Đà Nẵng, nơi những “con kền kền” ăn trên xác người (Kỳ 2)

Quế Hương

22-11-2019

Tiếp theo kỳ 1

Để đi tìm hành trình những liều thuốc tê dỏm, trở thành “độc dược” giết chết các sản phụ Đà Nẵng tại bệnh viện của vợ Nguyễn Bá Thanh, chúng ta bắt đầu từ Ngô Thị Kim Yến người phụ nữ “đại diện cho nhân dân” này.

Ngô Thị Kim Yến, người phụ nữ “đại diện cho dân”

Ngô Thị Kim Yến sinh ngày 19/9/1969 tại Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam; quê gốc xã Hoà Tiến, huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng. Kim Yến được kết nạp vào đảng Cộng sản ngày 25/10/2001.

Kim Yến học ĐH y ở Huế, lớp YB1, niên khoá 1987-1993. Ngô Thị Kim Yến gọi ông Năm Chi (Nguyễn Văn Chi, cựu Ủy viên BCT, bố của Nguyễn Xuân Anh) bằng cậu ruột. Mẹ của Kim Yến là em ruột ông Chi.

Năm Kim Yến vào trường, ông Nguyễn Văn Chi là Ủy viên trung ương, Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng. Ông có can thiệp cho Kim Yến vào trường y hay không, có Trời mới hay.

Ra trường, cậu Năm Chi gởi Yến cho Nguyễn Bá Thanh, từ đó Yến lên như diều gặp gió. Kim Yến nhanh chóng trở thành cán bộ Sở. Năm 2009, Kim Yến được bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Y tế, dù chưa từng công tác lãnh đạo một bệnh viện nào.

Năm 2011, Nguyễn Bá Thanh đặt Kim Yến ngồi vào ghế đại biểu HĐND TP Đà Nẵng khoá 8, nhằm “tráng men” cho Kim Yến thay thế Phạm Hùng Chiến. Ngày 06/6/2015, với Quyết định số: 4825/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Ngô Thị Kim Yến chính thức được bổ nhiệm Giám đốc Sở Y tế.

Ngô Thị Kim Yến nhậm chức Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng. Photo Courtesy

Tháng 10/2015, tại đại hội đảng Đà Nẵng lần thứ 21, Kim Yến tiếp tục được anh họ Nguyễn Xuân Anh đưa vào Ủy viên BCH thành ủy Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2015-2020.

Tháng 5/2016, Nguyễn Xuân Anh “thiết kế” cho Ngô Thị Kim Yến tiếp tục tái cử vào HĐND TP khoá 9 và trúng cử danh sách Đại biểu QH khoá 14, đơn vị Đà Nẵng. Trong danh sách niêm yết bỏ phiếu bầu cử QH, cái tên Ngô Thị Kim Yến được xếp chung Nguyễn Thanh Quang, Nguyễn Thị Kim Thuý, cùng 2 kẻ “vô danh tiểu tốt” tại Đơn vị bầu cử số 2 gồm: quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, huyện Hoà Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Danh sách 5 bỏ 2 lấy 3, nhắm mắt lại cũng biết ai sẽ trúng cử. Thật ra, ở tỉnh thành nào cũng một sách như nhau cả. Cái kiểu bầu cử “ý Đảng, lòng dân” ở Việt Nam là thế.

Như vậy, tất cả các chức vụ đến thời điểm này của Ngô Thị Kim Yến có là:

1- Đại biểu quốc hội khoá 14

2- Ủy viên Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội.

3- Ủy viên BCH Thành ủy Đà Nẵng

4- Đại biểu HĐND TP Đà Nẵng

5- Bí thư đảng ủy Sở Y tế Đà Nẵng

6- Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng

7- Phó Trưởng ban bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cán bộ TP Đà Nẵng.

Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT- BYT- BNV của liên bộ Y tế, Nội vụ ngày 11/12/2015 quy định trách nhiệm của GĐ sở Y tế:

Giám đốc Sở Y tế là người đứng đầu sở Y tế, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Y tế; báo cáo trước Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh“.

Thế nhưng, với 7 chức vụ kể trên, cộng với hơn cả tháng trời ngồi ngủ gục tại Hội trường quốc hội, liệu Ngô Thị Kim Yến có còn thời gian lo được gì cho dân, những người cầm lá phiếu đi bầu ra mình?

Ngược lại, là đại biểu quốc hội, nhưng Ngô Thị Kim Yến bác bỏ các văn bản quy phạm pháp luật, để vun vén cá nhân và làm giàu cho “nhóm lợi ích” trong lĩnh vực y tế mà mình quản lý.

Căn cứ luật Dược số 34/2005/QH11, ngày 24/01/2007, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (Good Pharmacy Practices – gọi tắt là GPP). Theo Quyết định này, từ ngày 01/01/2011, tất cả các nhà thuốc trên cả nước phải đạt tiêu chuẩn GPP và từ ngày 01/01/2013, tất cả các quầy thuốc phải đạt tiêu chuẩn GPP.

Theo Điều 3 Thông tư số 43/2010/TT-BYT ngày 15/12/2010 của Bộ Y tế quy định lộ trình thực hiện GPP trên các địa bàn và phạm vi hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc; đối với hình thức nhà thuốc phải đảm bảo các yêu cầu:

– Nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và nhà thuốc có bán lẻ thuốc gây nghiện phải đạt GPP;

– Nhà thuốc tại các phường của bốn thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ phải đạt GPP;

– Nhà thuốc thành lập mới phải đạt GPP;

– Nhà thuốc đang hoạt động hoặc nhà thuốc đổi, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc nếu chưa đạt GPP trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tiếp tục hoạt động đến hết 31/12/2011.

Thế nhưng, từ Phạm Hùng Chiến cho đến Ngô Thị Kim Yến, luật và văn bản dưới luật, chỉ xem như là thứ bỏ đi. Họ cho phép Công ty cổ phần dược Dapharco, với hàng trăm quầy thuốc bán lẻ tân dược trên khắp các địa bàn 4 quận huyện: Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Hoà Vang. Chủ quầy thuốc chỉ là dược tá trung học, nhận doanh số thuốc từ công ty về, bán cho nhân dân như mớ rau, mớ cá.

Cứ học 18 tháng, lấy mảnh bằng Trung cấp dược, tham gia công ty Dapharco và trở thành chủ quầy thuốc. Từ thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc tim mạch, tiểu đường, đến thuốc hướng thần, gây nghiện gì… quầy đều có cả, bán tất cả.

Những quy định khắt khe, ngặt nghèo về việc buôn bán dược phẩm, quy định rõ ràng tại Luật Dược 2016 số 105/2016 do QH 13 thông qua, có hiệu lực từ 01/01/2017; các nghị định hướng dẫn của Chính phủ: Nghị định 54/2017/NĐ-CP; Nghị định 155/2018/NĐ-CP… Ngô Thị Kim Yến đều vứt vào sọt rác. Ai chết mặc ai, Sở Y tế coi tính mạng của người dân như cỏ rác.

Ở TP này, trước đây Nguyễn Bá Thanh nói là luật, Nguyễn Bá Thanh viết là nghị định. Cho nên việc Sở Y tế Đà Nẵng đã ưu ái cho Bệnh viện Phụ nữ của Lê Thị Quý, cũng như cho phép Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị y tế Đà Nẵng rất nhiều đặc ân cũng từ đó đến nay.

Bà chủ Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng, Lê Thị Quý (ngoài cùng bên phải)

Công ty cổ phần Dược – Thiết bị y tế Đà Nẵng (Dapharco) nói trên, tiền thân là Công ty Dược Đà Nẵng, thành lập từ đầu năm 1984, sau khi TP Đà Nẵng tách địa giới trực thuộc trung ương, sáp nhập thêm Công ty Dược phẩm QNĐN (01/01/1998). Từ ngày 01/04/2005, bắt đầu cổ phần hoá DNNN Công ty Dược Đà Nẵng theo quyết định 195/2004/QĐ-UB, ngày 08/12/2004 của UBND TP Đà Nẵng. Không lâu sau đó, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước – SCIC (nắm giữ 36,43%) cũng thoái toàn bộ vốn tại công ty Dapharco. Các nhà đầu tư cá nhân đến từ Hà Nội, đã mua toàn bộ số CP SCIC thoái vốn tại công ty. Từ đây, Dapharco là công ty tư nhân 100%.

Tuy nhiên, Dapharco lại trúng thầu gần như 90% các gói thầu cung ứng thuốc và thiết bị y tế vào tất cả các bệnh viện tại Đà Nẵng, kể cả các bệnh viện Trung ương, bệnh viện của quân đội và công an trên địa bàn. Các mặt hàng, chủng loại thuốc của các đơn vị, công ty trong cả nước, muốn bán vào thị trường và hệ thống bệnh viện TP Đà nẵng, đều phải thông qua “con buôn” Dapharco này.

Tiền lót tay để trúng các gói thầu sử dụng thuốc trong 29 bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn Đà Nẵng là bao nhiêu?

Tiền “hoa hồng” trong hàng ngàn tỷ đồng dùng thuốc mỗi năm được các Cty sản xuất thuốc chi trả, sẽ chia chác ra sao? Ngô Thị Kim Yến là người rõ nhất.

Chưa dừng lại ở đó, những “con kền kền” đã biến đường đi của thuốc cũng vòng vo, nhiêu khê và cực kỳ kinh khủng, dã man…

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Tròi oi sqo mà bài nửa PS nủa điều tra sao mà hay và da riết vậy. Hõi những nguòi cầm cân nảy mực có thấu trăng khi làm công tác cán bộ. Năng lực . Trình độ cửa quyền con ông cháu cha nhất thân nhì quen rồi hậu duệ tiền bạc là đây trí thức là đây. Thương sót thay cho các sản phụ xin chia buồn vói các gia đình mất ngưòi thân. Xin chúc mừng nhà Báo…

    • Nhà báo chỉ viết thôi, những thông tin này chính xác nhưng phải do các quan chức đưa ra thôi!Đà Nẵng chắc là sẽ không ra gì nữa, hãy thử nhìn những khuôn mặt lãnh đạo bây giờ và chuẩn bị đưa vào có vị nào ra hồn đâu!

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây