Thư ngỏ của kỹ sư Dương Ngọc Thái gửi các lãnh đạo Việt Nam

“Tại sao trong nước đã văn minh hiện đại như vậy mà ở hải ngoại, nơi cần giữ thể diện quốc gia nhất, nơi cần phải đi kịp với thế giới nhất, lại vẫn còn kẹt lại ở đêm trước Đổi mới? Đây là câu hỏi tôi muốn dành cho ngài Phó thủ tướng.

Một trong những chủ đề mà bà con hỏi và bàn nhiều nhất là từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Với bộ mặt thảm hại của Việt Nam do các sứ quán tạo ra, không quá khó để hiểu tại sao bà con mình không muốn là người Việt Nam nữa, khi có một lựa chọn khác”.

_____

Dương Ngọc Thái

12-11-2019

Kính gửi:

– Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ

– Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

– Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội

Đồng kính gửi:

– Các cơ quan truyền thông, báo chí

Tôi là Dương Ngọc Thái, kỹ sư phần mềm, đang sống và làm việc ở Silicon Valley. Tôi viết thư này đầu tiên là để giới thiệu với quý vị tấm nhiệt đồ bên dưới, nhìn thì đơn giản nhưng lại chứa trong nó biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, bức xúc và uất ức của người Việt ở hải ngoại.

Gần nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, người Việt đã di cư ra khắp thế giới. Những điểm tô màu là nơi có nhiều người Việt, cũng là nơi có Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Việt Nam. Nơi tôi sống có Tổng Lãnh sự quán San Francisco, trên nhiệt đồ đây là điểm nóng nhất, với vòng tròn to nhất và đỏ nhất. Nhìn xuyên qua bờ đông nước Mỹ sẽ thấy một vòng tròn to và đỏ không kém ở khu vực Washington DC của Đại sứ quán Việt Nam. Nếu tiếp tục nhìn về phía Đông sẽ thấy vô số vòng tròn ở Châu Âu, đi xuống phía Nam sẽ thấy Úc và New Zealand, v.v…

Sự thật là nơi nào càng to, càng đỏ thì sứ quán càng tham nhũng, càng sách nhiễu, càng hành dân! Tuồng như các sứ quán nhìn “khúc ruột ngàn dặm” thì chỉ nghĩ ngay đến… miếng dồi trường thơm béo. Họ làm đủ mọi cách để lạm thu phí lãnh sự, từ lập lờ đánh lận con đen, lợi dụng người dân không hiểu luật để tăng giá cho đến ngang nhiên tự ra giá cao hơn quy định nhiều lần. Ai mà không đóng cho đủ số tiền họ muốn thì họ gây khó dễ, hên thì họ ngâm hồ sơ cho vài tháng, xui thì họ trả hồ sơ mà không giải thích tại sao.

Tôi không dám nói thay các cộng đồng khác, nhưng riêng cộng đồng du học sinh Việt Nam ở Silicon Valley đều là những cá nhân xuất sắc. Chính phủ Mỹ xem nhiều người trong chúng tôi là những tài năng đặc biệt. Các trường đại học, các startup tỷ đô, các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới săn đón và tạo điều kiện tối đa để chúng tôi cống hiến, bay cao và bay xa. Chỉ có các sứ quán Việt Nam là luôn tìm mọi cách để kéo chúng tôi xuống, khiến chúng tôi trở nên tùy tiện và phạm pháp giống như họ.

Có lẽ quý vị nghĩ rằng tôi viết thư này để kiến nghị điều chỉnh cái này, điều chỉnh cái kia. Đó quả thật là ý định ban đầu của tôi, nhưng tôi phát hiện thật ra đã có nhiều kiến nghị lắm rồi. Năm 2015 và năm 2018, hai nhóm Việt Kiều, thành viên của diễn đàn dân lập Tôi và Sứ quán, đã đưa kiến nghị rất rõ ràng, thu hút hàng ngàn ý kiến và chữ ký. Nhóm 2015 cũng đã về Việt Nam gặp đại diện Bộ Ngoại giao. Nỗ lực của họ đã tạo ra sự thay đổi đáng ghi nhận, nhiều sứ quán đã bớt thái độ hách dịch, quan liêu. Nhưng lạm thu thì vẫn lạm thu, chỉ khác là tinh vi hơn trước!

Tôi viết thư này không phải để xin, mà, ngược lại, tôi muốn tặng cho Chính phủ một món quà. Tấm nhiệt đồ ở trên là một phần của Báo cáo Minh bạch Sứ quán 2019 mà tôi đã cất công xây dựng từ hơn một tháng nay. Với sự giúp đỡ của nhiều bạn bè, tôi viết chương trình tự động tải về tất cả khiếu nại mà người dân gửi lên diễn đàn Tôi và Sứ quán, rồi phân tích và làm báo cáo, tự động chia ra theo địa điểm sứ quán và loại nhũng nhiễu.

Chính phủ đã nói rất nhiều về chính phủ điện tử, nhưng làm chính phủ điện tử là làm gì nếu không phải là tăng minh bạch, để dân biết, dân làm, dân kiểm tra. Dân chúng tôi đã nhiều lần thông báo cho Chính phủ biết tình trạng tham nhũng ở các sứ quán, đã tự giúp đỡ lẫn nhau để đấu tranh, động viên nhau luôn chọn cách làm đúng khi làm việc với sứ quán mặc dù biết sẽ vất vả hơn và bây giờ còn làm cả công cụ để kiểm sát. Vừa rồi Thủ tướng đã nói trước Quốc hội sợ nhất là không chịu hành động vì ngại trách nhiệm. Trách nhiệm chấm dứt nạn nhũng nhiễu lạm thu này rõ ràng là của Chính phủ, vậy thì Chính phủ còn chờ gì nữa mà không hành động?

Nếu Chính phủ chưa biết phải làm gì thì tôi thấy có ba việc cần làm trước tiên, hạn chót thực hiện là 1/1/2020 và nếu sau đó phát hiện sai phạm thì cách chức người đứng đầu, đó là:

1. Bắt buộc tất cả các sứ quán phải cấp biên lai theo Phụ lục 3 của Thông tư 264/2016/TT-BTC. Biên lai phải ghi rõ phí và lệ phí của từng loại giấy tờ, có đóng dấu, chữ ký ghi rõ họ tên người nhận tiền.

2. Bắt buộc tất cả sứ quán phải niêm yết công khai, rõ ràng, chi tiết tất cả các thủ tục, biểu mẫu, thời gian trả kết quả, biểu mức thu phí và lệ phí lãnh sự trên website chính thức của các cơ quan này và tại địa điểm thu phí bằng tiếng Việt và tiếng Anh hoặc ngôn ngữ chính thức của nước sở tại.

3. Bắt buộc tất cả nhân viên lãnh sự ở sứ quán phải đeo bảng tên và chức vụ, và khi tiếp xúc với người dân, trực tiếp hay qua điện thoại, phải xưng tên và chức vụ.

Những yêu cầu này nghe cứ như đùa, vì lẽ ra chúng phải là chuyện hiển nhiên. Kỳ thực các cơ quan hành chính trong nước đã làm rất tốt những việc này. Năm 2018, tôi đi với ba tôi ra Sài Gòn làm hộ chiếu rất dễ dàng, thuận lợi. Cán bộ vui vẻ, dễ thương, lễ phép, quy trình rõ ràng, hợp lý, hiện đại, nộp 200.000 đồng đúng 7 ngày sau nhận được hộ chiếu. Tại sao trong nước đã văn minh hiện đại như vậy mà ở hải ngoại, nơi cần giữ thể diện quốc gia nhất, nơi cần phải đi kịp với thế giới nhất, lại vẫn còn kẹt lại ở đêm trước Đổi mới? Đây là câu hỏi tôi muốn dành cho ngài Phó thủ tướng.

Kính thưa quý vị,

Kỳ thực không khó để tôi và bạn bè ở đây làm giấy tờ bằng cách đi cửa sau, nhờ vả người quen hoặc trả thêm tiền cho được việc của mình. Nhưng cuộc sống luôn cho ta hai lựa chọn: dễ hoặc đúng.

Tôi đã đọc cả ngàn bài viết trên diễn đàn Tôi và Sứ quán. Một trong những chủ đề mà bà con hỏi và bàn nhiều nhất là từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Với bộ mặt thảm hại của Việt Nam do các sứ quán tạo ra, không quá khó để hiểu tại sao bà con mình không muốn là người Việt Nam nữa, khi có một lựa chọn khác.

Tôi kỳ vọng Chính phủ sẽ chọn cách làm đúng để người Việt ở hải ngoại ít nhất còn có lý do để đắn đo trước khi từ bỏ quốc tịch.

Silicon Valley, 12/11/2019

Thái “thaidn” Dương

Bình Luận từ Facebook

9 BÌNH LUẬN

  1. “Tôi đã đọc cả ngàn bài viết trên diễn đàn Tôi và Sứ quán. Một trong những chủ đề mà bà con hỏi và bàn nhiều nhất là từ bỏ quốc tịch Việt Nam”.
    -Dân Việt hải ngoại từ bỏ quốc tịch VN cũng tốt thôi, bớt dc ng nào hay dc ng nấy, các Đảng viên trong nc cũng cho con nhập quốc tịch nc ngoài & bản thân họ cũng có 02 quốc tịch đấy thôi. Khi đó, chính quyền Hà Nội sẽ có thêm nhiều Việt kiều và “khúc ruột ngàn dặm” cũng dài thêm, chứa dc nhiều hơn.

  2. Thằng Lú nó đã lừa được anh Thái, có lẽ bây giờ nó đang vểnh râu ở phủ chủ tịch hay tại khu ổ chuột TW ủy, khà khà tất cả rác rưởi đã có thằng nghiêng lo, lo đến nỗi vẹo cả đầu.

  3. Tôi không biết gì về Biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của ông Lú nào đó đã phát minh, nhưng băng đảng của ông ta đã ra nghị quyết TW 4-12 và toàn thể lũ đầu đất đã học rất chăm và thuộc bài.
    Trong đó chỉ có 2 lần nhắc đến đối ngại như sau:

    “Đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; thông tin phiến diện, một chiều về tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước”. (cái này là tội tự diễn biến đấy)

    “Mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.”

    Anh Thái thấy là chúng nó đã dùng mớ giấy lộn của tập nghị quyết này để chùi đ..ít.

    Anh Phúc Minh Giàu sẽ không đủ kiến thức và tâm hồn để đọc thư ngỏ, chúng sinh ra là để ăn cướp.

  4. – Kiến nghị là cách đấu tranh hợp pháp. Già hay trẻ đều có thể sử dụng.
    Trình độ nào mà phân biệt Kiến Nghị chỉ dành cho người trẻ???

    – Kiên nghị còn có tác dụng phân biệt chính quyền là dân chủ hay độc tài.
    Nếu chính quyền phớt lờ một Kiến Nghị hợp lý, chính đáng: Mọi người sẽ nhận ra đó là chính quyền độc tài.

    – Kiến nghị có tác dụng để người dân thấy những điều cần phải thấy (dân trí)

    • Thể chế độc tài thì cần gì đến lúc kiến nghị mới biết.
      Thể chế độc tài vào cửa chỉ nhìn là biết ngay. Đó là “quyền bầu cử và ứng cử” chức vụ cao nhất trong nước.

      Có tự do bầu cử và ứng cử, nó khiến cho người nào muốn vào làm được chức vụ cao nhất nước phải vận động tranh cử. Phải hứa hẹn với dân, nói nôm na là phải nịnh dân thì dân mới bầu cho. Hứa rồi k thực hiện được dân chửi cho nghe. Nên có quyền tự do bầu cử và ứng cử thì k độc tài nổi.

      Cần dek gì đến lúc gửi kiến nghị mới biết thể chế đó có độc tài hay k.

  5. Trích bình luận của Thuy Tran “Cái trung tâm nhũng nhiễu nó nằm ở Ba đình trong điều 4 hiến pháp kia ô kỹ sư à! Tui mệt cho ông quá đi. Ngỏ với chả nghị.“.

    Bạn kỹ sư này đang cố gắng sửa cái phần NGỌN. Nhưng quả thật, không sửa được phần gốc từ BA ĐÌNH, mọi sự sẽ càng tệ đi.

  6. Bạn trẻ này đi từ một người ngồi nghe nhưng hơi run tại một buổi họp báo của thủ tướng CSVN đến một kỹ sư an ninh điện toán dám nghĩ dám làm, dám viết thư điểm thẳng mặt các quan chức kể cả thủ tướng và phó thủ tướng (kiêm ngoại trưởng). Bravo! Hy vọng việc làm của bạn có tiếng vang trong nước.

Leave a Reply to Dân Thường Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây