Công pháp quốc tế không theo “phe” nào trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, biển đảo giữa VN và TQ

Trương Nhân Tuấn

14-11-2019

“Công pháp quốc tế” được thành hình trên nền tảng những kết ước, tức là “sự đồng thuận” giữa các quốc gia. Không có sự “đồng thuận” giữa các quốc gia thì không có “Công pháp quốc tế”.

Hệ thống luật pháp trong Công pháp quốc tế vì vậy bao gồm các công ước nền tảng, được hầu hết các quốc gia “đồng thuận”, như Hiến chương LHQ, hay các công ước quốc tế khác như Công ước Vienne về hiệu lực các công ước hay về việc kế thừa quốc gia, Công ước quốc tế về luật Biển (UNCLOS 1982) v.v…

Dựa trên các kết ước nền tảng một số các định chế pháp lý quốc tế cũng được thành hình. Hiến chương LHQ là nền tảng cho sự thành lập của Tòa công lý quốc tế (ICJ). Trong khi Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS 1982) phát sinh ra Tòa án quốc tế về luật biển (ITLOS).

Tranh chấp giữa VN và TQ về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo… Yêu sách của bên nào cũng dựa trên cái “lý” của bên đó. Dư luận quốc tế sẽ ủng hộ bên mà họ thấy “có lý” hơn.

Diễn giải một sự kiện lịch sử hay pháp lý theo cái “lý” của nó, không hề là thái độ thân bên này hay bên kia mà đó là thái độ khoa học cần thiết, trước hết của người trí thức, sau đó là thái độ phải có của các học giả nghiên cứu về chủ quyền biển đảo.

Tranh chấp về lãnh thổ Hoàng Sa và Trường Sa giữa VN và TQ, ngoài cách giải quyết bằng “cái lý của kẻ mạnh”, hai bên có thể “đồng thuận” để giải quyết tranh chấp bằng một phương tiện “pháp lý”, như Tòa Công lý quốc tế.

Vấn đề là “cái lý” cũng tạo nên sức mạnh.

“Cái lý” của TQ là sự “đồng thuận” của nhà nước VNDCCH về chủ quyền HS và TS thuộc về TQ. Công hàm (hay văn thư, văn kiện, ý kiến v.v…) của ông Phạm Văn Đồng ký năm 1958 là “bằng chứng” về sự “đồng thuận” này.

Cái lý của VN là trong suốt chiều dài lịch sử của quốc gia tên gọi VN, trong bất kỳ thời điểm nào cũng hiện hữu một nhà nước VN làm chủ, quản lý và khai thác hai quần đảo HS và TS. Trong thời kỳ VNDCCH “nhìn nhận” chủ quyền HS và TS thuộc TQ thì có một nhà nước VN khác, đó là Quốc gia Việt Nam và VNCH liên tục làm chủ, quản lý và khai thác hai quần đảo này.

Cái “lý”, cái mạnh của TQ dựa trên sự “đồng thuận” của hai “quốc gia”, nếu VN có quan điểm VNDCCH là một “quốc gia”. Văn kiện 1958 trở thành một “vấn đề thuộc phạm vi công pháp quốc tế”, có hiệu lực ràng buộc.

Cái lý, cái mạnh của VN, là VNDCCH chưa phải là một “quốc gia” đúng nghĩa. VNDCCH cũng như VNCH đều là các “quốc gia chưa hoàn tất – Etat partiel”, cả hai cùng thuộc về một “quốc gia duy nhứt” là Việt Nam (khẳng định qua hai hiệp định quốc tế Genève 1954 và Paris 1973). “Quốc gia chưa hoàn tất” không phải, hay chưa phải là “quốc gia”. Công hàm 1958 vì vậy không thuộc phạm vi “công pháp quốc tế”. Sự “đồng thuận” giữa VN và TQ chưa cấu thành “luật” (quốc tế).

Ý kiến trên đây của tôi đưa ra từ hơn thập niên đến nay vẫn còn là “giả thuyết”, vì nhà nước VN hiện nay vẫn chưa có thủ tục “kế thừa” di sản của VNCH một cách hợp lý, hợp pháp.

Tức là, VN vẫn chưa “có lý” trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ ở HS và TS.

Nói hết “cái lý”, bằng những bằng chứng pháp lý và lịch sử, không phải là “Tàu” hay “Hán nô”. Những kẻ không dám nhìn thẳng vào sự thật, không dám đương đầu với “công lý”, với thái độ đà điểu và các phương thức “chụp mũ”, liệu đó là phương cách hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ?

Mời đọc thêm: Hòa ước San Francisco 1951: khúc quanh pháp lý

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Thi Sĩ Bùi Chí Vinh.

    Biển Đông không chấp nhận “Đường Lưỡi Bò” láu cá
    Không chấp nhận tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính thưa em (thứ tàu lạ mơ hồ)
    Biển Đông không có dầu hỏa cho bọn cường hào, không có thềm lục địa cho ác bá
    Nhưng có ngư dân hiền lành và tuổi trẻ khát tự do

    Biển Đông tang thương từ những rặng san hô
    Nơi xác cha ông trồi lên thành quần đảo
    Nơi bọn xâm lăng đang gióng trống giương cờ
    Tưởng đất nước Tiên Rồng thời bình trôi hết máu

    Anh đã từng nếm mùi chiến tranh, từng nếm mùi đói cơm thiếu áo
    Thoát chết ở Trường Sơn, sống lại ở đồng bằng
    Thuộc lòng sử Việt Nam như một người tử đạo
    Thương cọc nhọn Ngô Quyền, mê chiến thắng Bạch Đằng Giang

    Làm sao có thể thờ ơ trước bầy cá mập ăn đêm
    Dám lồng lộn khắp Biển Đông dọa nạt
    Chúng săn anh và chúng đuổi em
    Bằng lý luận của Thiên Triều xưa… “quá đát”

    Em ơi em tự do có thật
    Mộ gió cha ông cũng có thật kia kìa
    Sờ lên ngực anh đi, khi trái tim còn đập
    Thì đâu dễ gì giặc phương Bắc được hả hê ?

    Em ơi em khi sinh tử cận kề
    Mới hiểu hết thế nào là nhân quả
    Mới thấy “cháy nhà ra mặt chuột” ngô nghê
    Thấy “tàu lạ” thành tàu quen… dối trá

    Biển Đông không có chỗ cho Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống rạp mình hèn hạ
    Không có chỗ cho tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính “giả nai” quen thói mơ hồ
    Càng không có dầu hỏa cho cường hào, không có ngư trường cho ác bá
    Chỉ có cọc nhọn Bạch Đằng và cánh tay “Sát Thát” khát tự do !

    Nguồn Mạng.

  2. hô hào đấu tranh cho tự do dân chủ, kỳ thực chỉ đi lại con đường chủ nghĩa xã hội mà họ đã chọn
    Mot câu khái quát toàn cảnh

  3. ““Cái lý” của TQ là sự “đồng thuận” của nhà nước VNDCCH về chủ quyền HS và TS thuộc về TQ. Công hàm (hay văn thư, văn kiện, ý kiến v.v…) của ông Phạm Văn Đồng ký năm 1958 là “bằng chứng” về sự “đồng thuận” này”;
    “Trong thời kỳ VNDCCH “nhìn nhận” chủ quyền HS và TS thuộc TQ thì có một nhà nước VN khác, đó là Quốc gia Việt Nam và VNCH liên tục làm chủ, quản lý và khai thác hai quần đảo này”;
    “Cái lý, cái mạnh của VN, là VNDCCH chưa phải là một “quốc gia” đúng nghĩa. VNDCCH cũng như VNCH đều là các “quốc gia chưa hoàn tất – Etat partiel”, cả hai cùng thuộc về một “quốc gia duy nhứt” là Việt Nam (khẳng định qua hai hiệp định quốc tế Genève 1954 và Paris 1973). “Quốc gia chưa hoàn tất” không phải, hay chưa phải là “quốc gia”. Công hàm 1958 vì vậy không thuộc phạm vi “công pháp quốc tế”. Sự “đồng thuận” giữa VN (DCCH) và TQ chưa cấu thành “luật” (quốc tế)”;
    “vì nhà nước VN hiện nay vẫn chưa có thủ tục “kế thừa” di sản của VNCH một cách hợp lý, hợp pháp. Tức là, VN (hiện nay) vẫn chưa “có lý” trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ ở HS và TS”.
    -Bác Trương Nhân Tuấn đã có ý kiến rõ ràng về “đường chín đoạn” của TQ, các nhà “trí thức XHCN” cũ cũng như mới có ý kiến sao đây?

  4. Đề nghị công nhận Việt Nam Cộng Hòa của Trương Nhân Tuấn không thể làm được với điều kiện xã hội & chính trị như thế này . Vì để công nhận lại, Đảng Cộng Sản ở Việt Nam phải có những buổi hội thảo đánh giá lại Việt Nam Cộng Hòa . Đáng giá lại VNCH, you kidding!!!??? Còn tệ hơn mẹ chồng mắng nàng dâu nữa . Sẽ có những kết luận kiểu, với những gì Việt Nam Cộng Hòa đã đạt được, chỉ có cái xấu & cái ác mới có thể đánh đổ nó . Lúc đó thì những bài chạy tội cho chọn lựa đứng về phía cái ác của những người “ưu tú”, được mùa Lỗ Trí Thâm về với Bác Hồ đang nở rộ như nấm trở thành trò đùa hết . Bọn chích đùi cho trí thức đúng nghĩa phản biện yêu Đảng sẽ bận tối mặt tối mũi, tam làm rùi đưa vô hàm nhai tối ngày không kịp thở .

    Nói chung, không được đâu . Và thấy trong tất cả các kiến nghị này nọ, trí thức đúng nghĩa phản biện yêu Đảng có vẻ rất kiên quyết trong bảo vệ thanh danh của Đảng của Bác … Nguyễn Tiến Tường đúng đấy, Ngàn Năm .

    Thui thì thanh danh của trí thức nhà mềnh là trên hết, cứ để biển đảo đấy cho Trung Quốc . Dù sao bản công hàm cũng mang tên người thầy rất đáng kính của 1 vị trí thức chỉ kém đáng kính hơn thầy của mình 1 tẹo . Ngàn năm nữa con cháu của lãnh đạo, đứa nào chưa kịp bò qua xứ giãy chết, đòi lại cũng được . Không nên nóng vội, cực đoan . Từ từ rùi khoai cũng nhừ . Trung Hoa vô, nơi này vẫn thế . Ta nên “ngoan cố” tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, tin vào công lý, vì Đảng Cộng Sản ở Việt Nam nhất định sẽ hành xử đúng với những thỏa thuận cấp cao giữa 2 đảng, nhất định bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam là 1 phần, albeit không thể thiếu được .

    Ngày xưa, theo lời Chu Sơn kể, những người “ưu tú” nhà mềnh chọn “chủ nghĩa xã hội” và Cộng sản giải phóng miền Nam, họ nói trại ra là “thống nhất đất nước”. Tớ mong Đảng của các bác í kỳ này sẽ chọn “chủ nghĩa xã hội”, Cộng sản sẽ giải phóng Việt Nam . Tớ không có vấn đề gì nếu họ xem chiện “giải phóng” này là “thống nhất đất nước”. Và họ đang đánh đồng sự lựa chọn “chủ nghĩa xã hội” với đấu tranh cho tự do & dân chủ, judging từ mấy bài của những thứ trời ơi đất hỡi như ca la thầu, lộn, cao huy thuần . I hope them doing sêm xít ở đây, hô hào đấu tranh cho tự do dân chủ, kỳ thực chỉ đi lại con đường chủ nghĩa xã hội mà họ đã chọn . “đảng viên hoạt động nội thành” có vẻ mang 1 ý nghĩa mới, đáng tự hào hơn .

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây