Ai chịu trách nhiệm với người dân?

Nguyễn Thùy Dương

23-12-2019

Với một vụ Thủ Thiêm, chính quyền Tp.HCM đang nợ ngân sách hơn 36.000 tỷ đồng (con số từ Thông Báo 1041 của Thanh tra Chính Phủ). Con số không dừng lại ở đó nếu Kiểm toán Nhà nước vào cuộc vào năm 2020. Vậy Chính Phủ sẽ làm sao để vừa thu hồi ngân sách thất thoát, vừa trả lại tiền đền bù bị ép mất của dân Thủ Thiêm?

Nếu sau 31/12/2019 hồ sơ vụ Thủ Thiêm thật sự được chuyển cho Bộ Công An, vậy từng “thành quách” sân sau sẽ dần lộ diện? Nếu phiên toà xử Năm Cam đông nghịt cả giang hồ lẫn quan chức phạm tội, thì phiên toà Thủ Thiêm sẽ phá vỡ mọi kỉ lục về số lượng bị cáo, bị can. Tôi không biết nguyên lãnh đạo thành phố đã chuẩn bị Giấy chứng nhận Tâm thần chưa? Các công ty sân sau đã kịp bán lại dự án bỏ của chạy lấy người chưa? Đợt điều tra, kiểm toán tới đây có thay đổi tốt đẹp nào cho dân Thủ Thiêm không, hay chỉ nhằm mở đường “thay máu” nhân sự Sài Gòn? Thay máu xong ai dám chắc máu mới tốt hơn máu cũ? Lỡ may máu mới đen hơn máu cũ thì sao?

Vận mệnh của người dân đặt vào Cán bộ là một tín hiệu xấu, vì thật ra vận mệnh của Nhân Dân của Đất nước phải đặt vào tay Nhân Dân mới đúng. Nhân Dân sẽ có lúc đúng, lúc sai nhưng Dân sẽ chịu trách nhiệm trước đúng sai đó, sẽ tự điều chỉnh để tiến bộ hơn. Nhưng khi đặt vận mệnh vào tay cán bộ người dân sẽ không có cơ hội sửa sai. Câu “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà Nước thống nhất quản lý” đã phát huy hết tác dụng của mình. Đất đai dần rơi vào tay các dự án lớn nhỏ khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa hơn. Nhà Nước là ai? Nhà nước có chịu trách nhiệm về việc quản lý của mình không? Nhà Nước sai khi quản lý đất đai, ai sẽ chịu trách nhiệm khắc phục cho Nhân Dân về cái sai đó?

Tại sao cán bộ ta sinh hoạt Đảng thường xuyên, học tập đạo đức Hồ Chí Minh thường kì vẫn biến chất như vậy? Thỉnh thoảng lại nghe đâu đó phong phanh đồn đại cán bộ ta đạo đức chuẩn 100%. Ban chấp hành Trung Ương Đảng chịu trách nhiệm với Nhân Dân thế nào khi Đảng viên tha hoá? Quốc Hội – cơ quan giám sát, đại diện Nhân Dân chịu trách nhiệm thế nào khi Nhân Dân bị tổn thương?

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Cô ơi, “Tại sao cán bộ ta sinh hoạt Đảng thường xuyên, học tập đạo đức Hồ Chí Minh thường kì vẫn biến chất như vậy?”

    Câu này suy ra: nếu sinh hoạt và học tập thì phải tốt lên, trời ơi những cuộc họp chi bộ là để trau dồi kỹ năng nói láo và những pha diễn tập làm theo gương bác là để biến con người thành lũ ngợm.

    Hai chữ “NHÂN DÂN” không thể dùng cho người dân, chế độ HCM dùng hai cái chữ này để lót ổ cho chiến tranh du kích, sau khi cướp ngai vàng thì chuyển sang đưa “NHÂN DÂN” lên nôi lót rơm cho dân oan nằm.
    Cũng hy vọng với cô “phiên toà Thủ Thiêm sẽ phá vỡ mọi kỉ lục về số lượng bị cáo, bị can…” cũng có thể bò đẻ ra dê, chuyện này không thể xảy ra đâu.

    Chóp bu chúng đưa một tên Vẹm đầu đội nón quai thao Bắc Hà, trán quấn khăn rằn Nam bộ, điếm giả sư, nói giọng Bắc nhưng vỗ ngực là Nam, trấn an Bắc đêu, Nam mới thật thà.

    Đó là vai chính Thiện Nhân của vở kịch nhiều tập Thủ Thiêm bên cạnh là vai phụ thị Quyết Tâm lèo lái.

  2. Trích: “Thay máu xong ai dám chắc máu mới tốt hơn máu cũ? Lỡ may máu mới đen hơn máu cũ thì sao?”

    Máu mới dù không đen bằng máu cũ, nhưng nếu quy trình ăn đất vẫn vận hành với cái đà hiện tại thì máu nào cũng thành máu tham!

    Có một bước đầu giải quyết là không để quan chức nhà nước xen vào cuộc mua bán đất giữa người dân và doanh nghiệp, mà đảng cộng sản với hệ thống giáo điều của nó nhất định không chịu làm. Chừng nào quy trình ăn đất còn được ngang nhiên vận hành hợp pháp với những mối lợi quá lớn, giới quan lại sẽ không ngừng lao vào như bầy thiêu thân.

  3. Câu hỏi theo tôi ở ta khó mà cũng dễ xác định ai là người chịu trách nhiệm trước dân. Thứ nhất khó vì hiện nay cấu trúc nhà nước nói chung ngày càng phức tạp – và Việt Nam còn đi theo mô hình riêng nữa, thượng tầng kiến trúc ngoài phức tạp còn cấu tạo và vận hành khác các nước: đọc Hiến pháp Đ. 69 „Quốc hội là … cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam“ tưởng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nhưng thực tế ai cũng thấy Bộ chính trị xem ra còn cao hơn hay Ban chấp hành trung ương Đảng cũng không rõ trong so sánh mức độ quyền lực thế nào so Quốc hội. Và mọi người thường nhắc tới Điều 4 Hiến pháp với câu „Đảng Cộng sản Việt Nam … là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.“, tuy vậy lại quên trong chính Điều 4 Khoản 3 cũng xác định: „Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật“¹. Như thế có thể thấy dù Hiến pháp Việt Nam nhấn mạnh tính lãnh đạo của Đảng (thực tế cũng chẳng phải vậy sao khi không những 3 cơ quan quyền lực và ngay cả cơ quan ngôn luận cũng dưới sự chỉ đạo của Đảng?!) – điều tôi khó tin có Hiến pháp thứ 2 có điều đó trong phần CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ hay NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (có thể có Bắc Triều Tiên có điều này chứ Hiến pháp Trung Quốc cũng chỉ nhắc tới sự lãnh đạo của Đảng trong Lời mở đầu?!) – thì cũng phải theo thông lệ quốc tế xác định ở Khoản 3 Điều 4 Hiến pháp nói trên¹. Và nếu Việt Nam như các Quốc gia pháp quyền khác có tài liệu cho học sinh ở ngay cấp tiểu học cũng như mọi người dân nắm được những khái niệm cơ bản về hệ thống chính trị … thì tôi tin 1 người dân bình thường cũng hiểu được những mâu thuẩn nói trên (HP nói vậy mà có những vấn đề không phải vậy). Điều dễ hiểu về ai chịu trách nhiệm trước Nhân dân là nhận thức đơn giản nhất mà ai cũng dễ thống nhất: CHỨC TRÁCH GẮN LIỀN VỚI TRÁCH NHIỆM, CHỨC VỤ CÀNG CAO TRÁCH NHIỆM CÀNG LỚN. Để khỏi đi tìm lí luận dài dòng và không dễ được phía Chính quyền công nhận tôi đơn giản lấy luôn câu trong Điều 4 khoản 2 Hiến pháp để chốt tạm câu này: „Đảng Cộng sản Việt Nam …chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.“ – và ở đây bắt buôc phải hiểu rộng hơn là cũng phải chịu trách nhiệm cả tất cả những điều đáng lẽ phải làm, phải xử lý nhanh mà lại không làm hay giải quyết quá chậm chễ! Còn khi để quy trách nhiệm trong 1 vụ cụ thể như Thủ Thiêm thì nếu Đảng toàn quyền về việc xử hay không (Ủy ban kiểm tra chưa vào cuộc với những nhân vật quan trọng thì ắt hẳn chả cơ quan tố tụng nào dám khởi tố họ) – chứ không như các nước do các cơ quan tố tụng tự động thực hiện theo luật pháp với bất kỳ ai (ví dụ mới đây với Thủ tướng Israel) – thì cũng lại nẩy sinh vấn đề không bao giờ tránh khỏi nguyên lý „dao sắc không gọt được chuôi“ – cứ xử lý đến người của mình (đảng viên), dù phá tan phá nát đất nước mức độ nào – là một số lãnh đạo Đảng hay nhắc tới từ „đau xót“, điều không thấy ai tỏ ra đau xót khi 1 người dân phạm tội bị xử theo các mức cao nhất, khiến ở ta đang tồn tại thực tế LUẬT CHO DÂN VÀ LỆ CHO QUAN và quan phạm tội cứ bị dền dứ mãi mà không xử nổi , và đó là nguyên nhân vì sao Việt Nam còn lâu mới thoát ra khỏi tệ nạn tham nhũng (hiện năm này nặng hơn năm trước) hay vô trách nhiệm gây họa cho dân, cho nước, nếu không có sự thay đổi cơ bản như các Nhà nước trong sạch nhất hay vận hành hợp lý nhất trên thế giới hiện nay!

  4. Hồ chết 1969 tới nay đã tròn 50 năm.
    – Những đứa cứ lải nhải nhắc đến Hồ – hoặc là để chửi (mỉa mai, châm biếm)… hoặc là để ca ngợi, công ơn vân vân… nên chết hết đi cho mọi người đỡ phải rác tai nghe cả lũ chúng mày.
    – Những đưa ca ngợi và những đứa chửi Hồ hay xông vào tiêu diệt lẫn như và cả lũ hãy theo Hồ xuống âm ty địa ngục.
    – Chỗ chơi rất thích hợp cho nghiemnv: Đó là trang web Molang. Vô thử đi,

  5. Theo phương phấp đấu tranh của ng hà lụi chúng tớ” NĂN NỈ QUYỀN+ VIẾT SỚ”
    Truóc khi dâng sớ phải khấn lăng bác hồ, bác Giáp. Cứ kiên trì…. cho đến khi cậu Tập Hoàng đế trung hoa chịu trách nhiệm chứ không phải đảng và bác hồ kính iêu.

Leave a Reply to Trần H. Cách Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây