Không khó để kết luận nguyên nhân tử vong của Thứ trưởng Lê Hải An!

Trần Đình Triển

19-10-2019

Mấy ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tìm hiểu nguyên nhân tử vong của Thứ trưởng Lê Hải An (Bộ Giáo dục & ĐT). Nhiều ý kiến bàn luận và đưa ra những giả thiết khác nhau; tôi tin rằng: Sẽ có sự phối hợp, chỉ đạo của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận Hai Bà Trưng, Công an Hà Nội, Bộ Công an, với sự tham gia của Viện kiểm sát; đang tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ khách quan toàn diên; chắc chắn sẽ có kết luận.

Với nhận thức của cá nhân, tôi cho rằng để làm sáng tỏ nguyên nhân tử vong của Thứ trưởng Lê Hải An, cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp điều tra xác minh, khách quan, toàn diện, đầy đủ, tỷ mỉ và chính xác sau đây:

THỨ NHẤT: Huy động lực lượng bảo vệ và khám nghiệm hiện trường:

– Thu giữ tất cả hình ảnh camera có liên quan từ cổng bảo vệ, cầu thang, căng-tin,… từ ngày 16/10/2018 đến kết thúc khám nghiệm;

– Cần quay video, chụp ảnh, đo vẽ chính xác từng vị trí có liên quan; vẽ sơ đồ chi tiết hiện trường;

– Thu thập các dấu vết, đồ vật tại hiện trường: Bát đũa, thìa, đồ đựng và gia vị, giấy hoặc khăn lau; cốc uống giải khát, gạt tàn thuốc lá, mẫu, tàn thuốc lá; lấy mẫu thức ăn, gia vị và đồ uống;

– Lấy mẫu vân tay ở tất cả những vị trí (cửa, mặt bàn, trên đồ dùng ăn uống hút thuốc, thành lan can,…

– Thu thập, mô tả, chụp ảnh,… chi tiết các dấu vết khả nghi từ căng tin đến thành tường và nơi vị trí thi thể nằm dưới đất;

– Thu thập chứng cứ tại phòng làm việc, trong xe ô tô,…

THỨ HAI: Xem xét dấu vết trên thi thể và giám định tử thi:

– Trang phục có bị rách, đứt khuy, dấu vết trên quần áo, giày, tất, thắt lưng, ăn mặc có ngay ngắn không? Đồ dùng cá nhân: Điện thoại, bút,…

– Trên thi thể có những dấu vết gì? Nếu có thì cơ chế hình thành dấu vết là gì?

– Cần giám định thời gian chết, nguyên nhân do đâu? (Não, thần kinh, máu, thức ăn và đồ uống, hệ tuần hoàn,…);

– Thương tích và dấu vết trên thi thể được tạo nên từ độ cao bao nhiêu so với trọng lượng cơ thể và độ cứng nền nơi rơi xuống;

– Tư thế rơi xuống tiếp cận đất như thế nào? Chân, hay đầu, hay toàn thân, lưng hay bụng,..

THỨ BA: Thu thập những thông tin có liên quan, như:

– Trước và trong thời gian xảy ra vụ việc có tiếng nổ, tiếng động, tiếng cãi nhau, tiếng kêu la,… hay không?

– Tình hình và dư luận trong cơ quan và ngoài cơ quan trước, trong và sau vụ việc xảy ra thế nào?

THỨ TƯ: Cần lấy lời khai những người sau đây:

– Người thân của Thứ trưởng Lê Hải An;

– Lái xe, thư ký của Thứ trưởng Lê Hải An;

– Bảo vệ cơ quan Bộ GD&ĐT, nhân viên lao công vệ sinh; cán bộ và nhân viên căng tin;…

– Cán bộ và nhân viên trong Bộ có liên quan hoặc biết vụ việc;…

THỨ NĂM: Làm rõ thời gian, lịch làm việc của Thứ trưởng Lê Hải An trong cả 2 ngày (16 và 17/10/2019):

– Làm việc với ai? Thời gian? Đi lại? Ăn ở? Và nội dung gì?…

– Lư ý: Từ ngày 16/10 là làm việc theo chế độ mùa đông (Cơ quan trung ương tại Hà Nội bắt đầu làm việc vào 8 giờ sáng). Vậy thì ngày 17/10, Thứ trưởng vừa đi công tác ở Đà Nẵng về Hà Nội ngày 16/10 lại phải đến Bộ GD₫ĐT trước 7 giờ sáng để giải quyết công việc gì? Ai yêu cầu? Ai đề nghị? Hoặc gặp ai để giải quyết công việc?

THỨ SÁU: tạm thu, kiểm tra giao dịch qua điện thoại và các mạng thông tin khác,… của Thứ trưởng Lê Hải An để phát hiện nghi vấn.

*****

Qua thông tin trên báo chí và mạng xã hội, đưa hình ảnh từ vị trí bắt đầu và tới điểm rơi, bản thân tôi có nhận xét như sau:

Không có khả năng do lỗi vô ý hoặc hành vi không tự làm chủ được dẫn đến trượt ngã hoặc ngã rơi xuống, vì:

– Theo tiêu chuẩn xây dựng VN thì lan can ở vị trí này phải đảm bảo độ cao từ 1,45m đến 1,5m. Hình ảnh mà báo chí đăng lên nơi vị trí bắt đầu rơi cho thấy ước lượng cũng có chiều cao khoảng 1,45m. Giả sử Thứ Trưởng Lê Hải An cao khoảng 1m85, khi trượt chân va vào lan can thì chưa đủ mất cân bằng lực từ trọng lượng cơ thể để rơi xuống đất.

– Mặt khác, nếu lỗi vô ý dẫn đến rơi xuống đất, thì thông thường rơi thẳng đứng sát với bờ tường từ trên cao xuống đất. Theo hình ảnh đăng trên báo chí thì tôi thấy thi thể Thứ trưởng Lê Hải An cách khá xa chân tường. Lưu ý tại trần tầng 2 có vỉa nhô ra khoảng 1m để che chắn các vật dụng từ trên cao rơi xuống, vậy mà khi Thứ trưởng Lê Hải An rơi từ tầng 8 xuống lại không va chạm với vỉa hành lang này?!

Trên đây là một số ý kiến mang tính chất chủ quan của cá nhân tôi. Còn nguyên nhân được xác định có giá trị pháp lý, cần bình tĩnh chờ kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Đừng quy tất cả cho tàu cộng cho dù đó thực là tàu cộng bởi vì cụ cố tổ tàu cộng chính là bá đạo vn nói cho nghe nếu bá đạo cương quyết thì mả cha thằng tàu cũng không dám bén mảng.
    Tác giả phân tích không thừa nhưng khoa hình sự Vn đâu phải là hổng biết?

  2. Chắc chắn là Tàu Cộng giết. Ông này thuộc gia đình khoa bảng có học mà lại đang đánh vụ thi cử ở các tỉnh biên giới Hà Giang, Sơn La,… gì đấy.
    Triệu T Giang em của Triệu Tài Vinh là phó ban kinh tế đối ngoại mà, “ăn nằm” với Tàu Cộng hàng ngày đấy. Đang tính đường nâng điểm, lấy bằng, lót ổ cài cắm, leo cao luồn sâu vào trung ương để chờ ngày bàn giao cho TC toàn bộ VN.
    Vậy mà ông Hải An này xuất hiện phá đám chúng nên chúng triệt hạ thôi.
    “Tiêu diệt một dân tộc không cần nuke mà chỉ cần tiêu diệt ngành giáo dục” – Nelson Mandela

  3. Hihi, thu thập chứng cứ là 1 chiện, kết luận lại là 1 chiện khác, phải có sự lãnh đạo từ trên . Ai nắm được khâu kiểm duyệt, lộn, “biên tập”, nắm được nội dung kết luận . Ai nắm được nội dung kết luận, người đó có đủ thẩm quyền hoán đổi nội dung kết luận .

    Khoảng cách từ bản kết luận khách quan tới public info là 1 con đường khá dài, và ở xứ giao chỉ, thường là ngoắt ngoéo .

    Tâm Chánh là nhà báo xã hội chủ nghĩa, những kết luận chính thức của Đảng sẽ được/bị đồng nghiệp của anh ta đăng, bổ xung & bình phẩm . Hóa ra chính anh ta cũng không tin đồng nghiệp của mình à ? Bingo. Khi Nguyễn Trung Bảo kiu các đồng nghiệp khác của mình là hạ cấp này nọ, the feeling is usually mutual giữa các nhà báo xã hội chủ nghĩa với nhau, and rightfully so.

    Đây cũng là minh chứng cho cái gì là fake news. Ở Việt Nam chưa/không tồn tại fake news, vì chưa/không tồn tại tin thật . Chưa/không tồn tại tin thật vì không có 1 nhà báo nào là thật cả . Tất cả chỉ là báo chí xã hội chủ nghĩa .

Leave a Reply to oshimashi Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây