Tôi kịch liệt phản đối hành vi vi phạm tố tụng

Võ Văn Dũng

14-11-2019

LS Nguyễn Duy Bình bị công an áp giải ra khỏi phòng xử vụ án “trốn thuế” của LS Trần Vũ Hải. Ảnh: internet

Tôi kịch liệt phản đối hành vi vi phạm tố tụng, lạm quyền của thẩm phán Hạng và CA tư pháp tại phiên toà vụ án “trốn thuế” liên quan đến Ls Trần Vũ Hải bởi:

Thứ nhất, Ls Bình chỉ nói đúng, làm đúng, không xúc phạm ai (hỏi bị cáo có tiếp tục yêu cầu thêm 5 luật sư tham gia bào chữa không) nhưng họ cúp quyền Luật sư nói mà không xem xét ý kiến, khiếu nại của Luật sư tại phiên tòa là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Thứ 2, họ xâm phạm đến quyền nhờ luật sư của bị cáo khi 5 luật sư đã đăng ký hợp lệ nhưng không được tham gia. Xâm phạm quyền hành nghề của luật sư theo Luật Luật sư và BLTTHS.

Thứ 3, Luật sư Bình đã chấp nhận việc bị mời ra, đang thu dọn tài liệu, cặp xách thì bị Công an tự ý lao vào khóa tay kéo đi là lạm quyền. Về nguyên tắc các anh phải mời ra, không ra, chống đối các anh mới có quyền làm vậy. Vì họ là luật sư chứ không phải tội phạm.

Thứ 4, Chủ toạ chỉ yêu cầu Luật sư ra khỏi phiên tòa (tạm thời) chứ không yêu cầu Công an vào bắt bớ. Không hề có biên bản vi phạm hay quyết định nào của Hội đồng xét xử.

Thứ 5, chỉ đưa ra khỏi phiên toà chứ Công an không có quyền áp giải ra ngoài toà án và đưa về Công an phường như vậy, đó là lạm quyền (Luật sư có quyền ở Toà để khiếu nại). Khi Ls Bình đã ở ngoài toà, mấy vị dẫn giải đứng lại thả Ls Bình ra, sau đó mới được chỉ đạo tiếp tục đưa về Phường. Tôi trực tiếp chứng kiến việc này.

Thứ 6, Luật sư chứ không phải tội phạm mà khoá tay, ôm bụng, đẩy, lôi đi khi họ không có hành vi nguy hiểm, chống đối ai.

Thứ 7, đưa về Công an phường giam lỏng hơn 1h không làm việc, đến khi Ls Bình và một số luật sư đến gây áp lực, có ý kiến phản đối thì Công an mới lập biên bản và cho về khi hết giờ trưa, chiều mới vào lại là xâm phạm quyền tham gia bào chữa của Ls – cũng là lạm quyền.

Thứ 8, hành vi của họ xâm hại đến hình ảnh, danh dự của Ls, xâm phạm quyền tự do của con người. Họ đã tự làm xấu đi hình ảnh của mình, tự gây nên mâu thuẫn không đáng có giữa Luật sư và các cơ quan tư pháp nói riêng và giữa nhân dân với chính quyền nói chung.

Đây chắc chắn là sự kiện lịch sử của ngành tư pháp VN và của nghề Luật sư. Chúng tôi không bao che, tiếp tay cho cái sai. Chúng tôi chỉ đấu tranh vì công bằng, vì lẽ phải và bảo vệ pháp luật.

Tôi thực sự xót xa cho Ls Bình nói riêng và giới Luật sư nói chung. Nghĩ mà cay khoé mắt. Trong thâm tâm nghĩ rằng, họ nợ Ls Bình một lời xin lỗi!

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. -Trong buổi nói chuyện với cử tri hai quận, Tây Hồ – Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội vào ngày 28/09/2013, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Việt Nam đã tuyên bố: “Hiến Pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương Lĩnh của đảng”. Lời nói của Ông lại trái với Điều 119 khoản 1 Hiến pháp 2013 quy định như sau: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý”. Nếu xem lời nói của Ông là đúng thì suy ra rằng Đảng CS đứng trên Hiến pháp, mà đứng trên có nghĩa là ko chịu sự chi phối bởi Pháp luật.
    -Điều 4 Hiến pháp 2013 cũng quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam ……..là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
    Tóm lại, hơn 4,5 triệu Đảng viên là lực lượng lãnh đạo, sống và làm việc theo: Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị Quyết, Qui định, Hướng dẫn, Kết luận, Chỉ thị, Quyết định của Đảng. Vậy xét về mặt Đảng, xã hội VN chỉ có 02 giai cấp: giai cấp lãnh đạo có thẻ Đảng & giai cấp ko có thẻ Đảng.
    -Vì vậy, phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án trốn thuế liên quan đến luật sư Trần Vũ Hải là 01 minh chứng rõ nét về tình trạng “vô pháp” của xã hội Việt do “Đảng tự cho mình đứng trên Pháp luật”.

    P/s: “luật là tao, tao là luật, đảng là tao, tao là đảng”; “Làm giàu ngoài đảng là bất hợp pháp”. Khi “cán cân công lý bị bẻ cong” thì dân Việt ko còn niềm tin vào Chính phủ. Xã hội vô pháp, vô nhân, vô đạo, vô thiên đưa đến “lòng người đại loạn” (ko còn tin ai ngoài bản thân) và kết quả là “đại loạn trong thiên hạ” (dân tự xử, ko cần Luật pháp vì Chính phủ xử ko theo Luật).

  2. Quan tòa (trong nền tư pháp tranh tụng) là trọng tài xét xử. Quan tòa phải trung lập khi nghe bên buộc tội (công tố) và bên gỡ tội (luật sư) tranh cái với nhau, để ra một bản án công bằng, công lý.

    Ở VN, quan tòa và công tố là một phe (chúng sinh hoạt trong một chi bộ, một đảng bộ đấy ạ).

  3. Ở các nước pháp quyền có truyền thống như Châu Âu thì đúng là cũng hầu như không có những cảnh thế này, vì đúng là quan tòa khi xử là to nhất phòng xử án, nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp. Còn nếu thẩm phán nào tự cho mình làm những điều luật pháp không cho phép thì luật sư và dư luận cần đồng lòng đấu tranh tống giam ngay những loại thẩm phán đó bằng những hình thức họ đối xử với luật sư – dù biết rằng thực tế không xảy ra vì họ tự tin có chỗ dựa lưng vững chắc và hiện thời cũng không có chuyện đó xảy ra. Tuy nhiên nếu dư luận phản ứng mạnh và có lí thì những kẻ nào làm sai dù có ô che cũng phải dần thấy được sự nhục nhã và phải run sợ trước đám đông nổi giận.

Leave a Reply to Anh Công Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây