Biển Đông nguy hiểm như thế nào?

Australian Institute of Inter Affairs

3-12-2019

Trong khi các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đang được bàn cãi sôi nổi trong quan hệ quốc tế, thì chúng có trọng lượng tương đối nhỏ trong kế hoạch lớn về vấn đề an ninh của Trung Quốc.

Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng chiến lược ở Biển Đông trong các tài liệu chính thức gần đây của họ.

Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc 2019 nhấn mạnh: Các hòn đảo ở Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư là những phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc cam kết giải quyết các tranh chấp liên quan, thông qua việc đàm phán với các quốc gia có dính líu trực tiếp, trên cơ sở tôn trọng các sự kiện lịch sử và luật pháp quốc tế. Trung Quốc tiếp tục cộng tác với các nước trong khu vực để cùng bảo vệ hòa bình và sự ổn định. Họ kiên quyết duy trì tự do hàng hải và hàng không của tất cả các quốc gia theo luật pháp quốc tế và bảo vệ an ninh các tuyến thông tin liên lạc trên biển.

Chiến lược Quốc phòng năm 2018 của Mỹ đã liệt kê Trung Quốc cùng với Nga là những đối thủ ngang hàng. Nó tuyên bố: thách thức mà Trung Quốc đưa ra đặc biệt đáng sợ… Trung Quốc đang sử dụng các biện pháp quân sự, bán quân sự và ngoại giao để cưỡng ép các đồng minh và đối tác của Mỹ, từ Nhật Bản đến Ấn Độ; thách thức luật pháp quốc tế và tự do hàng hải trên các tuyến đường thủy quan trọng như Biển Đông; làm suy yếu vị thế của Hoa Kỳ ở Đông và Đông Nam Á; và mặt khác, tìm kiếm một vị trí thống trị địa chính trị.

Một cuộc khảo sát gần đây của Pew Global Attitude cho thấy, suy nghĩ tiêu cực của công chúng Mỹ về Trung Quốc trong năm 2018 đã tăng từ 47% lên 60%, và 24% xem Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu của Mỹ.

Biển Đông có phải là nguyên nhân dẫn đến sự xung đột quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không? Hậu quả đối với các quốc gia trong khu vực là gì? Dự án khảo sát do Đại học Griffith và Đại học Tsinghua phối hợp thực hiện và các cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu Trung Quốc trong Quan hệ Quốc tế (IR), tại hội nghị thường niên của Cộng đồng Khoa học Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, từ năm 2014 đến 2017, cho thấy các mối đe dọa lớn nhất của Trung Quốc trong 10 năm sắp tới là Đài Loan, Bắc Triều Tiên, và Biển Hoa Đông (ESC), chứ không phải Biển Đông (SCS).

Tranh chấp lãnh thổ là mối đe dọa hàng đầu đối với nền an ninh quốc gia Trung Quốc, và quan hệ Mỹ-Trung, Đài Loan và Biển Đông ngày càng trở nên nguy hiểm. Tuy nhiên, Biển Đông chỉ là những xung đột ngoại giao và quân sự ở quy mô thấp. Theo cuộc khảo sát, Biển Hoa Đông (ESC) nguy hiểm hơn và Mỹ có nhiều khả năng can thiệp vào cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong năm 2017, 71% những người tham gia nghĩ rằng trật tự dựa trên quy tắc đã bàn trong cuộc hội thảo ở Shangri-La là “hợp lý” hay “rất hợp lý”. Tuy vậy, mặc dù có tranh chấp ở Biển Đông (SCS), quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN phần lớn vẫn “tốt” hay “rất tốt”.

Một bài viết trong các ấn phẩm khoa học Trung Quốc đăng trên các tạp chí IR hàng đầu của Trung Quốc tán thành kết quả cuộc khảo sát khi phân tích Biển Đông nguy hiểm nhưng không xung đột. Các học giả Trung Quốc cho rằng những tranh chấp ở Biển Đông phản ảnh sự khác biệt trong nhận thức về trật tự quốc tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc nhấn mạnh trật tự quốc tế dựa vào chủ quyền thì Mỹ, Việt Nam và Philippines nhấn mạnh trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Việc Hoa Kỳ tham gia vào Biển Đông có hai mặt: kìm hãm Trung Quốc nhưng cũng có thể khuyến khích các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ hành xử rủi ro, dẫn đến việc leo thang ngoài ý muốn ở Biển Đông. Học giả Trung Quốc chỉ trích các phương tiện truyền thông đã tập trung quá nhiều vào chiến lược của Trung Quốc và phóng đại chuyện Trung Quốc xây dựng đảo, vốn “sẽ không hữu ích để giảm bớt căng thẳng vì không quốc gia nào muốn xung đột.” Họ nhấn mạnh đến nhu cầu phối hợp tổ chức giữa các nhà ngoại giao, quân đội và thương mại, hải cảnh, cơ quan thủy sản, khí tượng, v.v.  

Họ cũng đề xuất xây dựng hợp tác hàng hải song phương, đặc biệt là với ASEAN, tham vấn và quản lý khủng hoảng, cứu hộ và cứu trợ thảm họa hàng hải, ngư nghiệp, bảo vệ môi trường hàng hải, bảo vệ sự đa dạng của đại dương và các dự án nghiên cứu khác. Về phán quyết của Hague, các học giả Trung Quốc cho là không hợp lệ, không thể áp dụng và thiên vị.

Nếu các học giả Trung Quốc là kim chỉ nam cho quan điểm của giới tinh hoa chính trị Trung Quốc, thì những phát hiện trên cho thấy, mặc dù mức độ quan trọng trong chương trình nghị sự an ninh của Trung Quốc gia tăng, Biển Đông đã không trở thành bãi chiến trường giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trung Quốc không nhận thấy mối nguy hiểm nghiêm trọng ở Biển Đông so với Biển Hoa Đông, vì Hoa Kỳ đã công khai tuyên bố cam kết liên minh của Mỹ với Nhật Bản bao gồm cả quần đảo Điếu Ngư / Senkaku. Thay vào đó, các học giả Trung Quốc tin rằng Biển Đông chỉ là sân chơi để các cường quốc, đặc biệt là Hoa Kỳ và Trung Quốc, thể hiện quyết tâm chiến lược và sức mạnh quân sự của họ.

Các tranh chấp ở Biển Đông được coi như một phần của cuộc cạnh tranh an ninh Mỹ-Trung: nguy hiểm, nhưng có thể kiểm soát được. Hoạt động Tự do Hàng hải (FON) của Hoa Kỳ là yếu tố tối cần để Hoa Kỳ chứng tỏ quyết tâm và vai trò lãnh đạo của mình với việc “thách thức các yêu sách hàng hải quá đáng và bảo vệ quyền tiếp cận các tuyến đường thủy theo luật pháp quốc tế”.

Mặc dù Trung Quốc nhấn mạnh đến sự toàn vẹn lãnh thổ trong vấn đề Biển Đông, các hành động của Bắc Kinh mang ý nghĩa tượng trưng hơn đối với quần chúng trong nước và để gửi thông điệp rõ ràng đến Hoa Kỳ và những nước khác. ASEAN và các diễn viên khác trong khu vực có thể thận trọng nắm lấy cơ hội chiến lược này để tăng cường nỗ lực xây dựng các thể chế hiện có. Họ cũng có thể dựa vào các thể chế quốc tế và luật pháp quốc tế để giới hạn hành vi của các nhà nước, đặc biệt là nhà nước Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Xin hãy sống từng giây từng khắc từng sát na băng qua Thế sử Việt sử
    ***************************************************

    Xin hãy sống từng giây từng khắc từng sát na
    Thế sử Việt sử băng qua Trái tim như tên lửa
    Từng giây từng khắc từng sát na trôi qua …
    Âu sử Á sử lướt qua Khối óc như hoả tiễn
    Từng Lượng tử Thời gian từng khắc từng sát na…

    Mỗi Thế kỷ sản sinh riêng một Ý thức hệ
    Mỗi Thập kỷ sở hữu một Khuynh hướng riêng
    Gọi Hồn ai Nước nào Hồi chuông báo tử
    Hỡi kẻ nhỡ chuyến tầu Lịch sử truân chuyên !
    Không tiếc chẳng thương Thời Toàn cầu hóa
    Nặc mùi tương Khựa Đại Hán võ bị võ biền
    Bất tử vinh quang hay xích xiềng nhục nhã ? ? ?

    Tổng số Lượng tử Thời gian cô đọng thành Năm tháng
    Chuỗi Tháng năm xếp chồng thành Thập kỷ Thế kỷ qua.
    Thế sử Việt sử băng qua Trái tim như tên lửa
    Từng giây từng khắc từng sát na trôi qua …
    Âu sử Á sử lướt qua Khối óc như hoả tiễn
    Từng Lượng tử Thời gian từng khắc từng sát na…
    Khoảnh khắc bất tử khi Vận Nước như Dòng nước ấm
    Ngoài Biển Đông sưởi lại Niềm tin Hy vọng thiết tha
    Như Siêu hàng không mẫu hạm nguyên tử Mỹ
    Chận đứng Một đai Một đường Triệu bẫy quỷ ma !

    Vận hội lớn kết tụ từ triệu khoảnh khắc Mùa Xuân Việt
    Hồn thiêng Sông núi như Rạng đông Chân trời xa.
    Ta sắp mất hơn Nửa đời Người lưu vong trăn trở
    Khắc khoải chờ mong khoảnh khắc Bình minh Tổ Quốc ta.

    Xin hãy sống từng giây từng khắc từng sát na
    Thế sử Việt sử băng qua Trái tim tôi như tên lửa
    Từng giây từng khắc từng sát na trôi qua …
    Âu sử Á sử lướt qua Khối óc tôi như hoả tiễn
    Từng Lượng tử Thời gian từng khắc từng sát na…
    Nguồn sức mạnh vô hình từ Quốc giáo Yên Tử
    Cổ vũ thêm từ đạo Thiên Chúa Bác ái bao la .. ..

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    ‘Sách Trắng Quốc Phòng’ của CSVN vẫn lo sợ ‘thế lực thù địch,’ ‘phản động
    December 8, 2019
    https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/csvn-lo-so-phan-dong/

  2. “các mối đe dọa lớn nhất của Trung Quốc trong 10 năm sắp tới là Đài Loan, Bắc Triều Tiên, và Biển Hoa Đông (ESC), chứ không phải Biển Đông (SCS)”; “Biển Đông chỉ là những xung đột ngoại giao và quân sự ở quy mô thấp”; “Biển Hoa Đông (ESC) nguy hiểm hơn và Mỹ có nhiều khả năng can thiệp vào cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản”; “Hoa Kỳ đã công khai tuyên bố cam kết liên minh của Mỹ với Nhật Bản bao gồm cả quần đảo Điếu Ngư / Senkaku”.
    “Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc 2019 nhấn mạnh: Các hòn đảo ở Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư là những phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc”.
    -Khi TQ đã nhiều lần tuyên bố với cộng đồng Quốc tế về chủ quyền “Đường lưỡi bò” của TQ trên Biển Đông & trong năm 2019 đã cho tàu khảo sát thăm dò Biển Đông, đồng thời công bố chủ quyền Biển Đông trong “Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc 2019” thì qua năm 2020 sẽ tiến hành đặt dàn khoan thăm dò trữ lượng. Giả thiết có xảy ra xung đột khi đặt dàn khoan thăm dò thì phần thắng phải nghiêng về phía TQ, do Mỹ chỉ “can thiệp vào cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản”.
    P/s: TQ có chiêu “dương Đông kích Tây”.

  3. Theo cụ tổng tịch Lú của trí thức xhcn biển đông vưỡn bình thường, đảng củ trí thức nói giữ nước từ xa, có nghĩa là không cho kẻ ngoài vào, chỉ có thằng hàng xóm vào thôi

  4. Sách trắng VN “…không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác…”
    Nhưng …được sử dụng như kiểu cho phép thằng hàng xóm mất dạy vào nhà đ..ái bậy.

    Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc 2019 nhấn mạnh: “Các hòn đảo ở Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư là những phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc”.

    Cho nên Hoàng Sa và Trường Sa là của VN, nhưng ai đụng đến 4 chữ này là đụng đến ông cố nội của đảng hèn.

  5. “Một cuộc khảo sát gần đây của Pew Global Attitude cho thấy, suy nghĩ tiêu cực của công chúng Mỹ về Trung Quốc trong năm 2018 đã tăng từ 47% lên 60%, và 24% xem Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu của Mỹ. ”

    Không nhờ Donald Trump chạy đua và đắc cử ghế tổng thống Mỹ, tức khắc vạch rõ âm mưu bá quyền, những thủ đoạn gian manh về kinh tế, kỹ nghệ và quân sự của Trung cộng thì người dân Mỹ chưa chắc đã tỉnh thức trước hiểm hoạ từ Bắc kinh đưa tới.

Leave a Reply to TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây