Đạo đức của một bộ phận lớn cán bộ xuống cấp nghiêm trọng

Đoàn Bảo Châu

6-12-2019

Ông Đoàn Duy Khương, giám đốc Công an TP Hà Nội, trả lời chất vấn chiều 5-12. Ảnh: Danh Trọng

Tôi nghĩ anh Khương chỉ nên đưa ra số liệu, không nên nhận xét chung chung như vậy về công dân.

Câu nói không sai nhưng không hay và gây khó chịu với một công dân như tôi. Tương tự như vậy tôi cũng có thể nói: Đạo đức của một bộ phận lớn cán bộ xuống cấp nghiêm trọng.

Đạo đức của một công dân hay một nhóm công dân xuống cấp thì cũng không thể nào gây tác hại cho xã hội như của một hay một nhóm cán bộ.

Họ có thể làm điều sai nhưng không bao giờ gây thiệt hại trăm tỉ, ngàn tỉ, hay làm ô nhiễm văn hoá đất nước như cán bộ được.

Không ai nói dân tham nhũng bao giờ mà chỉ có cán bộ, quan chức tham nhũng và cũng không có nhóm lợi ích nào mang tên dân đen cả.

Không ai nói dân bắt nạt dân mà chỉ có cán bộ, quan chức bắt nạt dân. Dân chỉ có thể bắt nạt được người khác khi có sự câu kết, sự che chở của cán bộ, quan chức.

Và khi xã hội này xuống cấp thì lỗi của ai? Nếu không phải lỗi của bộ máy cầm quyền thì lỗi của ai?

Bộ máy cầm quyền sinh ra nền giáo dục với chất lượng hiện thời. Anh không thể đổ lỗi cho nền kinh tế thị trường một cách vu vơ như vậy được.

Nhà dột từ nóc. Làm cán bộ hiểu biết thì sẽ không phàn nàn về công dân. Tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Hệ thống nào sinh ra đại uý Hiền đại náo sân bay, thượng uý Xô Việt phi xúc xích, tát vào mặt nhân viên siêu thị, có lối ứng xử mẹ thiên hạ, bố đời? Hệ thống nào sinh ra bao vị tướng tá vào tù vì tham nhũng?

Anh nói cứ như thể cán bộ các anh là hình mẫu hoàn hảo của xã hội này về nhân cách không bằng. Anh hãy thử làm một cuộc điều tra về cảm nghĩ của người dân về cán bộ đi rồi nhận thức và phát ngôn của anh sẽ khác.

Tôi xin khẳng định là đạo đức của một bộ phận công dân có xuống cấp như hiện nay chính là bởi sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận lớn cán bộ các anh. Cho nên anh nên thận trọng khi phát ngôn về công dân.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Dân bảo đạo đức cán bộ xuống cấp, cán bộ bảo đạo đức dân xuống cấp, vậy thì ai đúng, ai sai, hay cả 2 cùng đúng?

    Một đất nước đặt nền tảng trên những điều bịp bợm, gian trá, hung ác, xưng tụng là “chủ nghĩa yêu nước” hành động tội ác người Việt giết người Việt phục vụ giặc Tàu & cộng sản nô lệ hoá dân mình, thì hỏi rằng có thể tìm được đạo đức ở đâu ?

    Chừng nào trời VN & công sở quốc gia & đường phố VN, còn cái cờ búa liềm, thậm chí ngồi trên đầu cái “cờ tổ quốc”, ngạo nghễ nhục mạ người dân Việt Nam,

    chừng nào trí thức & bình dân Việt Nam xã nghĩa còn đội nhũng cái sex toy hồ chí minh trên đầu, còn mãi ngậm những cái bả chó hồ chí minh, còn tung hô những thuật ngữ bịp bợm “cách mạng tháng tám đánh Pháp đuổi Nhật giành độc nập” & “ngày độc nập 2-9, tuyên ngôn độc nập 2-9” & “kháng chiến thần thánh giành độc nập, giải phóng, thống nhất”, (thực ra là Trần Ích Tắc hồ chí minh & trí thức Hà Nội sĩ phu Bắc hà đi làm tay sai cho giặc Tàu, tiếp tay giặc Tàu nhà Mao thay chân giặc Tàu nhà Thanh xâm lăng VN, chiếm đoạt miền Bắc Việt Nam làm trái độn an toàn cho biên giới phía nam của Tàu, áp đặt chế độ cộng sản tàn ác phi nhân phản quốc phản dân tộc lên VN), lấy đó làm nền tảng quốc gia, chừng nấy đạo đức còn xuống cấp dài dài

  2. -Dẫn chứng một số dòng viết trong bài viết “Nhạt phai lý tưởng cách mạng – “đường gần” dẫn đến suy thoái” trên báo Quân đội Nhân dân ngày 27/11/2019 để minh họa cho “Đạo đức của một bộ phận lớn cán bộ xuống cấp nghiêm trọng” như sau:
    *“Thay vì đề cao lý tưởng “Tổ quốc là trên hết”, nhiều người chỉ nhăm nhăm chăm lo quyền lợi cá nhân, bảo kê lợi ích nhóm, bất chấp pháp luật, chà đạp đạo lý để co kéo lợi ích tối đa về bản thân, gia đình và bộ phận nhỏ nhoi của mình. Thay vì nguyên tắc làm việc “dĩ công vi thượng” (lấy việc công trên hết), nhiều người đã lợi dụng cương vị, chức trách, quyền hạn của mình để làm việc vì động cơ cá nhân, vụ lợi,”
    *“Thay vì đề cao quan điểm “dĩ dân vi bản” (lấy dân làm gốc), một bộ phận cán bộ do tham nhũng, vơ vét mà sa đà vào lối sống vinh thân phì gia, xa hoa, cách biệt với người dân, không quan tâm đến cuộc sống vất vả của biết bao người lao động và dân nghèo. Thay vì thực hiện phương châm “sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tìm mọi kẽ hở của cơ chế, “khe hổng” của chính sách, luật pháp để bòn rút của công, gây nhiễu nhương, phiền hà doanh nghiệp và người dân mà thực chất là muốn người khác phải lót tay cho mình thì mới giải quyết công việc hanh thông”.
    *“một bộ phận cán bộ, đảng viên lại nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm, nói một đằng làm một nẻo, phát ngôn vô tổ chức, vô ý thức kỷ luật”.
    *“một số cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao khi đăng đàn, viết báo, viết sách thì lên mặt “đức cao vọng trọng” để khuyên răn, chỉ bảo, giáo huấn cấp dưới và nhân dân phải đề cao lý tưởng, coi trọng đạo đức, nâng tầm văn hóa, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhưng phía sau những lời hay ý đẹp, mỹ từ ấy là một tâm địa ích kỷ, nhỏ nhen, ham hố tầm thường của chính người trong cuộc”.

  3. nghiemnv viết (nguyên văn)
    Dân nào thì chế độ đấy. Thầy nào trò đấy.
    – Theo nghiemnv thì… Vì dân VN đốn mạt, cho nên chế độ hiện nay cũng… đốn mạt theo.
    Dân có tội, vì làm cho chế độ này tha hóa (!). Chó nó cũng không nghe nổi.
    Nói có vài chữ đã thể hiện tầm hiểu biết… vô học.
    Trách gì… cứ mở miệng là chửi trí thức (éo dám chửi “trí thức” cầm quyền)

  4. Trích hai đoạn từ bài của báo Tuổi Trẻ:

    “Thứ hai, tội phạm xâm hại tình dục, nhất là xâm hại tình dục trẻ em, có chiều hướng gia tăng, báo động sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức xã hội trong một bộ phận công dân.

    “Trong năm 2019 phát hiện 63 vụ với 68 đối tượng xâm hại tình dục 75 trẻ em, tăng 15 vụ so với năm 2018″ – ông Khương cho biết.”

    Vụ công an chửi dân “xuống cấp về đạo đức” và đổ tội “nguyên nhân chủ yếu do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường” để rồi bị công dân Đoàn Bảo Châu mắng lại vào mặt cả hệ thống thì không oan. Tôi xin không bàn luận gì về điều này.

    Nhưng dựa trên các số liệu trên, ta nên xét tới sự gia tăng phát hiện số vụ xâm hại tình dục trẻ em. Điều này có thể là dấu hiệu của một sự chuyển biến trong ý thức cộng đồng đối với vấn nạn này — người dân quan tâm và báo cáo nghi ngờ sai phạm nhiều hơn. Diễn biến này theo chiều sâu là tích cực, mặc dù ở bề mặt ta thấy con số tội phạm gia tăng.

    Nếu hệ thống công an chỉ lo “thi đua” giảm các số liệu về tội phạm tại từng địa phương, thì cả nước chỉ đang chăm chút che đậy vấn đề tệ nạn xã hội trên bề mặt chứ không giải quyết được các căn nguyên bên dưới. Nhưng cách trình bày vấn đề của ông Đoàn Duy Khương cho thấy có lẽ ngành công an ở Việt Nam đang chịu áp lực của một “thằng ngu” nào đó để phải tìm mọi cách cắt giảm các con số, từ số vụ tội phạm tới số vụ khiếu kiện.

Leave a Reply to vdk1509 Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây