Khi một tài năng lớn, một tuổi trẻ anh hùng bị tha hóa

Trần Mạnh Hảo

15-2-2020

Nguyễn Đình Thi. Ảnh: internet

Hay là bị kịch Nguyễn Đình Thi.

Mùa thu năm 1988, chúng tôi đang học tại học viện Goocky, khóa tại chức 4 tháng tại Matxcơva thì hay tin ông Nguyễn Đình Thi, tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam từ năm 1958 đến thăm và nói chuyện.

Anh chị em rất hồi hộp chờ đợi thần tượng văn học này từ lâu, nay được mãn nhãn. Tin một nhà văn, một nhà thơ, một nhà nghiên cứu triết học, một nhà viết kịch xuất sắc, một nhạc sĩ thiên tài chỉ với hai bản nhạc là ông Nguyễn Đình Thi đến nói chuyện được sứ quán thông báo cho mấy chục anh chị em đang làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ văn học tại Liên Xô cùng đến khoa viết văn trường Goocky tham dự.

Phải nói ông Nguyễn Đình Thi với vẻ đẹp trai hiếm có, với tài hùng biện sắc sảo, với giọng nói ấm áp, dịu dàng, mê hoặc chúng tôi ngay từ phút đầu.

Nhưng khônghiểu sao hôm nay ông lại giở giọng tuyên huấn khuyên bảo chúng tôi rằng, các bạn trẻ thân mến, các bạn sang đây học nhưng phải biết chắc lọc, chọn lọc, đừng nghe những giáo sư giảng thiên về đổi mới triệt để kiểu Gocbachốp mà làm phương hại đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mà đảng ta đang dựng xây.

Nghe chối tai, Trần Mạnh Hảo tôi bèn xin phát biểu ý kiến rằng: Thưa nhà văn hóa lớn, các cụ cho chúng tôi sang học tập Liên Xô, sao lại còn sang tận nơi dặn chúng tôi không được nghe lời họ, vậy thì học làm gì ạ…

Ông Nguyễn Đình Thi nổi cáu, đe dọa tôi rằng, anh Hảo và các anh đây đều là đảng viên của đảng, không được nói vô tổ chức như vậy!

Trần Mạnh Hảo bèn nổi máu điên, chỉ vào ông Nguyễn Đình Thi nói toẹt ra sự thật:

– Xin anh Thi bình tĩnh, tôi xin nói thẳng, anh Thi và chúng tôi ngồi đây, xét cho cùng đều là bồi bút của đảng. Thân phận chúng ta lầm than lắm, nhục nhã lắm. Anh viết bao tác phẩm nịnh đảng, có bao giờ anh dám mang gương mặt thật của anh ra viết đâu. Anh là kịch sĩ vĩ đại của đảng, đã đóng bao nhiêu vai kịch kẻ khác trừ bản thân mình. Anh không có gương mặt thật trong văn chương, anh là một tên hề cho kẻ cầm quyền mà thôi!

Lập tức một chiến sĩ trung thành vô hạn với đảng ngồi sát bên cạnh tôi đứng lên bẻ tay và bẻ cổ tôi là ông Chu Lai, không cho tôi nói…

Cả khối quần chúng trung kiên là các nhà văn thơ, là các tiến sĩ văn học tương lai đến nghe ké cùng ồ lên chửi tôi nói bậy.

Ông Nguyễn Đình Thi như bị dội nước sôi, ngồi xuống một lúc im lặng và không nói gì được nữa.

Chuyện này có các nhà văn chứng kiến đang còn sống: Chu Lai, Thạch Qùy, Vũ Quần Phương, Lê Chí, Trung Trung Đỉnh, Tô Hoàng, Kim Cúc, Khuất Quang Thụy, Trần Đăng Khoa, Khánh Chi… chứng kiến.

Sau đó, nhiếp ảnh gia Dương Minh Long kêu tắc xi chở ông Nguyễn Đình Thi về khách sạn tại Matxcơva. Anh Long sau đó nói với chúng tôi, ngồi trên xe, ông Nguyễn Đình Thi đã khóc.

Lâu lâu, nhớ lại chuyện này, tôi có hơi ân hận vì mình trong lúc nóng giận, đã nói toạc móng heo cái sự thật hiển nhiên của thân phận “phục vụ chính trị” của người cầm bút trong xã hội cộng sản. Điều mà một trí thức lớn, một nhà nghệ thuật lớn như ông Nguyễn Đình Thi đã xóa con người cá nhân của mình, xóa sĩ diện, xóa nhân phẩm mình đi làm bồi cho bữa tiệc cách mạng vô sản vốn không coi ai là người mà chỉ là công cụ, là tôi đòi của họ, là “người ăn kẻ ở trong nhà” như Nguyễn Khải đã nói.

Có lẽ cú “búa tạ” của tôi hôm ấy đã là nỗi đau, nỗi nhục của ông Nguyễn Đình Thi âm ỉ suốt, mới thành những câu sám hối tận cùng như sau trong một số bài thơ ông đã viết đã in:

“Rồi hôm nào bỗng gió bay
Cái bóng ngoài kia đến đợi
Anh giật mình đứng dậy
Đến giờ rồi hôm nay
Trên tay cốc nhỏ không đầy
Uống chúc bạn bè ở lại
Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Mong anh em hiểu đừng cười
Tôi gửi lại đây chìa khóa…”. ( Sóng reo – 2001)

Anh có như con sâu trong quả
Mang ra chợ bỏ đời mình
Cuộc đời nhiều trò chơi mà ít niềm vui
Tháng ngày không đợi
Anh hãy đi, núi lớn sông dài nghìn vẻ lạ
Dù nhúng vào bóng đêm hồn anh không nhuộm đen…

Đã có mùa xuân đời tôi không nhỉ
Và đã có không cả một mùa hè
Tôi chỉ nhớ đã đi nhiều mê mải
Năm tháng đêm ngày theo một ánh xa. (Mùa thu vàng)

“Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình
Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn. (Gió bay)

“Rồi hôm nào bỗng gió bay
Cái bóng ngoài kia đến đợi
Anh giật mình đứng dậy
Đến giờ rồi hôm nay

Trên tay cốc nhỏ không đầy
Uống chúc bạn bè ở lại
Anh chắt đời anh chắt mãi
Chút ngọt bùi chút đắng cay

Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình

Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn

Mong anh em hiểu đừng cười
Tôi gửi lại đây thìa khóa
Tất cả cửa nhà tôi đó
Ngổn ngang qua tạm cuộc đời

Tiếng đập cửa thình thình gọi
Anh cười vẫy
Xin chia tay
Lời ai văng vẳng
Hôm nào gió bay.

Đây là một trong 3 bài thơ cuối cùng của Nguyễn Đình Thi (Mùa thu vàng, Gió bay và Núi xưa). Nguồn: Trong cát bụi (thơ), Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, 1992.

“Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình

Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn”

Cảm phục sự sám hối hết mình của Nguyễn Đình Thi khi ông tự nhận “Người tôi còn nhiều bùn tanh”, nhận mình là vai hề của đảng “mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ”, rằng đời ông toàn “dối lừa khóac lác”, mua “dây nhợ tự buộc mình”…

Kính phục ông Nguyễn Đình Thư đã dám phủ nhận bản thân mình, phủ nhận con đường và công lao của ông với đảng cộng sản đến thế là cùng.

Ngạn ngữ phương Tây: “Quyền lực làm tha hóa con người” thật chí lý trong trường hợp của Nguyễn Đình Thi; hay nói chính xác, chủ nghĩa cộng sản đã tha hóa ông đến tận cùng.

Thời Pháp thuộc đã đào tạo ra một thanh niên yêu nước tuyệt vời, một trí thức lớn, một nhạc sĩ, một người viết lớn.

Bị phát xít Nhật bắt, tra tấn, hành hạ vậy mà trong nhà tù, Nguyễn Đình Thi đã viết được một bản nhạc vào hàng kiệt tác là bài “Diệt Phát xít”. Năm 1947 ông lại hoàn thành một kiệt tác âm nhạc khác là “Người Hà Nội”.

Năm 1942, đang học đại học, Nguyễn Đình Thi đã viết 5 cuốn sách triết học bằng tiếng Việt. Ông là người viết sách triết bằng Việt ngữ đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1977, một lần đến thăm vị linh mục dạy triết học, tôi đã xin cha 5 cuốn sách triết của Nguyễn Đình Thi xuất bản năm 1942 để rồi tặng lại mấy cuốn này cho ông Thi. Ông mừng và cám ơn tôi lắm lắm…

Xin xem danh mục các tác phẩm đã xuất bản, đã công diễn của nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, kịch tác gia Nguyễn Đình Thi:

Sách triết:

• Triết học nhập môn (1942)
• Triết học Kant (1942)
• Triết học Nietzsche (1942)
• Triết học Einstein (1942)
• Triết học Descartes (1942)
• Siêu hình học (1942)

Truyện, văn xuôi

• Xung kích (1951)
• Thu đông năm nay (1954)
• Bên bờ sông Lô (tập truyện ngắn, 1957)
• Cái Tết của mèo con (truyện thiếu nhi, 1961)
• Vào lửa (1966)
• Mặt trận trên cao (1967)
• Vỡ bờ (tập I năm 1962, tập II năm 1970)
• Trên sóng thời gian (tập bút ký, 1996)
• Tuyết (tập truyện ngắn, 2003)
Tiểu luận
• Mấy vấn đề văn học (1956)
• Công việc của người viết tiểu thuyết (1964)

Thơ

• Người chiến sĩ (1958)
• Bài thơ Hắc Hải (1958)
• Dòng sông trong xanh (1974)
• Tia nắng (1985)
• Trong cát bụi (1992)
• Sóng reo (2001)
• Đất nước (1948 – 1955). (Đã được nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc phổ thành bản Giao Hưởng – Hợp xướng cùng tên “Đất nước” Biểu diễn lần đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà nội ngày 1 tháng 9/2009, Do chính Đặng Hữu Phúc chỉ huy Dàn nhạc – Hợp xướng Nhà hát Nhạc vũ kịch VN[1])
• Việt Nam quê hương ta

Kịch

• Con nai đen (1961)
• Hoa và Ngần (1975)
• Giấc mơ (1983)
• Rừng trúc (1978)
• Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979)
• Người đàn bà hóa đá (1980)
• Tiếng sóng (1980)
• Cái bóng trên tường (1982)
• Trương Chi (1983)
• Hòn Cuội (1983 – 1986)

Nhạc

• Người Hà Nội (1947)
• Diệt phát xít (1945)
• Con voi

Đầu kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Đình Thi chủ trương cách tân thơ, làm tiếp công việc nhóm “Dạ Đài” trước 1945 do Nguyễn Xuân Sanh & Trần Dần chủ xướng: Tuyên dương thơ không vần, thơ tự do, bị nhà thơ Tố Hữu và nhà thơ Lưu Trọng Lư phản đối quyết liệt, thậm chí lên án Nguyễn Đình Thi là phản động. Lưu Trọng Lư còn mượn lời Platon mắng Nguyễn Đình Thi: “Hãy quàng vào cổ anh Thi vòng nguyệt quế và đuổi anh ta ra khỏi nước cộng hòa thơ kháng chiến Việt Bắc”.

Thành công thơ của Nguyễn Đình Thi còn để lại một bài thơ lớn là bài “Đất nước”. Hầu hết thơ Nguyễn Đình Thi trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ là thơ minh họa. Văn xuôi của Nguyễn Đình Thi từ “Xung kích” đến “Vỡ bờ” hầu như là thứ văn xuôi minh họa, xu thời, ít thành tựu.

Kịch Nguyễn Đình Thi là kịch luận đề, bị Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Tố Hữu đánh lên đánh xuống. Dù sao, nhiều vở kịch như “Nguyễn Trãi ở Đông Quan”, “Con nai đen”, “Rừng trúc”… là những vở kịch lớn, là những thông điệp ngầm mang tính phản biện xã hội đầy đau đớn, quằn quại của một Nguyễn Đình Thi sám hối, muốn thoát mình ra khỏi vũng lầy bồi bút, vươn lên ánh sáng nhân văn của một con người khao khát chân lý và lẽ phải.

Một lần đại hội nhà văn Nguyễn Đình Thi đã biến các nhà văn thành hạt bụi để tôn vinh đảng quang vinh, đảng vĩ đại vô cùng, rằng: “Mỗi nhà văn chúng ta chỉ là hạt bụi của đảng, nhưng là những hạt bụi lấp lánh”.

Nguyễ Đình Thi, bi kịch của một thanh niên yêu nước, một tài năng, một trí thức lớn đi theo cách mạng & kháng chiến, bị cộng sản tiêu hóa trong dối lừa, trong tủi nhục phi nhân, nhưng vẫn cố sống cố chết trồi lên khỏi mặt nước chìm nghỉm, tuyệt vọng chìa tay khỏi trang giấy ngập ngụa bùn tanh mà kêu cứu sự giải thoát.

Bình Luận từ Facebook

14 BÌNH LUẬN

  1. Bài này có nhiều cái hay như câu mô tả ông Chu Lai vốn vừa là chiến sĩ thật
    trên chíến trường mà cả trên mặt trận văn học đã đứng lên “bẻ tay và bẻ cổ”
    nhà thơ nhà phê bình văn học (nghiệp dư) TMH.Hình ảnh đúng qúa !
    Tác giả nhắc đến nhiều người “có số má” trong văn chuơng thì thế nào cũng
    bị họ phang lại,nếu nổ sảng (viết không đúng sự thật).Còn dúng sự thật thì
    họ sẽ lờ đi,giả vờ như không có chuyện “nảy lữa” này vì sợ “mất mặt” hoặc
    “bôi lọ” một quan chức lãnh đạo hội nhà văn nhà veo chăng ?

  2. Cái đảng đĩ này nó có những người xuất sắc như lão quả trưởng xóm tôi hồi ccrđ lão là con cố nông nghèo mọt xác được đội cai cách cho làm trưởng xóm nhưng mà chữ. Mỗi lần hợp cần chữ ký của lão là người ta phải cầm tay lao vẽ cái gáo dừa vào biên bản! Kể cả bản án tử địa chủ.
    Ấy vậy mà nhiều lần sau những cuộc họp quan trọng ấy người ta cũng chẳng kiếm được lao để ky mà thi hành an. Bí quá tay đội trưởng du kích liền ve bừa cái gáo dừa vào biên bản.và thế là một mạng người hay hai gì đó lại toi.
    Đấy chân dung cái đang đi vĩ đại

  3. “Người tôi còn nhiều bùn tanh
    Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
    Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
    Nhiều dây nhợ tự buộc mình

    Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm
    Quên cho những dối lừa khoác lác
    Tôi biết tôi đã nhiều lần ác
    Và ngu dại còn nhiều lần hơn”

    Thơ của một người cuối đời đã nhận ra tội lỗi, nhận ra sự thật, và đã sám hối hết mình!

    Nguyễn Đình Thi đúng là một tài năng lớn , đã từng bị tha hóa, như nhận định của nhà văn Trần Mạnh Hảo.
    Ông là thế hệ đàn anh – của cái thằng vẫn đang tha hóa, khát máu, khoác lác, lừa bịp, được ngụy trang bằng những câu ngô nghê, kệch cỡm được gọi là thơ … “Cố lên các chị, các anh/Quê hương vẫy gọi, sử xanh lưu truyền”.
    Có bao giờ cái thằng lưu manh giả lú ấy biết sám hối?
    Có bao giờ cái đảng lợn CSVN ấy biết sám hối?
    Chắc không bao giờ. Chúng sẽ chọn cái chết – trong sự KHINH BỈ, NGUYỀN RỦA của nhân dân VN.

  4. Hanoi ! Oh our beloved Hanoi !
    *****************************

    https://www.youtube.com/watch?v=DfNdduSbeRA
    Giấc Mơ Hồi Hương – Nhạc Vũ Thành – Giọng ca Kim Tước

    How I yearn to contemplate the Sword Lake
    At every Dawn at every Morning
    Her beauty was the best of all
    The memories and souvenirs come back to haunt me
    As I cry and weep for her seperation
    Since that Autumn 1954

    Hanoi ! Oh our beloved Hanoi !
    You’ve lost so many famous citizens
    Immigrated from Hanoi to Free Saigon
    They had been living in exile confused
    And exile is really a hard profession

    Hanoi ! Oh our beloved Hanoi !
    You’ve lost so many famous citizens
    Immigrated from Hanoi to Free Saigon
    And then from Saigon to Paris,
    Washington, London, Berlin and all Capitals in the Free World
    They have been living in exile confused
    And exile is really a hard profession

    Oh how happy I am for the descendents Nguyen Dynasty
    I spent my childhood and boyhood in Hanoi at war
    And to Hanoi, I’ll sing the rest of my life.

    Hanoi ! Oh our beloved Hanoi !
    You’ve lost so many great citizens
    Immigrated from Hanoi to Free Saigon
    They had been living in exile confused
    And exile is really a hard profession

    Hanoi ! Oh our beloved Hanoi !
    You’ve lost so many great citizens
    Immigrated from Hanoi to Free Saigon
    And then from Saigon to Paris,
    Washington, London, Berlin and all Capitals in the Free World
    They have been living in exile confused
    And exile is really a hard profession

    How I yearn to contemplate the Sword Lake
    At every Dawn at every Morning
    Her beauty was the best of all
    The memories and souvenirs come back to haunt me
    As I cry and weep for her seperation
    Since that Autumn 1954

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
    Hanoi 1954 –> Danang 1954-71 –> Saigon 1971-1980 –> Paris 1980-2020

  5. Tôi không biết gì về sự nghiệp thơ văn đồ sộ của ông Nguyễn Đình Thi, ngay cả bài thơ Đất Nước phải “google” mới biết (đọc nghe sáo rỗng bỏ bố, có gì hay???), nhưng nếu thời đó (1988) mà nhà văn Trần Mạnh Hảo dám chửi thẳng ông bồi bút này như vậy thì kể ra ông cũng xứng đáng được cụ Nguyễn Đình Chiểu xoa đầu khen rằng cụ hãnh diện vì ông lắm lắm
    “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
    Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

  6. Người CS cả đời nói láo, Trần Mạnh Hão đã bồi cho NĐT một cú nói thật rất đúng nơi, đúng lúc. Sau nầy, NĐT cũng đã sám hối, vậy thì TMH có gì phải ân hận ?!

  7. Không ít người chọn cách sống khác, cực khổ hơn, nhưng họ không dối người và dối mình. Cái quan trọng, chính yếu, đó là nhân cách. Ngược lại, họ luôn được thanh thản trong tâm hồn, và ngẩng cao đầu.

  8. Tóm lại thì cái đảng đéo này cũng chỉ là 1 bọn cầm quyền. Ừ thì chúng có quyền có lực. Thứ quyền lực phi pháp và thối nát giống như bất cứ nhà cầm quyền CS nào.

    Nhưng quốc gia nào chẳng có nhà cầm quyền (đa số không phi pháp, ít thối nát hơn)? Thế mà có trí thức văn nghệ sĩ nào làm văn, thơ, phim, nhạc ca ngợi nhà cầm quyền bao giờ ?

    Sống trong cái thế giới cộng sản bỉ ổi, con người ta thật biến thành đê tiện. Dù cho bọn cầm quyền có cai quản cái bao tử của dân thì cũng không phải là lý do để biện minh cho những hành vi đê tiện của người trí thức văn nghệ sĩ. Bao nhiêu người dân bình thường họ cũng chẳng hề phải tự nguyện cúi mình làm con giun con dế, làm nô lệ như thế. Chủ nghĩa CS thật ghê rợn !

  9. Danh dự nhân cách các vị để đâu??” Để ở nồi cơm ( nói nồi cơm cho nó nhỏ, chứ trí thức nhà mình được cái TỰ ÁI CAO HƠN TỰ TRỌNG)

    • Trần Mạnh Hảo đã liệt kê hàng loạt nhân chứng. Có lẽ ta nên chờ họ lên tiếng xác nhận hoặc bác bỏ. Một câu hỏi khác nên hỏi ông Hảo là tại sao đến bây giờ ông ấy mới kể chuyện này ra.

  10. Cám ơn nhà văn Trần Mạnh Hảo đã cung cấp thông tin. Nhưng từ lâu, mọi người đã biết: trí thức cao được đào tạo từ gia đình và khoa bảng chính hiệu G7 vào tay mấy anh Cộng sản thì cũng biến thành phân. Ai cất lên tiếng nói của lương tri và phẩm giá thì phải trả bằng sinh mạng của chính mình hoặc sống không bằng chết ở xứ Indochine.

Leave a Reply to TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây