Tổng hợp các phiên xử thứ 5 và thứ 6 vụ Mobifone mua AVG

BTV Tiếng Dân

23-12-2019

Phiên xử thứ 5, ngày 21/12/2019: Lại nhắc đến “đồng chí X”

Trong phiên xử ngày 21/12, LS của ông Nguyễn Bắc Son lặp lại quan điểm rằng, Son không phải chủ mưu vụ Mobifone mua AVG mà chỉ làm theo “tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng”. LS Phạm Công Hùng nhấn mạnh, “quá trình triển khai dự án, ông Son điều hành theo tinh thần của Thủ tướng, điều hành với tư cách người đứng đầu một bộ chứ không phải ‘chủ mưu cầm đầu’ như cáo trạng quy kết”.

LS Hùng còn chỉ ra, các lời khai của ông Son trước đó thừa nhận mình có vai trò chủ mưu đều bị phía điều tra “mớm cung” hoặc ép cung: “Khi được điều tra viên hỏi mớm ai là chủ mưu, ông Son đã nhận. Sau này, tôi mới biết ông Son hiểu nhầm chủ mưu nghĩa là người đứng đầu, có chức vụ, có quyền điều hành cao nhất trong vụ án này”.

Cũng theo LS Hùng, không thể bỏ qua trách nhiệm của các Bộ Công an, Tài chính, KH&ĐT, đã thông qua các thủ tục để thương vụ Mobifone mua AVG diễn ra trót lọt. “Việc VKS luận tội rằng Thủ tướng chưa đồng ý chủ trương mà Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt đầu tư dự án là không chính xác. Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án”.

Cũng trong ngày 21/12, LS của ông Son thông báo, gia đình ông Nguyễn Bắc Son đã tập hợp được 12,5 tỉ để khắc phục, theo báo Tuổi Trẻ. LS Phạm Công Hùng thông báo, số tiền 12,5 tỉ đồng này sẽ được gia đình ông Son cố gắng nộp vào ngày 23/12: “Mong HĐXX xem xét giảm hình phạt cho bị cáo. Tôi tin rằng 99% gia đình bị cáo Son sẽ nộp được số tiền này và sẽ trình phiếu nộp tiền trong tuần tới”.

Bên cạnh đó, HĐXX thông báo, gia đình ông Nguyễn Bắc Son đã khắc phục được 21 tỷ, theo Zing. Như vậy là gia đình ông Son đã lo liệu được gần 30% trong tổng số 70 tỷ cần nộp lại để “khắc phục hậu quả”. Sáng ngày 24/12, Son, Tuấn và các đồng phạm sẽ nói sau cùng, để tòa bước vào phần nghị án.

Báo Dân Việt có đồ họa: Ông Nguyễn Bắc Son và diễn biến về số tiền 3 triệu USD.

Về quan điểm cho rằng, Son cũng chỉ là một người thừa hành trong vụ Mobifone mua AVG, kẻ đứng sau mọi việc là “đồng chí X”, LS Nguyễn Châu Hoan đồng ý với LS Hùng và lập luận: “Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính đã có văn bản đều đồng ý với đề xuất triển khai dự án. Bởi thế lỗi này không thuộc về Bộ TT-TT”.

Về phần ông Trương Minh Tuấn, có lẽ thấy ở vị trí “tay sai” như ông không có tư cách đẩy trách nhiệm cho “đồng chí X”, nên chỉ cúi đầu “hối hận” như Trịnh Xuân Thanh ngày trước. Trang An Ninh Thủ Đô dẫn lời cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: “Tôi rất xấu hổ và ân hận…”

Trong lúc phát biểu tự bào chữa chiều 21/12, ông Tuấn diễn màn kịch “ngây thơ”: “Tôi chuyển sang công tác trong ngành thông tin từ năm 2014 và là lĩnh vực mới. Nói năng lực yếu kém không phải nhưng nó mới quá. Tôi rất ân hận vì ký văn bản 236 dẫn tới MobiFone ký thỏa thuận với AVG và dẫn tới hậu quả đáng tiếc khác”

Phiên tòa tạm nghỉ trong ngày Chủ Nhật 22/12 nên ngày làm việc thứ 6 của phiên xử diễn ra vào ngày 23/12.

Phiên xử thứ 6, ngày 23/12/2019: Càng xử càng lộ ra “luật rừng”

Sáng 23/12, luật sư đề nghị miễn hình phạt với ông Phạm Nhật Vũ, VnExpress đưa tin. LS Trần Hoàng Anh đưa ra lý do miễn tội: “Ông Vũ đã đề xuất xin huỷ hợp đồng chuyển nhượng, trả lại tiền. Thậm chí để đảm bảo Nhà nước không bị thiệt hại, tổn thất, ông Vũ trả thêm toàn bộ tiền lãi suất, chi phí thuê tư vấn và tất cả các chi phí phát sinh khác lên đến hơn 329 tỷ đồng. Tổng tiền được ông lấy từ gia đình và vay mượn thêm nên giờ gia đình phải gánh số nợ khoảng 1.000 tỷ đồng”.

Như thể đã được “bật đèn xanh”, một số báo “lề đảng” cũng tìm cách nhấn mạnh các con số có lợi cho Phạm Nhật Vũ. Báo Dân Trí có bài: Hơn 2.000 tổ chức, cá nhân xin khoan hồng cho Phạm Nhật Vũ. Theo bài báo, phần lớn các tổ chức, cá nhân xin khoan hồng là các hội nhóm, đoàn thể thuộc lực lượng “Phật giáo quốc doanh” VN, còn lại là một số cựu lãnh đạo, quan chức Nga và các nước từng thuộc liên bang Soviet.

Đến đây cần nhắc lại, sau thời kỳ liên bang Soviet sụp đổ, một số doanh nhân, bao gồm anh em Phạm Nhật Vượng và Phạm Nhật Vũ, đã giữ liên lạc và tiếp tục duy trì quan hệ làm ăn với các tổ chức, cá nhân liên quan đến nước Nga hậu CS, tạo nên một tầng lớp “mafia đỏ” ở VN có khả năng can thiệp chính trị không thua gì “mafia đỏ” bản gốc bên Nga. Vì là mafia nên chúng sẵn sàng bẻ cong luật pháp, kể cả với trường hợp tội đưa hối lộ nhưng được đề nghị mức án rất nhẹ chỉ có 3 – 4 năm tù. 

Một diễn biến đáng lưu ý khác của phiên xử thứ 6 là chuyện cựu Vụ trưởng Quản lý doanh nghiệp (thuộc Bộ TT&TT) Phạm Đình Trọng, cho rằng, sự không minh bạch của luật VN sẽ khiến 100% doanh nghiệp nhà nước có thể bị khởi tố như vụ MobiFone mua AVG. Báo Thanh Niên dẫn lời ông Trọng tự bào chữa trong phiên xét xử vụ AVG: ‘100% DNNN sẽ bị khởi tố như tôi vì luật không rõ ràng’.

Ông Trọng cho biết: “Khi còn băn khoăn xin ý kiến Bộ Tài chính (chủ trì luật số 69) và Bộ KH-ĐT (chủ trì luật số 67). Hai cơ quan này đều khẳng định việc phê duyệt là đúng. Thanh tra Chính phủ cũng có ý kiến và được Phó thủ tướng Trương Hoà Bình kết luận dự án thực hiện điều 20 và 21 của luật 69 là không sai”

Bị cáo Son nhận là người chủ mưu

Diễn biến quan trọng nhất trong phiên xử thứ 6, không rõ có phải do phe nhóm “đồng chí X” tác động không mà phía VKS đã công bố một lá đơn, trong đó bị cáo Nguyễn Bắc Son thừa nhận đã chỉ đạo xuyên suốt dự án mua AVG, báo Lao Động. Đại diện VKSND TP Hà Nội cho biết, Son viết đơn này ngay trong buổi sáng cùng ngày.

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Bị cáo Nguyễn Bắc Son gửi đơn thỉnh cầu gì về vai trò chủ mưu? Bài báo dẫn lời đại diện VKSND TP Hà Nội: “Sáng nay, Viện kiểm sát nhận được đơn thỉnh cầu của bị cáo Nguyễn Bắc Son, trong đó có nội dung bị cáo đã nhận là người đứng đầu, trực tiếp chỉ đạo từ đầu đến cuối dự án. Bị cáo xin nhận trách nhiệm chính về việc để xảy ra sai phạm nghiêm trọng này”. Cho nên, cơ quan công tố sẽ không tiếp tục tranh luận ai là chủ mưu trong vụ Mobifone mua AVG nữa. 

Đáp lại, LS Phạm Công Hùng phân tích, “đơn của cựu Bộ trưởng TT-TT nhận trách nhiệm người đứng đầu, xuyên suốt không có gì mới, vì ngay từ đầu, bị cáo cũng đã nhận tội, nhưng khẳng định không phải chủ mưu”.

Phía VKS còn công bố thư ông Nguyễn Bắc Son gửi vợ viết ‘con gái đang cầm 3 triệu USD’, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Cùng với việc công bố bức thư, đại diện VKS cho biết, trong quá trình điều tra, điều tra viên đã cho Son gặp vợ và con trai. Son đã tiếp tục đề nghị gia đình khắc phục hậu quả nhưng vợ Son nói là “gia đình không có tiền”.

Nhận định về phiên tòa xử vụ Mobifone mua AVG sau một tuần xét xử:

Diễn biến đáng lưu ý, qua các lời phát biểu, trình bày, tự bào chữa Nguyễn Bắc Son cho thấy, Son không hề có ý định “thí mạng” cho “đồng chí X”. Lân đầu Son nhắc đến vai trò của Thủ tướng VN giai đoạn 2006 – 2016 trong vụ Mobifone mua AVG vào ngày 18/12, nhấn mạnh luận điểm này vào ngày 20/12, LS của ông Son cũng lặp lại ý này trong ngày 21/12. Nghĩa là không tính các lần tòa nghỉ (ngày 19 và 22/12) thì ông Son đã liên tục khẳng định không phải là kẻ chủ mưu, từ chiều 18 đến trước ngày 23/12. 

Đến chiều 23/12, VKSND TP Hà Nội lại công bố một lá đơn do ông Son viết thừa nhận vai trò chủ mưu, Son cũng liên tiếng xác nhận nội dung lá đơn ngay trong phiên tòa. Nhắc lại, vào phiên xử ngày 17/12, Son đã “quay 360 độ” chỉ trong một ngày, lên tiếng phủ nhận rồi lại thừa nhận vụ 3 triệu Mỹ kim. Cho nên, khả năng lần này Son tạm thời lùi bước để không nhận kết cục như Trần Bắc Hà. 

Nhắc lại, chuyện ông Bắc Hà qua đời trong trại tạm giam quân đội ở Sóc Sơn, một nơi chắc chắn được canh phòng cẩn mật, trước khi ông này kịp khai ra thông tin bất lợi cho “đồng chí X”, cho thấy người từng là chính khách quyền lực nhất VN giai đoạn 2006 – 2016 dù có về làm “người tử tế” nhưng các “vòi bạch tuộc” vẫn chưa cắt hết.

Chuyện VKSND TP Hà Nội công bố lá đơn ông Son “nhận tội” xong rồi nên không bàn cãi gì về vai trò “chủ mưu” trong vụ Mobifone mua AVG nữa, cho thấy tại phiên tòa vẫn có người muốn bảo vệ “đồng chí X”. Nhưng phe X không vì thế mà an toàn, vì rõ ràng các báo “lề đảng” vẫn được “bật đèn xanh” và có bài ghi lại lời Son khẳng định đã làm theo “tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng”. Các bài báo ấy đến nay vẫn không bị gỡ, cho thấy “phe đốt lò” bắt đầu muốn hướng dư luận về người từng nắm thực quyền kiểm soát các bộ, ngành, đã thông qua vụ Mobifone mua AVG. 

Lưu ý, trong các phiên tòa có yếu tố chính trị, LS được nói hay không là do tòa án quyết định. Điển hình là vụ LS Nguyễn Duy Bình bị an ninh lôi ra khỏi phiên tòa xử vợ chồng LS Trần Vũ Hải về tội “trốn thuế” theo yêu cầu của HĐXX. Trường hợp phiên tòa xử vụ Mobifone mua AVG được cả hệ thống truyền thông CS theo dõi thì có thể không đến mức trơ trẽn như vậy, nhưng HĐXX vẫn có thể ngắt lời hoặc yêu cầu LS ngừng nói khi đụng đến các yếu tố “nhạy cảm”. Nhưng phía tòa án đã để cho cả Son và các LS của ông này lặp lại nhiều lần quan điểm về vai trò “chỉ đạo” của Thủ tướng. 

Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu xử nhanh vụ án này để kịp kết thúc trước khi bước sang năm 2020, HĐXX dự kiến sẽ tuyên án vào ngày 31/12. Nghĩa là chỉ còn một tuần để Son “khắc phục hậu quả” và cung cấp các bằng chứng cho thấy ông này không phải là người thao túng toàn bộ thương vụ Mobifone mua AVG. Đó cũng là tuần cho thấy liệu trong năm 2020, lửa từ “lò” của Tổng – Chủ có thể chạm đến cựu Thủ tướng VN giai đoạn 2006 – 2016 hay không. 

_____

Mời đọc thêm: Ai chủ mưu vụ MobiFone mua cổ phần AVG?Nhiều cán bộ rơi vào lao lý vì thương vụ AVG bị đóng dấu mật (TN). – Vụ AVG: Luật sư chỉ ra sự lúng túng khi áp dụng Luật (MTG). – 2 bất thường trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG (PLTP). – Hàng loạt tình huống bất ngờ vụ AVG (ĐV).

Phiên xử vụ AVG tiếp diễn: 14 bị cáo đều thừa nhận tội danh (VOV). – Luật sư: Gia đình ông Nguyễn Bắc Son sẽ lấy căn nhà và 12,5 tỷ để khắc phục thiệt hại (VnEconomy). – Hé lộ nội dung thư của cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhắn gửi gia đình khắc phục hậu quả (NĐT). – Viện Kiểm sát: Lá thư ông Nguyễn Bắc Son gửi vợ không phải thư tình! (DT). – Vợ cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chạy vạy nộp tiền khắc phục cho chồng (GT). – Những “cá nhân uy tín” nào xin giảm án cho ông Phạm Nhật Vũ? (TĐ).

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Tại sao lại “khắc phục” hậu quả, đã liếm vào thì phải nôn ra, tiền đó là của dân. Đồng tiền nộp trả chứng minh 1 hành vi biển thủ và không thể tha bắn hoặc tiêm nọc độc.
    Tính mức án 3 hộp sữa và 1 va ly dollar nhân lên xem thử, tiên sư cha lũ quan tòa XHCN.

  2. Trong thế giới csvn, mạng chó cũng thoát chết ngoạn mục nhờ tiền, những con sâu tiến sỹ cũng lên ngai đều nhờ tiền cộng với một chút ADN giết chóc hồ chí minh.

    Phạm nhật Vũ? khi nào mới đến Phạm nhật Vượng, có lẽ còn không xa, người cộng sản sẵn lòng xử lý quả chanh mọng nước không còn giá trị sử dụng.

    Thấy đó, không ai dám nêu đích danh “tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng”, nó là ai là? X hay P hay Y. Hễ ai nắm được đảng và tiền là trở thành bạo chúa.

  3. Trong khi người dân làm chảy máu mắt không dám ăn một tô phở mà Phạm Nhật Vũ quà tết cho bộ trưởng cả ngàn đô. Bây giờ luật sư đi lấy chữ ký để xin giảm án cho PNV. Tức cười thật! Xem thử toà án xử theo luật gì đây?

Leave a Reply to hoàng tự minh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây