Văn hóa Việt Nam Cộng Hòa là gì?

Nguyễn Quang Duy

26-10-2019

Việt Nam Cộng Hòa thành lập ngày 26/10/1955, đang lúc chiến tranh nên quốc sách bảo vệ tự do được ưu tiên, nhưng không phải vì thế mà quên lãng mục đích xây dựng một xã hội dựa trên triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc.

Lời mở đầu Hiến Pháp 1956 ghi rõ: “…dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện.”

Còn Điều 11 của Hiến pháp 1967 ghi rõ “Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản.”

Con người làm gốc

Việt Nam Cộng Hòa nhìn nhận mọi người đều có quyền và có bổn phận như nhau, không ai được sử dụng người khác làm phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu cá nhân hay đảng phái.

Người miền Nam tin rằng giới lãnh đạo cũng là con người nên đều mắc phải những sai lầm, vì thế cần xây dựng một thể chế đa nguyên, đa đảng đối lập, với luật pháp chặt chẽ để kiểm soát quyền lực của tầng lớp lãnh đạo.

Việt Nam Cộng Hòa nhìn nhận sự khác biệt giữa người và người, ngăn cấm việc kỳ thị giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, sắc tộc, trình độ học vấn hay kỳ thị dựa trên lý lịch, trên chính kiến, mọi người đều có cơ hội bình đẳng.

Mọi chiến lược, chính sách, chủ trương, hành động quốc gia đều phải phù hợp với nhân sinh quan về con người, với mục đích phục vụ con người, quan tâm tới quyền lợi và hạnh phúc của con người.

Ngoài việc xây dựng thành công nền giáo dục nhân bản, mọi sinh hoạt tôn giáo, sắc tộc, hướng đạo, văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật, dân sự đều được đối xử một cách công bằng không thiên vị.

Chính quyền miền Nam nhìn nhận và bảo vệ quyền con người, quyền dân sự được ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền.

Trong hoàn cảnh chiến tranh, gia đình những người theo cộng sản vẫn được đối xử một cách công bằng như mọi công dân khác, được pháp luật bảo vệ, được quyền bầu cử, quyền gia nhập quân đội bảo vệ đất nước, quyền tham gia chính trị, được làm ăn buôn bán, con em họ được đến trường như mọi trẻ em khác tại miền Nam.

Từ năm 1962, chương trình Hồi chánh giúp trên 200 ngàn cán binh cộng sản buông súng quay về tạo dựng cuộc sống mới trong cộng đồng dân tộc.

Dân tộc làm nền

Tinh thần dân tộc được hình thành và phát triển theo giòng lịch sử, tạo tình đoàn kết, gắn bó dân tộc và phát triển quốc gia.

Trong thời bình thúc đẩy người dân đóng góp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, nâng cao dân trí. Vào thời chiến giúp toàn dân đoàn kết đánh đuổi ngoại xâm.

Việt Nam Cộng Hòa luôn đề cao các giá trị lịch sử dân tộc, độc lập, tự chủ, ngôn ngữ, nghệ thuật, văn hóa. Ngay từ tấm bé trẻ em miền Nam được dạy yêu nước thương nòi.

Người miền Nam luôn tôn trọng các giá trị đặc thù, các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi sinh hoạt gia đình, nghề nghiệp, sắc tộc, địa phương và đất nước.

Chính phủ miền Nam chủ trương bảo tồn và phát huy những tinh hoa, những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, để không bị mất đi hay bị đồng hóa với văn hóa nước ngoài.

Người miền Nam giữ gìn văn hóa dân tộc nhưng luôn cởi mở, cầu tiến, học hỏi, gạn lọc điều hay cái đẹp của văn hóa dân tộc khác.

Việt Nam Cộng Hòa đặt Tổ quốc trên hết, đặt dân tộc và đất nước trên cá nhân, trên giai cấp, trên đảng phái và trên cả thể chế chính trị.

Tự do để tiến bộ

Việt Nam Cộng Hòa lấy triết lý khai phóng làm rường cột thăng tiến, mọi người được tự do mở rộng tầm nhìn, tự do trau dồi năng khiếu, tự do ngôn luận, tự do quyết định cho chính mình, tự do tìm ra sự thật, ra điều hay, lẽ phải, tìm đến chân, thiện, mỹ.

Ngay từ nhỏ trẻ em miền Nam đã được giáo dục tự do, được khuyến khích mở rộng tầm nhìn tiếp nhận những tư tưởng và kiến thức tân tiến trên thế giới.

Nhờ vậy xã hội miền Nam đào tạo được những công dân tự do, sẵn sàng nhận trách nhiệm, tôn trọng luật pháp, biết xây dựng kinh tế, phát triển xã hội, đón nhận văn minh thế giới và tích cực đóng góp vào sự thăng tiến nhân loại.

Miền Nam đã xây dựng một hiến pháp và một thể chế dân chủ tam quyền phân lập rõ ràng.

Nền Cộng Hòa tại miền Nam có thể được xem là một nền dân chủ hiến định và pháp trị tiên tiến vào bậc nhất trong khu vực Á châu thời ấy.

Nền tảng triết lý Việt Nam Cộng Hòa

Tổng hợp 3 tinh thần nhân bản, khai phóng và dân tộc tạo thành triết lý xây dựng Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia vừa giành được độc lập, phải đối đầu với chiến tranh và chỉ trong vòng 20 năm đã xây dựng được nền tảng vững chắc.

Một quốc gia với kinh tế tự do, y tế đại chúng, người cày có ruộng, báo chí tự do, tôn giáo, văn học, văn nghệ, nghệ thuật phát triển tự do, và một nền dân chủ hiến định, pháp trị với tam quyền phân lập rõ ràng.

Một xã hội dân sự với nhiều hội đoàn dân sự, gồm các tổ chức tôn giáo, nghiệp đoàn, hướng đạo, đồng hương, tương trợ, từ thiện, nghiên cứu, các câu lạc bộ, đã được hình thành tại miền Nam.

Đặc biệt, nền giáo dục dựa trên nhân bản, khai phóng và dân tộc, đã đào tạo được những thế hệ công dân tốt cho miền Nam, cho Việt Nam và cho nhân loại.

Văn hóa Việt Nam Cộng Hòa

Con người làm gốc, dân tộc làm nền, tự do để tiến bộ đã trở thành nền tảng văn hóa Việt Nam Cộng Hòa, được bảo tồn và được truyền đạt đến các thế hệ Việt Nam ngày nay.

Văn hóa thể hiện qua cách sống cách suy nghĩ. Người Việt Nam Cộng Hòa sống, suy nghĩ và hướng về tương lai hoàn toàn khác với người cộng sản.

Sau 20 năm chia cắt lấy thời điểm 30/4/1975 làm mốc, miền Bắc đã trở thành một bản sao của cộng sản Trung Hoa.

Xem lại phim ảnh cách ăn mặc, cách phục sức, cách sống, cách giáo dục, xem lại sách báo, lại văn thơ, lại âm nhạc, lại tranh ảnh miền Bắc bạn sẽ dễ dàng nhận ra điều này.

Ở hải ngoại, 44 năm qua người Việt Nam Cộng Hòa vừa bảo vệ cộng đồng, bảo tồn văn hóa, vừa hỗ trợ quốc nội đấu tranh cho tự do và vẹn toàn lãnh thổ.

Ở những nơi đông người Việt sinh sống nhiều hội đoàn dân sự được thành lập, có trường dạy tiếng Việt, có sách giáo khoa soạn theo chương trình trước 1975, có tổ chức những buổi lễ ghi ơn các anh hùng dân tộc, tổ chức Tết, Tết Trung Thu cho trẻ em.

Mỗi gia đình đều cố gắng gìn giữ tiếng Việt cho con em, duy trì những sinh hoạt gia đình và cộng đồng, vừa giảng giải cho con em truyền thống dân tộc, vừa nhắc nhở con em lý do phải bỏ nước ra đi.

Nhiều ban nhạc, ban kịch, ban cải lương, câu lạc bộ văn học nghệ thuật và cả điện ảnh cũng được hình thành ở khắp nơi.

Truyền thanh, truyền hình và báo chí là những phương tiện phục vụ cộng đồng có mặt ở mọi nơi.

Nhiều nơi còn xây dựng đền thờ Quốc Tổ, đền thờ và tượng đài các anh hùng dân tộc, viện bảo tàng, chùa, nhà thờ, võ đường, trung tâm sinh hoạt cộng đồng.

Phục hồi Việt Nam

Ở trong nước, người Việt Nam Cộng Hòa vẫn âm thầm gìn giữ và truyền bá cho thế hệ tiếp nối nền văn hóa nhân bản, khai phóng và dân tộc, mong một ngày phục hồi đất nước.

Sức sống của văn hóa Việt Nam Cộng Hòa vô cùng mãnh liệt, mặc dù bị nhà cầm quyền Hà Nội ngăn cấm âm nhạc, văn học, nghệ thuật, cách sống tại Việt Nam ngày nay được phục hồi mạnh mẽ.

Phong trào thoát Trung là nỗ lực đẩy lùi tì vết văn hóa Trung Hoa còn tồn đọng tại Việt Nam.

Nhiều người cộng sản miền Nam trong tiềm thức vẫn chưa quên một xã hội miền Nam đầy nhân bản, khai phóng và dân tộc.

Trước Quốc Hội cộng sản, 12/9/2018, bà chủ tịch Nguyễn thị kim Ngân phải thừa nhận kiến thức về sử ký và địa lý nước nhà, bà học từ thời Việt Nam Cộng Hòa nay vẫn nhớ không quên điều gì.

Bà Ngân biểu lộ lòng luyến tiếc vì giờ đây trẻ em học hành khổ sở, nhưng sử ký và địa lý nước nhà hầu hết đều không biết.

Triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc ngày nay được nhiều người miền Bắc biết đến, nhất là giới trẻ Việt Nam những người đang tìm kiếm một con đường thay cho con đường cộng sản bị nhân loại đào thải.

Tự do và dân chủ chỉ là điều kiện cần, mục đích và triết lý sống của dân tộc là điều kiện đủ để phục hồi Việt Nam.

Mục đích và triết lý sống giúp mỗi dân tộc biết đang ở đâu, đang làm gì, đang sống như thế nào, sẽ đi về đâu, đi cách nào và làm sao để đạt được mục tiêu tối thượng trong hoàn cảnh và khả năng có được.

Mục đích, triết lý và văn hóa xây dựng xã hội thời Việt Nam Cộng Hòa đã thích hợp và thành công ở miền Nam, cũng sẽ thích hợp với cả nước.

Nguyễn Quang Duy, gửi từ Melbourne, Úc Đại Lợi

Bình Luận từ Facebook

17 BÌNH LUẬN

  1. Lẽ ra,bài này không cần gì phải góp ý nhưng tình cờ vào đọc vài comment
    qúa ấu trĩ,do bị tẩy não và nhồi sọ nên đành phải viết thêm.
    Sở dĩ trước đây,người dân VN.ta không biết gì về CS.là vì chúng nó ra sức
    bưng bít nên nhân dân cả nước đều bị chúng lừa nhưng nay thực tế đang
    phơi bày ra những bế tắc vô phương cứu vãn của đất nước trong việc bảo
    vệ chủ quyền trước giặc Tàu cộng.Đó là bằng chứng chứng minh đảng CS.
    là bọn bán nước,phản dân ngày càng hiện rõ,không thể chối cãi được !
    Từ xưa dến nay,từ Đông sang Tây có nhà nước nào lại tôn kẻ xâm lược lấn
    chiếm lãnh thổ lãnh hải của mình làm bạn,làm thầy không ? Không đời nào
    chỉ có nhà nước của chế độ CSsVN.mới trắng trợn phản quốc như vậy !

  2. “đang lúc chiến tranh nên quốc sách bảo vệ tự do được ưu tiên”

    Giời ạ, “bảo vệ tự do” có nghĩa bảo vệ lãnh thổ trước sự xâm lăng của quân đội Cộng Sản theo lệnh thiếu tá Hồ Quang của Trung Cẩu

    Thui thì ló dư thế lày . Văn hóa Việt Nam Cộng Hòa là tất cả những gì (đa số, nói cho rõ) người Việt chân chính nào như ông bà của Nguyễn Thùy Dương, như đội quân khăn rằn bà ba đen vưỡn còn tự hào đã góp phần đánh đổ . Cũng là những gì trí thức “đảng viên hoạt động nội thành” như Huỳnh Tấn Mẫm, mặt chuột Lê Công Giàu cũng đã đấu tranh để đánh đổ . Văn hóa Việt Nam Cộng Hòa cũng là nội dung của 1 tác phẩm, theo nhà văn Nguyên Ngọc, khoa học & khách quan của Lữ Phương chủ trương phải thanh trừng . Nhờ đó & suốt cuộc đời nghiên cứu chủ nghĩa Mác, Lữ Phương đã được giải thưởng văn hóa mang tên Phan Chu Trinh .

    Có nghĩa văn hóa VNCH là tất cả những gì tất cả những ai xem những gì Bác Hồ nói ra là “chân lý” như nhà giáo đáng kính Phạm Toàn & Tiến sĩ Mác-Lê Vũ Ngọc Hoàng phải chung sức, chung lòng diệt trừ nó .

    Chỉ lói thế lày, Đảng Cộng Sản đang đi lại con đường diệt vong của Việt Nam Cộng Hòa . Bắt tay với Mỹ, lạnh nhạt với Trung Quốc, mở cửa cho chủ nghĩa tư bẩn lộng hành ở Việt Nam, không cảnh giác nên tạo đất cho văn hóa đồi trụy phản động ngo ngoe trỗi dậy . Ta cần hơn bao giờ hết 1 tác phẩm -theo nhà văn Nguyên Ngọc- khoa học & khách quan tạo tiền đề thanh trừng loại văn hóa lai căng, phản động ngày nay . Chỉ mong Đảng Cộng Sản nhận ra đâu là điểm dừng trước khi quá muộn . Hãy trở về với thời Bác Hồ .

    Joking (not really) aside, tất cả những gì đám đấu chanh xem là mục tiêu, về 1 viễn cảnh Việt Nam dân chủ, văn hóa & nhân bản, đều đã tồn tại dưới thời Việt Nam Cộng Hòa . Đúng, chưa hoàn hảo vì là mới phát triển . Nhưng những nền móng đã có sẵn . Còn bây giờ, … là 1 cánh rừng rậm gồm toàn gai góc, có cả hùm beo, hổ báo, yep, cả khủng long nữa . Cả đất lẫn nước đều chứa độc tố với nồng độ cao . Tất cả mọi khung giá trị đều bị đảo lộn & sai từ gốc, even better, chính những người phản biện rằng thì là mà thế lày là thế lào lại chính là những kẻ đã một thời góp phần làm đảo lộn giá trị . Họ cố bẻ lại, wtf you expect từ đám trí thức xhcn? them make it worse. Cứ bẻ qua bẻ lại tới giờ, good luck figuring out đạo đức là cái gì . Lê Học Lãnh Vân bàn về Đạo Đức Cốt Lõi!!! Hahahahahahahaha.

    Có ý rằng thì là mà không thể sửa chữa cái hư hỏng bằng chính tư duy đã dựng nên cái hư hỏng . Mọi người cứ đội lũ trí thức xã hội chủ nghĩa trên đầu rùi kêu là đấu chanh … Đấu chanh cái con Tự Do í . Oh, btw, ý trên là của Anh-Xịt-Tanh .

    39 người bỏ mạng, ở nước ngoài sẽ có 1 sám hối tập thể rùi xây đài tưởng niệm . VN, no big whoop, lại xây thêm vài tượng Bác Hồ có văn hóa như Lưu Trọng Văn đề nghị . Với lối đấu chanh của đám đấu chanh, there gonna be lot more, & much worse. you aint seen nothin yet, thats all i can say. dark dayz ahead & no end in sight.

  3. Bài trên trang Người Việt online:

    GIỚI TRẺ TẠI VIỆT NAM LỚN LÊN SAU CHIẾN TRANH NHÌN VỀ VNCH
    EUGENE, Oregon (NV) – Hội thảo về Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tại Đại Học Oregon trong hai ngày 14 và 15 Tháng Mười, 2019, một điểm đặc biệt là có tới 7 diễn giả là các nhà nghiên cứu trẻ tuổi đến từ Việt Nam.
    Những người này chưa bao giờ sống dưới chế độ VNCH, hoặc sinh ra sau chiến tranh hay sinh ra ở miền Bắc trong thời kỳ chiến tranh. Một số trong những người này mới chỉ tiếp xúc với cộng đồng người Việt hải ngoại khi họ đi du học, một số khác thì chưa từng.

    Chủ đề mà các diễn giả này thuyết trình khá phong phú, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế đến lịch sử, giáo dục, văn học, nghệ thuật. Nói như Giáo Sư Vũ Tường, Đại Học Oregon, trong bài khai mạc hội thảo là “những bài thuyết trình này đã đụng tới cả những vấn đề cấm kỵ (taboo).”
    Những điều cấm kỵ nói theo kiểu nhà nước CSVN là những vấn đề “nhạy cảm,” thường là liên quan đến chính trị, chẳng hạn như VNCH không được nhắc tới tại Việt Nam.
    Bài thuyết trình của ông Nguyễn Lương Hải Khôi, Đại Học Sư Phạm TP.HCM, phân tích bộ “Việt Nam Sử Lược” của tác giả Trần Trọng Kim. Bài thuyết trình này động chạm tới điều mà những người Cộng Sản và cơ quan tuyên truyền của họ hay nêu lên là chỉ có đảng Cộng Sản Việt Nam mới là những người chống ngoại xâm hữu hiệu.
    Cũng đến từ Đại Học Sư Phạm TP.HCM, hai diễn giả Hoàng Phong Tuấn và Nguyễn Thị Minh, so sánh sự tự do sáng tác tại miền Nam Việt Nam dưới chế độ VNCH, với loại sáng tác có định hướng dưới sự chỉ huy của đảng Cộng Sản ở miền Bắc.
    Diễn giả Trương Thùy Dung, đến từ Viện Sử Học Hà Nội, so sánh các chương trình giảng dạy đại học ở miền Nam của VNCH và miền Bắc của chính phủ Cộng Sản. Việc so sánh cho thấy ở miền Nam có sự tự do học thuật mà miền Bắc không có, trong đó, các trường đại học miền Nam không ngần ngại giảng cả chủ nghĩa Marx, trong khi tại miền Bắc người ta chỉ cho phép một chủ thuyết ấy của đảng Cộng Sản được giảng dạy mà thôi.
    Bình luận về nội dung các bài thuyết trình của những diễn giả đến từ Việt Nam, ông Hoàng Đức Nhã, cựu tổng trưởng Dân Vận và Chiêu Hồi thời Việt Nam Cộng hòa, nói với báo Người Việt rằng ông thấy một sự cởi mở hơn trước, và điều đó làm ông cảm thấy rất thú vị.
    Trả lời câu hỏi của ông Peter Zinoman, Đại Học Berkeley, California về sự tham gia của các diễn giả đến từ Việt Nam, bà Nguyễn Thị Minh, cho rằng không khí nghiên cứu các vấn đề gọi là “nhạy cảm” ở Việt Nam đã có phần hy vọng hơn, ít sợ hãi hơn lúc trước.
    Bà Phạm Thị Hồng Hà, đến từ Viện Lịch Sử Hà Nội nói với báo Người Việt về cuộc hội thảo:
    “Đây là một cơ hội tốt đối với tôi, với những người nghiên cứu không sống trong giai đoạn đó, có cơ hôi được lắng nghe, ý kiến từ các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, về thời kỳ VNCH và miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Gần đây tôi thấy các nguồn tư liệu rất là mới, những tư liệu giải mật của Hoa Kỳ, nhiều chuyên gia được tiếp xúc với tư liệu từ phía Việt Nam, binh sĩ Việt Nam, kể cả những tư liệu phỏng vấn. Những nghiên cứu đó có nhiều đóng góp cho sự phát triển mới. Khi chúng tôi tham gia thì chúng tôi hiểu thêm được nhiều điều.”
    Bà Nguyễn Thị Từ Huy, đến từ Đại Học Đại Dương ở Nha Trang, trả lời qua email cho báo Người Việt, viết: “Một dân tộc không thể tồn tại trong tư cách là một dân tộc nếu không có lịch sử của nó… Việc nhiều người từ Việt Nam qua tham gia một hội thảo về VNCH có lẽ phản ảnh những thay đổi quan trọng về nhận thức về lịch sử dân tộc.”
    “VNCH là một phần của lịch sử Việt Nam. Sẽ không có một lịch sử Việt Nam trọn vẹn nếu thiếu phần lịch sử của VNCH. Có nghĩa là tìm hiểu về VNCH cũng cần thiết như tìm hiểu bất cứ giai đoạn lịch sử nào trong lịch sử Việt Nam. Nếu tất cả đạt tới nhận thức này thì chúng ta có thể hy vọng rằng một số vấn đề về quá khứ có thể được giải quyết.”
    Tuy nhiên, sự “sợ hãi” dù đã giảm bớt như lời bà Nguyễn Thị Minh trả lời tại buổi hội thảo như đã nêu, nhưng nó chưa hoàn toàn chấm dứt.
    Một diễn giả đến từ Việt Nam, từ chối nêu danh tánh trên báo Người Việt, ở chỗ riêng tư nói rằng, “Những di sản của VNCH vẫn đương nhiên tồn tại và sẽ tiếp tục tồn tại ở Việt Nam.”

    Nguyễn Hòa/Người Việt
    (nguoi-viet.com)

      • Bạn ngiemnv, theo sự gợi ý của bạn Khách Quan, tôi đã dò tìm được tung tích của giáo sư Vũ Tường ở đây:
        https://polisci.uoregon.edu/profile/thvu/
        Giáo sư Vũ Tường hiện đang dạy bộ môn Khoa Học Chính Trị tại đại học University of Oregon, là tác giả của nhiều cuốn sách nói về VN. Trong đó có cuốn The Republic of Vietnam, 1955–1975- có lẽ là cuốn sách hay nhất của ông cho giới trẻ VN tìm hiểu về nền cộng hoà đệ nhị non trẻ của VN tự do. https://www.goodreads.com/book/show/44612325-the-republic-of-vietnam-1955-1975.
        Tôi thấy có nhiều bạn gái lấy chồng Mỹ (nhiều người trong số họ là con cháu cán bộ CS để được đi Mỹ) tuy là người Việt nhưng chỉ biết nói về quê hương mình như Nguyễn Minh Triết đã từng nói “Việt Nam nhiều gái đẹp, nhiều khu resort và rất nhiều món ăn độc đáo”…Ngược lại, những người chồng Mỹ của họ lại chú ý vào lịch sử và sinh hoạt chính trị tại VN gấp mười lần vợ. Họ biết những gì đang xảy ra tại VN hơn cả người VN, nên cô vợ cháu ngoan bác hồ không thể bịp được họ!!!

    • He he he ….

      Bia VNCH giả vs Bia QĐNDVN thật….loại bia nào có giá trị?

      Dù anh có “bức xúc” thế nào, thì anh cũng chỉ có thể bắn AK vào lính VNCH bằng bia giả, nhưng những tên lính Trung Quốc (mà đảng CS của anh gọi là….bạn, là đồng chí) lại dùng AK để bắn vào lưng, vào bụng, vào ngực, vào đầu của các “chiến sĩ” Hãi Quân QĐNDVN….anh ….hùng như là những tấm bia thịt….sống đấy, anh Hp phạm ạ!

      Muốn xem các chiến sĩ QĐNDVN anh hùng xếp hàng ngang, anh dũng làm bia thịt cho quân bạn tập bắn như thế nào, anh có thể “xợt Gú Gồ, Du Tu Bi”: Hãi chiến Gạc Ma 1988 hay “thảm sát Gạc Ma 1988” thì ra ngay….Như phim hành động giả tưởng, hay lắm đó ! (tiện đây, xin tặng anh cái link…miễn phí để anh khỏi mất công tìm)

      https://www.youtube.com/watch?v=YFxLeNVLRoM

  4. VNCH – “Tổ Quốc Trên Hết!” – vs – CHXHCNVN – “Thà Mất Nước Hơn Mất Đảng!”.

    WoW! Một sự khác biệt quá là lớn!

  5. Quả thực, cũng là kiếp con dân Việt mà tôi không được may mắn học dươis thời MỸ VNCH, tôi đc học dưới mái trường xhcn. Nay chỉ nghe với tí thông tin, cùng với sự tự diễn biến, thấy thèm và mong muốn các thế hệ sau được may mắn như tác giả đã từng và có phần hơn.

    • Nếu cha mẹ của nghiemnv mà di cư vào nam năm 1975, và những người mà bạn gọi là trí thức XHCN, còn người miền Nam gọi là “Ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” như ….- muốn nêu hàng loạt ra số tên này thì mệt thở, nhưng đại loại là mấy cha nội mà bây giờ cũng vẫn lăng xăng kiến nghị “xin-cho”- mà cút hết ra bắc từ 1954 thì còn gì để phải than vãn ?

    • Xin chỉnh sửa tí:
      Nếu cha mẹ của nghiemnv mà di cư vào nam năm 1954, và những người mà bạn gọi là trí thức XHCN, còn người miền Nam gọi là “Ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” như ….- muốn nêu hàng loạt ra số tên này thì mệt thở, nhưng đại loại là mấy cha nội mà bây giờ cũng vẫn lăng xăng kiến nghị “xin-cho”- mà cút hết ra bắc từ 1954 thì còn gì để phải than vãn ?

Leave a Reply to Trúc Bạch Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây