Tướng Phạm Phú Thái phải trả lời

Nguyễn Anh Tuấn

13-1-2020

Ảnh: internet

Mấy ngày qua nhiều người chia sẻ bài của tướng Thái, nguyên Phó Tư Lệnh PK-KQ, với bằng chứng duy nhất là hình vẽ tay kèm toạ độ của ông.

Nay thì có bạn @Tiết Chi phát hiện ra toạ độ của tướng Thái cách sân bay Miếu Môn tới 900m.

Xét thấy đây là điểm mấu chốt, và Google Maps thì không biết nói dối, tướng Thái cần phải trả lời.

Bên dưới là comment của bạn @Tiết Chi trong bài của Lương Lê Minh.

_____

“VỀ CÂY ĐINH CỦA ÔNG TRUNG TƯỚNG

Kể từ khi vụ Đồng Tâm xảy ra, sau hàng loạt bài viết mang tính quy chụp và thiếu khách quan của cả hai phía, tới thời điểm hiện tại, tôi có đọc được bài viết với tiêu đề “Trung tướng Phạm Phú Thái đã đóng chiếc đinh cuối cùng lên cỗ quan tài mang tên Đồng Tâm.“. Theo đánh giá của tôi, đây là bài viết cung cấp các thông tin mang tính khách quan nhất từ phía lề phải về vấn đề sân bay Miếu Môn kể từ khi sự kiện Đồng Tâm diễn ra. Tuy nhiên, tôi cũng có một vài thắc mắc gửi cho tác giả của bài viết này, và nếu có thể, nhờ tác giả cung cấp thêm dữ kiện để vấn đề có thể được minh bạch hơn. (Đường dẫn của bài viết tôi xin đính kèm trong phần Comment)

Trước hết, trước khi tiến hành đặt nghi vấn về luận điểm của tác giả. Tôi xin tóm tắt và trình bày lại luận điểm của tác giả như sau :

– Tác giả sử dụng bản đồ vệ tinh để xác định được một số khu vực gọi là hầm chứa máy bay ở sau khu đất mà ông Kình đang tranh chấp.

– Dựa trên lời kể và kí ức của ông Trung tướng rằng “có hầm chứa máy bay ở khu phía Nam và thông ra đường Hồ Chí Minh”, tác giả cho rằng khu đất của ông Kình nằm giữa phần hầm chứa và đường lăn của sân bây, nên phần đất của ông Kình ban đầu cũng là một bộ phận trong tổng thể của sân bay Miếu Môn.

– Tóm lại, dựa trên kí ức của ông Trung tướng, tác giả cho đó là cây đinh để đóng lại toàn bộ vụ việc cho vấn đề tranh chấp đất ở sân bay Đồng Tâm này.

Tuy nhiên, sau khi kiểm tra các dữ kiện, cụ thể là bản ghi chép bằng bút bi của ông Trung tướng, tôi có một số thắc mắc như sau. Khi sử dụng tọa độ sân bay mà ông Trung tướng đã chép và dùng nó để tra cứu bằng google map, tôi nhận thấy, vị trí sân bay dựa theo tọa độ không nằm ở vị trí sân bay Miếu Môn hiện tại, mà nằm ở một khu vực khác cách xa vị trí hiện tại khoảng 900m (Hình đính kèm). Điều này làm tôi đặt ra một nghi vấn, sân bay dã chiến Miếu Môn mà ông Trung tướng đề cập được sử dụng năm 1969, nó có phải là sân bay Miếu Môn ở vị trí hiện tại hay không? Trong nghiên cứu lịch sử, vấn đề cùng địa danh nhưng vị trí lại khác nhau là một vấn đề thường xảy ra và dễ bị nhầm lẫn, nó cũng có thể gây ảnh hưởng tới lập luận và kết quả cuối cùng mà lập luận đó đưa ra. Cụ thể ở đây, nếu như vị trí sân bay hiện tại không nằm ở vị trí sân bay dã chiến mà ông Trung tướng đã nhắc tới, thì toàn bộ lập luận dựa trên các dữ kiện mà ông Trung tướng đã đưa ra để khẳng định khu đất của ông Kình là một phần chức năng của sân bay Miếu Môn vì nó nằm trước một số “hầm máy bay” cần phải được xem xét lại.

Nhưng, vậy tại sao theo kí ức của ông Trung tướng, vị trí sân bay mà ông miêu tả lại khá khớp với vị trí hiện tại? Đây cũng là một điều mà tôi đang nghi vấn, tuy nhiên, trong nghiên cứu, kí ức của con người tuy vẫn được xem là một nguồn tư liệu cho các sự kiện lịch sử, nhưng do tính chất chủ quan và khả năng xây dựng câu chuyện của chính chủ thể, kí ức không được nhìn nhận là một nguồn tư liệu có độ khả tín cao. Ngược lại, tọa độ sân bay cũ được ghi trong cuốn sổ ghi chép lại là một dữ liệu có độ khá tín cao hơn, vì ông Trung tướng, những người đồng đội, hậu bối của ông chắc chắn đã sử dụng tọa độ này để thực hiện nhiệm vụ bay nhiều lần ở sân bay dã chiến Miếu Môn này, và rõ ràng, nếu có sai sót, thì ông Trung tướng, hoặc đồng đội của ông, nhất định phải có ý thức về việc này và cũng đã lên tiếng cải chính. Do đó, thay vì sử dụng kí ức của ông Trung tướng làm căn cứ giải quyết vấn đề, tôi quyết định dùng một dữ liệu chắc chắn và có độ khả tín cao hơn do chính ông cung cấp để đưa ra vấn đề.

Vậy, để giải quyết nghi vấn của tôi, không biết tác giả bài viết và anh bạn thủ khoa đại học của mình có thể cung cấp tư liệu nào để chứng minh vị trí của sân bay Miếu Môn mà ông Trung tướng nhắc tới và vị trí hiện tại là ở chung một địa điểm được không? Như tác giả đã nhiều lần nhắc đến trong bài là dùng ảnh vệ tinh để xác nhận, vậy có thể cung cấp cho tôi và mọi người ảnh vệ tinh hình ảnh của sân bay trong giai đoạn của ông Trung tướng sử dụng nằm ở vị trí hiện tại được không?

Mong được sớm trả lời để cho rộng đường công luận. Trân trọng.”

Ảnh: FB Phạm Phú Thái
Ảnh: internet
Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. -Bác Phạm Phú Thái đưa cuốn sổ tay có bản vẽ tay sân bay Miếu Môn thấy giống với trường hợp “đồng chí bạn” TQ “như môi với răng, môi hở thì răng lạnh”; “16 chữ vàng”; “4 tốt” cũng trưng ra bản vẽ tay “đường lưỡi bò 09 đoạn” rồi khẳng định “Các hòn đảo ở Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư là những phần không thể tách rời của lãnh thổ TQ” vì từ xa xưa tổ tiên TQ đã đi qua lại vùng Biển Đông này rồi. Hi…hi…Giải thích của bác Phạm Phú Thái giống như kiểu của TQ giải thích chủ quyền của TQ trên Biển Đông thì dân Việt đảnh pó tay thôi. VN muốn đi theo hướng giải quyết tranh chấp Biển Đông trong hòa bình với TQ cũng ko dc, vì cuối cùng “đồng chí bạn” TQ cũng sẽ xử lý vấn đề Biển Đông theo giống theo như vụ việc Đồng Tâm thôi???!!!

  2. Chế độ chó má này đã trở nên quá tởm lợm, còn hơn là thú vật. Tôi nghĩ là QĐ và CA chúng nó có bầy chó săn phát thanh truyền hình sao không đi theo đoàn quân cờ in máu này mà làm phóng sự tô son nét quang vinh của đảng chó này, đến nỗi bây giờ vu vạ cho dân không cần bằng chứng. 7 giờ tối thời sự đêm nay chúng đã kết án cụ Kình đáng kính “chủ mưu” chống lại đảng. Quá tởm lợm!

Leave a Reply to hoàng tự minh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây