Gửi ông Phùng Xuân Nhạ và Quốc hội

Chu Mộng Long

9-11-2019

Tôi, giảng viên Trường Đại học Quy Nhơn, thâm niên công tác trong ngành giáo dục gần 30 năm.

Tôi ủng hộ Quốc hội thông qua Luật Giáo dục đại học sửa đổi với điều luật “không phân biệt bằng đại học chính quy và không chính quy”. Bởi lý do đơn giản: 1) Chính quy hay không chính quy chỉ là hình thức đào tạo, chất lượng đào tạo là tương đương, 2) Mọi công dân đều có quyền lựa chọn hình thức đào tạo tùy theo điều kiện của mình, 3) Việc không phân biệt trình độ của hai hình thức đào tạo là thông lệ quốc tế Việt Nam cần tuân theo.

Tất nhiên, có ủng hộ hay không ủng hộ đều phải chấp hành nghiêm túc khi luật đã được đại biểu quốc hội thông qua và có hiệu lực.

Hàng năm, khi đăng ký và báo cáo thi đua, các công chức, viên chức đều cam kết và buộc phải thực hiện ngay trong mục đầu tiên: “Nghiêm túc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước…”

Nhưng quả thực là khó.

Tại hội nghị và các cuộc họp nội bộ của nhà trường, tôi đặt vấn đề, rằng, Luật Giáo dục đại học không phân biệt trình độ đại học chính quy và không chính quy, tức buộc cả hai cùng thực hiện một quy chế, một chương trình, nội dung, phương pháp và đánh giá để đảm bảo chất lượng, nhưng hiện nay vẫn có sự chênh lệch khá xa giữa hai hệ đào tạo.

Hệ chính quy phải tuyển sinh, lấy điểm chuẩn vượt sàn theo chỉ tiêu. Trong khi hệ không chính quy không cần tuyển sinh, chỉ ghi danh và nhập học… tràn lan. Hệ chính quy đào tạo đúng theo quy chế tín chỉ, một học phần phân bố rải đều ra mỗi tuần chỉ 2 đến 3 tiết để người học có thời gian tự học.

Điểm đánh giá trên 3 cột: chuyên cần, giữa kỳ và thi hết học phần. Trong khi hệ không chính quy chỉ học vào Thứ Bảy, Chủ Nhật, hoặc vào 2 tháng hè, học dồn 30 tiết trong 2 ngày xong hết một học phần. Đánh giá thì chỉ có hai cột điểm: quá trình và thi hết học phần. Chưa nói những tiêu cực trong học hành thi cử như nạn học thuê, thi thuê, cách ra đề và tổ chức thi cử, đánh giá vô tội vạ, chỉ nói về thời gian và phương thức tổ chức học tập đã đủ thấy chất lượng của hai hệ là cách xa nhau một trời một vực.

Không dưới một lần tôi đề nghị, để chấp hành luật một cách nghiêm túc, cần phải nâng chất lượng đào tạo hệ không chính quy tương đương như chính quy. Nhưng kết quả là… không ai trả lời. Một số lãnh đạo và đồng nghiệp nói rằng không thể nâng chất lượng đào tạo không chính quy lên ngang bằng chính quy được!

Vậy là, để nghiêm túc chấp hành luật, phải hạ chất lượng đào tạo chính quy xuống ngang bằng hệ không chính quy? Tức là từ nay việc tuyển sinh và dạy học chính quy cũng tràn lan và tùy tiện như không chính quy?

Ông Phùng Xuân Nhạ và các đại biểu quốc hội có trả lời được không?

Mong quý ông, quý bà trả lời rõ để tôi biết mà chấp hành đúng luật. Còn nếu vẫn duy trì như lâu nay thì cuối năm tôi sẽ khởi kiện từ Hiệu trưởng cho đến tất cả các đồng nghiệp về tội không thực hiện cam kết chấp hành pháp luật mà vẫn nhận các danh hiệu thi đua.

Nói là làm mới là tư cách trung thực tối thiểu của nhà giáo!

Bình Luận từ Facebook

10 BÌNH LUẬN

  1. A Nhạ lên nghỉ để người khác nên chỉ đạo ngành giáo dục là đúng. Nhưng về vấn đề tại chức hay chính quy thì tôi ủng hộ a nhạ . Đừng nhìn từ 1 phía ( chậy chức, chậy học chỉ là 1 góc nhỏ). Lúc nhỏ học giỏi chưa phải đã là lãnh đạo tốt, người ta nghĩ tốt rồi học sau có sao đâu. Cái tâm, cái tầm, cái đức + với cái tài thì mới là người lãnh đạo.

  2. *“có ủng hộ hay không ủng hộ đều phải chấp hành nghiêm túc khi luật đã được đại biểu quốc hội thông qua và có hiệu lực”.
    -Quốc hội Việt Nam khóa XIV (nhiệm kỳ 2016-2021) có 496 đại biểu, được bầu vào ngày 22/5/2016. Hiện nay (19/9/2019), Quốc hội Việt Nam khóa XIV chỉ còn có 483 đại biểu (trong đó có 19 người ngoài đảng và 464 đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam).
    *“để nghiêm túc chấp hành luật, phải hạ chất lượng đào tạo chính quy xuống ngang bằng hệ không chính quy?”
    -Nền “giáo dục thị trường định hướng XHCN” trước nay vẫn từng bước “hạ chất lượng đào tạo chính quy xuống” bằng cách cho phép mở ra rất nhiều trường ĐH trên cả nc rồi, với chất lượng đào tạo 04 năm ĐH như sau: bỏ phí 02 năm đầu chỉ để học các môn học ko dính dáng gì đến ngành nghề, 02 năm sau học chuyên môn thì giảng viên cũng chỉ dạy kiểu cưỡi ngựa xem hoa (giảng viên mua bằng, giảng viên còn bận chạy sô giữa các trường,…).

  3. Bác Ta huu Quang ơi!
    Lời dạy bảo của bác vô ích. Ruồi muỗi bu vào Chu Mộng Long là thực hiện nhiệm vụ CS giao cho. Có chết chúng nó cũng bu vào.

    Bác cứ nghiệm mà xem.
    Bị chủ mắng, chúng bắt đầu viết dài rồi đấy.
    Khổ thân chúng, diễn đàn này rất thưa thớt người.

    • Đã đánh là đánh cho dập đầu rắn( BỌN TỰ NHẬN MÌNH LÀ NHÁN SĨ TRÍ THỨC. MỘT ĐÁM HÈN NHƯNG LÚC NÀO CŨNG MUỐN NGỒI TẤT CẢ CÁC MÂM. ĐỖ MƯỜI CHÚNG NÓ KHÔN HƠN RẬN CHÓ)

  4. Khi hiểu được học thuật của phương tây, quen với tư duy cách nghĩ cách làm của họ…. thì người ta thường hay khó chịu trước những cái “biết ít nhưng nói nhiều “Nhưng mà cũng phải biết cái học thuật , kinh nghiệm ,môi trường tiếp xúc… của Vn không cho phép người ta hiểu thấu và giải quyết thỏa đáng mọi vấn đề, mà mới chỉ là nêu lên hiện tượng .Nên nhớ tranh luận khác với châm biếm….

  5. Thật ra để hệ thống “chuyên tu, tại chức” đó cũng có lợi cho xã hội . Ngày xưa tớ kiếm tiền lẻ nhờ làm bài hộ cho tụi nó . Gặp con quan đầu bư -gọi client của mình là “đầu bò” thì mất mịa nó cả mối- bố nó mua cả đề về . Cũng là “đồng chí, chung câu quân hành” cả . Những thằng như tớ là người thực sự giải, rồi chép vào giấy cho nó đem đi thi, hoặc đưa cho bố nó nộp sau, tùy chức vụ của bố nó .

    Nếu đạt được 1 số “kết quả khả quan”, có khi được bố nó giới thiệu tới các đồng chí của mình cũng đang đổ mồ hôi hột vì “thi (để) cử”. Mấy bác này thì chi rất sộp & rất hào phóng . Tớ nếm hết mùi đời trước khi 18 t là nhờ các vị tiền bối cách mạng này giác ngộ .

    When it comes to actual work, nhàn hơn làm bài thi hộ cho các quý tử nhiều . Kèm cho con cán bộ, lâu lâu mẹ nó lại dặn “con chỉ vẽ cho em nó hiểu, nhìn đường được 1 chút”. Quan thì … “Ôi dào, các thằng gác thi ngày xưa là lính của tao . Mày cứ làm, chép lại cẩn thận sạch sẽ, thế là được”. Họ không cả quan tâm tới bút tích -hand-writing- của thí sinh! Rùi tớ nghĩ “mấy lão này sách đã không đọc, bút thì chỉ dùng để ký văn bản, có dùng để làm bài bao giờ . Thầy cô chấm thi chưa chắc biết rõ kiểu chữ của học trò mình”.

    • Thôi thì bác Muỗi cũng để cho Chu mộng Lông kiếm ăn chứ. Tới khi Chu mộng Lông nhà mình bằng vai phải lứa với đám nhan sĩ trí thức ĐỒ BỎ, thì bỏ nghề, bỏ đảng, trở thành thành viên của đám ĐÀNH ĐẠCH

    • Tớ vẫn khuyên Chu Mọng Lông nên yên ổn làm ăn đó chớ . Nhưng có lẽ hắn hốt (quá) đủ rùi nên muốn bày đặt về hiu sớm bằng phản biện ôn hòa, aka nói bậy .

  6. Chu Mọng Lông tiếp tục confirm đẳng cấp của mềnh

    “Mong quý ông, quý bà trả lời rõ để tôi biết mà chấp hành đúng luật”

    Những điều trần kể trên chứng tỏ CML hiểu luật đấy chớ . Bên này có câu “a stupid question will prompt a stupid answer”. Câu trên của CML is, of course, beyond “that”. Câu giả nhời là “làm đúng luật là đủ rùi”. CML cant take the real answer, vì real answer sẽ là “Yep, youre rite. Nhưng luật là luật, cứ chấp hành đúng luật is all we ask of you”.

    “để chấp hành luật một cách nghiêm túc, cần phải …”

    Nope. Để chấp hành luật 1 cách nghiêm túc, all you need is chấp hành luật 1 cách nghiêm túc, không cần phải đổi luật . Đòi đổi luật có nghĩa không muốn “chấp hành luật một cách nghiêm túc”.

    “Tức là từ nay việc tuyển sinh và dạy học chính quy cũng tràn lan và tùy tiện như không chính quy?”

    Nope. Nếu tất cả được chấp hành 1 cách nghiêm túc thì mọi việc sẽ nghiêm túc . Chu Mọng Lông trước giờ đâu cần biết lô dít là gì, bữa nay tự nhiên giở chứng ?

    “Còn nếu vẫn duy trì như lâu nay thì cuối năm tôi sẽ khởi kiện từ Hiệu trưởng cho đến tất cả các đồng nghiệp về tội không thực hiện cam kết chấp hành pháp luật mà vẫn nhận các danh hiệu thi đua”

    May quá, có thể CML chỉ dùng lô dít 1 cách vô thức . Câu sau lại đúng là xì-tai không thể lẫn được -ngoại trừ đọc lãnh đọc- của riêng mình . Nếu trường của CML “tuyển sinh và dạy học chính quy cũng nghiêm túc … như không chính quy” có nghĩa vẫn chấp hành luật 1 cách nghiêm túc, và vì vậy, vẫn xứng đáng nhận các danh hiệu thi đua . Chừng nào ngược lại “tuyển sinh và dạy học chính quy không nghiêm túc … như không chính quy” thì CML mới có thể kiện .

    “Nói là làm mới là tư cách trung thực tối thiểu của nhà giáo!”

    Yep, nói bậy & làm bậy cũng là tư cách trung thực tối thiểu của nhà giáo . Fair Warning: “bậy” ở đây có nghĩa ngay cả cái “bậy” cũng phải thống nhất trong tư di . Không phải “bậy” có nghĩa nói “bậy” kiểu này nhưng làm “bậy” kiểu khác . Như thế không xứng đáng là “tư cách trung thực tối thiểu của nhà giáo” chút nào hớt chơn hớt chọi á .

    Thui thì lói nhỏ cho mọi người . Tớ thuộc diện “phó thường dân Nam bộ” diện 13 ngày xưa . Công giáo còn tệ hơn, 14 hoặc 15. Nên “chuyên tu, tại chức” gì đều không dành cho tớ . Rớt bất cứ cái gì, thanh niên xung phong & Kampuchia chờ sẵn . Và như mọi người biết, i wasn’t very fond với the idea of becoming one với cái đám “bộ đội Cụ Hồ” nhà các bác . Nói như vậy có nghĩa “chuyên tu, tại chức” chỉ dành cho các diện chính sách, có công với cách mạng, gia đình có truyền thống cách mạng vv … vv … Tất nhiên, mấy ngữ đó chỉ cần học trung bình là được chuyển qua để “dễ” nói năng hơn trong nâng đỡ. Nhưng mục đích của hệ “không chính quy” là như vậy . Level the playing field dựa trên lý lịch . Chủ nghĩa lý lịch vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, i guess.

    Có nghĩa hổng đổi được đâu . Cứ “chấp hành luật một cách nghiêm túc” là đủ gòi .

  7. Ở cái xứ thiên đường nhà bác mà bác cứ so sánh với bọn giãy chết.
    DỐT NHƯ CHUYÊN TU, NGU NHƯ TẠI CHỨC. Bác thừa biết là nếu bác được dạy bọn TẠI CHỨC THÌ BÁC RẤT NHIỀU “MÀU” . TOÀN BỌN ĐƯƠC CƠ CẤU ĐI HỌC LẤY CÁI BẰNG ĐẠI HỌC TẠI CHỨC VỀ ĐỂ ĐƯỢC LÊN CHỨC, LÊN LƯƠNG. CHÚNG TOÀN LÀ ĐÁM CON QUAN CHỨC HỌC DỐTM KO THI ĐỖ ĐẠI HỌC BẰNG LỰC HỌC CỦA BẢN THÂN. QUA ĐÂY BÁC TÒI CÁI ĐUÔI RỒI.

Leave a Reply to montaukmosquito Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây