Công an có buộc phải tuân lệnh cấp trên trong tất cả các tình huống?

NXB Tự Do

10-1-2020

Vào khoảng 3h sáng 09/01/2020, hàng ngàn công an đã tấn công vào làng Đồng Tâm – Hà Nội, xông vào từng nhà, ném bộc phá, lựu đạn cay… để trấn áp người dân, bắt đầu một cuộc cưỡng chiếm đất bài bản với mức độ bạo lực chưa từng có.

Cuộc tấn công này đã gây ra cái chết của ít nhất một người dân, và làm bị thương nhiều người. Có khả năng nó cũng đã gây ra cái chết của một em bé mới 3 tháng tuổi và một cụ già đã ngoài 80. Truyền thông quốc doanh cũng vội vã đưa tin rằng có 3-4 “chiến sĩ” “hy sinh khi làm nhiệm vụ”.

Quy mô và mức độ tàn bạo của cách mà công an đối xử với dân làm cho bất kỳ ai có lương tri cũng phải bàng hoàng.

Nhưng mỗi khi công an Việt Nam tham gia vào các vụ cưỡng chế dân như cướp đất hoặc đàn áp biểu tình, họ đều có một luận điệu chung để tự biện minh là “làm vì nhiệm vụ được giao”. Họ mặc nhiên quan niệm rằng đã là công an thì bắt buộc phải thực hiện mệnh lệch cấp trên ban xuống.

Ngay cả những người đấu tranh dân chủ-nhân quyền, cũng nhiều người bảo nhau rằng nên tha thứ cho công an vì “công an chỉ làm theo lệnh trên giao”, “nhiệm vụ cả thôi mà”.

Có đúng như vậy không? Có đúng là công an, quân đội nhất nhất phải tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên, ngay cả khi đó là mệnh lệnh sai trái không?

Để trả lời câu hỏi này, Nhà xuất bản Tự Do xin trích đăng một bài viết trong tác phẩm “Chính trị bình dân” của tác giả Phạm Đoan Trang. Bài viết được tác giả lược dịch từ các tài liệu “Human Rights Standards and Practice for the Police” và “International Human Rights Standards for Law Enforcement – A Pocket Book on Human Rights for the Police”.

***

NGHỀ CÔNG AN TRONG CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ

Công an phải bảo vệ sự an toàn của cộng đồng và quyền của tất cả mọi người.

Công an phải là một cơ quan độc lập trong nhánh hành pháp, chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo của tòa án và bị ràng buộc bởi các mệnh lệnh của tòa án.

Mọi cơ quan hành pháp đều phải đại diện cho toàn thể cộng đồng, phải minh bạch và chịu trách nhiệm trước toàn thể cộng đồng.

Tất cả quan chức/ cán bộ công an đều thuộc về cộng đồng và có nghĩa vụ phục vụ cộng đồng.

Tất cả công an phải thực thi chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ như những đầy tớ tận tụy, không thiên vị, của toàn thể cộng đồng.

Bất kỳ công an nào cũng không được phép tham gia trực tiếp vào hoạt động chính trị.

Bất kỳ công an nào cũng không thể được lệnh hoặc bị ép buộc phải thực thi chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ hay huy động nguồn lực công an để hỗ trợ hay phá hoại bất kỳ đảng phái/ nhóm lợi ích nào cũng như thành viên của đảng phái/ nhóm lợi ích đó.

Công an có nghĩa vụ bảo vệ quyền của tất cả các đảng phái, cá nhân và tổ chức, cũng như bảo vệ tất cả các đảng phái, cá nhân và tổ chức đó, một cách bình đẳng, không gây sợ hãi, không tạo đặc quyền đặc lợi.

***

TẤT CẢ CÔNG AN ĐỀU PHẢI:

Giữ tính độc lập về chính trị và tính công bằng, vô tư, ở mọi lúc mọi nơi.

Thực thi tất cả nhiệm vụ một cách công bằng, vô tư, và không phân biệt đối xử về sắc tộc, chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hay chính kiến.

Bảo vệ và tôn trọng nhân quyền của tất cả mọi người, gồm cả những quyền thiết yếu trong chính trị.

Giữ gìn và bảo vệ trật tự xã hội sao cho nền chính trị dân chủ có thể vận hành một cách hợp hiến và hợp pháp.

LÃNH ĐẠO CÔNG AN PHẢI:

Đảm bảo rằng mọi chính sách và đường lối của ngành công an đều trên tinh thần tôn trọng dân chủ.

Có biện pháp để xác định nhu cầu của cộng đồng và đáp ứng các nhu cầu đó.

***

SỬ DỤNG VŨ LỰC VÀ VŨ KHÍ TRONG NGÀNH CÔNG AN

Mọi người đều có quyền sống, quyền được an toàn, quyền không bị tra tấn hay phải chịu các cách đối xử và trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo, xúc phạm nhân phẩm.

Công an luôn luôn phải sử dụng các biện pháp phi bạo lực trước tiên.

Chỉ được sử dụng vũ lực khi cực kỳ cần thiết.

Chỉ được sử dụng vũ lực cho các mục đích hành pháp đúng luật.

Việc sử dụng vũ lực phải luôn tương xứng với các mục tiêu hợp pháp.

Sử dụng vũ lực luôn phải có sự kiềm chế.

Phải giảm thiểu thiệt hại vật chất và thương vong.

***

TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH TRONG VIỆC SỬ DỤNG VŨ LỰC VÀ VŨ KHÍ:

Cán bộ, nhân viên từ chối tuân theo những mệnh lệnh vi phạm pháp luật sẽ được miễn trách.

Cán bộ, nhân viên lạm quyền không thể nại lý do tuân lệnh cấp trên để được miễn trừ trách nhiệm.

CÁC TÌNH HUỐNG CHO PHÉP DÙNG VŨ KHÍ

Công an chỉ được sử dụng vũ khí trong các tình huống cực đoan.

Công an chỉ được sử dụng vũ khí để tự vệ hoặc để bảo vệ người khác khỏi nguy cơ sắp bị giết hoặc bị thương nặng, hoặc để ngăn chặn một tội ác đặc biệt nghiêm trọng, kéo theo nguy cơ đe dọa mạng sống, hoặc để bắt giữ hoặc ngăn chặn việc bỏ trốn của một cá nhân đang gây ra một mối đe dọa hoặc đang chống lại các nỗ lực ngăn chặn mối đe dọa đó, và
việc cố ý sử dụng vũ lực và vũ khí chỉ được cho phép khi đó là việc thật sự không thể tránh khỏi để có thể bảo vệ sinh mạng con người.

***

Như vậy, chúng ta có thể thấy, người công an hoàn toàn có QUYỀN TỪ CHỐI TUÂN LỆNH cấp trên, nếu mệnh lệnh đó vi phạm pháp luật và sử dụng bạo lực quá mức cần thiết. Công an không được nại lý do tuân lệnh cấp trên để mong được miễn trừ trách nhiệm.

Vũ khí chỉ để dùng để chống lại những kẻ phạm tội nguy hiểm, những kẻ là kẻ thù của dân tộc. Vũ khí không phải là thứ để sử dụng bừa bãi vào việc chống lại người dân.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Tôi chỉ công nhận tài liệu của nhà báo Phạm Thị Đoan Trang dịch từ các tài liệu của các tổ chức quốc tế tài liệu đáng tham khảo và nển học tập, chứ nếu Tác giả (TG) đinh áp dung vào Việt nam thì đáng tiếc là „khập khiễng“ và không khả thi vì Việt Nam không có nghĩa vụ tuân thủ các tổ chức đó và thậm chí VN thỉnh thoảng còn lên án những tổ chức này can thiệp nội bộ VN. Khả thi là TG phải lấy chính Hiến pháp và pháp luật Việt Nam ra làm căn cứ thì may ra còn nói chuyện được với nhà cầm quyền VN, còn lấy luật quốc tế thì ngay quyền hội họp (chính trị có quyền biểu tình) ghi rất rõ trong Tuyên bố nhân quyền mà Việt Nam cũng phải thực hiện Điều 20: „1) Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình.“ – nhưng cho đến nay cũng đâu có thực hiện nổi?! Đúng là luật về cảnh sát hay quân đội các nước pháp quyền họ nói khá rõ về trách nhiệm về tính pháp lý của các lực lượng này trong mối quan hệ với chỉ đạo, mệnh lệnh của cấp trên, mà trong đó khi cấp dưới thấy mệnh lệnh cấp trên trái hiến pháp với những nội dung đặc biệt liên quan vi phạm nhân phẩm con người và pháp luật thì không cần chấp hành và sẽ không chịu kỷ luật công vụ. Chỉ có mệnh lệnh không rõ có vi phạm hay không mà cấp dưới thấy vướng mắc thì có thể đề đạt với cấp trên của cấp ra lệnh hoặc cấp cao nữa trước khi phải thi hành (Việt Nam chỉ được quyền đề đạt với cấp ra lệnh Đ. 8 TT 17/2012/TT-BCA¹). Tóm lại nếu chỉ đọc Thông tư 17/2012/TT-BCA quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành thì chiến sỹ công an không có cách nào khác nếu đọc kỹ Điều 8. „Thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh: 1. Cấp dưới phải thực hiện nghiêm túc chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên …; nếu thấy không phù hợp, thì đề đạt ý kiến với người ra chỉ thị, mệnh lệnh; nếu người ra chỉ thị, mệnh lệnh chưa thay đổi ý kiến, thì vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành.“. Tuy nhiên thấp thoáng vẫn lòi ra những quy định của chính công an có thể vận dụng được là Thông tư 27/2017/TT-BCA (2017) quy tắc ứng xử của Công an nhân dân tại Điều 3: Nguyên tắc ứng xử „1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật“ và cũng tại Thông tư này tinh thần phải phục tùng cấp trên cũng được nêu rất rõ ràng tại Điều 5: „… 1. Ứng xử với cấp trên: a) Phục tùng sự chỉ đạo, chỉ thị, mệnh lệnh và nhiệm vụ cấp trên giao; tôn trọng, tin tưởng cấp trên;…“ (đỡ hơn so TT 17/2012/TT-BCA khi ở đó việc thực hiện còn ghi rõ tại khoản 5 Đ. 5: „…Cấp dưới phải tuyệt đối phục tùng cấp trên trong khi thi hành nhiệm vụ.“. Tóm lại có thể hỏi bất cứ cán bộ, chiến sỹ công an VN nào tôi tin cũng chỉ nhận được câu trả lời: cẤP DƯỚI PHẢI CHẤP HÀNH MỆNH LỆNH CẤP TRÊN. Tôi không biết có phản biện nào tốt hơn, mà chỉ có thể nói từ giác độ cá nhân là cần nói với cán bộ chiến sỹ đó là: Thế thì ANH CHỊ CÓ BIẾT KhỎAN 1 ĐIỀU 3 THÔNG TƯ 27/2017/TT-BCA có quy định CÔNG AN PHẢI TUÂN THỦ PHÁP LUẬT hay không! Tuy vậy nói thế là cho vui, chứ cứ nhìn các vụ án như đánh bạc trên mạng, Đà Nẵng, Thủ Thiêm … họ (chưa cần lực lượng công an) đều làm theo lãnh đạo chỉ đạo, chứ chả mấy ai làm theo pháp luật (Hiến pháp càng xa vời vợi và không tưởng)!!!

    • Không tuân lệnh là nồi cơm bị đập. Vì cái nồi cơm to hơn mộ VUA HÙNG, nên đảng ta chỉ có khiếm khuyết nhất thời. Đảng trường tồn vì đảng quản cái nồi cơm.
      Chán cho chị (anh) Sóng Ngầm cứ lý luận hoài ” ai cũng hiểu chỉ một mình Sóng Ngầm không muốn hiểu” AI CHO TAO LÀM NGƯỜI LƯƠNG THIỆN ĐÂY?????

      • ĐG Nghiemnv có xem báo hôm nay không vì cũng có lúc „nồi cơm quay lại hại chủ“ đấy: Đối đáp lại phần bào chữa của các luật sư, theo VKS, vì biết rõ công ty của mình không được mua nhà công sản nên bị cáo đã trực tiếp liên hệ với lãnh đạo thành phố và liên hệ với các công ty khác để được mua nhà trái pháp luật. Trong những trường hợp khó mua, Vũ đã lợi dụng các văn bản trái pháp luật của Bộ Công an. Bởi thế mà bị cáo đã bị xử lý trước pháp luật về tội “Lợi dụng chức vụ trong thi hành công vụ”. Tóm lại thế lực trong Bộ công an đầy quyền lực RA LỆNH và câu chuyện Công ty bình phong của tình báo công an và thượng tá tình báo công an Vũ Nhôm với nhiều bảo kê cộm cán rốt cuộc lúc này phải „tạm“ xuôi tay để Viện kiểm sát luận tội! https://motthegioi.vn/phap-luat-c-70/vks-bac-quan-diem-chu-truong-sang-tao-cua-cuu-chu-tich-da-nang-129351.html

  2. Xin lỗi trước là tôi không chủ ý nhắc tới giáo sư tiên s sỹ Khắc Mai, Mạc Trang …nhé. Đừng la lối om sòm là bị phạt 2000usd. Tăng giá phạt rồi đấy

  3. Nhìn ảnh không thấy mấy vị bắt phải khả kính và xin lỗi nhẩy kkkkk.
    Phải chỗ nào mâm cao, thịt thà và cuốc rượu ngâm, đặc biệt là an toàn thì chúng tớ mới đén nhé. Ngu gì kkkkk

Leave a Reply to nghiemnv Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây