Bi kịch Trà My, một khuyết tật của xã hội Việt Nam

Tâm Chánh

5-11-2019

Cái chết của 39 người Việt di cư đến Anh cần phải được phân tích, thảo luận ở một tầm mức rộng lớn và sâu sắc hơn nhiều việc tổ chức hay không tổ chức một lễ tưởng niệm.

Nó là một đại sự phát triển. Thậm chí quyết định sự thành công hay thất bại, văn minh hay lạc hậu của dân tộc.

Có một thực tế là, trước thảm kịch ấy, các thiết chế xã hội, văn hoá của đất nước ta không đủ sức bảo vệ sinh mạng của những cô gái kiểu như Trà My.

Đó là bởi vì sự tồn tại yếu ớt, phập phù của hệ giá trị con người cá nhân trong nền tảng phát triển của xã hội Việt Nam từ xưa tới nay.

Kiểu bi kịch nàng Kiều bán mình chuộc cha đang phổ biến trong số phận của cô con gái Trà My, thậm chí còn được chúng ta tận lực tán thưởng.

Luật pháp, hệ thống chính sách, cơ sở văn hoá của xã hội chúng ta hiện nay vẫn là một khung cảnh lỗ mổ, vá víu, bất cập, thậm chí xiêu vẹo đến buồn cười những quan niệm về hệ giá trị hết sức nền tảng này.

Trong khi luật hôn nhân gia đình của chúng ta lo nhiều phương cách xử phạt từ ông chồng vũ phu, đến bà vợ lắm lời;

Luật bảo vệ bà mẹ trẻ em có thể trừng phạt ngay cả ba mẹ, ông bà ruột thịt nếu tát tai, cú đầu đứa bé là con cháu mình;

Thì thực tiễn xã hội vẫn thản nhiên chấp nhận những cuộc hôn nhân cướp bóc của con cái quyền được mưu cầu hạnh phúc cá nhân,

Xã hội vẫn thản nhiên diễn ra tình cảnh cô gái Trà My hết lượt này đến lượt khác gánh nợ của ông anh, cậu em quí tử đua đòi.

Sự gánh vác trách nhiệm kì thực đã tước đoạt của những người con hiếu để ấy quyền sống, quyền làm người.

Đạo lý nào đã khiến cô gái Trà My liều bằng cả nhân mạng giúp cha, giúp anh, giúp em?

Khi nghĩa vụ đạo lí buộc phải hi sinh những gì thuộc con người cá nhân mình, luật pháp, xã hội, đất nước quê hương có bảo vệ con người khỏi mất mát, ngay cả với người thân?

Sự tôn trọng với những giá trị con người cá nhân phải cần đến một cơ sở văn hoá mới, thực chất như một cuộc vận động thay đổi có tính chất cách mạng về tư duy của người Việt Nam.

Vấn đề thật sự hết sức to lớn, có ý nghĩa của một cuộc giải phóng.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Cứ đúng nội dung bài viết mà bàn luận, đừng “nhân dịp” có bài viết (bất cứ chủ đề là gì) để xổ ra nỗi bức bối riêng tư… Thế là được.

    Còn tìm cách xuyên tạc tên người viết, ví dụ Lê Mã Lương thành “Lê Bất Lương”, hoặc Tâm Chánh thành “Tâm Phi Chánh”… đó là phẩm chất phi nhân, súc vật.

      • Cái thiên đường của đảng viên và giới trí thức xhcn thì chỉ có đảng là đỉnh cao, trí thức xhcn mới có giáo dục thôi.
        NHỤC LÀ CỤC THIT CHO GIA ĐÌNH GIÒNG TỘC
        DANH LỠ CÓ BỤC THÌ PHẢI LA LÀNG ” ĐỒ THIẾU DỤC

  2. Không chỉ là Trà My mà cả là 39 mảnh đời. Cái may mắn bẩn thỉu nhất của người (ngợm) cộng sản là không bị buộc tội, tôi cũng không biết phải gán cho cs họ là số chia hay số bị chia. Đại đa số dân Việt chỉ biết cặm cụi làm ăn, không cần biết đến thứ đảng bẩn thỉu đang điều hành cái đất nước này, người ngư dân bị Tàu bắn, cười. Ông thứ trưởng bị ma đẩy xuống lầu, cười. Đi chống Formusa bị chó bắt lên xe bus, cười…
    Đó là đại nhục vì sự im lặng còn trên cả khinh bỉ, nhưng đảng cộng sản cho đó là vinh quang.
    Nếu còn liêm sỉ, chúng đã biết cúi đầu trước hàng vạn oan hồn Mậu Thân 1968.

  3. Chiểu theo ý muốn của Tâm Phi chánh, các bác nhân sĩ, trí thức cần mở hội thảo về cái chết của 39 người việt, bỏ xứ thiên đường đến xứ giãy chết xem họ có bị ” tâm thần không” ( thành thật xin lỗi trước cái chết của 39 công dân xhcn, vì cứ bị đưa ra làm chuyện tàm phào, mất dậy)
    Nước ta của Tâm đen có” tư tưởng văn hóa hcm, có đỉnh cao trí tuệ, có đủ các thể loại văn hóa
    Nước ta của Tâm đen có đội ngũ đông đảo các nhân sĩ, trí thức, đang nỗ lực phản biện, khai trí cho đảng, để đảng trường tồn cùng dân tộc
    VIẾT THÌ PHẢI RÕ RÀNG, ĐỪNG MONG CHẠY TỘI. GIÁN TIẾP HẠI NGƯỜI CŨNG LÀ TỘI LỚN

Leave a Reply to TỞM Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây