Người Việt di cư và đạo lý sợi dây diều

Tâm Chánh

3-11-2019

Điều đáng ngạc nhiên là ở một xứ sở hàng 500 năm nay đối diện thường xuyên với nạn di cư nhưng mớ tri thức mà chúng ta mang ra để trao đổi, tranh luận xung quanh thảm kịch 39 nhân mạng, nghèo nàn, lỗ mỗ không thể tưởng tượng.

Chúng ta từng có những cộng đồng di cư tạo ra vùng đất mới phía Nam. Rồi tiếp nối là cộng đồng di cư góp mặt một cách tích cực vào hình thành một thể chế có bản sắc văn hoá, cập nhật với thời đại ở một vùng đất rộng lớn, có ảnh hưởng, mang tên VNCH.

Chúng ta từng có những người chân đăng tạo ra dấu vết người Việt bên ngoài lãnh thổ. Rồi những người lao động xuất khẩu đã từng hình thành trên quê hương mình những làng Li bi mái bằng, những toà nhà của hành, những xóm làng mang dấu vết văn hoá Nga, Đông Âu… ở nhiều nơi trên miền Bắc.

Chúng ta từng có một cộng đồng thuyền nhân liều mình ra đi để làm thành một cộng đồng người Việt, trong chừng mực nào đó khá thành công, một bộ phận không thể tách rời của dân tộc ở hải ngoại.

Chúng ta có một cộng đồng người mẹ, người chị, đứa em ở Đài Loan, ở Hàn Quốc, cả ở Trung Quốc… đem hôn nhân hạnh phúc của mình đánh đổi sinh kế không chỉ cho mình, mà còn cho gia đình, thân nhân của mình…

Tất cả họ, không chỉ trong một đời, chắt chiu từng đồng tiền mồ hôi, nước mắt, có cả máu, trần ai, ô nhục, để gom góp gửi về quê nhà hàng năm lượng kiều hối chiếm cỡ 10% GDP.

Những người cha, người mẹ, người anh, người chị của họ, như hàng trăm năm trước, im lặng chắp nhận cuộc hi sinh ấy, để làm cuộc đổi đời cho mình ở quê nhà.

Chúng ta vẫn mặc nhiên chấp nhận những tình nguyện viên của gia đình đánh đổi số phận của họ để trả thay mình một món nợ nào đó.

Từ những tên tuổi cỡ Lê Bá Đãng khai tăng tuổi đi lính thợ thay người thân, hay một em gái nhất quyết kiếm tiền trả nợ thay anh, chúng ta yên lòng với những giá trị mà chúng ta thậm chí còn ca tụng như một thứ đạo nghĩa ngời sáng.

Dân tộc chúng ta, người Việt Nam chúng ta chưa một lần tự vấn vì sao cô gái phải hi sinh để trả nợ thay ông anh mình? Ông bà chúng ta trên đường rời khỏi cái cuộc sống chật hẹp của quê hương bản quán đã chấp nhận:

Ra đi là sự đánh liều
Đành như con trẻ chơi diều đứt dây

Có lần nào chúng ta cật vấn, chiếc diều ấy phải chi đừng chỉ lệ thuộc sợi dây, để nó tự do bay lượn? Biết đâu rằng trong tự do đáng có của cá nhân, cánh diều ấy chỉ chấp chới trên sân diều thân thuộc của tuổi thơ, mà không phải xé mình trong giông lốc cuộc đời.

Phải chăng, chúng ta, dân tộc chúng ta, nợ những mảnh đời ấy một đạo lí?

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Xin lỗi được nói thẳng là bài này của Tâm Chánh viết lộn xộn qúa,gom
    vào một đống hổ lốn,tự nguyện và cưỡng bức,chính trị và kinh tế,di cư
    nội địa và lánh ra nước ngoài v.v.nghĩa là cào bằng tất cả.
    Thưa ông TC,viết như thế này là nguỵ biện !

  2. – “Phải chăng, chúng ta, dân tộc chúng ta, nợ những mảnh đời ấy một đạo lí?”

    Theo tôi, “chúng ta, dân tộc chúng ta” – chính là “những mảnh đời” ấy, hay cũng là “những cánh diều” – những mơ ước có tự do.

    Đạo lí – mà Đảng lợn CSVN – kẻ giam giữ dân tộc VN phải biết, và THẾ GIỚI không được quên là:
    – Càng giam giữ người VN như nô lệ – họ càng muốn trở thành “những cánh diều”, càng mơ ước muốn có tự do. “Những cánh diều”, “những mảnh đời ấy” rơi xuống vực thẳm – là tội ác của ĐCSVN.

  3. Tôi ít biết Phạm Đoan Trang đã viết những gì, nhưng biết chắc rằng người này bị CS hành hạ đủ thứ, và cũng chống lại CS đủ cách.

    Tôi biết sự phản kháng của ông Phạm Toàn đối với giáo dục của CS. Cụ thể, ông làm những gì, tôi chưa tìm hiểu. Điều chắc chắn tôi biết là CS không ưa ông.

    Tôi biết, và còn giữ bằng chứng, nhiều lần hai nhân vật trên bị muỗi trích. Lần này nữa.

  4. Một bài viết đánh lận con đen, bất chấp đạo lý nhưng “Phải chăng, chúng ta, dân tộc chúng ta, nợ những mảnh đời ấy một đạo lí?”. Oh, Chấm Tanh là nhà báo xã hội chủ nghĩa . Neverfookinmind.

    Di dân Nam tiến ngày xưa hoàn toàn vì mục đích khác & môi trường khác . So sánh với chiện di dân thời nay hóa ra nước Việt đang mở qua tới Anh, Mỹ, châu Âu ?

    Di dân 1954, 1/2 là gần đúng, vì họ không (dám) sống với chế độ ưu việt của Bác Hồ vĩ đại . Khác là ở chỗ họ tới 1 khu khác trên đất Việt .

    So sánh 2 thứ với nhau Chấm Tanh đang đồng hóa chuyển nhà từ tỉnh này qua tỉnh khác với vượt biên . Well, wtf you expect với đám này ?

    Đánh lận con đen, xập xí xập ngầu đã trở thành chiên môn của trí thức xã hội chủ nghĩa rồi nhỉ . Có thể gọi đây là triền thống cách mạng được chưa ?

    Cứ suy từ Phạm Đoan Trang ra thì biết, “trí thức” trong nước nói chung không có bất cứ 1 khái niệm đúng đắn gì về đạo đức, đạo lý hay công lý . Thật ra cũng không thể trách được họ . Mấy môn học đàng hoàng & sách vở đã bị dẹp tiệm từ lâu rùi . Chỉ có những chương trình học được/bị những người như nhà giáo kính mến Phạm Toàn soạn ra thui .

    Chấm Tanh tại sao không như Phạm Đoan Trang nhẩy ? Cứ “không bàn tới đạo đức” thì mọi chiện đều dzách lầu, vô tư . Tại sao cứ phải đem đạo đức vô cho rách việc ? Thà không nói tới không ai biết mình dốt . Thần khẩu hại xác phàm muh.

  5. Mọi so sánh đều khập khiễng.
    Sợi dây ràng buộc cánh diều.
    Không có sợi dây, diều chẳng thể bay cao.

Leave a Reply to Khách Quan Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây