Tư duy “Công an trị” và năng lượng dân sự

Nguyễn Tiến Tường

12-11-2019

Một người công an viên ném xúc xích, bạt tai thường dân cũng tương tự như việc thoá mạ nhân viên hàng không hoặc bắt gái bán dâm ở trần để chụp ảnh… phải gọi đích xác đó là những hành động phi nhân tính.

Đó đương nhiên cũng chỉ là cá biệt, nhưng nó sẽ làm lu mờ mọi nỗ lực tìm kiếm thiện cảm người công an trong mắt người dân. Thậm chí, nó làm người dân quên đi hình ảnh hàng chục chiến sĩ hy sinh mỗi năm.

Ngành công an với sự khắc nghiệt từ tuyển dụng lẫn đào tạo, vẫn đâu đó có rất nhiều cá thể sứt mẻ nhân cách. Ngoài sự suy đồi đạo đức cá nhân, cần phải minh định rằng, những hành động tồi bại đó, có phần xuất phát từ phản xạ “công an trị”.

Xã hội trải qua một thực tiễn đủ lâu để ngành công an trở thành địa hạt siêu quyền lực. Công an, hiểu đơn chất là lực lượng bảo vệ trị an thì gần như trở thành lực lượng “ban phát trị an”. Công an can thiệp vào con người, hành chính và cả kinh tế.

Điều này dẫn đến thực tiễn chua xót là người dân nhìn vào lực lượng công an, thay vì cảm giác an toàn thì lại cảm thấy sợ hãi. Và những nhân sự lệch lạc có cây trượng “công an trị” để sử dụng cho dã tâm của mình.

Ngoài việc chấn hưng đạo đức, cải tổ ngành công an, buộc phải có một con đường khác là mở lối dân sự. Người dân hay ném cái nhìn thiếu thiện cảm về phía ngành công an và tư lệnh Tô Lâm nhưng nếu công bằng một chút, có thể nhìn thấy một năng lượng dân sự lớn và sự cởi mở trong tư duy.

Trong thời của tướng Lâm, tướng tá công an rụng như sung. Nó gián tiếp phơi bày một thực tế ngành công an đặc quyền đặc lợi, thao túng kinh tế chính trị khủng khiếp của giai đoạn trước.

Lộ trình 2020, ngành công an cắt giảm đến 60 nghìn nhân sự. Đây không chỉ là tiết kiệm quỹ lương mà còn thu hẹp quyền lực ở cơ sở. Một loạt những thay đổi nhỏ khác như người dân được quyền quay camera công an làm nhiệm vụ, đề xuất kéo dài thời gian tiếp xúc bị can… đó chính là những luồng gió dân sự thổi vào thành trì “công an trị” đè nặng xã hội.

Cho dù tư lệnh ngành có năng lượng kiến tạo tới đâu, hành động bông phèng của những cá thể méo mó nhân cách sẽ phá bĩnh tất cả, nghiêm trọng nhất là chà đạp cảm xúc của nhân dân.

Lột áo những cá nhân biến dạng nhân cách cũng là cách chứng minh ngành công an đang cố gắng bước qua tư duy “công an trị”. Nếu những cá thể này còn quẩn quanh trong ngành công an, niềm tin chớm nở của nhân dân sẽ chóng lụi tàn…

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN

  1. “Dưới xhcn, chỉ có những kẻ mất nhân tính hoặc tham tiền mới chui vào hay đầu tư cho con cháu vào cái nghiệp này”

    Với trường đại học công an là nguyện vọng 1 của 1 số (rất) lớn học sinh sinh viên (điểm đậu cao hơn cả trường Y) … Théc méc của tớ là đại học công an có xét lý lịch như đại học hàng hải & ngoại giao ngày xưa ? Nếu có thì … im not surprised. Truyền thống cách mạng bao gồm by default mất nhân tính & tham tiền .

    Whoa, Trần H Cách mà cũng đay nghiến Nguyễn Tiến Tường kiểu này, đề nghị những người như Lê Minh Dũng cần khắt khe hơn khi đánh giá ai là trí thức đúng nghĩa phản biện yêu Đảng . Hay là mông nào cũng sêm xít thế sự và full of xít, tới giờ này thì one more wouldn’t make any worse? Coi chừng Chu Mọng Lông nó phàn nàn, lẫn lộn chính quy & không chính quy . Đại trà thía lày, Chu Mọng Lông không có khả năng làm theo (pháp luật) đâu .

  2. Tiếp bình luận trên, tôi xin dẫn chứng về hiện tượng công an ngồi trên đầu quan tòa ở Việt Nam. Các bằng chứng này từ nhiều năm nay tôi cứ tiếp tục bắt gặp. Đó là những đề nghị của các viên chức tòa án CSVN xin được “quyền miễn tố” hay “quyền miễn trừ” vì những quan điểm họ đưa ra trong khi xử một vụ án. Có bài viết cách đây khá lâu còn xác định rõ, có những công an viên được chỉ định vào ngồi trong tòa để theo dõi những vi phạm của… quan tòa.

    Đây là một bài mới: “Đề xuất quyền miễn trừ với thẩm phán” (https://vnexpress.net/phap-luat/de-xuat-quyen-mien-tru-voi-tham-phan-3285071.html).

    “Bài mới” mà vẫn mang cái tựa với nội dung cũ quen thuộc, có nghĩa là đề xuất (xin) này chưa bao giờ được cứu xét, chứ đừng nói là được chấp nhận (cho).

  3. Trích: “Một loạt những thay đổi nhỏ khác như người dân được quyền quay camera công an làm nhiệm vụ, đề xuất kéo dài thời gian tiếp xúc bị can… đó chính là những luồng gió dân sự thổi vào thành trì “công an trị” đè nặng xã hội.”

    Trong toàn bài, tác giả chứng tỏ giỏi sử dụng mỹ từ để có lời văn trau chuốt đến trơn tuốt tuồn tuột. Ý nghĩa vì thế cứ trôi đi, nhưng đọc kỹ sẽ thấy đầy vấn đề. Như trong đoạn trên, “đề xuất kéo dài thời gian tiếp xúc bị can” làm sao đã có thể lọt vào số “một loạt những thay đổi nhỏ” như “người dân được quyền quay camera công an”? Mới chỉ ở giai đoạn đề xuất (xin) thôi mà. Chưa thấy tin tức nói đề xuất đó có được chấp nhận (cho) hay không.

    Trong khi “luồng gió dân sự” vẫn phải thổi qua khe cửa “xin cho”, việc thay đổi bộ mặt ngành công an nhưng để vẫn ngành này ngồi trên đầu ngành tòa án thì cũng chỉ là tô son trát phấn cho chế độ.

  4. Ngành Công an CSVN là lực lượng chuyên dùng bạo lực để (đảng) thống trị, nên mỗi cá nhân công an đã được phép tự coi mình là luật pháp, là “chấp pháp”, muốn xử ai thì xử, muốn xử thế nào thì xử…..cho nên chuyện bợp tai, đá đít dân cũng “hoành tráng” hơn mấy ngài bú lít thời thực dân Tây nhiều…..

    Hành động :oai hùng” của các chiến sĩ công an nhân dân trước….nhân dân chính là hình ảnh mơ ước của giới trẻ VN thời đại Hồ Chí Minh, cho nên ngành công an là ngành “Hot” nhất trong xã hội VN ngày nay và tương lai.

    Nếu không là những thái tử, những công chúa đảng thì nhất định phải chi cả gia tài mới có vinh dự được khoác chiếc áo “chiến sĩ công an nhân dân” lên mình chứ không rẻ đâu.

  5. Chúng nó mất bao nhiêu tiền, chưa kể là con nhà To mới vào được côn an, thì làm sao mà cho lũ đấy về nhà làm chổi đót. Hơn nữa đảng của Tiến Tường có muốn giãy đành đạch đâu???? Không thấy quân đội chỉ có 1 triệu thằng, còn côn an hơn 3 triệu thằng à.???!thế thì đất nước quan trọng hay đảng quan trọng đây???? Hả Tiến tường
    Tôi nghĩ Tiến Tường giả ngu để lòe thiên hạ. Âm mưu lắm lưu manh ạ

  6. Tất cả những ai ở Việt Nam hay muốn viết về Việt Nam, làm ơn làm phước đọc lại cái tên chế độ của nước mềnh, để khi viết lên những thứ này “những hành động phi nhân tính” nó không trở nên lạc lõng & sai lầm

    “nó làm người dân quên đi hình ảnh hàng chục chiến sĩ hy sinh mỗi năm”

    Ở trời Tây, nhiều người giàu lên nhờ làm những việc họ thấy không ai làm . Nguyễn Tiến Tường nên đảm nhiệm công việc làm thế nào để người dân nhớ “hình ảnh hàng chục chiến sĩ hy sinh mỗi năm”. Bớt được thằng nào hay thằng đó, dân xóm tớ ngày xưa nói thía .

    “Lộ trình 2020, ngành công an cắt giảm đến 60 nghìn nhân sự”

    Whoa, Đảng muốn tự sát thiệt! Có điều không có lợi cho cả 2, Đảng lẫn dân . 60 nghìn công an bị thải không biết làm gì sẽ gia nhập lực lượng kháng chiến chủ nghĩa xã hội đen . No bueno. OK, lộn . Vẫn có lợi cho Đảng, nhưng dân thì chắc chết & chết chắc . Oh, đây là những kiến nghị “ngàn năm” của Nguyễn Tiến Tường . Tớ khuyên 1 điều . Cứ để yên dân đỡ khổ hơn .

    “niềm tin chớm nở của nhân dân”

    Hahahahaha! Nguyễn Tiến Tường có bao giờ nghĩ mình là 1 diễn viên hài bẩm sinh không ? Chính những lúc anh này serious nhất lại là những lúc NTT tếu không thể tả! Nên chiển nghề . Có tiền hơn làm báo xã hội chủ nghĩa nhiều .

  7. Không thấy ai bênh Công An.
    Cũng chưa thấy ai nhân cơ hội này để chửi đích danh các tri thức phản biện

Leave a Reply to Trần H. Cách Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây