Nhạc vàng kho tàng âm nhạc Việt Nam

Nguyễn Quang Duy

20-11-2019

Miền Nam trước đây gọi nhạc vàng là tân nhạc để phân biệt với cổ nhạc. Sau chiến tranh, bên thắng cuộc mở “mặt trận” tấn công vào nền văn hóa miền Nam, cả tân nhạc lẫn cổ nhạc đều bị nghiêm cấm và bị hủy diệt.

Tân nhạc bị gán ghép là nhạc tâm lý chiến, nhạc phản động, nhạc xuyên tạc đường lối, chống phá cách mạng, hay bị xem là thứ nhạc sến, nhạc đồi trụy, nhạc ru ngủ, nhạc lãng mạn bi quan, nhạc vàng vọt.

Từ ngữ nhạc vàng xuất phát từ miền Bắc đã nhanh chóng được người miền Nam chấp nhận để phân biệt với nhạc đỏ là loại nhạc cộng sản.

Trong tâm tư người miền Nam màu vàng là màu da, màu dân tộc, màu mai vàng phương Nam, màu tươi trẻ, màu của kim loại quý hiếm vào bậc nhất. Bởi thế cờ vàng và nhạc vàng nhanh chóng được xem là báu vật của Việt Nam Cộng Hòa.

Vì yêu nhạc vàng…

Khi đất nước chia đôi, cách mạng văn hóa được phát động tại miền Bắc, nhạc vàng bị nghiêm ngặt cấm đoán. Nhạc đỏ với âm điệu Trung Hoa nhanh chóng thống trị nền âm nhạc miền Bắc, nhưng vẫn còn nhiều người yêu nhạc thường lén lúp thưởng thức nhạc vàng.

Một vụ án văn nghệ liên quan đến ban nhạc 3 người bị tố cáo hát xen kẽ nhạc vàng trong những đám cưới và những cuộc liên hoan, được xử công khai tại Hà Nội vào tháng 1/1971.

Ông Phan Thắng Toán tự Toán Xồm bị kết án 15 năm tù giam và tước quyền công dân 5 năm. Ông Nguyễn Văn Đắc 12 năm tù và tước quyền công dân 5 năm. Ông Nguyễn Văn Lộc tự Lộc Vàng, 10 năm tù và tước quyền công dân 4 năm.

Thập niên 1980, khi họ ra tù, nhạc vàng đã khá phổ biến nhưng cả ba vẫn bị quản chế và gặp phải muôn vàn khó khăn.

Ông Toán Xồm không nhà sống lang thang đã qua đời trên hè phố Hà Nội vào đúng đêm 30/4/1994, tưởng niệm 19 năm miền Nam lọt vào tay cộng sản.

Ông Đắc mất năm 2005 trong nghèo khổ.

Ông Lộc Vàng sống bôn ba mãi đến gần đây mới mở một quán cà phê nhỏ ở Hà Nội lấy tên Lộc Vàng.

Văn nghệ tự do

Chủ trương của Việt Nam Cộng Hòa được ghi rõ trong cả 2 Hiến pháp 1956 và 1967 là xây dựng một xã hội dựa trên triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc.

Văn nghệ được tự do hoạt động nên chỉ trong vòng 20 năm đã có hàng chục ngàn bản tân nhạc đủ thể loại chính thức phát hành, trong số đó, có hàng trăm tác phẩm đã trở thành bất hủ.

Đa số nhạc miền Nam đều chan chứa tình người, tình yêu quê hương, yêu đất nước, nỗi mong muốn thanh bình trở lại.

Tân nhạc được chia thành dòng nhạc tiền chiến, nhạc đại chúng, nhạc trẻ, nhạc du ca và nhạc phản chiến.

Còn được phân loại thành nhạc lính, nhạc tình, nhạc kích động, nhạc khiêu vũ, nhạc dân ca, nhạc sắc tộc, nhạc ngoại quốc lời Việt, nhạc chiêu hồi, nhạc chính huấn, nhạc đạo, nhạc thiếu nhi, nhạc hướng đạo, nhạc sinh hoạt…

Người miền Nam trân quý tác giả nên trân trọng đặt tên cho dòng nhạc Lam Phương, nhạc Phạm Duy, nhạc Trần Thiện Thanh, nhạc Hoàng Thi Thơ, nhạc Anh Bằng…

Trước khi hát một bản nhạc, người điều khiển chương trình hay ca sỹ thường giới thiệu tên tác giả và hoàn cảnh tác phẩm được sáng tác.

Việc giới thiệu tác giả và tác phẩm đã trở thành một phần của nền văn hóa Việt Nam Cộng Hòa.

Mỗi tác giả mỗi khác, mỗi bài nhạc mỗi khác, mỗi ca sỹ trình diễn mỗi khác, biểu hiện sự phong phú và đa dạng của âm nhạc miền Nam.

Ở miền Nam nhà nào cũng có radio, nhiều nhà có tivi, có dĩa hát, có máy thu thanh cassette… không có thì nghe ké nhà hàng xóm.

Nhiều ca sỹ, nhiều ban nhạc, nhiều hãng băng dĩa cassette cạnh tranh phục vụ đại chúng.

Từ tờ mờ sáng nhạc vang vọng khắp nơi, đến tối mịt mù, đôi khi vẫn nghe tiếng nhạc dập dình.

Những bản nhạc bolero, rumba, chachacha, tango dễ nhớ, dễ hát và dễ đi vào lòng người.

Người miền Nam hát bất cứ lúc nào có thể hát được. Đám cưới, đám hỏi hát hò, đến cả ngày giỗ đám ma cũng tụm năm tụm bẩy hát cho nhau nghe.

Họ hát từ tiền đồn heo hút, hát trong nhà thờ, trong chùa ra đến góc đường, góc chợ, quán ăn, hát cho nhau nghe và cho chính mình nghe.

Họ quan niệm hát hay không bằng hay hát, họ đồng cảm và đồng sáng tác bằng cách chế lời đổi nhịp điệu bài hát.

Máu văn nghệ chìm đắm trong tim óc người miền Nam, trở thành nếp sống, nếp văn hóa Việt Nam Cộng Hòa.

Trong tù “cải tạo”, nhạc miền Nam bị cấm, ai hát bị biệt giam đến chết, các tù nhân vẫn hát, hát cho nhau nghe, hát để gìn giữ báu vật Việt Nam Cộng Hòa.

Nhạc vàng Bắc Tiến

Những ngày đầu 30/4/1975, không ít người miền Nam ngạc nhiên khi nghe bộ đội Bắc Việt hát những bài viết về người lính miền Nam như Rừng Lá Thấp của Trần Thiện Thanh hay Xuân Này Con Không Về của Trịnh Lâm Ngân.

Khác chiến tuyến nhưng họ hát với tấm lòng của người lính xa nhà mong muốn chiến tranh chấm dứt để về lại quê hương.

Về miền Bắc, trong ba lô người bộ đội, chiếc cassette nhỏ và chục băng nhạc làm quà. Làng trên xóm dưới bắt đầu biết đến nhạc miền Nam.

Còn ở miền Nam, các đội cờ đỏ truy lùng nhạc chế độ cũ. Người yêu nhạc bị mang ra khu phố đấu tố, nhiều thanh niên bị cưỡng bức đi Thanh Niên Xung Phong, có người còn bị bắt đi cải tạo chỉ vì lén lúp chơi nhạc vàng.

Đầu năm 1979, chiến lợi phẩm của bộ đội miền Bắc là những kho cassette và băng nhạc trên đất Campuchia, nhạc vàng lại một lần nữa tràn ngập miền Bắc.

Rồi những radio cassette, những cuộn băng nhạc hải ngoại được chuyển ra miền Bắc, tiếp tục sự nghiệp Bắc tiến của nhạc vàng.

Khi ấy Hà Nội đã chuyển hầu hết công an và cán bộ tuyên giáo vào Nam nên nhạc vàng công khai cạnh tranh với loa phường và các đài chính thống.

Nhạc vàng trở thành món ăn tinh thần cho người dân miền Bắc, nhất là những người sống ở thành thị.

Nhạc vàng theo chân người Việt “xuất khẩu lao động” sang tận Liên Xô và Đông Âu. Ở đâu có người Việt ở đó có nhạc Việt Nam Cộng Hòa.

Ở miền Nam, sau những cuộc truy quét, nhạc vàng bắt đầu sống dậy. Nhiều ca sỹ lén lút thu thanh, nhiều quán cà phê hát nhạc vàng, nhiều đoàn hát “chui” về tận miền quê trình diễn.

Ngược lại, số người nghe nhạc đỏ giảm sút rất nhiều, nhất là với những người trẻ muốn quên đi chiến tranh và cách mạng.

Đến năm 1986, Hà Nội phải chính thức công nhận nhạc vàng, một danh mục gồm 36 tác phẩm âm nhạc của miền Nam được công khai trình diễn. Nhiều chương trình văn nghệ nhạc vàng được công khai tổ chức.

Ở hải ngoại các nhạc sỹ tiếp tục sáng tác tạo ra dòng nhạc vàng hải ngoại. Đến thập niên 1990, băng video Paris By Night, ASIA, Vân Sơn,… từ hải ngoại gởi về được bà con trong nước nhiệt tình ủng hộ.

Nghị quyết 36 ra đời, Hà Nội chính thức chỉ đạo phục vụ văn nghệ “đồng bào” hải ngoại. Nhạc vàng được Hà Nội chính thức nuôi dưỡng. Nhiều ca sỹ nhạc vàng được Hà Nội cung cấp tiền và phương tiện ra hải ngoại trình diễn. Hà Nội còn chấp nhận một số ca sỹ hải ngoại về nước hát.

Các nhạc sỹ đỏ bị “vắt chanh bỏ vỏ”, nhạc đỏ bị bỏ xó không ai màng tới, đến đài phát thanh, đài truyền hình Hà Nội cũng phát nhạc vàng.

Nhạc Việt Nam Cộng Hòa sống dậy

Bước sang thời đại Youtube và Facebook, chỉ cần chiếc máy tính, chiếc điện thoại cầm tay, mọi người có thể dễ dàng thưởng thức kho tàng âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa.

Nhiều bạn trẻ mặc đồ lính Việt Nam Cộng Hòa hát nhạc vàng thu hút hằng triệu người xem.

Nhạc vàng không chỉ giúp giới trẻ tìm hiểu lịch sử Việt Nam Cộng Hòa, một số bạn trẻ dùng lời ca tiếng hát làm phương tiện đấu tranh với mong ước phục hồi thể chế tự do.

Nhạc vàng còn được sử dụng để phản kháng làn sóng nhạc Hàn, nhạc Mỹ, nhạc Trung… giữ gìn tình tự dân tộc và văn hóa Việt Nam.

Nhạc vàng được hát khắp nơi từ miền núi xa xăm phương Bắc xuống Cà Mau tận cuối miền Nam và mọi nơi trên thế giới.

Nhạc vàng đã bị “chôn” nhưng vẫn sống, ngày càng sống mạnh. 44 năm qua, nhiều thế hệ tiếp nối vẫn yêu quý nhạc miền Nam, tìm ra sự thật lịch sử và hướng về một ngày đất nước có tự do.

Trong vòng 20 năm Việt Nam Cộng Hòa xây dựng thành công một kho tàng văn hóa dựa trên triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc.

Kho tàng này không chỉ thuộc thể chế Việt Nam Cộng Hòa mà đã trở thành một kho tàng văn hóa Việt Nam.

Nguyễn Quang Duy, từ Melbourne, Úc Đại Lợi

Bình Luận từ Facebook

12 BÌNH LUẬN

  1. @vũ hoàng: mày sủa như đem cả cái thuyết chống phản động của đảng vào. Con mẹ nhà mày ngu mày không nói, mày vào đây nói ai ngu.

    Mày sủa vung vít lên “hãy tôn trọng sự khác biệt” thì mày phải biết tôn trọng “sự khác biệt” của Bùi Quang Lưu.
    Mày kêu người ta làm mà mày không làm. Tao gọi đó là sự ” ỉa ra rồi ăn vào” của bọn vẹm.
    Một loại độc quyền văn hóa của loài vẹm only.
    Có ai ngạc nhiên khi tôi chỉ đọc ba câu trong một bài là tôi biết nó là vẹm liền hay không?

  2. @Bùi Quang Lưu : bớt nói thì người ta chỉ nghĩ mày ngu, nói nhiều quá thì người ta biết là mày ngu thật. Bố mày thích ăn mắm ruốc, mẹ mày thích ăn mắm tôm. Thế bố mẹ mày là nhà quê, là kho tàng rác rưởi à.

    Có học được câu của những người phương tây chưa: ” Hãy tôn trọng sự khác biệt .”

    • Tranh luận thì được, chứ còn chửi bới tục tĩu thì tôi chịu thua.

      Người thứ ba công tâm, khách quan sẽ biết ngay ai ngu, ai đuối lý.

  3. Tác giả chống cộng cực đoan kinh niên này có nhiều bài viết nói xấu CS và ca ngợi VNCH một cách lố lăng, vô căn cứ. Thí dụ bài viết “Luận về cụm từ Việt CỘNG” https://ethongluan.org/index.php/doc-bai-luu-tru/3163-lu-n-v-c-m-t-vi-t-c-ng-nguy-n-quang-duy

    Tôi, là người từng sống qua 2 chế độ VNCH và có thời gian sống tại vùng xôi đậu với Việt Cộng, vào phản biện bằng lập luận và bằng chứng thì chỉ thấy 1 tay chống cộng khác hờn dỗi nói mát chứ chả phản bác lại được gì cả! Cũng có thể chả có mấy người vào đọc mấy thứ nhảm nhí này. Xin nói thêm tôi sống ở VN nên muốn vào mấy website chống cộng này thì phải vượt tường lửa.

    Đến bài này thì thấy quá bậy bạ! Rõ ràng là tác giả chỉ biết “âm nhạc” qua mấy bài hát. Có thể khái quát là :
    Hết anh ơi lại em ơi!
    Hết yêu đương lại hoa rơi lệ tràn

    Đó chỉ là thứ âm nhạc nghiệp dư hay nói thẳng là âm nhạc bò sát! Miền Bắc có cả 1 nền khí nhạc và cả Opéra và Ballet nữa là. Mấy thứ này có lẽ tác giả và những người tán tụng chả biết là có tồn tại trên đời?!
    Ngoài ra miền Bắc còn có những ca khúc nghệ thuật thật sự của những tác giả được đào tạo chuyên nghiệp như Huy Du, Hoàng Vân, Văn Ký… Tất nhiên số lượng những ca khúc này không thể nhiều như những bài hát “anh ơi, em ơi!” của VNCH, nhưng giá trị thì dĩ nhiên là vượt xa. Ca sĩ miền Bắc thì ít nhất là tốt nghiệp trung cấp thanh nhạc, nhiều người có bằng đại học thanh nhạc của những nhạc viện Tchaikovsky hoặc Sofia… Các ca sĩ VNCH thì phần lớn ca hát theo bản năng, chỉ qua những lò đào tạo vài tháng, một số rất ít thì tự học để có trình độ ký xướng âm như Thái Thanh, Quỳnh Giao.

    Thành thực mà nói thì trong chiến tranh và sau 1975 cho đến thời kỳ “đổi mới” thì CSVN nhờ quan hệ mật thiết với Liên Xô và Đông Âu, là những cường quốc âm nhạc của thế giới nên mới được vậy. Lúc đó họ có chủ trương nâng cao trình độ thưởng thức âm nhạc của quần chúng, chứ không như VNCH chỉ biết chiều theo thị hiếu của quần chúng. Nhưng có lẽ cao quá thì quần chúng với không tới! Lúc đó về khí nhạc thì VN đứng đầu Đông Nam Á, sau đổi mới thì sa sút nhiều rồi nhưng vẫn chưa đến mức hạ thấp như “âm nhạc” VNCH. Bây giờ thì đến những bài hát gọi là boléro thịnh hành. Những bài hát này chẳng qua ai cũng hát được nên đi đâu cũng nghe đến phát nhàm chứ đâu phải chúng chứng tỏ “âm nhạc” VNCH thắng thế! Theo ông Tô Hải thì những bài hát thời VNCH thì có thể phân ra hai loại : một là “kể chuyện có điệu”, hai là “thơ được ngâm lên theo kiểu khác” chứ chẳng thể gọi là tác phẩm âm nhạc gì cả!

    Tôi cũng là người rất thích âm nhạc nhưng vì sống dưới 2 chế độ VNCH, không được ai hướng dẫn, chỉ tự mình mò mẫm thưởng thức. Lúc đầu thì cũng nghe những bài hát “bò sát”, rồi tự nâng lên một bậc gọi là “nhạc tiền chiến”. Tôi nhớ lúc đó thường thức dậy nửa đêm để nghe qua radio chương trình gọi là “nhạc chủ đề” với phần thuyết minh do Mai Thảo viết và Nguyễn Đình Toàn đọc. Thời kỳ này trên đài phát thanh Sài Gòn cũng có chương trình nhạc cổ điển do bà Minh Trang (là mẹ của Quỳnh Giao và là vợ của Dương Thiệu Tước) phụ trách, nhưng rất hiếm và toàn vào giờ nửa đêm trở đi. Ngoài ra thì có đài FM của Mỹ ngày nào cũng có chương trình nhạc cổ điển, chủ yếu là phục vụ cho công chức và sĩ quan Mỹ, tôi chả có tiền mua radio FM để nghe! PX (cửa hàng miễn thuế dành cho quân đội Mỹ) cũng có bán các loại dĩa Columbia, RCA… cũng chủ yếu là cho tầng lớp cao trong số những người Mỹ đang làm việc ở VN. Lúc đó tôi không dám mơ tới dàn máy dĩa và những dĩa đó! Sau năm 1975 thì nhờ dĩa hát Melodya của Liên Xô, Suphraphone, Pantone… của Tiệp Khác, gần như cho không, mới được nghe âm nhạc đích thực, tức là nhạc cổ điển. Từ đó chẳng còn hứng thú mấy với ca khúc, nói gì đến bài hát. Tôi thấy nực cười cho nhóm Toán xổm, Lộc vàng vì yêu và bảo vệ “nhạc vàng” mà tù tội đến tán gia bại sản, trong lúc mà ở miền Bắc khi đó chắc là âm nhạc đích thực qua các loại dĩa Melodya, Suphraphone, Pantone chả thiếu gì.

    Tóm lại tác giả bài này cùng với những người tán tụng chỉ là “ếch ngồi đáy giếng”, chả biết gì về âm nhạc mới cả gan đánh giá như vậy. Tôi khuyên là muốn viết về đề tài gì thì nên tìm hiểu kỹ càng, chứ cứ nhắm mắt tán tụng cái mình thích và chê bai cái mình không thích thì tất yếu trở thành trò cười cho thiên hạ. Một cách chính xác thì phải gọi là : “NHẠC VÀNG KHO TÀNG RÁC RƯỞI PHẾ THẢI”.

  4. Những điều tác giả viết đã và đang diễn ra, mọi người có quan tâm đến âm nhạc trước 1975 đều biết. Cách trình bày rất hệ thống, chi tiết và sâu sát của tác giả đã nói lên vai trò của nền tân nhạc miền Nam trước 1975 , một bộ phận không thể thiếu khi nghĩ về văn hóa , văn nghệ miến Nam.
    Có lẽ nào, ông quan lãnh đạo VHNT thành Hồ Trần Long Ẩn và ông phê bình, nghiên cứu văn học Mai Quốc Liên lại không hiểu những điều nầy ? Không hiểu được ( hoặc cố tình né tránh, bịt tai, che mắt ) những vấn đề rất thực tế, rất phổ thông, rất quần chúng như vậy thì lãnh đạo cái gì, nghiên cứu cái gì hở ông Ẩn và ông Liên ? Hai ông nên đọc bài nầy để tham khảo trong quá trình làm “công tác văn nghệ cách mạng”.
    Cảm ơn tác tác giả bài viết.

  5. Muốn uýnh lộn thì hát nhạc đỏ. Nhạc mà trí thức xhcn rất chi là iu mến, giống như iu Paven, ( Thép đã rỉ thế đấy)
    Còn em, pùn pùn, chưa ngủ được là em nghe” ngủ đi em”
    Hehe, rảnh wa vào lang thang chơi, không có chủ đích

  6. Điều hay, điều tốt thì trường tồn; Điều dở, điều xấu thì sẽ bị đào thải. Đó là quy luật tự nhiên.

    Chỉ có những kẻ ngu xuẩn mới nghĩ rằng mình có thể đảo lộn quy luật tự nhiên!

    Trần Xuân Ẩn là người đã “giành hết cái ngu của thiên hạ”!

    • Xin sửa lại tên của “người giành hết cái ngu của thiên hạ” là ông nhạc sĩ Trần Long Ẩn! Một con rồng đất hổng chịu mặc áo…..mưa.

  7. Nhờ tụ do văn nghệ ở miền nam nên Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Văn Đông,… mới sáng tác được những bài ca bất tử! Còn ở miền Bắc ngay cả đến thiên tài âm nhạc như Văn Cao chả có bài hát nào ra hồn trong giai đoạn đó, mãi đến sau 1975 mới sáng tác bài Mùa Xuân Đầu Tiên nhưng từ âm điệu đến ca từ vẫn nghe thấy tù túng vì đã ở lâu trong cái bóp nghẹt tự do sáng tác, cái định hướng văn nghệ của đảng!

    • Đúng là chê bai nên phải để nick là Nặc Danh, chắc Nặc Danh cũng chẳng biết gì về âm nhạc Việt Nam mà nói :”mãi đến sau 1975 mới sáng tác bài Mùa Xuân Đầu Tiên nhưng từ âm điệu đến ca từ vẫn nghe thấy tù túng vì đã ở lâu trong cái bóp nghẹt tự do sáng tác, cái định hướng văn nghệ của đảng”, còn nhiều bài hát của nhạc sỹ Văn Cao và các nhạc sỹ khác viết trước đó có kể ra và biết đến ko?

  8. Trích: “Nhạc vàng không chỉ giúp giới trẻ tìm hiểu lịch sử Việt Nam Cộng Hòa, một số bạn trẻ dùng lời ca tiếng hát làm phương tiện đấu tranh với mong ước phục hồi thể chế tự do.

    Nhạc vàng còn được sử dụng để phản kháng làn sóng nhạc Hàn, nhạc Mỹ, nhạc Trung… giữ gìn tình tự dân tộc và văn hóa Việt Nam.”

    Chắc tác giả nhầm với loại nhạc nào khác, nhạc vàng không thể được dùng làm phương tiện “đấu tranh” hay công cụ “phản kháng”.

    Tôi cũng rất muốn biết tác giả đã thấy ở đâu có những người Việt muốn “phản kháng làn sóng nhạc” của nước khác? Và họ là những ai (nếu không phải là quan chức của một nhà cầm quyền bài ngoại một cách đa nghi đầy sợ sệt)?

    Tôi không tin thính giả hay ca nhạc sĩ Việt Nam từ chối những giai điệu quyến rũ hoặc lời ca thấm thía đến từ bất cứ xứ nào. Nếu là vậy, làm thế nào chúng ta thích được bản “Ôi giàn thiên lý đã xa”, dân ca Anh được nhạc sĩ Phạm Duy dịch lời từ tiếng Pháp?

  9. Nhạc vàng nói riêng,nhạc của bên thua cuộc nói chung KHÔNG THỂ NÀO SÁNH VỚI NHẠC ĐỎ ,đó là: NHẠC ĐỎ KHIẾN ĐƯỢC KỂ VIẾT BÀI CA NGỢI CHÍNH NGƯỜI ĐÃ GIẾT CHA MÌNH như Phạm Tuyên !
    (Pham Quỳnh – một trí thức lớn của dân tộc,bị Đảng của Hồ Chí Minh bắt giết mà Phạm Tuyên là con Phạm Quỳnh viết bài ca ngợi “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”) !

Leave a Reply to lu Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây