thực ra, chuyển lên tuyến trên điều trị bệnh cũng chỉ là nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại virus & chữa trị các bệnh nền. Ai ko có bệnh nền & sức đề kháng tốt sẽ chữa khỏi bệnh sau khoảng 10 ngày, ai sức đề kháng yếu & có bệnh nền thì có thể chết hay có chữa khỏi cũng mất khoảng 20 ngày. Vậy, tạm thời chấp nhận chậm lại việc học, ưu tiên là phòng bệnh cho đến khi dịch bệnh dc kiểm soát (sau 14 ngày, tính từ ngày TQ tuyên bố kiểm soát dc dịch bệnh?).

Leave a Reply to vdk1509 Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây