Ngăn sông cấm chợ

Vũ Kim Hạnh

10-2-2020

Đường phố Thượng Hải – Trung Quốc nay vắng ngắt vì dịch virus Corona. Ảnh: Reuters

Trong những điều “quả báo” mà TQ phải chịu do đường ăn ở với lân bang và thế giới, có một điều tôi nghĩ tới mà chưa thấy ai nói: Nó ngăn sông thì nay chính nó phải (ngáp ngáp) cấm chợ. Ngăn con sông Mekong vì quyền lợi ích kỷ của chỉ riêng nước mình (lợi dụng vị trí địạ lý thiên nhiên) là ví dụ về cái ác vô cùng tận. Đấy, ngăn sông vs cấm chợ.

Thông tin từ Thượng Hải khiến tôi (tiếp tục) bàng hoàng sáng nay: Thượng Hải hôn mê vì đại dịch. Chiều qua nghe đến Quảng Châu và Thẩm Quyến đã phải phong tỏa từng phần. Tôi đang thành lập đoàn doanh nghiệp đi Thương Hải vào giữa tháng 5/2020, hội chợ thực phẩm SIAL-THƯỢNG HẢI vào loại HC lớn nhất thế giới về ngành này, vậy mà giờ cái thành phố đó đang… hôn mê. Sau khi thủ đô của hội chợ thương mại Quảng Châu bị phong tỏa?

Một câu hỏi đau đớn được chúng tôi, những người làm báo và nông – dân – cổ – trắng đem ra bàn trưa hôm qua ở Cồn Sơn, Cần Thơ: ĐBSCL chỉ còn tồn tại 30 năm nữa?

Qua rồi thời oanh liệt của sông Mekong “đất lở sông bồi”. Hơn một chục đập thủy điện trên thượng nguồn và nhất là hiện tượng nạo vét cát khiến các cửa biển ngày càng sâu đã viết lại tương lai đồng bằng sông Cửu Long?.

Tờ Financial Times vừa có một phóng sự dài về hiện tương những vùng ruộng đồng ở châu Á đang chìm dần xuống biển. Tôi không quên là hôm nay, đoàn nghiên cứu của GS David Dapice, đại học Harvard Kennedy cũng về nghiên cứu ở tỉnh Bến Tre về đề tài này. Hiện tượng biến đổi khí hậu làm mực nước dâng cao là một trong những lý do. Nhưng đối với dân địa phương và chuyên gia theo sát biến đổi của dòng sông Mêkông từ ba bốn thập kỷ, thì đó là do hai hiện tượng: TQ xây các đập thủy điện trên thượng nguồn và nạn khai thác cát vô trách nhiệm.

Cách nay 20 năm, nhờ vào phù sa, mỗi năm đồng bằng sông Cửu Long lấn thêm ra biển. Nhưng bây giờ, phù sa bị giảm gần 50% do các đập thủy điện Trung Quốc, nên bờ biển Cà Mau bị mất hàng chục mét mỗi năm. Nước biển xâm nhập sâu vào sông ngòi làm thay đổi quân bình giữa ba loại nước mặn, lợ và ngọt; tác hại đến ngành trồng trọt, ruộng rẫy, chăn nuôi cá tôm của người dân. Nếu đồng bằng biến mất thì đến phiên người thành phố lãnh hệ quả.

Chính phủ Thái Lan vừa tuyên bố từ chối kế hoạch đầu tư nạo vét đáy sông của Trung Quốc. Còn VN? Vì sao bây giờ nạn khai thác cát trên sông vẫn ngang nhiên?

Đồng bằng sông Cửu Long mấy ngày này toàn những tin nhói lòng: Hàng nghìn héc ta lúa đông xuân ở ĐBSCL có nguy cơ mất trắng do ảnh hưởng hạn mặn xâm nhập. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam nhận định: Từ ngày 8 đến 16/2, nước mặn sẽ xuất hiện với chiều sâu xâm nhập mặn lớn nhất. Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre, tình trạng mặn xâm nhập trên các sông chính thuộc địa bàn tỉnh đang ở cấp độ 2 (mức rủi ro thiên tai).

Người nông dân trên cánh đồng hạn mặn. Nước mặn có thể xâm nhập tới 100km. Ảnh: internet

Chợ quốc tế Thượng Hải (hội chợ thực phẩm quốc tế SIAL-THương Hải) hàng năm là điểm hẹn, cùng với nhiều điểm hẹn khác (mà BSA đã thiết kế thành một chuỗi dài với kế hoạch nhịp nhàng: Fruit logistic Berlin, Thaifex Bangkok, Sial Thương Hải, Chicago Hoa Kỳ…) để mang nông sản Việt đến chào hàng. Bây giờ nông sản Việt đang gặp khó mà Thựơng Hải thì còn đang “hôn mê” không biết chừng nào thì tiếp tục cơn ác mộng phong tỏa đang lan dần? Cái khó trước mắt còn hiển hiện, lại còn cái khó lâu dài vì ngập mặn, biến đổi khí hậu đe dọa quá nặng nề.

Dù “hôn mê” họ sẽ vẫn không nguôi “Giấc mộng Trung Hoa” đã thành DNA của chính họ. Giấu nhẹm thông tin để bảo vệ chế độ thay vì bảo vệ nhân dân để bây giờ bung bét đại hóa ra toàn thế giới thì hi vọng gì họ thay đổi DNA?

Nên giờ đồng bằng phải rất tích cực tìm sinh lộ. Từ việc đối phó việc mất đất, chìm dưới biển cho đến chủ động giải bài toán đa dạng hóa thị trường, tìm giá trị gia tăng cho nông sản…

Hôm qua, cả ngày “đi chơi” ở khu du lịch Cồn Sơn, Cần Thơ (khách du lịch từ cả nước đổ về, cả khách quốc tế rất đông). Và chiều về, ngồi giữa thiên nhiên thật đẹp của Cần Thơ farm, tôi có một câu chuyện gần gũi và thật đẹp, thật ý nghĩa để kể về sức sống mạnh mẽ, dù hiền hòa chân chất của người đồng bằng…

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Là người bình thường, chịu xem tìm hiểu tin tức là đã có sơ lược về thực trạng Đồng bằng Cửu Long từ lâu lắm rồi, chứ đâu cần đến các vị làm ăn lớn hay quan bác bự hoặc nhân sĩ trí thức nào dạy bảo thì người ta mới biết. Quan trọng là trong chục năm những đỉnh cao chỉ huy đang bận việc gì đó không có thời gian cho mấy việc tủn mủn này. Giờ trình bày thực trạng làm quái gì nữa, vô ích.

  2. Các báo lề trái đã phát hiện :
    – Trung cộng bắt dân Tân Cương đạo Hồi ăn thịt heo – Sau đó heo Trung cộng chết gần hết vì dịch tả heo. Dân TC không có heo mà ăn !
    – Hùng hổ đánh võ mồm chống chiến tranh thương mại của Trump, xong lại phải quỳ gối ký hiệp định thương mại nhận chịu đủ điều khoản “bồi thường” cho những hành vi sai trái trong quá khứ (trong thương mại).
    – Trung cộng ra lệnh cho Carrie Lam cấm dân Hongkong đeo khẩu trang – Sau đó toàn bộ dàn lãnh đạo HK đeo khẩu trang họp báo vì dịch Coronavirus
    – Trung cộng tung dân Tàu đi khắp nơi cổ võ cho chủ nghĩa bành trướng, chửi, đánh cả người Hoa, học sinh gốc Hoa ở Tây phương – Bây giờ các nước phương Tây (tạm thời) cấm toàn bộ dân Tàu, học sinh Tàu qua nước họ.
    – Chưa kịp xử dung 2 tàu sân bay thì đã phải xây 2 bệnh viện khổng lồ nuôi người bênh. người chết

    Giờ đây cô Kim Hạnh lại phát hiện thêm … Vừa ngăn sông thiên hạ, lại phải cấm chợ nhà mình !!

    Đúng là “Trời diệt Trung cộng” !

  3. Áp dụng pp dùng Lu chống ngập ở thành phố, rồi mang xe chở Lu về chống hạn ĐBSCL
    Bất quá cụ Lú của trí thức nhà chúng nó sẽ alo cho thằng cu Tập, mở đập.
    Vũ Kim Hạnh nhad đấu tranh dân chủ đành đạch, nhà roang ngợp tre tài năng, đã chống Trung cộng rất hiệu quả. Đảng nhà trí thức nên nhân rộng. Đề nghị cu Tập trao bằng khen 16 tốt 4 vàng

Leave a Reply to NTT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây