Hoàng Sa 1974: Chính phủ Mỹ nói gì?

BBC

19-1-2020

Hình chụp ngày 19/1/2017, khi diễn ra một cuộc tuần hành kỷ niệm sự kiện 1974 của người dân ở Hà Nội. Ảnh: Getty Images

Ngày 19/1/1974 đánh dấu sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Dựa theo các tài liệu đã giải mật của Hoa Kỳ, BBC tóm lược các phản ứng của chính phủ Mỹ ngay tại thời điểm sự kiện vừa diễn ra. Nhiều thông tin, quan điểm có thể đã bị những cứ liệu sau này vượt qua, nhưng thông tin dưới đây phản ánh cái nhìn trong chính phủ Mỹ tại thời điểm năm 1974:

18/1/1974:

Cơ quan tình báo Mỹ CIA gửi báo cáo nói Trung Quốc và Nam Việt Nam “có thể đã đụng độ” ngày 16/1 vì Trung Quốc chiếm đảo Cam Tuyền trong khu vực Hoàng Sa.

“Phía Nam Việt Nam cũng nói rằng Trung Quốc đã đổ bộ lên hai đảo khác trong Nhóm Nguyệt Thiềm của Hoàng Sa.”

Tài liệu của CIA ghi nhận Bắc Kinh và Sài Gòn đều đòi chủ quyền Hoàng Sa, và có sự hiện diện quân sự tại đây từ giữa thập niên 1950. Trung Quốc chiếm Nhóm Tuyên Đức ở phía bắc, còn Nam Việt Nam chiếm Nhóm Nguyệt Thiềm ở phía nam.

Báo cáo của CIA nhắc lại trước đó Bắc Kinh và Sài Gòn chỉ duy nhất một lần va chạm vào năm 1959 khi “phía Nam Việt Nam bắt giữ các ngư dân Trung Quốc ở Nhóm Nguyệt Thiềm”.

“Việc quan tâm trở lại về sở hữu các đảo có thể xuất phát từ triển vọng tìm thấy dầu trên đảo hoặc vùng nước xung quanh,” CIA nói.

Bản đồ quần đảo Hoàng Sa trong một báo cáo của CIA tháng Ba 1974

21/1/1974:

Sau khi Trung Quốc đã kiểm soát được toàn bộ Hoàng Sa, báo cáo của CIA ngày 21/1 thừa nhận thông tin về diễn biến cuộc đụng độ vẫn “vô cùng sơ sài”.

Báo cáo này phân tích căng thẳng bắt đầu từ tuyên bố tháng Chín 1973 của Nam Việt Nam khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.

“Ban đầu Bắc Kinh bỏ qua tuyên bố này, nhưng đến ngày 11/1, họ phản ứng bằng tuyên bố bộ ngoại giao tái khẳng định chủ quyền ở Trường Sa, Hoàng Sa và Bãi Macclesfield.”

“Lần đầu tiên, Bắc Kinh cũng chính thức đòi chủ quyền với “tài nguyên tự nhiên ở vùng biển xung quanh” các đảo.”

“Cùng lúc này, Trung Quốc cũng đưa một số ngư dân đến Nhóm Nguyệt Thiềm, nơi mà theo phía Nam Việt Nam, những người này dựng lều và cắm cờ Trung Quốc.”

“Vào lúc này, Sài Gòn chuyển hướng chú ý từ Trường Sa sang Hoàng Sa.”

Báo cáo nói Sài Gòn đưa hải quân ra Nhóm Nguyệt Thiềm, khiến các ngư dân Trung Quốc phải rút đi.

CIA nói Trung Quốc “rõ ràng đã có chuẩn bị” cho diễn biến này.

“Sau khi Nam Việt Nam bắn vào ngư dân Trung Quốc trên đảo Quang Hòa ngày 16/1, Trung Quốc đưa các đơn vị quân đội hướng về nam, can thiệp bằng lực lượng bộ binh và hải quân khá lớn, cùng với không kích,” CIA viết.

23/1/1974:

Tại trụ sở bộ ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Henry Kissinger gặp ông Han Hsu, quyền trưởng phái đoàn liên lạc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Washington.

Ông Kissinger nói chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đang đưa nhiều thư phản kháng lên các tổ chức quốc tế như SEATO và LHQ.

“Chúng tôi không dính líu đến các phản kháng đó,” Ngoại trưởng Kissiger nói.

Ông nói thêm: “Hoa Kỳ không có lập trường trong việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nam Việt Nam tại các đảo này.”

25/1/1974:

Tại một cuộc họp khác, Đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân, báo cáo: “Chúng ta đã tránh xa vấn đề.”

Ngoại trưởng Kissinger hỏi lại: “Chúng ta chưa bao giờ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của họ [Nam Việt Nam]?”

Đô đốc Moorer trả lời: “Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề – đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó.”

Ông Kissinger hỏi “Ai khởi đầu trận chiến ở Hoàng Sa?”

Đô đốc Thomas H. Moorer mô tả: “Một đội tuần tra của Nam Việt Nam trong khu vực phát hiện một số tàu Trung Quốc tiến về các đảo; họ tiến đến và đưa khoảng 75 người lên đảo Duncan (Quang Hòa). Đó là một trong các đảo phía nam của nhóm Nguyệt Thiềm.

“Họ phải đối đầu với hai đại đội Trung Quốc. Phía Nam Việt Nam phải rút sang các đảo gần đó.

“Bốn tàu Nam Việt Nam và khoảng 11 tàu Trung Quốc sau đó có trận hải chiến trong khi quân Nam Việt Nam rút lui.”

Ngoại trưởng Mỹ hỏi tiếp: “Phản ứng của Bắc Việt trước toàn bộ vụ việc là thế nào?”

William Colby, Giám đốc tình báo CIA, nói: “Họ bỏ qua, nói rằng nó nằm dưới Vĩ tuyến 17 và vì thế không có ảnh hưởng đến họ. Nói chung, họ không đưa ra lập trường, không theo bên nào.”

Ông William Smyser, từ Hội đồng An ninh Quốc gia, nói thêm: “Nó đặt họ vào tình thế tế nhị. Họ không nói gì cho đến khi đã xong chuyện, và rồi chỉ nói họ lên án việc dùng vũ lực.”

Cuộc bàn luận tiếp tục với trình tự như sau:

“Ngoại trưởng Kissinger: Tôi biết họ nói gì rồi, nhưng họ thực sự cảm thấy thế nào?

Đô đốc Moorer: Tôi nghĩ họ lo lắng.

Ông Colby: Bắc Việt có thể muốn có mỏ dầu tại đó.

Ông Clements [Thứ trưởng Quốc phòng]: Đừng quá mơ mộng về khả năng có dầu tại các đảo đó. Đó vẫn là chuyện trên trời. Hiện chẳng có gì ở đấy cả, chỉ là tương lai thôi. Hiện nay dầu hỏa ở đó không khả thi. Chỉ là tiềm năng.

Đô đốc Moorer: Người Pháp nắm giữ các đảo trong thập niên 1930 cho đến khi Nhật chiếm trong Thế chiến. Năm 1955, người Pháp từ bỏ chủ quyền các đảo và Nhật đã làm như thế năm 1951. Nam Việt Nam và Trung Cộng kể từ đó cùng nhận chủ quyền. Philippines có tuyên bố yếu ớt, nhưng chỉ là trên giấy.”

Sau đó, Đô đốc Moorer xác nhận lại với Henry Kissinger: “Chỉ thị của tôi là tránh xa khỏi toàn bộ khu vực.”

28/1/1974:

Bộ Ngoại giao Mỹ gửi điện cho tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, nói rằng có một bản tin của UPI viết các tàu chiến Nam Việt Nam đã “bao vây” Hoàng Sa, sau khi đã bị mất đảo về tay Trung Quốc.

Bức điện nói “lo lắng sâu sắc về rủi ro phía Việt Nam bày tỏ giận dữ về Hoàng Sa bằng hành động quân sự phi lý với Trung Quốc”.

Bức điện yêu cầu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn “kiềm chế” chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Bất khuất 74 Vách đá Hoa Cương trắng sừng sững trên Quần đảo Hoàng Sa
    ******************************************

    https://lh3.googleusercontent.com/8cab-5yPloihqr6epqVqtcE_gsp-Z81S6U8iYDgWPJaSiR2iXfg1QkOGFfjhwQ9fOX3X7DaMIR96EvDGM52dYGRpjKy-lj5UoItl7LjEGGjMLcbM6ahuJ3-o-J9-EEtxDspEyCOHvHv-X5p3JQ?fbclid=IwAR32sQOxd0iwCCXp1Zf-by9X7nZ0-RwkUNbei-Ud7CuAR22-bdw8sLbQLXU

    74 ANH HÙNG TỬ SĨ HOÀNG SA 1974 :

    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=28&idpoeme=12200

    Có 74 Vách đá Hoa Cương trắng
    Quanh Quần đảo Hoàng Sa vĩnh hằng
    Bất khuất đứng sừng sững
    Vọng trông về Việt lục Đất Mẹ tâm băng
    45 Năm qua chắc Vách phủ rêu hoang dã
    Từ đỉnh đến đáy bờ đá đứng kiên cường Ngàn năm
    Nhìn uất hận nheo nhúc giặc xâm lăng Khựa
    Biết chẳng cần cũng chẳng quan tâm
    74 Vách đá Hoa Cương trắng đứng nghe Sóng vỗ
    Khắp Năm châu nghe Biển Đông dậy sóng gầm

    https://3.bp.blogspot.com/-EI1odrZs5QQ/WH3PhAgZn0I/AAAAAAAAMH8/Z3AxQH1mhs4hLqLZz9McAcr0gHZbez2ywCLcB/s1600/NguyVanTha.gif
    Anh hùng NGỤY VĂN THÀ :

    Trên tận Đỉnh 74 Vách đá Hoa Cương trắng
    Lộng gió Tự do bóng Hoàng kỳ trong tầm
    74 cánh Đại Bàng dũng mãnh ẩn đậu trên Thiên đỉnh
    Sau trận hải chiến một Chớm Xuân
    Cánh Siêu Đại bàng đậu trên Vách đá cao nhất
    Và Quần đảo Hoàng Sa không quên Người có Tâm có Tầm
    Vị Thuyền trưởng có gan bất khuất
    Ngã xuống boong chiến hạm trên vũng máu lặng câm
    Và từ ấy trở đi, Anh hùng Ngụy Văn Thà vào Việt sử Cận đại
    Cùng 73 Đồng đội Chiến binh Việt chống Tàu xâm lăng
    Và 74 Vách đá Hoa Cương trắng đứng nghe Sóng vỗ
    Vẫn còn đó ngoài Trùng dương và vẫn còn đấy Muôn năm
    Cùng tất cả Tưởng niệm ấp ủ 74 Hoàng Sa Tử sĩ
    Và cùng với hàng triệu sóng ru hời ru ngủ vỗ thầm

    https://www.tampabay.com/resizer/gS4phwZ4nR30wTYOKgJz3Uv1caY=/900×0/smart/filters:quality(60)/s3.amazonaws.com/arc-wordpress-client-uploads/tbt/wp-content/uploads/2018/08/26215005/McCainSoldier_06152008_15mccain-6714693-1024×576.jpg?fbclid=IwAR0j-S21Mqqp-gOKsx7CRXbmbi9sTwV6eQPu1zeS2tRvaKd2vqMkwvr37oM
    Người Anh hùng đặt tên ‘BIỂN ĐÔNG’:

    Chắc chỉ có Biển Đông mênh mông đôi khi còn nhớ
    Trận hải chiến bi hùng chống Đại Hán xâm lăng
    Và cũng chỉ có Biển Đông chắc chắn nhớ mãi
    Chàng phi công John McCain tung cánh sắt như Sao băng
    Đặt tên cho Vùng biển vọng động Thế kỷ 21
    Một chiến binh Mỹ viễn chinh có Gan có Tầm có Tâm .. ..

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    19/01/1974 – 19/01/2019 Thế đã 45 Năm hải chiến Hoàng Sa

    Your Souls blooming like 74 Ocean Roses on The Paracel Islands
    *****************************************

    https://www.youtube.com/watch?v=svVsV6hUqd4

    谷村 新司さん – 群 青

    The North Wind attacked the sky
    Over The Paracel Islands
    And now troubles the Pacific’s waves

    The North Wind like the eternal enemy
    Which forces the sleeping East Sea
    And makes you sleeping forever
    What vunerable and fragile human beings !
    But when you are still alive
    How steel are your wills !
    But now your Souls scatter
    Like thousands of Seaflowers
    Melt and crushed in my hands
    If my wish could reache you
    At last your Souls scatter in the East Sea

    Every fiery Spring your Souls
    Blooming like 74 Ocean Roses
    On The Paracel Islands
    In the Pacific but never never peaceful
    In front of the expansionism
    From the eternal from the North

    In my sight and vision
    74 Ocean Roses like 74 brave young soldiers
    Still walking and marching
    In my thought and imagination
    You just waited for enemy
    To combat heroically for defensing Mother Sea

    You have sacrified your lives since 1974
    Even now this suffering is still unbearable for us
    You are still reposing on The Paracel Islands
    Occupied by the eternal enemy
    I feel your wrath against the enemy
    Even in the warmth of your bodies and bones
    The dusk is falling over The Paracel Islands
    The sunset is falling over the East Sea’s deep blue
    As if to recall me a requiem for you
    74 brave young soldiers like 74 Ocean Roses
    Blooming on the sandy beaches of The Paracel Islands

    I’m hearing 74 brave young soldiers’ voices
    Echoing in my poems in exile
    Please do wait for us there our Brothers-in-arms
    Soon we will return to liberate The Paracel Islands
    From the eternal enemy from the North
    Soon we will be with you our Brothers-in-arms
    Please do wait for us there our Brothers-in-arms
    Our 74 brave young soldiers
    74 beloved sons in Mother Vietnam’s hands

    MILLIONS OF HONEST PEOPLE – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Dưới áp lực hung hãn của phong trào phản chiến với sự hợp lực của Quốc
    Hội lúc đó ở trong tay đảng DC,Nixon ký được hiệp định Paris năm 1973
    là mừng lắm rồi vì đã đạt được mục đích RÚT QUÂN như ý muốn của QH.
    Do đó,khi người Mỹ đã tìm ra được cách rút quân về nước qua Hiệp định
    Paris thì họ coi như không cần biết Đồng Minh nhược tiểu sống chết ra sao
    nên họ không thể nào muốn dính líu vào tranh chấp giữa Tàu cộng và cái
    nước mà họ từ bỏ hay nói khác đi hiệp đinh trên đã trói tay Mỹ khiến họ ra
    đi nhưng thực ra là “chạy làng” một cách nhục nhã !
    Bởi vậy,đổ tội cho Mỹ bán đứng VNCH.ở Hoàng Sa năm 1974 là không có
    gì chính xác mà Mỹ bán đứng ngay trong Quốc Hội trước đó rồi.Hoàng Sa
    mất 1974 SAU hiệp định Paris 1973 mà đổ tội cho Mỹ thì chẳng khác nào
    vụ “sát nhân” xảy ra năm 1974 mà “thủ phạm” đã chết nằm 1973 vẫn là
    thủ phạm được hay sao ? Phải chăng nhai lại kiểu tuyên truyền của VC. ?

  3. Chính phủ Nixon và Kissinger sau khi đạt được thỏa thuận với Trung cọng về giải quyết chiến tranh VN qua Hiệp Định Paris 1973 đã bán đứng VNCH cho CS Bắc Việt và TC cho nên giới cầm quyền chủ chốt tại Washington né tránh mọi can thiệp vào vụ Hoàng Sa 1974.Kissinger vừa sợ mất lòng với TC vừa ngại báo chí Mỹ fanh fui sự phản bội đồng minh nên phải tra vấn cặn kẻ các quan chức quôc phòng và CIA hầu tránh sơ hở với giới truyền thông.Về phản ứng của nhà cầm quyền miền bắc trong vụ Hoàng sa cho thấy họ chẳng quan tâm gì đến biển đảo mà chỉ lo chiếm trọn miền nam cho thõa mãn tham vọng,Điều này cho thấy tầm nhìn chiến lược của CSBV còn thua xa các vua quan triều Nguyễn trước đây

  4. Chính phủ Nixon và Kissinger sau khi đạt được thỏa thuận với Trung cọng về giải quyết chiến tranh VN qua Hiệp Định Paris 1973 đã bán đứng VNCH cho CS Bắc Việt và TC cho nên giới cầm quyền chủ chốt tại Washington né tránh mọi can thiệp vào vụ Hoàng Sa 1974.Kissinger vừa sợ mấy lòng với TC vừa ngại báo chí Mỹ fanh fui sự phản bội đồng minh nên phải tra vấn cặn kẻ các quan chức quôc phòng và CIA hầu tránh sơ hở với giới truyền thông.Về phản ứng của nhà cầm quyền miền bắc trong vụ Hoàng sa cho thấy họ chẳng quan tâm gì đến biển đảo mà chỉ lo chiếm trọn miền nam cho thõa mãn tham vọng,Điều này cho thấy tầm nhìn chiến lược của CSBV còn thua xa các vua quan triều Nguyễn trước đây

Leave a Reply to Khách Quan Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây