Trung Quốc thành siêu cường từ bao giờ và trong trường hợp nào?

Nguyễn Đan Quế

8-2-2020

Khi Thế chiến II sắp kết thúc 75 năm trước, vào tháng hai năm 1945, các lãnh đạo Anh, Mỹ và Liên Xô họp ở thành phố nghỉ mát Yalta của Liên Xô bên bờ Hắc Hải, để phân chia vùng tiến quân của phe thắng trận.

Chưa đầy hai năm sau, tổng thống Mỹ tuyên bố Học thuyết Truman, theo đó cam kết sức mạnh Mỹ sẽ kiềm chế các nỗ lực của Liên Xô muốn mở rộng ra thế giới. Chiến tranh Lạnh bắt đầu.

Năm 1948, Liên Hiệp Quốc được thành lập. Hội Đồng Bảo An gồm 5 nước có quyền phủ quyết là: Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Hoa (do Tưởng Giới Thạch đại diện; sau thua Mao Trạch Đông, chạy ra đảo Đài Loan. Nhưng Liên Hiệp Quốc vẫn công nhận Đài Loan là đại diện chính thức cho cả nước Trung Hoa mà Hoa Lục bị phe CS tạm chiếm. Phía Mao Trạch Đông thì coi Đài Loan là 1 tỉnh của mình và bị phe Mỹ tạm chiếm).

Mao lên cầm nguyền ở Bắc Kinh năm 1949, Hoa Lục chịu thế gọng kìm qua sự bao vây bằng quân sự của Mỹ và chế ngự từ Liên Xô (Trung Cộng không có tiếng nói tại Liên Hiệp Quốc, muốn nói gì phải qua đàn anh Liên Xô). Trung Cộng dốc toàn lực kỹ nghệ hóa, sản xuất được xe tăng, pháo, máy bay… và phát triển bom nguyên tử, năm 1964 cho nổ quả đầu tiên, trở thành cường quốc thứ năm có nguyên tử sau Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp.

Cuối thập niên 1950 đầu 1960 Trung Cộng cho thi hành Học thuyết Ba Thế Giới cùng một lúc vừa chống Mỹ vừa chống ‘xét lại Liên Xô’ (hòa hoãn với Mỹ). Theo Mao, thế giới chia làm 3: (a) thế giới thứ nhất Mỹ và Nga (b) thế giới thứ hai là các nước đã phát triển (c) thế giới thứ ba gồm các nước kém mở mang. Mao chủ trương: Thế giới thứ ba phối hợp với thế giới thứ hai ‘đập tan’ thế giới thứ nhất, thiết lập một trật tự thế giới mới công bằng hơn, có lợi cho tất cả. Mao tung 2 đòn:

Đòn quân sự: Thành lập các Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng ở các nơi, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam VN là thí điểm đầu tiên và quan trọng nhất. Cuối năm 1959, Hồ Chí Minh họp đại hội III đảng CSVN ra nghị quyết ‘dùng bạo lực để giải phóng miền Nam VN’. Ngày 20-12-1960 Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời, bắt đầu đánh nhau với Mỹ giúp Nam VN thành lập guồng máy chiến tranh kiểu tư sản chủ về hoả lực và Trung Cộng giúp Bắc VN với guồng máy chiến tranh kiểu vô sản, chuyên đánh du kích.

Đòn ngọai giao: Thành lập Phong Trào Phi Liên Kết (1961) ở thủ đô Belgrade (Nam Tư) với hai khẩu hiệu chính: không liên kết quân sự với Mỹ & Liên Xô vì cả hai đều là đế quốc & ủng hộ Mặt trân Dân tộc Giải phóng khắp nơi trên thế giới.

Học thuyết ba thế giới diễn ra trong trong bối cảnh hết sức đặc biệt: Thế kỷ XX có những phát minh làm biến đổi hẳn xã hội loài người: Thuyết Tương Đối của Einstein mở ra kỷ nguyên nguyên tử, thám hiểm không gian; sự ra đời của Cơ Học Lượng Tử dẫn đến internet, điện thoại thông minh, robot, và cách mạng Số; Francis Crick & James Watson phát hiện chuỗi di truyền DNA, mở ra nhiều hiểu biết về sinh vật, trong đó có con người.

Và đặc biệt nhất trên phương diện xã hội – chính trị, khoa học chứng minh rằng không có mâu thuẫn ý thức hệ: tinh thần và vật chất là 2 mặt của sinh năng. Cộng sản lẫn tư bản tất phải biến đổi theo quan niệm mới về con người: Tinh thần và vật chất là 2 mặt của Sinh năng. Sinh năng là 1 phần của Vũ trụ năng. Vũ trụ năng ảnh hưởng trên Sinh năng. Tinh thần và vật chất hỗ tương tác động và có thể hoán chuyển qua Sinh năng.

Vì thế, nền văn minh nhân loại thay đổi. Mỹ & Liên Xô không thể không xét lại thế chiến lược toàn cầu Yalta chia đôi thế giới theo ý thức hệ. Trung Cộng sẵn sàng tác động qua Phong trào Phi Liên Kết và nhất là Mặt trận Dân tộc Giải phóng các nơi, đánh phá, gây ‘thiên hạ đại loạn’.

Trong khi đó, triển khai những khám phá mới của cơ học lượng tử nhanh chóng trở thành mục tiêu của các nước có trình độ phát triển cao, kể cả Nhật – Đức – Trung Quốc. Nga vì chạy đua vũ trang nên không còn tiền phát triển kinh tế. Thập niên 1960, Mỹ sa lầy trong cuộc chiến VN. Tiếp tục Mỹ sẽ mất vị thế hàng đầu. Đây mới là lý do thâm sâu Mỹ dừng cuộc chiến.

Cơ học Lượng tử đã nhanh chóng làm tương quan giữa các siêu cường thay đổi. Và Chiến Lược Toàn Cầu bắt đầu có những dấu hiệu biến đổi dần từ Đối đầu Đông – Tây sang Hợp tác Bắc – Nam nhằm giải quyết mâu thuẫn chính là hố xa cách giầu – nghèo. Hòa đàm Paris về VN là bước đầu của biến đổi lớn lao này. Sau đó, các nước giầu ngả dần sang khuynh hướng chạy đua nghiên cứu áp dụng kỹ thuật số, phát triển kinh tế hơn là tiếp tục đối đầu:

* Ở Âu Châu, nhiều tiếng nói cất lên đòi một ‘Âu châu nhất thể’, muốn Mỹ & Nga giảm bớt ảnh hưởng để Đông –Tây Âu trao đổi ngoại giao, văn hóa, kinh tế.

* Hòa hoãn trong giọng điệu của điện Cẩm Linh với phương Tây và đặc biệt là ký tài giảm vũ khí chiến lược với Mỹ qua Hiệp Định chống phi đạn đạo ABM (1972).

* Trung Quốc đả kích bọn xét lại Liên Xô, lên đến cao điểm là cuộc pháo kích qua lại dọc theo Hắc Long giang năm 1969.

* Trung, Nhật & Tây Đức sẵn sàng trở thành những cường quốc kinh tế Số.

* Ngày 25-10-1971, Trung Quốc thay Đài Loan trong vai trò hội viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, với quyền phủ quyết của 1 siêu cường, qua một cuộc bỏ phiếu của toàn thể đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Từ đây, Trung Quốc chính thức là siêu cường trong nền sinh hoạt chính trị toàn cầu.

* Ngày 27-2-1972: Trung Quốc với tư cách siêu cường, ký thông cáo chung Thượng Hải với Mỹ.

* Ngày 27-5-1972: Mỹ – Xô ký thỏa ước Hạn chế vũ khí chiến lược (SALT), xuống thang, không chạy đua vũ trang nữa.

Quan hệ giữa hai khối cộng sản – tư bản không còn đối kháng mà bắt đầu chuyển dần sang hướng hợp tác Bắc – Nam. Đến nay gần ½ thế kỷ, chúng ta đã chứng kiến nhiều biến cố chưa từng thấy. Và tiến trình thay đổi chiến lược này hiện đang tiếp diễn mạnh mẽ tiến tới Hợp tác Bắc – Nam về kinh tế và khai mở nền văn minh mới Nhân Bản cho nhân loại.

Bs Nguyễn Đan Quế, Cao Trào Nhân Bản

Rằm tháng Giêng, Xuân Canh Tí 2020

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Bài viết nhấn mạnh hai mặt của sinh năng ( không biết phạm trù của từ này mang tính triết học gì?) là tinh thần và vật chất trên con người đã làm thay đổi bộ mặt của thế giới cả về khoa học và chính trị ở thế kỷ 20. Thực sự mặt “tinh thần” ở đây cũng mang tính duy vật theo cái nhìn của K. Max nhiều hơn “tinh thần” mang tính nhân văn, cảm xúc và tôn giáo của con người. Nỗi khao khát về tự do trong suy nghĩ của con người và những phong trào đòi quyền tự do cá nhân mới chính là nền tảng làm cho sự thăng tiến xã hội và thay đổi những quyết về chính trị của thế giới.

    • Heya, tự do ad. Trừu tượng quá. Phải thực tế như bọn tớ nhân sĩ trí thức xã nghĩa đảng đẻ ra đảng bỏ rơi cứ uống rượu ngâm, xơi thịt chó, mút mắm tôm, vuốt râu, vuốt tóc. Chỗ nào Lành mâm cao chiếu trên là bọn thớ thích.
      Tự do là cái gì. Ai thích thì cứ đi tìm, bọn tớ không phản biện, không ủng hộ. Bọn tớ trung lập

  2. Trung Cộng là cường quốc, cả về mặt vô văn hóa, mọi rợ.
    Trung Cộng có bom nguyên tử nhưng không có quyền lực mềm.
    Thế giới nay được thấy “cường quốc” Độc Ác ấy đang bị Trời qủa báo.
    Độc tài CSVN cứ đợi, rồi cũng sẽ đến lươt!

Leave a Reply to Khách Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây