Không thể xóa một nền văn hóa, văn chương nghệ thuật

Đỗ Duy Ngọc

16-11-2019

Người ta có thể đập bỏ một di tích đã hơn 100 năm, người ta cũng có thể phá nát một ngôi chùa cổ, và người ta cũng có thể đốn hạ những hàng cây cổ thụ rợp bóng ký ức của nhiều người, xoá sạch những dinh thự, những kiến trúc đã hiện diện ở miền Nam này suốt cả thế kỷ.

Tất cả sẽ biến mất nhường lại cho những khối bê tông đồ sộ, những dãy nhà chọc trời. Năm, mười năm sau, thế hệ trẻ lớn lên sẽ không biết, không nhớ những di tích đã bị tiêu diệt. Nhiều thành phố sẽ bị đánh mất ký ức về những kiến trúc, những hàng cây, và khi những người già mất đi, sẽ còn ai nhớ đến chúng. Có chăng chỉ còn là những hình ảnh trên bưu ảnh, trong những cuốn sách ảnh đã ố vàng phủ bụi thời gian.

Nhưng văn chương, hội hoạ, thơ ca, âm nhạc thì không thế. Bởi đó là văn hoá của một vùng đất, là hơi thở của một quãng đời. Nhà thờ, dinh thự, hàng cây có thể bị đánh mất và lụi tàn trong tâm khảm của nhiều người, nhưng văn hoá thì không. Miền Nam Việt Nam trải qua hai mươi năm chiến tranh và trong khoảng thời gian ấy tồn tại một nền văn hoá văn nghệ không thể phủ nhận. Nó là tiếng nói, là suy nghĩ của một thời đại được phản ánh trong văn học nghệ thuật. Nó mang hơi thở của chiến tranh nhưng đầy ắp tính nhân văn và cũng không thiếu những tình tự dân tộc. Và chính điều đó làm cho nó tồn tại dù đã bị nhiều lần vùi dập.

Tại sao chiến tranh đã chấm dứt gần bốn mươi lăm năm rồi, văn hoá, văn nghệ của miền Nam thất trận vẫn được người dân yêu thích và tán dương. Và không chỉ ở miền Nam, những người đã từng đọc, từng nghe, từng thấy trong suốt cuộc chiến tranh mà cả người miền Bắc sau cuộc chiến cũng bị thu phục. Lúc cuộc chiến đang diễn ra, nhạc đỏ, văn chương, thơ ca của miền Bắc có nhiệm vụ hô hào, kích động và cổ vũ chiến đấu. Khi hoà bình, văn nghệ tung hô lại trở thành lạc lõng, không còn hợp thời và chính điều đó khiến cho những tác phẩm đó không còn được yêu thích và ưa chuộng. Nó trở thành dĩ vãng, kỷ niệm của một thời đã đi qua.

Người ta nhắc lại nó, trình diễn nó trong những buổi lễ kỷ niệm, những lễ lạt. Và chúng không còn khán giả. Tất nhiên khi không còn hoặc quá ít người thưởng thức thì không có nhà đài nào, nhà xuất bản nào trong thời buổi kinh tế như thế này dám dùng nó để kiếm tiền. Bởi văn hoá văn nghệ thời nay cũng chỉ là một cách để kinh doanh. Không ai làm kinh doanh để nhận lấy lỗ trắng tay cả.

Và văn hoá, văn nghệ miền Nam trước 1975, không phải tất cả đều có giá trị, không phải tác phẩm, tác giả nào cũng hay. Thế nhưng đa số nó mang nỗi lòng của con người, của mỗi cá nhân. Nó mang tình cảm thật của một thế hệ, không lên gân, không hô hào. Ca nhạc miền Nam không phải chỉ có nhạc Boléro, phải biết rõ điều đó, chẳng qua là suốt hơn bốn mươi năm, âm nhạc của thời đại không có gì nổi bật để hấp dẫn quần chúng nên họ tìm về cái cũ, cái mang tình người, tính nhân văn, thể hiện được tình cảm của họ. Mà nhạc Boléro của miền Nam đầy ắp điều đó.

Âm nhạc của miền Nam còn có Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng, Phạm Thế Mỹ, Anh Việt Thu, Y Vân, Y Vũ, Dương Thiệu Tước, Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Ngô Thuỵ Miên, Hoàng Thi Thơ, Từ Công Phụng, Ngô Mạnh Thu, Nguyễn Đức Quang, Phạm Đình Chương, Văn Phụng, Phạm Mạnh Cương, Lê Uyên Phương, Trần Thiện Thanh, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang… và nhiều nhiều nữa không kể hết, nhạc của những nhạc sĩ này đâu chỉ có điệu Boléro, nhưng vẫn là những bài hát tiêu biểu của miền Nam, mang tình tự dân tộc, mang hơi thở cuộc sống và nỗi niềm riêng của mỗi con người về tình yêu, về thân phận, về cuộc đời. Không ai có thể xoá được. Và cũng chẳng thế nào xoá được.

Thế mà ở hội nghị giao ban quý III/2019 của Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật TP.HCM ngày 10/11, nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên nhận định sáng tác văn học, nghệ thuật đang xuống thấp một cách không tưởng và ông phát biểu:

Giữ chế độ này là giữ thành quả cách mạng, nhưng giờ bỏ qua hết, chạy theo giải trí, game show… Trong khi để kế thừa cái đã có thì làm không tốt, mà lại ca ngợi boléro của chế độ cũ thì chính là ca ngợi luôn đời sống của giai đoạn đó… Cũng từ khi đi vào thị trường, hội nhập, chúng ta lại quên đi biến động vô cùng phức tạp. Chương trình Âm nhạc Việt Nam – Những chặng đường trên VTV không biết chủ trương của Bộ Chính trị hay của ai, vì cái này ca ngợi nhạc của Sài Gòn cũ bằng những lời có cánh”.

Đồng thời, Nhạc sĩ Trần Long Ẩn với tư cách Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM cũng cho rằng, nói chua cay, mỉa mai như báo chí thì nhạc cách mạng hiện nay gần như đã “rút lui vào hoạt động bí mật”. Các chương trình chính thống muốn lên đài truyền hình vào giờ vàng thì khó lắm.

Cũng theo ông Ẩn, nhạc ca ngợi Việt Nam Cộng hòa mà giờ cũng cho là ca ngợi nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì không được: “Chúng tôi đề xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược. Văn học, nghệ thuật độc hại của nó xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ở miền Nam và hiện nay không thể tẩy xóa. Vậy mà đồng thời, phong trào cách mạng ở miền Nam trong văn học, nghệ thuật rất dữ dội, rất lớn thì không biểu dương, không tôn vinh, không học tập, không nhân rộng mà lại đòi xóa nhòa không còn khái niệm âm nhạc cũ trước giải phóng nữa”. (Trích báo Phụ Nữ)

Đó là những quan niệm quá lạc hậu và lỗi thời. Và theo ý ông Liên và ông Ẩn thì không nên phổ biến và nên xoá sạch loại văn hoá độc hại của miền Nam trước 1975. Sau 75, chế độ mới đã phát động đốt sạch cái họ gọi là văn hoá đồi truỵ, phản động. Hàng ngàn tấn sách đã bị đốt, nhưng không đốt được văn hoá trong tim của người miền Nam.

Đó là điều bất khả thi, vì những thứ mà các ông cho là độc hại đó là tinh hoa của miền Nam đã thấm đẫm trong lòng người, mà như trên đã nói, có thể xoá bỏ một ngôi chùa, một dinh thự, một con đường, đập phá nát bia mộ, lăng tẩm, chứ không thể xoá bỏ được một nền văn hoá. Người nào kêu gọi và thực thi việc xoá nhoà, tấy sạch một nền văn hoá thì kẻ đó đi ngược lại với lịch sử, là kẻ mọi rợ, là kẻ vô văn hoá. Bỏ quên văn chương nghệ thuật miền Nam trước 1975 trong văn học sử hiện đại đã là một sai lầm, đòi xoá sạch nó lại là một tội lỗi khó bào chữa.

Một cảnh đốt sách hồi tháng 05/1975 ở Sài Gòn. Ảnh: Nam Ròm

Đã qua rồi thời đốt sách, đã không còn là thời đấu tố, đã không còn có thể cấm hát, cấm đọc. Bởi cấm cũng không được khi lòng người còn luyến tiếc mà chẳng có gì để thế chỗ. Đừng dao to búa lớn làm chi, các ông có những sáng tác hay hơn cái cũ của miền Nam thì tất nhiên cái cũ đấy sẽ bị lãng quên, chẳng cần chi kêu gào xoá sạch làm gì. Nhưng các ông lại không đủ tài năng để làm điều đó.

Bình Luận từ Facebook

12 BÌNH LUẬN

  1. Để tiện việc bùi lan, tớ lộn thứ tự những quan tâm rất đúng cách/chỗ của nick Người dân Việt

    “Nếu muốn xóa một nền văn hóa thì trước tiên phải hiểu “văn hóa là gì ?

    Trần Long Ẩn kêu gọi “xóa sạch” nhưng vấn đề là xóa bằng cách nào.”

    Định nghĩa về “văn hóa” có nhiều, umbrella là tư duy, hành xử của 1 nhóm người được củng cố suốt thế hệ này qua thế hệ khác mà thành. Từ định nghĩa umbrella (bao trùm) đó còn có những định nghĩa nhỏ hơn, nhưng tớ (hay) thích lời giải thích theo hướng Anthropology, có nghĩa bị giới hạn bởi location, specific target group, behaviors … so on so forth. Đơn giản vì nó tiện lợi & giải thích được nhiều thứ . Tiện lợi vì dùng nó để phân loại rất tốt . Nhờ anthropology, tây nó cho ra cả văn hóa mua sắm hay văn hóa subway chẳng hạn. Và nhờ nó, ta không thể phủ định những tư duy, hành xử xã hội chủ nghĩa là “vô văn hóa”, mà phải công nhận đó là 1 loại văn hóa “khác” đòi hỏi quan sát & nghiên cứu thích đáng .

    Tất nhiên có 1 định nghĩa “văn hóa” khác, trừu tượng, duy tâm, và vì vậy, snobbish, xem những gì không “phù hợp” là vô văn hóa . Văn hóa Việt Nam chắc vẫn xử dụng cái này . Altho’ in some cases, it work wonders, nhưng tớ hay tránh dùng vì nhiều lý do .

    Về câu hỏi làm thế nào để “xóa sạch” 1 nền văn hóa, không dễ nhưng không phải là không thể . Lịch sử đã xảy ra hơn 1 lần thành công, và Việt Nam cũng là nạn nhân . Có lợi là nếu thanh trừng văn hóa thành công, nhóm người còn lại sẽ hoàn toàn vô ý thức về sự mất mát của mình . Cách làm thì đã có 1 số nghiên cứu hệ thống hóa . Đầu tiên đập/xóa bỏ hết những di tích – xóa bỏ văn bản bằng đốt sách, cấm tiệt – cô lập, đóng cửa biên giới, hạn chế tiếp xúc với bên ngoài – xóa ký ức tập thể cũ bằng cách lập ra những ký ức mới, & ca tụng ký ức mới đồng thời lên án, bôi nhọ -> xóa trắng ký ức cũ . Thường thì những điều này sẽ tạo ra di dân vì lý do chính trị, & do điều kiện, các thế hệ I di dân không bảo tồn những ký ức của mình, không có khả năng tiếp nối . Những thế hệ sau thờ ơ với chính di sản đang mai một, trong khi ở trong nước, tất cả mọi người lên án văn hóa cũ -> bỏ quên, đồng thời tôn vinh văn hóa mới. Voilà, qua 3 thế hệ là done deal. Không còn dấu tích gì về 1 nền văn hóa cũ, và cũng chả ai nhớ mình đã mất cái gì .

    Đảng Cộng Sản của các bác & chính các “nhân sĩ trí thức” yêu Đảng đã & đang thực hiện rất tốt chiện này . Đùng 1 cái, đổi mới! Mở toang biên giới thì “nước chảy chỗ trũng”. Văn hóa Việt Nam Cộng Hòa bi giờ thống trị Việt Nam trong khi văn hóa xã hội chủ nghĩa/cách mạng lại -từ Trần Long Ẩn- “rút vào hoạt động bí mật” là do vậy . Tuy nhiên, phải công nhận có những cố gắng đáng khâm phục để lật ngược tình thế . 1 nhân sĩ hàng đầu lâu, Nguyễn Trung ra lời kêu gọi “khép lại quá khứ”, đồng thời kêu gọi “bảo vệ thành quả cách mạng”. Gộp 2 thứ lại … wtf do ya know! Và tất nhiên, nếu không có oanh tạc nét thì với tinh thần tiến công cách mạng của những chiên da chích đùi trí thức xã hội chủ nghĩa như Lê Minh Dũng, aka Anh Công, them almost suck seed.

    “Ngày xưa Trung quốc đã làm việc này … Nhưng lịch sử đã chứng minh âm mưu đồng hóa dân tộc ta đã thất bại”

    Lịch sử có thể sẽ lập lại & lần này chắc chắn sẽ thành công hơn . 1 minh chứng về tính ưu việt của chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh, nếu xảy ra .

    “lầm rằng cái đảng này đã hoàn toàn gác bỏ những giáo điều trong quá khứ để đi với con người, để hòa giải với nhân dân”

    Tớ chả nói gì về “gác bỏ những giáo điều trong quá khứ để đi với con người, để hòa giải với nhân dân”. All i wrote was Đảng Cộng Sản đang chân nam đá chân chiêu, lạc hướng về phía Việt Nam Cộng Hòa . Điều đó không có nghĩa “gác bỏ những giáo điều trong quá khứ để đi với con người, để hòa giải với nhân dân”. On the contrary, far from it. Giải thích sẽ dông dài, now not the time, nor the place.

    Nhưng “lạc hướng” về phía Việt Nam Cộng Hòa, tớ trích Bon Jovi “we’re half way there”, và mọi người đang “livin’ on a prayer”. Ráng lên Đảng Cộng Sản ui, còn 1 tẹo nữa là “bước qua lời nguyền” rùi . Mọi người đang chờ đợi .

    • Á
      Lần này “ngài” Muỗi có hiểu “how dare you..” có nghĩa là gì không ? Hay là đang bị cái lon cô ca nó ám thía ?

      How dare you ?

  2. Những câu thơ sau đâu mới đáng gọi là Văn hóa, Văn học, Nghệ thuất phải không Trần Long Ẩn?

    Giết, giết nữa bàn tay không ngưng nghì,
    Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
    Cho đảng bền lâu rợp bước chung lòng
    Thờ Mao chủ tịch, thờ Staline vĩ đại!

    Hay:

    …Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi!
    Hỡi ôi Ông mất! Đất trời còn không?
    Thương cha thương mẹ thương chồng
    Thương mình thương một thương Ông thương mười….

    Hay của Xuân Diệu:

    Thắp đuốc cho sáng khắp đường.
    Thắp đuốc cho sáng đình làng hôm nay.
    Lôi cổ bọn nó ra đây. Bắt quỳ gục xuống, đọa đầy chết thôi…

    Hay :

    Ai về Bố Hạ
    Nhắn với vợ chồng thằng Thu
    Rằng chúng bay là lũ quốc thù….

    Bác Mao nào ở đâu xa
    Bác Hồ ta đó chính là bác Mao!

    Bên đây biên giới là nhà
    Bên kia biên giới cũng là quê hương…

  3. Bữa nay chịu khó đọc bài của Muỗi Mông To, vốn rất dễ làm dị ứng với cái văn chương nhét tiếng Anh phiên âm Nam Việt dầy đặc … tôi nhận ra đây không phải là DLV Nguyễn Vịt Kiều Ba Xu ngày nào.

    Muỗi Mông To hôm nay muốn “hồi chánh” hay sao mà viết 1 bài có lý lẽ hẳn hoi. Câu chuyện buồn cười (và buồn nôn) của Oskar Groening áp dụng vào Long Ẩn hay Quốc Liên cũng tạm đúng. Điều khác ở đây, đảng ta vẫn còn đi 2 hàng (nửa ca tụng văn hóa đỏ, nửa chịu thua văn hóa nhân văn) chứ chưa hẳn là ôm lấy văn hóa con người như lẽ tự nhiên. Vì lẽ đó Long Ẩn mới tự tin phát biểu lời lẽ của 1 thằng DLV hạng bét, chứa đầy đủ sự ngu xuẩn của thằng lính La Mã ngày xưa đâm chết Archimede vì ông bận trầm tư, không trả lời nó Archimede là ai !!! Sự ngu xuẩn trơ tráo mà ông chủ của Long Ẩn là mấy trùm tuyên giáo ở Hà Nội hay HCM cũng nhăn mặt “Zịt mẹ cái thằng này bữa nay ăn ccc gì mà nổi hung lên dữ vậy ? Muốn người ta lôi ra quá khứ đốt sách, bắt bớ văn nghệ sĩ của đảng ra để chửi hay sao ?”

    Mà Muỗi Mông To cũng lầm rằng cái đảng này đã hoàn toàn gác bỏ những giáo điều trong quá khứ để đi với con người, để hòa giải với nhân dân, để đồng minh với Văn Minh mà chống lại kẻ thù truyền kiếp … Chưa đâu! Đảng này chỉ đổi chiến thuật để tồn tại, để tiếp tục ăn trên ngồi trước thôi ! Long Ẩn vẫn làm chủ tịch hội VHNT Thành phố HCM đã nhiều năm mà

    1 điều bên lề trong bình luận của Muỗi mà tôi thích đó là vạch ra anh chàng Tiến Sĩ Trần Hữu Dũng hoặc là rất ngây thơ chính trị, hoặc là 1 anh Tàu lai dấu mặt. 😀 😀

  4. Oh, our beloved Paracels Islands and our dear Spratley Islands !
    ***********************************************************

    Tưởng niệm tất cả Chiến binh Việt Nam quân lẫn Bắc quân ngả mình nằm xuống ngoài Biển Đông cho Hoàng Sa và Trường Tồn bất tử và
    Thân gửi các Chiến binh Hải quân Việt Nam trong và ngoài Đất Mẹ Việt Nam
    L’Île de Ré, l’été 2019

    Vietnamese Islands, Vietnamese Islands :
    Oh, my beloved Paracels Islands !
    And my dear Spratley Islands !
    Whether the Sun shines or Moon shines over both of You
    In Paris, I am always tied to You two
    With Happiness and pain
    No, my Heart can never forget You
    Vietnamese Islands, Vietnamese Islands :
    Oh, our beloved Paracels Islands !
    And our dear Spratley Islands !

    Oh, my beloved Paracels Islands !
    And my dear Spratley Islands !
    Vietnamese Islands, Vietnamese Islands
    So many military operations we had to partipate
    Particularly, to defend our Paracels Islands
    In that Spring 1974 in the 20th Century

    Oh, our beloved Paracels Islands !
    And our dear Spratley Islands !
    Here are our dear Fatherland
    Here our beloved Motherland
    And we have combatted heroically and earnestly
    Oh, our beloved Paracels Islands !
    And our dear Spratley Islands !
    You are our cherished Youth
    Oh, our beloved Paracels Islands !
    And our dear Spratley Islands !
    You are our precious Freedom and our thirsty Liberty
    Oh, our beloved Paracels Islands !
    And our dear Spratley Islands !
    You are our precious Independance and our valuable Sovereignty
    Vietnamese Islands, Vietnamese Islands :
    Oh, our beloved Paracels Islands !
    And our dear Spratley Islands !
    You are that came true
    That came true in our Lives as Vietnamese naval soldiers
    In that Spring 1974 and that Spring 1988
    In the last Half of the 20th Century

    Neither TrườngSơn Long Mountains
    Nor Red Rivers as well as Perfume River
    And Cold River can compare with You
    Oh, our beloved Paracels Islands !
    And our dear Spratley Islands !

    Vietnamese Islands, Vietnamese Islands :
    Oh, our beloved Paracels Islands !
    And our dear Spratley Islands !
    Whether the Sunrise or the Sunset is over both of You
    In Paris, I am always tied to You two
    With Independance or Occupation
    No, my Heart can never forget You
    Vietnamese Islands, Vietnamese Islands :
    Oh, our beloved Paracels Islands !
    And our dear Spratley Islands !

    Although I have been living in exile in Paris
    You are with me, my Vietnamese Islands,
    My Vietnamese Islands :
    Oh, our beloved Paracels Islands !
    And our dear Spratley Islands !
    Your Vietnamese fishing villages are occupied
    By the pirate state ‘so-called’ Red China
    Oh, my beloved Paracels Islands !
    Here is my Motherland
    And I will say earnestly
    Oh, my dear Spratley Islands !
    Here is my Fatherland
    And I will say earnestly

    Hello, my beloved Paracels Islands !
    Hello, my dear Spratley Islands !
    I am always Your absolutely faithful Lover

    Islands, Vietnamese Islands :
    Oh, my beloved Paracels Islands !
    And my dear Spratley Islands !
    Vietnamese Islands, Vietnamese Islands :
    Even though I became a political refugese
    Living in exile in Paris for four Decades

    The smell of sea salt seems from the East Sea
    And that Spring 1974 and that Spring 1988 downpours
    Suddenly will burn me with the old yearning
    And the Vietnamese History’s souvenirs
    Islands, Vietnamese Islands :
    Oh, our beloved Paracels Islands !
    And our dear Spratley Islands !
    Vietnamese Islands, Vietnamese Islands :

    For forty years, I have been living exile in Paris
    In Hope, as both of You do
    I believe the International Law’s Justice, like a Great Promise
    On day on a sunny day from airplane
    I will see below my beloved Paracels Islands
    And my dear Spratley Islands liberated by the Vietnamese Warriors

    Neither TrườngSơn Long Mountains
    Nor Red Rivers as well as Perfume River
    And Cold River can compare with You
    You are with me,
    Oh, our beloved Paracels Islands !
    And our dear Spratley Islands !
    My Heart and temples are cooled by the Southern Winds
    From the faraway East Sea invaded by the pirate Red China
    There is my beloved Motherland and my dear Fatherland
    And I will say earnestly
    Hello, Vietnam’s East Sea belongs to the Vietnamese People forever
    Hello, my beloved Paracels Islands !
    Hello, my dear Spratley Islands !
    I am always Your small son
    Islands, Vietnamese Islands :
    Oh, our beloved Paracels Islands !
    And our dear Spratley Islands !

    Vietnamese Islands, Vietnamese Islands :
    Oh, our beloved Paracels Islands !
    And our dear Spratley Islands !
    Whether the Dawn or the Dusk is over both of You
    In Paris, I am always tied to You two
    With Freedom and Liberation
    No, my Heart can never forget You
    Vietnamese Islands, Vietnamese Islands :
    Oh, my beloved Paracels Islands !
    And my dear Spratley Islands !
    Good Night, my beloved Paracels Islands !
    Good Night, my dear Spratley Islands !
    I am always Your absolutely faithful Lover
    Do sleep well tonight my two beloved Islands …

    L’Île de Ré, l’été 2019
    MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  5. Bổ túc dzô dzăng wá

    Quên mịa nó mất

    (*) Thật ra đây không phải là nét văn hóa riêng của Việt Nam Cộng Hòa, mà thật ra, đây là nét chung của văn hóa nhân loại mà Việt Nam (đã từng) là 1 phần . Miền Bắc tặng không cái này cho Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta nên cảm ơn . Thứ nhất, bằng di cư . Văn hóa Việt Nam Cộng Hòa sẽ rất thiếu xót nếu không có những văn nghệ sĩ gốc di cư . Thứ 2, miền Bắc lên án nó . Thánh kìu ve ri mật!

    Về nét văn hóa này, không phải miền Bắc không có . Nhưng thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, aka Việt Nam Thời Bác, nó bị giết chết không 1 lời thương xót . Nhân Văn-Giai Phẩm là nó . Và bây giờ, dân Việt khám phá 1 số tác giả người Bắc như Phú Quang, 1 trong những của hiếm còn sót lại. Nghe nói ổng cũng bị bầm dập, và phải giấu béng nhạc nhẽo của mình tới gần đây .

    Again, Thánh kìu ve ri mật!

    Nhờ “đổi mới”, nền văn hóa văn nghệ “không thèm biết thế giới là gì” chết đứ đừ . Việt Nam muốn “hội nhập” về văn hóa, thats your only chance. Tất cả những thứ khác đều là những thứ thế giới không muốn & không cần . Nhạc ca tụng chế độ của Liên Xô ngày xưa, bây giờ ở bên này chỉ còn PT Barnum’s Circus nó chơi mỗi lần có anh hề mặc quân phục Xô Viết cũ . Có thể đây là tương lai của nhạc đỏ nếu Đảng quyết tâm phản bội, lộn, đổi mới triệt để hơn nữa .

  6. Yep, Đảng “đổi mới”, phản bội tất cả những gì trước đây mọi người dính líu tới chế độ đã từng tôn thờ, kể cả lý tưởng Cộng sản của Bác Hồ vĩ đại . Văn học còn có lời ai điếu, nhạc nhẽo thì chậm hơn, nhưng cứ từng bước … tới bây giờ thì nhạc đỏ, đúng như lời Trần Long Ẩn, “rút về hoạt động bí mật”. Cứ lấy ông Thuận Yến, cha của ca sĩ Thanh Lam, ra làm ví dụ . Nhạc viết ca tụng Bác Hồ kính yêu chỉ được sướng lên trong những buổi cúng cụ . Nhưng mọi người biết đến tên ổng vì toàn những bài không có lấy 1 chữ Đảng & Bác ở trỏng .

    Hay nói thẳng ra văn hóa/văn nghệ cách mạng, xã hội chủ nghĩa đã chết hẳn . Ở trên đỉnh vinh quang hiện giờ là những tác phẩm mang tinh thần của văn hóa miền Nam (*) ngày xưa .

    Đúng, không phải là không có những cố gắng khá là tuyệt vọng để làm sống lại tinh thần cách mạng qua văn hóa . Trần Long Ẩn & Mai Quốc Liên không phải người đầu tiên & chắc chắn không phải cuối cùng . Thanh trừng văn hóa sau 75 là 1 ví dụ . Và gần đây, làm sống dậy mồ ma thanh trừng văn hóa, Chu Hảo & đồng bọn, lộn, sự đã trao giải văn hóa cho 1 trong những người tạo tiền đề lý thuyết cho thanh trừng văn hóa sau 75 là Lữ Phương . Nguyên Ngọc ca ngợi tác phẩm tạo tiền đề lý thuyết cho cuộc thanh trừng văn hóa của Lữ Phương là “khoa học & khách quan”. Đó là nửa giải lăng beng văn hóa Phan Chu Trinh, nửa giải kia là vì công sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác suốt cả đời của ông ta . Chắc cũng chính vì những lý do như trên mà đồng chí tiến sĩ Trần Hữu Dũng lập hẳn 1 trang Lữ Phương trên website của mình, cũng là địa chỉ khởi nghiệp khá quen thuộc của nhiều dư lợn viên từ trung cấp trở lên .

    Its gonna be worse -tùy cách nhìn-, vì hiện giờ người ta thi nhau trở về tinh thần Việt Nam Cộng Hòa, albeit trong vô thức vì miệng vẫn còn tru tréo yêu Đảng, yêu Bác này nọ . Phếch Niu phò Mỹ bài Trung -1 đặc trưng của VNCH- ai cũng rõ nhưng vẫn nỏ mồm lên cãi . Nguyễn Ngọc Chu kêu gọi kết bạn với Mỹ để chống Trung Quốc, cũng là lời kêu gọi của biết bao nhiêu trí thức nhân sĩ, bất kể họ còn “cuồng đảng, cuồng hồ” hay không . Và như ta cũng biết, kết bạn, trở thành đồng minh với Mỹ để chống Trung Quốc & những thế lực đánh thuê tay sai chính là “chủ trương lớn” của Việt Nam Cộng Hòa . Rùi Lê Mã Lương vào cùng 1 giuộc với Phếch Niu … Ui, tướng lãnh trong Đảng lâu lâu vẫn cảnh báo về ảnh hưởng của “nước ngoài” lên chính trị Việt Nam, nhưng ai cũng ngó lơ với chiều hướng ngả về những tư tưởng của Việt Nam Cộng Hòa hít . Biết nhưng ngó lơ, ý là đồng lõa rùi . Good News, Đảng có vẻ siêu siêu . Thui thía là xong đời tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng tiu tang niềm hi dọng lý tưởng Cộng Sản Bác Hồ đã chọn lựa cho đất nước & dân tộc!

    Nói đi cũng phải nói lại, Trần Long Ẩn & Mai Quốc Liên nếu muốn lên tiếng, cần “khoa học & khách quan”. Nên trích Lữ Phương, và bảo cuốn này có nhãn hiệu cầu chứng giải văn hóa Phan Chu Trinh, và nên nhắc Nguyên Ngọc nói cái của khỉ này “khoa học & khách quan”. Như thía mới thuyết phục được mọi người . Chứ khơi khơi nói, bị ném đá là phải rùi .

    Em xin hết ạ .

  7. What can i say về chiện này, thậm chí về bài này ? A lot, nhưng hổng biết bắt đầu từ đâu . Có thể bắt đầu từ sự thật chăng khi không ai muốn nói/nhìn vào sự thật . Thui thì tớ sẽ bắt đầu just for the sake of having to begin.

    Sự thật là người ta muốn xóa bỏ toàn bộ mọi ký ức về 1 thời, để khi những ai muốn khơi lại để làm cứ liệu, mọi thứ đều phải bắt đầu lại từ 1 vòng tròn bất tử, hay số không to tổ bố, tùy cách nhìn . Gần thành công với ông hòa thượng Lỗ Trí Thâm Thích Trí Quang, cho tới khi bài viết mới của Tiêu Dao Bảo Cự viết về 1 cuộc họp với Nguyễn Ngọc Giao & Hoàng Phủ Ngọc Tường . It sealed the đamn thing. Làm tớ nhớ tới trường hợp Oskar Groening, bà Phạm Thị Hoài chắc chắn biết vụ này . Bài của TDBC có hiệu ứng tương tự như Oskar Groening, nhưng số phận khác vì chế độ bác Hồ Ít Le ở Việt Nam vẫn thống trị . Và judging từ bài nay, gonna be a long while.

    Oskar Groening thời còn trẻ là thư ký của trại Auschwitz, sau khi Đức bị tư bẩn “giải phóng” anh ta rút về quê, ngậm miệng chí thú làm ăn . Cho tới khi ở tuổi hơn 90, ông gặp 1 người thuộc loại Holocaust nay-sayer tiên bố rằng Auschwitz chỉ là trại cải tạo chứ không phải mục tiêu diệt chủng, có nghĩa những người Do Thái chết ở đó chỉ là số nhỏ, và do thiếu thốn vì chiến tranh, không phải vì lý do diệt chủng . Thế là ông này chạm tự ái, nổi khùng lên nói tớ là thư ký lo việc sổ sách . Ai làm gì tớ đều ghi sổ, bao nhiêu người chết vì cái gì tớ cũng ghi sổ . Chú mày nói thía là láo, láo, & rất láo . Thía là báo chí thế giới để ý, BBC làm 1 cuộc phỏng vấn, trong cuộc phỏng vấn của BBC lộ ra ông ta tức giận vì ổng nghĩ rằng những việc ông làm ngày xưa là đúng, đáng tự hào . Thía mà thằng lỏi này dám phủ định những gì ông ta đã đóng góp vào . Bảo sao mà không uất lên cho được cơ chứ!

    Tất nhiên, tụi Đức cực đoan, không ôn hòa như Việt Nam mềnh, lôi ổng ra tòa án và kết án tù cho ổng ở tuổi trên 90.

    Những bài biện hộ cho lão hòa thượng Lỗ Trí Thâm i consider’em Holocaust nay-sayers. Yep, Cao Huy Thuần included. Bài của Tiêu Dao Bảo Cự có effect của cơn thịnh nộ của Oskar Groening. Trần Long Ẩn & Mai Quốc Liên là những Oskar Groening’s nếu chế độ bác Hồ Ít Le vưỡn còn tồn tại tới ngày nay .

    Chiện xóa bỏ ký ức không phải bắt đầu từ sau 1975, mà bắt đầu sớm hơn rất nhiều . Ô Nguyễn Huệ Chi có 1 bài trên tà là oạch, báo Tiếng Dân tải về sẽ rõ . Quá khứ khủng khiếp hơn những gì … well, với những lời biện hộ cho quá khứ tàn khốc kiểu này “Người ta có thể đập bỏ một di tích đã hơn 100 năm, người ta cũng có thể phá nát một ngôi chùa cổ” -BTW, they really did- thì còn gì để nói nữa không ?

    “Nhưng văn chương, hội hoạ, thơ ca, âm nhạc thì không thế”

    Wrong. Có điều ngày xưa khác . Đáng lẽ miền Bắc phải bắt miền Nam đăng ký tất cả các máy cassette-players như miền Bắc . Sau 75, vào những đêm khuya khoắt, ở trong nhà ở miền Nam vẫn còn mở (rất) khẽ những băng nhạc thời xưa, vẫn còn giấu những cuốn sách là mục tiêu của tác phẩm khoa học & khách quan được giải văn hóa Phan Chu Trinh của Lữ Phương . Giải phóng miền Nam cũng có nghĩa khởi đầu 1 tinh thần cự tuyệt văn hóa cách mạng từ miền Bắc . Âm thầm nhưng vững chắc .

    Rồi Trời làm “Đổi mới”. 1 sớm 1 chiều người ta có dịp nói lên 1 số những suy nghĩ thầm kín, 1 trong điều đó là đọc lời ai điếu cho văn nghệ/hóa cách mạng miền Bắc . Cũng có nghĩa người ta có dịp mở lớn những cuốn băng chỉ mở khẽ trước kia .

    “Bởi văn hoá văn nghệ thời nay cũng chỉ là một cách để kinh doanh”

    Sai . Tiền bạc rõ ràng không làm nên văn hóa hay nghệ thuật . Cái gì không mang tính nghệ thuật & văn hóa sẽ chết yểu . Chính trị chỉ là nhất thời . Thơ, văn, nhạc … làm theo cảm hứng chính trị, một khi tư tưởng chính trị không còn thống soái, những thứ theo nó sẽ rơi vào thùng rác . Người ta có dùng lại cũng chỉ để mục đích chế diễu . Cho tới bây giờ, trong các xóm ở miền Nam, con nít chỉ nhớ giai điệu nhạc đỏ qua lời chế . Không ai có thể nuốt nổi lời thật, nói gì nhớ . Tất nhiên ngoài lũ -từ bác Phạm Đình Trọng, cuồng đảng, cuồng Hồ … loại đó thì … hết nói, ngoại trừ Lê Minh Dũng vưỡn tay làm đưa lên hàm nhai, chích đùi cho họ .

    (còn tiếp)

    • Trần Long Ẩn kêu gọi “xóa sạch” nhưng vấn đề là xóa bằng cách nào.

      Nếu muốn xóa một nền văn hóa thì trước tiên phải hiểu “văn hóa là gì ?” cái đã. Không hiểu văn hóa mà hô hào “xóa” nó. Đôi khi chuyện như đùa như ngày xưa Bao Công xuống trát kêu sai nha đi bắt “lạc mạo phong”.

      Tôi không đi định nghĩa văn hóa theo sách vỡ, bởi vì không những dài mà còn bị người ta cố dùng các mỹ từ đẹp nhất trang trí cho câu chữ nên nó chỉ dùng để thuyết trình trong các giảng đường thì hợp hơn.

      Văn hóa là tinh thần con người. Có thể vì đơn giản quá nên các trí thức xhcn không chú ý đến. Rồi các trí thức xhcn nghĩ văn hóa là thực thể hữu hình nên rắp tâm tiêu diệt. Các trí thức xhcn không nhận biết văn hóa là tinh thần của một cộng đồng con người cùng chung lãnh thổ, cùng sống với nhau.

      Xóa bỏ văn hóa là xóa bỏ tinh thần, suy nghĩ của một nhóm người. Chỉ có thể xóa bằng cách cho nhóm người đó một suy nghĩ khác hơn và làm mọi cách cho họ phải quên nếp sống, suy nghĩ của họ về cái củ đi.

      Ngày xưa Trung quốc đã làm việc này. Chúng ta gọi nó là “đồng hóa dân tộc Việt”. Nhưng lịch sử đã chứng minh âm mưu đồng hóa dân tộc ta đã thất bại.

      Hôm nay, có tên Trần Long Ẩn kêu gọi “xóa bỏ văn hóa VNCH” ?.
      Cho tôi đoán: Ẩn sẽ bắt đầu kêu gọi “đốt và cấm”.
      Văn hóa là tinh thần nằm sâu trong con người. Cho nên đốt cái này, họ sẽ viết ra cái khác. Cấm thì họ không lưu truyền công khai nữa. That’s it.

      Tôi đã thấy việc “xóa bỏ” này là không thể thực hiện. Nhưng hôm nay tôi lại thấy thêm một điều nữa: kẻ làm văn hóa trong chế độ vẹm thậm chí không biết văn hóa là gì.

      Cứ để bọn chúng làm trò cười cho chúng ta và Thế giới
      Thảm hại cho trí thức xhcn. Sĩ phu hay đĩ phu.

  8. Nghe những phát biểu của Quốc Liên và Long Ẩn thì rất rõ tâm địa của bọn nô tì của đảng. Xem chừng chúng còn “bảo hoàng hơn vua”! Trong khi bọn lãnh đạo tuyên giáo tìm cách lấy lại lòng dân qua âm nhạc bình dân thời 1954-1975 (1 cách mị dân ôn hòa), thì bọn “nghệ sĩ” ăn lương nhà nước lại sợ mất phần. Cho nên chúng đòi hỏi nhà nước phải mãi mãi đừng quên công ơn những sáng tác “đỏ” của chúng.

    Nghệ sĩ đích thật phải là những người có lòng nhân đạo, nhân bản, yêu quê hương, con người hơn những thứ chủ nghĩa, ý thức hệ tạm thời, vô nghĩa. Còn bọn “nghệ sĩ” lãnh tiền nhà nước thì yêu tiền và những bỗng lộc lặt vặt hơn những giá trị nhân văn. Thật kinh tởm cho bọn này. Đầu óc không qua nỗi bề dày của tờ tiền giấy !

Leave a Reply to Người dân Việt Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây