Lời xin lỗi ám ảnh

Vũ Kim Hạnh

27-10-2019

Lời xin lỗi của cô Phạm Thị Trà My. Photo Courtesy

Đọc bản tin trả lời phỏng vấn Reuters của cha Anton Đặng Hữu Nam, tôi phải dừng từng chặp vì nhói tim và nhức bưng cả đầu. Ông nói: Đợt này, hơn 100 người đang trên đường để đi tìm sự sống cho mình. Người chủ chăn chắc không mong muốn những cuộc ra đi đó nhưng … phải chăng (xin lỗi) niềm tin tôn giáo không đủ ngăn sự mất niềm tin ở tương lai?

Tại sao trong những lời trối trăn tuyệt vọng, Trà My cứ mãi nói thương bố mẹ và xin lỗi. Lời xin lỗi thực thà nhất trong triệu triệu lời xin lỗi tôi đã biết đã nghe (và thường tự nhủ thầm, sao xin lỗi dễ dàng thế?). Thật đau thương khi đọc phân tích mà tôi thấy đáng tin, em xin lỗi vì biết chắc chắn bố mẹ sẽ cực kỳ lao đao để trả món nợ chuyến đi đắt đỏ của em, không biết lấy nguồn nào mà bù trả, sau khi em ra đi lần 2, vĩnh viễn.

Cám ơn anh Hoàng Huy, người đã làm phiên dịch cho Cảnh sát và Bộ nội vụ Anh về các vụ nhập cư của người Việt, đã viết về họ, những “người rơm – sống không ai biết, chết chẳng ai hay” như sau:

Ai cũng có một đời để sống, có quyền được chọn cách sẽ sống thế nào, sống ở đâu… nhưng cũng đâu phải ai cũng may mắn có khả năng để đi du học, hay đi sang xứ người bằng cánh cửa rộng để theo đuổi ước mơ thay đổi cuộc đời.

Chúng ta hãy ngưng phán xét, ngưng trách móc, ngưng nói đến những điều lớn lao, những nguyên nhân vĩ mô, ngưng dạy bảo những người đã khuất sao không làm thế này thế kia… hãy dành một chút im lặng để cảm thông với những gia đình đang ở tận đáy của sự đau thương.

Dù là người Việt Nam – người Trung Quốc hay người gì chăng nữa, thì cũng là đồng loại của chúng ta, và họ được quyền yên nghỉ sau quá nhiều những đau đớn – hoảng loạn lúc cuối đời.

Mong cho họ được bình yên, ở một thế giới khác họ sẽ không phải từ bỏ quê hương để mưu sinh, không phải liều mình trên những chuyến xe sinh tử, không phải lạnh lẽo ra đi giữa những kiện hàng, mong cho họ được làm NGƯỜI cho đúng nghĩa, và không bao giờ có thêm ai nữa phải liều mình làm “người rơm”.

Nỗi đau này của họ hay của tất cả chúng ta, một dân tộc đã hết chiến tranh nhưng vẫn còn quá nhiều nỗi đau để khóc? Thương lắm, Việt Nam ơi…” (hết trích).

Bình tĩnh nghĩ lại, mỗi ngày chúng ta câm lặng cho qua tình trạng hàng trăm thanh niên con nhà có tiền, có thế đã ngang nhiên cướp chỗ học của những thanh niên đủ điểm vào Đại học mà bị đẩy ra bên lề hay vô số những cảnh đời bất công, bị cướp hết cơ hội vì không có thân thế và tiền của.

Nhiều năm qua, hàng trăm ngàn, hàng triệu người dân từ các vùng quê xa xôi mà sản phẩm bị “giải cứu” liên miên đã ly hương, đổ về các thành phố, chạy xe ôm (nhìn đội quân “xe ôm công nghệ” nhuộm xanh thành phố mà chạnh lòng), phụ hồ, đứng đường và… Trong dòng người đó, người dân Nghệ Tĩnh cũng ra đi và sau vụ Formosa mấy năm qua, họ càng ra đi nhiều hơn, cố thoát khỏi bế – tắc – mưu – sinh vì biển trời bị làm bẩn, ô nhiễm mà những đồng bạc bồi thường ai cũng biết rất thường bị bốc hơi, là không đủ tiền mua thuốc.

Kể sao cho hết mà tìm cách đổ thừa trách nhiệm cho ai khác, cái gì khác không phải là mình?

Vâng, không có ai trong chúng ta là ngoại phạm, là vô can. Càng tìm cách phân bua, biện minh thì chỉ càng cho thấy sự vô trách nhiệm, vô cảm và từ đó, sẽ không giải quyết được tận gốc thảm cảnh mang số 39 ám ảnh nảy (Xin lỗi là phải viết, chỉ viết vì đau đớn quá, dù biết là nhàm?)

Nội dung tin nhắn của cô Phạm Thị Trà My. Photo Courtesy
Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Tò mò, tớ vào đọc fb của “hàng Việt-Trung chất lượng cao”, 20 còm là làm loãng nhận định của Ngô Thanh Tú rằng thì là mà đây là trách nhiệm của cái chánh quền những người như bà Vũ Kim Hạnh ủng hộ . Có người còn cho rằng hổng nên lồng chánh chị dzô chiện này, & it look like mọi người tránh đụng tới chánh quyền, kể cả “công khai chống Cộng” Mai Quốc Ấn . Bà treo đầu dê lun mồm “trách nhịm là của tất cả chúng ta” thus, imply “hổng nên đụng tới chánh quyền” của bả & những người như bả .

    Nguyễn Thị Hậu bên trang nhà đồng chí tiến sĩ Trần Hữu Dũng cũng có 1 bài, cho tớ gộp chung thuộc loại bài “khốn nạn”. Có vẻ nhiều bài đổ cho cái “thơ ngây” của những người “vượt biên”, rằng thì là mà dù sao cũng vì “nhẹ dạ”, “cả tin” -look whos talkin-, “thiếu thông tin” vv … vv … và dù sao thì nghèo đói vẫn tốt hơn là mất mạng . 1st time i read something similar, khoảng 78-79, and yet Nam Giao kể chuyện con gái 14t Việt Nam uống thuốc tránh thai trước khi đi vượt biên, mặc dù chưa biết yêu .

    Đừng nói là họ không biết về những nguy hiểm đang rình rập từng bước trên chuyến đi vạn dặm này . Tất cả họ đều biết rõ . Nhưng không ai dám đưa ra nguyên nhân tại sao dù biết rõ những hiểm nguy rình rập con người Việt nam khi quyết định vượt biên, nhưng họ vẫn cam tâm đi .

    Tất cả những bài đổ lỗi kiểu này, và “chân tình” khuyên nhủ rằng thì là mà bảo toàn mạng sống trong chế độ có 1 thứ công lý không phải là 1 thằng hề của Mai Quốc Ấn, mức độ đạo đức ngang bằng với những lời kêu gọi không nên bỏ nước/chế độ để đi của Huỳnh Tấn Mẫm . Có nghĩa jack xít, một số không to tròn trĩnh, lộn, vòng tròn bất tử .

    BTW, tớ đồng ý với Ngô Thanh Tú . Squarely, đây là trách nhiệm của Đảng ta, aka của các người như bà Vũ Kim Hạnh, của các người “công khai chống Cộng” như Mai Quốc Ấn, của các triết gia phản bội, lộn, biện, của Phạm Lê Văng … uh … Cát & những người như hắn chuyên cổ vũ cho pháp luật xã hội chủ nghĩa, nói cho rõ, có rất nhiều người “tưởng bở”. Nhưng như tớ đã nói 1 tập thể là tập hợp của rất nhiều cá nhân . Thus, tớ quy trách nhiệm cho từng cá nhân . Tất cả bọn họ đều có tội .

  2. “có 47 bình luận và trên 300 chia sẻ”

    Like i said, ai tin … chết ráng chịu . Một điều dối trá, đã được chứng minh ở Việt Nam, nếu được (rất) nhiều người tin sẽ thành “chân lý cụ thể”.

    Di chúc Bác Hồ, (tất cả) mọi người đều nói là không nói gì tới xây dựng chủ nghĩa xã hội, số se, laik & còm còn nhiều hơn nữa . Tại sao bà Vũ Kim Hạnh không câu viu, câu laik, câu còm bằng cách đó nhẩy ?

    Chiện “trí thức xã hội chủ nghĩa”, well, họ tự xưng mình là “trí thức, nhân sĩ”, tớ thấy không đủ nên thêm “xã hội chủ nghĩa”. Thế thui . Cũng giống như họ xập xí xập ngầu, đánh đồng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa với nền giáo dục Việt Nam từ 1945 tới giờ . Somebody gotta point out the difference.

    Trong 1 bài của ô Cống, Vũ Kim Hạnh is listed as 1 trong những “trí thức, nhân sĩ”, thus, the title.

  3. Máu bà Kim Hạnh hấp dẫn Muỗi mạnh và nhanh đến thế?

    Để chửi bới ai, chúng cứ dùng nặc danh và gọi người ta là “trí thức xhcn”.
    Lẽ ra, tôi đợi ruồi bu tới mới phát biểu.

  4. Xin mọi người vạch rõ: Có những kẻ muốn chửi bới ai (ví dụ, ở đây là chửi tác giả bài viết này: là bà Kim Hạnh) chúng chỉ cần quàng lên cổ người ta cái danh hiệu “trí thức xhcn”.

    Vẫn biết, chúng chỉ là loài Ruồi và Muỗi…

  5. “dù biết là nhàm”

    Đúng hơn là nhảm . Bà Vũ Kim Hạnh nói vậy chứ, có “đau đớn” cho lắm thì cũng đêm không ăn, ngày không ngủ . Đêm về đập đầu vào gối chết tới sáng . Sáng ra lại bận bịu với công việc của “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, rùi họp câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, chung sức nghĩ ra bản kiến nghị, uh, thư ngỏ mới để Đảng Cộng Sản ngày càng đổi mới, càng xứng đáng lãnh đạo đất nước & dân tộc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa Bác Hồ đã chọn lựa cho đất nước & dân tộc .

    Trí thức xã hội chủ nghĩa í muh, chỉ xạo ke, dóc tổ là giỏi thui .

    Tất nhiên, ai tin … chết ráng chịu .

Leave a Reply to nghiemnv Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây