Tác giả “Một đời người, một rừng cây” bị hố to vì bố láo!

Nguyễn Thị Thanh Bình

15-11-2019

Thật khó mà cũng dễ hiểu, khi một nhạc sĩ với nhiều bài thơ phổ nhạc rất hay và là người sáng tác những ca khúc khá ‘minh triết’, một thời nổi đình nổi đám, gây chất men cho cả một thế hệ lý tưởng thanh niên trong Phong Trào SV Đô Thị, hoặc ‘Hát Cho Đồng Bào Tôi Nghe’… lại ăn nhằm bùa mê thuốc lú, hám danh hám phận nào đó mà dám cả gan ‘phán’ một câu xanh rờn, bôi trắng bôi đen hết cả một thời văn học nghệ thuật trước năm 1975 như sau: Toàn bộ nền VHNT Miền Nam trước năm 1975 là độc hại, cần phải xoá bỏ hết.

Thử hỏi ông nhạc sĩ biết được bao nhiêu về nền VHNT Miền Nam, mà không chịu đi hỏi nhà văn Dương Thu Hương của ‘Thiên Đường Mù’ đã khóc lặng lẽ bên vỉa hè Sài Gòn vì chợt nhận ra chính mình đã bị tọng một quả lừa quá tải.

Lại nhớ có lần ông Mai Quốc Liên tuyên bố… như thật: “Ca ngợi Bolero của chế độ cũ thì chính là ca ngợi luôn đời sống của giai đoạn đó”. Thảo nào mà tạo phản ứng ngược cho thiên hạ càng đổ xô, mê mẩn dòng nhạc Bolero.

Những cụm từ như ‘chế độ cũ’ của ông Mai Quốc Liên, hoặc ‘độc hại’, ‘cần phải xoá bỏ’ liệu có giúp ‘chế độ mới’ ( XHCN) ‘xoá bỏ’ được hận thù trong lòng dân tộc? Khi mà chính hơn một lần chúng ta cũng đã được nghe giới Văn Nghệ Sĩ đặt lại niềm tin về một tinh thần đại đoàn kết văn học dân tộc này nọ… Ôi, gần 45 năm lòng người vẫn ly tán là bởi vì đâu, chắc ‘mấy ngài’ này biết rõ hơn ai hết.

Liệu VHNT một cách nào đó có thể ‘băng bó’ hoặc có thể chữa khỏi những vết bỏng chiến tranh? Một câu hỏi dường như không có đáp án, than ôi!

Và những người đường đường cũng là người có-cảm-xúc hơn người, để cống hiến cho đời nhiều ca khúc truyền cảm như nhạc sĩ Trần Long Ẩn (nói nhỏ tôi thích ca sĩ Hồng Nhung diễn bài ‘Một Đời Người Một Rừng Cây’ lắm), và cũng là Chủ Tịch Âm Nhạc TP HCM, cũng như Ủy Viên Ban Thường Vụ Hội Nhạc Sĩ VN, sao lại có thể vì chút bổng lộc hư danh để bôi bác hết ‘toàn bộ nền VHNT Miền Nam trước 75’ được?!

Cuối cùng, có lẽ gạch đá của cư dân mạng gởi đến ông nhạc sĩ khá tài hoa điêu ngoa này cũng đủ để đè bẹp, cắn nát những huân chương của nhà nước này ban ơn ‘mưa móc’ cho ông, nên tôi chỉ gởi đến ông (một chút) thất vọng não nề của kiếp nô tài bất xứng với danh xưng của một nghệ sĩ chí ít cũng có dòng nhạc sắc sảo triết lý, nhân văn nào đó.

Xin mời riêng ông nhạc sĩ Trần Long Ẩn nghe chơi một tiếng hát đầy cảm xúc đến từ trong nước đấy (nhạc Ngô Tín). Nghe để xin đừng trù dập làm gì một tiếng hát, một phong cách, một nhân cách đáng mến như thế đã ‘dám’ thắp một nén hương lòng cho 39 nạn nhân VN.

***

Xin ghi bài thơ ở đây:

XIN LỖI MẸ

Xin lỗi mẹ, gào giã biệt ngàn lần

Ba mươi chín phận đời chết phân vân

Hết thuyền nhân, bộ nhân, chuyên cơ nhân

Lịch sử di dân thêm đám thùng nhân

 

Xin lỗi mẹ nào biết kiếp trà my

Con thân gái dặm trường giấc mơ đời

Thuý Kiều thời đại làm người rơm thôi

Phải trốn trong thùng còn tưởng thiên đường

 

Xin lỗi mẹ đi chui không đến chốn

Quê thì xa càng xa tới muôn trùng

Thế giới mủi lòng mẹ có biết không

Bởi vì Việt Nam, con giấu trong lòng

 

Xin lỗi Mẹ con đời mây viễn xứ

Trong quan tài buồn, buồn tới nghìn thu

Hộ chiếu Việt đành tan rách bụi mù

Bời vì Mẹ ơi, mộng ước không thành

Xin xem đây như nén nhang, hay một chút nến nhỏ để 39 nạn nhân đồng bào được yên nghỉ.

Bình Luận từ Facebook

12 BÌNH LUẬN

  1. Táx giả NTTB.hình như chưa hiểu rõ thân phận văn nghệ sĩ của CsVN.là
    gì cả cho nên mới cho là ông ta “bị hố to ví bố láo”!
    Văn nghệ sĩ của chế độ CS.có nhiệm vụ làm văn nô suốt ngày đêm phải
    ra sức NỊNH HÓT bác đảng của chúng thì mới được cơm no,áo ấm !
    Cách ninh hót của TLA.thì khác.Đó là vu khống,miệt thị,bôi đen bôi bẩn
    VNCH (nền dân chủ đầu tiên của VN.) để dân chúng…ngáo bác đảng !

  2. Tại sao một cụm từ quan trọng như “văn học nghệ thuật” mà bị tác giả viết tắt trong toàn bài, để cho một số người đọc ở đây hiểu lầm là Trần Long Ẩn phủ nhận nền âm nhạc miền Nam Việt Nam trước 75?

    Cái mà tác giả gọi là “tinh thần đại đoàn kết văn học nghệ thuật dân tộc” nghe còn kinh khiếp hơn phán xét của ông nhạc sĩ trong cơn dở hơi cuối mùa.

  3. Cộng sản coi trí thức là cứt là điều có từ lâu lắm rồi.
    Đến ông tổ của chúng lừng lẫy như Mao, Stalin… còn thất bại.
    Xá gì lũ Ruồi, Muỗi ở đây?

    • Xem ra Muỗi ĐỐT XƯNG CẢ MẶT CẢ MỒM ĐÁM NHE SỈ, TRÍ BỈ RỒI
      Âu cũng là nhân quả báo ứng( ĐÁM TRÍ LƯU, KHOÁC ÁO TRÍ THỨC)

  4. TLA đã tự đậy tai, che mắt nên không nghe, không thấy nhạc trước 75 vẫn hát từ trong nhà ra ngỏ phố, xóm làng dù đã hơn nửa thế kỉ trôi qua. Nhất là ở nông thôn, ngày thứ bảy chủ nhật, làng trên, xóm dưới , đi đâu cũng nghe hát karaoke nhạc vàng ( người ta vẫn gọi thế ) . Trong khi đó, số phận nhạc đỏ xem ra èo uột quá, Tình đất đỏ miền đông, Một đời người, một rừng cây. . .bây giờ vắng bặt tăm hơi ?!
    Có lẽ vì tức khí nên TLA mới miệt thị nhạc cũ như vậy chăng ? Đã làm văn nghệ thì hẳn ông ta cũng hiểu rằng sức sống bền bỉ hay yểu mệnh của một tác phẩm văn nghệ là do người dân quyết định.

  5. Haha, các bác cứ khinh thường bọn dư lợn viên cuồng Đảng, cuồng Hồ mãi, bây giờ mới biết họ gồm cả Mai Quốc Liên & Trần Long Ẩn . Chỉ khác đẳng cấp thui .

  6. “Chết từng ngày
    Sống từng ngày
    Còn sống một ngày
    Còn nhìn thấy quanh đây
    Hàng vạn cánh dơi
    Tanh hôi bên đời
    Từng bầy thú gian
    Xum xoe môi cười
    Tuổi trẻ ra đi
    Về miền tăm tối.

    Hàng triệu tiếng than
    Nghe trên môi người
    Tuổi trẻ chết oan
    Trên tay nhân loại
    Một đời Việt Nam
    Nào có lâu dài.

    Từng ngày sống
    Từng ngày lo
    Ngồi nhìn quanh
    Rồi lại chờ một ngày mới
    Lòng buồn thêm
    Vì người chết nhiều mãi.

    Từng ngày sống không vui
    Từng ngày chết cho ai
    Từng ngày chết cho ai
    Từng ngày hét la to
    Từng ngày sống âm u
    Một đời sống ao tù
    Từng ngày trong bóng tối
    Ngồi lặng nghe thế giới
    Buồn từng phút giây.

    Sống từng ngày
    Chết từng ngày
    Còn sống một ngày
    Là hẹn chết mai đây”

    (Lời bài hát “Buồn từng phút giây” của Trinh Công Sơn, nén hương ông dành cho các nạn nhân của chế độ Cộng sản ở VN hiên nay)

  7. Theo tôi tất cả các bản nhạc cắt mạng đều là súng AK, thứ vũ khí khốn nạn nhất giúp cọng sản ăn may thắng rùa, không có gì gọi là minh triết. Tội lỗi của các bản nhạc này đứng đầu trong dàn loa tuyên truyền +sản.
    Dần dà tất cả sẽ phơi bày cái bản chất thích ăn trên ngồi trốc của bầy trí thức đểu giả, sau Trần long Ẩn sẽ là, chúng nghĩ chúng là dòng nòi quý tộc chắc,

  8. Ông nhạc sĩ nầy dường như đã bịt tay và che mắt nên đã không nghe, không thấy nền âm nhạc trước 1975 dến nay hơn nửa thế kỉ vẫn cứ sống mạnh, karaoke hát đầy từ trong nhà ra ngỏ xóm, các đài địa phương vẫn hát những bản nhạc cũ mà người ta gọi là nhạc vàng . Trong khi đó, nhạc đỏ thì sức sống xem ra èo uột quá , Tình đất đỏ miền đông, Một đời người, một rừng cây…đến nay đã mất hút đâu rồi ?1 Có lẽ vì vậy mà ông TLA đã tức khí nên miệt thị nhạc cũ chăng ?
    Nhưng đã làm văn nghệ thì hẳn ông TLA cũng hiểu rằng , một trong những tiêu chí để biết giá trị của tác phẩm văn nghệ là sức sống của nó bền bỉ hay yểu mệnh trong lòng của người dân.

  9. “Ngày ông mới bước vào sáng tác cũng là lúc nhạc bolero rất thịnh hành tại VN (thập niên 1960). Sao ông không “thử” sáng tác bolero?
    Năm 1966, tôi vào học Trường đại học Văn khoa Sài Gòn, cùng bạn bè thuê một căn hộ trong hẻm để ở. Hàng xóm chúng tôi quá mê nhạc bolero nên mở nghe cả ngày lẫn đêm. Tôi nghe, thuộc đến mức cứ ngồi làm bài, ôn thi thì trong đầu lại vang lên toàn nhạc bolero, nhạc thất tình. Nhưng để sáng tác tôi không thích vì nghe riết tôi ngán. Có thể do tố chất, do nhạc từ nhà thờ, nhạc kháng chiến ngấm vào máu tôi rồi.”
    Nguồn: https://thanhnien.vn/van-hoa/nhac-si-tran-long-an-hanh-trinh-mot-doi-nguoi-mot-rung-cay-1083208.html
    Chính xác như tựa đề: Tác giả “Một đời người, một rừng cây” bị hố to vì bố láo!
    Tôi nhớ câu chuyện cổ tích:
    Một ông quan nức tiếng thanh liêm, về hưu chẳng còn bổng lộc gì mà cuộc sống gia đình vẫn y như ngày ông còn làm quan, mãi sau ông mới biết là nhờ vợ đem bán từng mẫu vàng (chặt) từ bức tượng con chuột bằng vàng, ông khen (bà) và (hơi) lặn tăn: Giá như hồi đó bà ây nói mình tuổi Trâu thì đỡ biết mấy !!! (các bạn tra Gúc đầy đủ truyện này nhé)
    Trần Long Ẩn chẳng bằng móng chân Trịnh Công Sơn; dù ông có “lỡ mồm long móng” nhưng một vài ca phẩm của ông (tôi) vẫn thích nghe…

  10. HOT HOT HOT
    Báo tin mừng cho bà con và đặc biệt là tầng lớp Nhe sỉ, trí bỉ hội ” ĐÀNH ĐẠCH DÂN CHỦ” LÀ DẠI ÚY CHỬI NHÂN VIÊN HANG KHÔNG ĐÃ BỊ ĐẢNG BỎ.
    CHA CHÀ XEM RA HỌI ĐÂNH ĐẠCH NGÀY CÀNG ĐÔNG VUI.
    RẤT MONG CÁC VỊ NHE SỈ, TRÍ BỈ ( BỊ BỎ ROI) ĐÓN TIẾP

  11. Có một câu nói của chế độ cũ, cộng sản không thể nào xóa được. Đó là lời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: ” Đừng nghe cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm. “

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây