Sông Đuống làm ăn, nhân dân trả lãi

Nguyễn Tiến Tường

13-11-2019

Sau một thời gian “ngậm tăm” chờ trôi trend, chính quyền thủ đô cũng đã bật mí về giá nước trời ơi đã duyệt cho công ty sông Đuống.

Chi tiết đáng chú ý nhất, chi phí đầu tư Sông Đuống là 4.998 tỉ đồng, chủ đầu tư vay 3.998 tỉ đồng. Phần lãi vay là 20% được tính vào giá thành bán nước mà người dân phải trả, tương đương 2.103 đồng/m3. Đây là yếu tố chính trong cơ cấu giá thành 10.246 đồng/m3 mà nhà cầm quyền thủ đô duyệt cho Sông Đuống.

Tự cổ chí kim mới nghe chuyện doanh nghiệp đi vay tiền làm ăn mà dân phải trả lãi. Khác nào gây án mà bắt dân ở tù. Khác nào bắt dân mò ốc cho ăn xong ngồi xỉa răng có dân đi đổ vỏ. Đó là Đuống lời, chứ nếu Đuống lỗ, nhân dân đi ở đợ cho Đuống luôn sao?

Nhà cầm quyền cũng lý giải giá nước duyệt cao là do chất lượng nước Sông Đuống khác biệt. Cú này không biết cán bộ nói chơi hay nói đùa, vì Sông Đuống vận hành chưa nghiệm thu.

Chất lượng nước do Bộ Y tế thẩm định một đầu mối cho tất cả. Không biết cơ sở nào để nói nước Sông Đuống khác biệt. Không lẽ nước Sông Đuống chứa vi chất thần tiên, dân thủ đô uống vào toả hào quang ngay tắp lự?

Với giá nước chưa đến 6 nghìn đồng/m3, ông Sông Đà báo lãi ròng 200- 300 tỉ mỗi năm thì với giá 10.246 đồng/m3, bà cố nội Sông Đuống chắc là chỉ đầu tư từ thiện.

Nói thêm, từ mệnh giá 10 nghìn đồng/cổ phần, cổ đông vừa bán cho người Thái 61 nghìn đồng/cổ phần, thu lời gấp 6 lần trong khi đó dân phải è cổ trả lãi trên từng mét khối nước.

Làm ăn kiểu shark Liên giống như đặt con gà Sông Đuống ở đầu nguồn xong người nha môn ép dân cung phụng đẻ trứng vàng cho shark. Có lẽ chính quyền và nhân dân thủ đô sắm cái bệ rồng cho shark Liên lão phật gia ngồi lên nói đạo lý cho nó đậm chất cinema vậy.

Người thanh tra không về qua đây, tuần phủ nhà lò thì đi đâu vắng. Nên bèn có thơ rằng:

Bên kia sông Đuống, shark Liên cười như địa chủ được mùa
Sông Đuống trôi đi, một dòng hắc ám…

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. -Dân Việt gửi tiền vào ngân hàng, CDT vay ngân hàng 3.998/4.998=80%, chỉ bỏ ra 20%, nhưng thực tế 20% này là tiền lãi dự kiến của CDT, nên thực tế số tiền bỏ ra làm hoàn thành toàn bộ nhà máy chỉ là tiền vay 80%. Vậy sau khi công trình vận hành, CDT vẫn chưa bỏ ra đồng nào. “giá thành bán nước mà người dân phải trả” có bao gồm tiền trả lãi vay ngân hàng 3.998 tỉ đồng, cũng bao gồm tiền lãi của CDT nhưng để lấy tiền lãi cho nhanh, CDT bán “từ mệnh giá 10 nghìn đồng/cổ phần, cổ đông vừa bán cho người Thái 61 nghìn đồng/cổ phần, thu lời gấp 6 lần trong khi đó dân phải è cổ trả lãi trên từng mét khối nước”. Đây là điển hình của nền “kinh tế thị trường định hướng XHCN”?
    -Dân Việt mất niềm tin vào Chính phủ nên có tiền là họ chuyển tài sản ra nc ngoài cho chắc ăn, việc làm ăn trong nc thì đi vay ngân hàng, chính sách Nhà nc luôn thay đổi nên khi có làm vỡ nợ thì họ bỏ chạy ra nc ngoài do đã mua quốc tịch rồi, ngân hàng ôm món nợ nhưng thục chất món nợ là tiền dân Việt gừi ngân hàng. Xét cho cùng, dân Việt có cố gắng làm thì cũng để chúng ăn vì chúng “Ăn của dân không từ một cái gì”.

    P/s: Chính phủ làm bao nhiêu năm ko có tích lũy vì “tư duy nhiệm kỳ” nên lãnh đạo nhiệm kỳ nào cùng chia nhau cho hết nhiệm kỳ đó, ngu gì mình làm dư mà để lại cho nhiệm kỳ sau nó hưởng.

  2. Đã là thằng bán nước thì không còn chuyện đắt với rẻ. Một quốc gia mà phong cách mua bán thua bà bán rau trên đường phố, một bó rau, một ký rau đều có giá cạnh tranh rất kinh tế thị trường. Thế nên mọi chuyện rất …kỳ cục nhưng đã là mọi thì không biết ngán thịt nguời.
    Những bản mặt cộng sản giờ đây rất địa hình và đứt sạch những sợi gân cảm xúc.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây