Là dấu chấm than (!)

Kông Kông

5-1-2020

Lão Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh qua đời đang được ca ngợi hết lòng. Và diễn biến trong lễ tang cũng được ghi nhận là “hợp lòng dân”! Do đó câu nói “cái quan định luận” với Cụ Vĩnh coi như thật trọn vẹn. Người được kính trọng như vậy xưa nay hiếm. Và vô cùng hiếm với người đương thời dám phê phán đảng cộng sản VN!

Thế nhưng khi chuẩn bị lễ tang thì đôi bên “gườm” nhau khá kỹ.

Bên những người tranh đấu và gia đình Cụ Vĩnh thì chuẩn bị cho tình huống xấu nhất (như lễ tang Tướng Trần Độ) và được báo lễ tang chỉ diễn ra trong vòng 1 giờ 15 phút (thực tế 2 tiếng). Vì thế có người tham dự thủ thêm một băng chữ thứ hai để phòng hờ nếu băng chính trên vòng hoa bị cướp.

Bên nhà nước, nói trắng là đảng, cũng “úp mở” bắn tin cho người tham dự là phải biết kiềm chế.

“Gườm” nhau khá kỹ. Rồi “gượm” nhau… Cuối cùng thì thở phào, lại còn được khen “chu đáo và đầy đủ”!

Chỉ có vài lẻ tẻ không đáng kể như vòng hoa của Bauxite VN bị gỡ mất tên và thay vào đó 2 chữ “Kính Viếng” chỏng chơ, vòng hoa của No – U chỉ tạt ngang rồi đem đi khuất…

Bên dưới là đôi điều chưa thấy ghi nhận:

– Tang lễ được tổ chức theo “nghi thức cấp cao”. Là Cụ Vĩnh di chúc hay đảng muốn?

Nếu Cụ di chúc, thì dù “chống đảng”, Cụ vẫn muốn được đảng vinh danh! Hoặc, Cụ cho phép gia đình linh động, và gia đình muốn Cụ được đảng vinh danh.

Như thế người ủng hộ việc “chống đảng” của Cụ thực ra là muốn cứu đảng. Phải chăng đó là lý do diễn biến “tốt đẹp” và được ca ngợi?

– Chính “nghi thức cấp cao” cho thấy đảng phản bội chủ trương xóa bỏ giai cấp rất rõ ràng. Cụ thể chỉ về chuyện ăn uống trong thời chiến đã phân chia ra “đại táo, tiểu táo”. Tiêu chuẩn bệnh viện cũng khác nhau. Chết thì nhà tang cũng riêng biệt. Chôn lại càng khác hẳn. Nghĩa địa Mai Dịch là một ví dụ. Nhưng nếu vị nào không thích Mai Dịch (vì từng có người được chôn tại đó nhưng đêm đêm (nghe nói) vì bị căm thù nên có người cứ lén đổ chất thải… do đó thân nhân phải lặng lẽ cải táng về quê) thì tự chọn cho mình nơi yên giấc riêng biệt. Một mình một cõi như ở Vũng Chùa, Đảo Yến, Quảng Bình, môt thiên nhiên hùng vĩ. Như 55 ngàn mét vuông đất “bờ xôi ruộng mật” biến thành thổ cư ở Ninh Bình, để xây lăng mộ và ngôi mộ có đường kính lớn đến 10 mét, cao quá nên phải xây bậc tam cấp bước lên!

Vì thế không những chỉ có giai cấp đảng viên mà đất đai cũng không phải tài sản của dân tộc mà là tài sản riêng của đảng!

– Đặc biệt là về mặt luật pháp. Khi đảng viên phạm tội sẽ bị khai trừ đảng trước rồi trả về làm dân mới bị đem giải tòa. Như vậy luật pháp chỉ áp dụng với dân. Và những bản án loại nầy thì chỉ có thể ngắn ngọn là phỉ báng công lý!

– Cuộc đời của Lão Tướng dài hơn thế kỷ. Thời 1954-1956 chắc Cụ phải biết vụ án Cải cách Ruộng đất. Do đó việc Cụ khuyến cáo đảng nên từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê (vì lỗi thời) nhưng vẫn lấy “tư tưởng HCM làm nền tảng” phải chăng Cụ bỏ qua (hoặc đồng ý) việc đảng sát nhân hơn 170 ngàn người? Còn hơn thế nữa, đó là chiến dịch phá hủy toàn bộ nền tảng luân lý của xã hội VN mà hậu quả, ngay trong hiện tại, là một xã hội đang băng hoại về đạo đức?

– Người yêu kính ca ngợi Cụ trải nghiệm 13 năm hoạt động Ngoại giao ngay giữa lòng địch, đặc biệt là thời gian Tàu cộng tấn công VN năm 1979, nên lời cụ nói là khuôn mẫu, thể hiện đúng ý nguyện của người VN. Phải chăng chỉ thuần về mặt Cụ dứt khoát chống Trung Quốc nên người “chống đảng Nguyễn Phú Trọng” (chứ không phải chống cộng sản – rất mong nhận xét nầy của người viết sai hoàn toàn!) dễ dàng thỏa mãn khi thấy đảng “có dấu hiệu chuyển biến” trong tang lễ Cụ?

Như thế có khác lắm không những đứa bé nhà nghèo bỗng dưng được ai đó bất ngờ ném cho viên kẹo? Và những viên kẹo sắp tới có thể còn ngon ngọt hơn nhiều nữa! Có điều, nó đã được Tàu cộng tẩm hóa chất!

Vô tình hay cố ý mà những vòng hoa của các cơ quan và lãnh đạo đảng, sau 2 chữ Kính Viếng lại có thêm dấu chấm than!

Nên, xin được ăn cắp dấu chấm than đó đặt ở cuối bài viết nầy.

(!)

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Tôi xin được chia xẻ cảm nghĩ của tác giả Kong Kong, những lời trung ngôn nhưng không nghịch nhĩ tí nào.
    Không kể đến mấy chục triệu người Việt quốc gia yêu tự do và công bằng còn bị bịt miệng bóp cổ ở trong nước, một triệu người Việt tị nạn lưu vong ở bên ngoài, trong số đó không phải ai cũng còn chút công tâm, còn trí khôn minh mẫn, còn cầm được bút để mà nói lên những lời trung trực như ông? Thật đáng kính trọng.

    Xin mượn hai câu thơ của cụ Đồ Chiểu để mô tả chính xác những ngòi viết ấy:
    “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
    Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà”

  2. Các vị Lão tướng cả Hai bên trong Nội chiến lần Hai trong Thời Chiến tranh Lạnh vào Nửa cuối Thế kỷ 20
    ************************************

    Quân hàm trên vai vẫn chưa bị xé nát
    Các vị Lão tướng của Hai bên chưa bao giờ là kẻ đào ngũ
    Tất cả những Người lính Già vẫn còn sống đó đây
    Và cánh đồng lúa vẫn xanh
    Và không đỏ như máu chiến trường
    Trong đổ nát Cổ thành Quảng Trị
    Gần dòng sông Thạch Hãn đẫm máu.

    Từng là Người lính Chiến binh không già và không trẻ.
    Nhưng Số phận và Định mệnh của họ đã tiền định
    Họ vẫn chưa thăng tướng.
    Và chiến tranh vẫn chưa thắng thua

    Các vị Lão tướng cả Hai bên
    Trong cuộc Nội chiến lần Hai
    Trong Thời Chiến tranh Lạnh
    Vào Nửa cuối Thế kỷ 20

    Họ chỉ có khoảnh khắc phù du
    Vì vinh quang và chiến thắng
    Và những người phụ nữ xinh đẹp
    Tại Thủ đô Hà Nội hay Thủ đô Sài Gòn
    Nhìn họ như những anh hùng với sự ngưỡng mộ
    Để chẳng bao lâu thành Góa phụ Tô Thị nửa chừng Xuân

    Họ nhận huy chương và thăng cấp bậc.
    Trong các cuộc diễu hành khải hoàn
    Nhưng cảnh chiến tranh thật là đẫm máu
    Hát ca hay khóc gào ?
    Đất Mẹ và Quê Cha của con ơi !
    Làm gì bằng với cuộc chiến đó ?

    Các vị Lão tướng cả Hai bên
    Trong cuộc Nội chiến lần Hai
    Trong Thời Chiến tranh Lạnh
    Vào Nửa cuối Thế kỷ 20
    Hôm qua sĩ quan tinh chế từ Học viện quân sự
    Hôm nay – Anh hùng và Hiệp sĩ chiến tranh
    Họ thậm chí không phải là di dân H.O.
    Như bây giờ ở Little Saigon
    Vẫn là những chàng chiến binh Miền Nam xưa và những người lính dũng cảm

    Các vị Lão tướng cả Hai bên
    Trong cuộc Nội chiến lần Hai
    Trong Thời Chiến tranh Lạnh
    Vào Nửa cuối Thế kỷ 20

    Nhưng Cuộc sống và Thời đại cứ băng đi
    Không lưu dấu vết
    Trên đường chân trời Quê Hương
    Sau khi bị đốt cháy
    Hướng dẫn chiến binh là Sao Mai và Sao Hôm
    Hát ca hay khóc gào ?
    Đất Mẹ và Quê Cha của con ơi !
    Làm gì bằng với cuộc chiến đó ?
    Các vị Lão tướng cả Hai bên
    Trong cuộc Nội chiến lần Hai
    Trong Thời Chiến tranh Lạnh
    Vào Nửa cuối Thế kỷ 20

    Lần tự sát bắn cuối cùng vào tim hoặc vào đầu
    Là một vị tướng phải chết cùng với binh lính thuộc cấp
    Và thành quách của mình
    Cái nhìn bi thảm hùng tráng qua nhiều tháng năm mọi người sẽ nhớ về bậc Anh hùng
    Điều đó làm cho Danh tướng sống lại trong Sử Việt
     
     
    Ôi Phật và Chúa của con !
    Chúng con làm gì mà không mất tất cả
    Tất cả là vì cái gì hay không có gì ?
    Không suy nghĩ về Lịch sử Cận đại Việt Nam
    Chỉ có Bình minh thẫm máu trên đường chân trời Quê Hương
    Điều gì sẽ xảy ra cho Việt Nam ?
    Nếu không có Cách mạng Tháng Tám???
    Chỉ có máu và khổ đau
    Hát ca hay khóc gào ?
    Đất Mẹ và Quê Cha của con ơi !
    Làm gì bằng với cuộc chiến đó ?
    Các vị Lão tướng cả Hai bên
    Trong cuộc Nội chiến lần Hai
    Trong Thời Chiến tranh Lạnh
    Vào Nửa cuối Thế kỷ 20
     

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT


    The Old Generals of the Two Sides in the Second Civil War in the 20th Century in the Cold War
    ***************************************

    Shoulder grades are not torned yet The Old Generals of the Two Sides have never been deserters
    All old soldiers are still alive
    And Rice fields are still green
    And not red like battlefield blood
    In QuangTri’s Old Rempart
    Near bloody ThachHan River.

    They were once not old and not young.
    But their Fate and Destiny is known.
    They had been not generals yet.
    And war was not lost.

    The Old Generals of the Two Sides
    In the Second Civil War
    In the Cold War
    In the 20th Century

    They have only ephemeral moment
    For Glory and Victory
    And sentimental and beautiful ladies
    In Capital Hanoi or Capital Saigon
    Look at them as heroes with admiration.

    They get awards and ranks.
    During triumphal parades
    But those war scenes are so fatal and bloody
    Sing or cry ?
    My Motherland and Fatherland
    What do you do with that War ?
    The Old Generals of the Two Sides
    In the Second Civil War
    In the Cold War
    In the 20th Century
    Yesterday refined officers from Military Academy
    Today – Heroes and Knights of War
    They were not even immigrants
    As now in Little Saigon
    They are still the South Vietnam’s sons and brave soldiers

    The Old Generals of the Two Sides
    In the Second Civil War
    In the Cold War
    In the 20th Century

    But Life and Epoch go
    Without a trace
    On the Homeland’s horizon
    Once burning out
    Their guiding Morning Star and Evening Star
    Sing or cry ?
    My Motherland and Fatherland
    What do you do with that War ?
    The Old Generals of the Two Sides
    In the Second Civil War
    In the Cold War
    In the 20th Century

    Last shot in heart or in head
    As a General must die with his soldiers and his rampart
    Relentless farewell glance
    After many years people will remember about Heroes
    That makes them alive again in History

    O my Buddha and my Jesus
    What coud we do without this all
    All was for Something or Nothing ?
    Without thinking about the Vietnamese Contemporary History
    Only Red Dawn on the Homeland’s horizon
    What will be in Vietnam without August Revolution ?
    Only bloody and misery
    Sing or cry ?
    My Motherland and Fatherland
    What do you do with that War ?
    The Old Generals of the Two Sides
    In the Second Civil War
    In the Cold War
    In the 20th Century

    MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

Leave a Reply to Ý kiến Ý cò Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây