Đối thoại chính trị hay kính mời đồng bào hưởng thọ

Tâm Chánh

28-12-2019

Quá trình hình thành chính sách ở Việt Nam ngày càng phải “tính toán tới” các phản ứng xã hội. Phát triển điện năng đang đối diện với tính toán ấy.

Trong qui hoạch điện năng quốc gia, ngành điện có lẽ chưa từng tính toán tới thực tế, khi mà tri thức về môi trường được cập nhật dễ dàng thì, ngay đến thành tựu điện khí hoá có khi cũng bị từ chối. Các phản ứng với diện than đã ngày càng gay gắt.

Gần đây, nhiều lãnh đạo địa phương ở phía nam đã từ chối phát triển các nhà máy điện than ở địa phương mình. Quan chức ngành điện doạ nếu không có thêm nhiệt điện than sẽ phải cúp điện. Nhân danh trí khôn người ta qui cho những ý kiến phản đối tội lỗi ngu muội và dân tuý.

Bất cứ ai cũng có thể đủ trí khôn để hiểu than còn thiết yếu cho điện năng vì giá cả và thời gian đầu tư ra nó còn rẻ. Nhưng bất cứ ai dù khôn hay dại cũng không thể hít thở dễ dàng bầu không khí mà bụi mịn của khói nhiệt điện che mờ cả trời thu trong xanh Hà Nội. Hay như ở các tỉnh miền Trung không ai không tận thấy những cơn lũ đe dọa tàn phá của cải và sinh mạng con người. Ở sát tai họa đó, các nhà lãnh đạo địa phương từ chối điện than đã dũng cảm tiếp nhận các phản ứng xã hội thành một lựa chọn chính sách.

Trong cơ chế chính trị hiện tại, các phản ứng xã hội chưa được nhìn nhận những năng lượng tích cực của nó. Nhưng gần đây có những phản ứng xã hội dẫn đến làm ngưng trệ quá trình xây dựng chính sách, thậm chí có trường hợp làm thay đổi hoàn toàn nội dung chính sách. Tốt hay xấu đang có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên cơ chế hiện tại cũng chưa có các công cụ hữu hiệu để lượng hóa các phản ứng xã hội tác động lên quá trình chính sách nên làm tăng tính rủi ro bất định của nó.

Mặt khác nó tiếp tục được bày biện, tô vẽ con ngáo ộp thế lực thù địch, để tủy tiện diễn dịch sai lệch động cơ của các phản ứng xã hội. Tất cả, đều nhân lên nguy cơ tham nhũng chính sách, làm sai trễ các tác động tích cực, và làm tăng chi phí xây dựng và thực thi chính sách.

Hiện trạng một số dự án được quyết định sai lầm, hoặc chưa thuyết phục với nhân dân, nhưng khi triển khai nhà đầu tư nhà nước, thậm chí là nhà đầu tư tư nhân, sử dụng công lực trấn áp, tạo thành xung đột, thậm chí đổ máu, oan khiên dậy trời, lòng người bất an, tạo ra lối ứng xử thù địch với quyền lực công, với nhà kinh doanh…khiến chính trị như chiếc trứng ung thối nát, bại hoại.

Thực tiễn quá trình chính sách đang đặt ra yêu cầu một mặt thiết lập khuôn khổ pháp luật mà hiến pháp đã xác định: Đáp ứng các quyền lập hội, biểu tình, ngôn luận của người dân.

Khuôn khổ ấy phải hướng đến mục tiêu thực hành xã hội rộng rãi các quyền tự do nói trên, vì có như vậy mới có thể lượng hoá sát đúng tâm trạng, thái độ xã hội trong các phản ứng của xã hội vào quá trình chính sách.

Còn tiếp tục quan điểm nhà nước quản lí kiểu xin cho, vờ vịt, dối trá, chỉ là ủ cất phản ứng xã hội thàn chất gây nghiện đấu tránh mà thôi. Nó chỉ tạo ra nguồn cung dồi dào những phần tử lưu manh chính trị, mị dân, hại nước cho thể chế hủ bại mà thôi.

Nhưng dù căn bản lâu dài hay trước mắt, quá trình hiện đại hoá quốc gia cấp thiết phải xác lập năng lực đối thoại chính trị như một tiêu chuẩn cơ bản chọn lựa cán bộ trong bộ máy quản trị xã hội.

Ngay cả khi có đủ thực tế xác nhận con ông cháu cha của bộ máy quyền lực là hồng phúc thực sự, thì khi chọn lựa vào các vị trí có quyền, có ảnh hưởng, cần phải đánh giá họ về kĩ năng quan trọng bậc nhất này của bộ máy chính trị hiện đại. Làm như vậy không chỉ cho lợi ích chung, mà trước hết cho chính bản thân và gia đình họ.

Các tổ chức đoàn thể, nhất là tổ chức đoàn thanh niên, đang là nguồn cung gần như độc quyền cho bộ máy lãnh đạo các cấp, còn cần phải lấy tiêu chuẩn năng lực này làm cơ sở chính yếu để đánh giá thành tích của họ trong phong trào cụ thể.

Như ở TPHCM, Thành đoàn là nơi cung ứng cán bộ lãnh đạo của TP từ khi đổi mới đến nay. Nhưng cũng từ khi tiến hành đổi mới, đoàn thanh niên hoạt động chỉ như một tổ chức nhà nước. Hầu như tổ chức đoàn ít khi có những hoạt động thể hiện chức năng chính trị của mình, thông qua đối thoại, thuyết phục mà tạo ảnh hưởng, thuyết phục quần chúng. Môi trường này đang được nhiều lãnh đạo bố trí rèn luyện con cái để khi họ thôi nhiệm vụ lãnh đạo, con cái sẽ được cất nhắc vào đội ngũ kế nhiệm. Cũng là có qui trình để tuân theo cả. Nhiều lãnh đạo cấp ngành, sở, quận, huyện hiện thời ra lò theo cách như vậy. Cậu ấm cô chiêu thì đã, lại có truyền thống vâng dạ, thì bề nổi thấy được của thành tích chỉ là thói ngoa ngôn, xảo ngữ.

Một chức sắc thành đoàn đi xe hơi, xuống tham dự một sinh hoạt của sinh viên ở đại học quốc gia, tới nơi vào phòng khách riêng, ra đám đông ngật ngưỡng trên ghế danh dự, liệu có thể trở thành một nhà lãnh đạo có thể chủ trì lắng nghe các phân tích về pháp lí, về đạo lí để có thể có được quyết định trọn nghĩa, vẹn tình và tuân thủ pháp luật, trong sự kiện vườn rau Lộc Hưng căng thẳng vừa qua?

Hay một cán bộ đoàn xuất thân bộ đội, vớ được biên chế cán bộ đoàn chuyên trách như Tất Thành Cang, nếu trưởng thành bằng năng lực chính trị thực sự của phong trào thanh niên, thì trở thành bí thư quận 2 có vô cảm, vô đạo được với tình cảnh người dân uất ức, oán thán kéo dài ở Thủ Thiêm? Chưa xác thực hoàn toàn, nhưng những người được báo chí thường xuyên ghi nhận khẳng định bí thư Cang chưa từng gặp gỡ chứ đừng nói lắng nghe, trao đổi với họ. Thì nhìn khung cảnh người dân phải giấu trong người, thậm chí in vào áo các tài liệu làm căn cứ lập luận khi tiếp xúc đại biểu quốc hội, đủ biết những kẻ có quyền như Tất Thành Cang đối thoại chính trị chỉ đối… thọi.

Đối thoại chính trị một khi là năng lực thiết yếu của cán bộ thì chính sách điện năng không bao giờ chấp nhận logic trả treo không điện than thì cúp điện.

Như kiểu đểu, kính mời đồng bào hưởng thọ lầm than vậy.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. @ Tâm Chánh

    Trước một vấn đề chính sách quan trọng như phát triển ngành địện để bảo vệ sức khoẻ cho dân chúng, tác giả cần cải thiện lối diễn đạt cho trong sáng hơn để gây thu hút người độc. Một vải ý kiến để trao đổi xin chân thành nêu ra làm thí dụ như sau.

    “Quá trình hình thành chính sách ở Việt Nam ngày càng phải “tính toán tới” các phản ứng xã hội. Phát triển điện năng đang đối diện với tính toán ấy.“

    Có thể viết cho dể hiểu là: Vấn đề quy định chính sách phát triển điện năng ở Việt Nam cần phải quan tâm tới các phản ứng xã hội ngày càng tăng lên

    “Trong qui hoạch điện năng quốc gia, ngành điện có lẽ chưa từng tính toán tới thực tế, khi mà tri thức về môi trường được cập nhật dễ dàng thì, ngay đến thành tựu điện khí hoá có khi cũng bị từ chối. Các phản ứng với diện than đã ngày càng gay gắt.“

    Có thể viết cho dể hiểu là: Trong việc qui hoạch phát triển điện năng quốc gia, các chuyên gia không quan tâm đến các chi phí phát sinh trong thực tế, khi các điều kiện tìm hiểu về suy thoái môi sinh này ngày nay được cập nhật dễ dàng. Do đó, thành tựu điện khí hoá có thể sẽ không được dân chúng hoan nghênh và các phản ứng ngày càng gay gắt là một thí dụ điển hình.

    “Gần đây, nhiều lãnh đạo địa phương ở phía nam đã từ chối phát triển các nhà máy điện than ở địa phương mình. Quan chức ngành điện doạ nếu không có thêm nhiệt điện than sẽ phải cúp điện. Nhân danh trí khôn người ta qui cho những ý kiến phản đối tội lỗi ngu muội và dân tuý.”

    Có thể viết cho dể hiểu là: Gần đây, nhiều lãnh đạo địa phương ở phía nam đã từ chối việc thiết lập các nhà máy điện than trong các chương trình phát triển kinh tế. Ngược lại, các quan chức trung ương của ngành doạ là nếu không có thêm nhiệt điện than, thì biện pháp cuối cùng là sẽ phải cúp điện. Khi dựa vảo hiểu biết của giới chuyên gia mà chính quyền qui kết cho những ý kiến phản đối là sai lầm và khích dộng dân chúng.

    “Nhân danh trí khôn người ta qui cho những ý kiến phản đối tội lỗi ngu muội và dân tuý.” Ai là người ta? Không cần đích danh thì ai cũng hiểu là chính quyền hay giới hoạch định chính sách, tại sao tác giả không can đảm viết cho rõ hơn. Đó lả một bất hạnh chung cho cả một dân tộc. Với hơn 90 triệu dân mả ngay cả Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng không dám nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dụng, mà gọi né tránh là Đồng chí X, thì tác giã cũng không thể tránh khỏi ngoại lệ này.

    Toàn bộ bài viết cần biên tập lại. Trân trọng.

  2. @ TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
    Khoa học không lương tâm chỉ là sự hủy hoại tâm hồn
    Science sans conscience n’est que ruine de l’Âme là câu của triết gia
    François Rabelais (Chinon 1494 – París, 1553)


  3. Cuộc Cách mạng Công nghệ Số hóa : Vận hội cuối cùng và cũng là Cơ hội cuối ! .. ..

    ****************************************

    https://www.youtube.com/watch?v=Scf6nIxBeoE VUCA within Industry 4.0

    Khoa học không Lương tâm chỉ là sự Hủy hoại Tâm hồn
    Science sans conscience n’est que ruine de l’Âme
    Văn hào Pháp François (‎1483 hay1494 – ‎9 avril 1553, ‎Paris‎)

    Vận hội cuối cùng và cũng là Cơ hội cuối ! .. ..
    Không thôi Ngàn năm sau tiếc mãi khôn nguôi !
    Toàn Thế giới bước vào Chuyển đổi Số hóa
    Đừng lỡ tầu Thế kỷ 21 Nước Việt ơi !
    Cách mạng công nghiệp Bốn tiến như vũ bão !
    Trí tuệ Nhân tạo thông minh hoá Não người ?
    Hay ngược lại Óc người vẫn ẩn sau điều khiển
    Chiến lược Con người vẫn quyết định chuyện vá Trời
    Nhưng đừng chớ cóp chép sao về chế Xiềng xích Đỏ
    Xây Tân Vạn n(l)ý Trường thành lão Tập con Giời !
    * Công nghệ không Lương tri chỉ huỷ hoại Trung C..uốc
    Chỉ số xã hội là trại lao cải vĩ đại bác Mao trọn đời
    Dù vậy Tiến hóa Số : Vận hội cuối Ngàn năm Một thuở
    Sống còn hay Chết mòn là đây hỡi Đồng bào Việt ơi ! ! !

    TỶ LƯƠNG DÂN

    * Công nghệ không Lương tri chỉ là sự Huỷ hoại Nhân loại
    Phỏng theo Danh ngôn

    Khoa học không Lương tâm chỉ là sự Hủy hoại Tâm hồn
    Science sans conscience n’est que ruine de l’Âme
    Văn hào Pháp François (‎1483 hay1494 – ‎9 avril 1553, ‎Paris‎)

Leave a Reply to Nguyễn Phú Hạ Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây