Ác mộng của tôi và không chỉ của riêng tôi

Hoàng Hưng

18-10-2019

Nhà thơ Hoàng Hưng. Ảnh tác giả gửi tới

Trước hết, tôi xin cảm ơn Santa Casa da Misericordia de Lisboa, là đơn vị tổ chức Tuần Văn hoá Việt Nam đầu tiên tại Bồ Đào Nha, đại diện là bà Margarida de Montenegro; bà Teresa Morna giám đốc bảo tàng Museu de Sao Rocque, nơi cho chúng ta gặp mặt; bà Thuy Tien de Oliveira, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Bồ người đã góp nhiều công sức cho sự kiện; hoạ sĩ Painter Manuella de Oliveira, tác giả một phụ bản mỹ thuật của cuốn sách thơ “Ác mộng-Nightmares”; các bạn tôi từ Canada và Pháp, GS – nhà văn Nguyễn Mạnh Hùng… tới đây để động viên tôi… Và xin cảm ơn tất cả quí vị có mặt tại đây để nghe tôi tâm sự.

Trong hơn 1000 đêm ở các trại giam và trại cải tạo của Việt Cộng, ít có đêm nào tôi không gặp ác mộng. Một mặt tường đậu kín những con chim đen. Bảy mặt trời vần vụ trên cánh đồng hoang mà tôi đi lạc. Một lưỡi rìu mài vào cái đầu mình. Một con cá vàng đồ sộ bị mắc vào tấm lưới mênh mông… Rồi rất nhiều đêm sau khi ra tù, ác mộng vẫn tiếp tục đi vào giấc ngủ: lúc này là bị săn đuổi, bị bắt lại, lại thấy mình trong trại tập trung… Tỉnh dậy, áo đẫm mồ hôi.

Trong cái “mùa Địa ngục” – dùng chữ của Rimbaud – ấy, Thơ là Thiên thần cứu rỗi. Những ác mộng đã được ghi lại thành thơ. Đó là những phác thảo thơ, những đoạn thơ, có cả những bài thơ trọn vẹn đã “vụt hiện” trong óc trong 39 tháng tù, không được phép ghi lại bằng giấy bút nhưng đã khắc sâu trong lòng. Sau khi ra tù tôi chép ra và hoàn chỉnh, và bổ sung bằng những bài thơ “hậu chứng” của nhà tù, ác mộng của kẻ không dễ dàng trở về đời sống bình thường.

Tôi quyết định phải tìm cách công bố những cơn ác mộng sản phẩm của nhà tù, để tự giải thoát khỏi chúng.

Một vài bài thơ đã được công bố nhờ sự dũng cảm của nhà vài xuất bản, và đã gây tiếng vang trong dư luận, bản dịch cũng được hoan nghênh ở Pháp, Mỹ. Nhưng toàn bộ tập bản thảo “Ác mộng” gồm 30 bài thơ thì bị các NXB Việt Nam từ chối nhiều lần, chỉ có thể công bố trên mạng (website Talawas của các nhà văn Việt Nam sống tại Đức).

Cuối cùng, tập thơ song ngữ “Ác mộng- Nightmares” (bản tiếng Anh của các nhà thơ-dịch giả Trịnh Y Thư, Nguyễn Đức Tùng) gồm 33 bài cũng được xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2018, với lời giới thiệu của Ellen Bass, đương kim Chancellor of the Academy of American Poets.

Ảnh bìa “Ác Mộng”, tập thơ song ngữ của nhà thơ Hoàng Hưng

Đó là một tập “nhật ký bằng thơ” ghi lại trung thực những cảnh sống như dưới địa ngục, những tâm trạng bức bách, hãi hùng, tuyệt vọng của một người tù không án không biết được ngày về. Nhưng cũng có những giây phút ấm lòng vì tình gia đình qua một giấc mơ sum họp, tình quê hương qua một cánh hoa mà gió đưa vào qua song sắt, tình người qua những bài hát của một bạn tù không thấy mặt… Và rồi, đến những ám ảnh dai dẳng của người cựu tù trong cuộc sống hậu nhà tù, luôn cảm thấy sau lưng có con mắt theo dõi, nghẹn ngào như con chó phát điên vì không thể cất lên tiếng nói.

“Thơ tù” của tôi đã nhận được nhiều bình luận. Xin đơn cử ý kiến của ba nhà thơ Việt Nam, Mỹ, Pháp:

Mt tp thơ căng mng s tht. Mi ch mi dòng đều t s tht mà a ra, bt ra, bung ra. Nhng con ch v, nĐó là ni trn trc, băn khoăn, day dt vào na cui thế k XX mà sau hai cuc tng chiến khng khiếp, tưởng là sau nhng Postdam, nhng Nuremberg, Paris, nhng

Genève… s yên n c, hoá ra… Chao ôi!

… Ni qun qui ca đời anh, ngòi bút anh đang nói vi chúng ta đôi điu mi l v s phn con người.

 Hoàng Cầm

Nhà thơ trong nhóm cầm đầu phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm ở Việt Nam

Đọc bản dịch các bài thơ của ông, tôi rất xúc động vì những xúc cảm về sự lạc lõng và mất mát trong đó. Chắc là cả thế giới chúng ta đã đi đến cùng một chỗ đắng cay như thế.

Robert Creeley

Chancellor of the Academy of American Poets 1999

Điều mà tôi yêu trong các bài thơ của Hoàng Hưng, đó là ông đã phục dựng cái thực tại khách quan, bên ngoài thông qua lăng kính của tinh thần, của cái thực tại bên trong, chủ quan, mộng mị và nhạy cảm. Cho nên trong thơ ông có những ghi nhận chính xác về các sự vật, nơi chốn hay biến cố, nhưng những cái đó truyền đạt tới chúng ta đã được phóng đại, biến dạng, sửa đổi bởi những gì mà tác giả nhìn thấy và bởi những gì rung lên trong ông.

Marie Etienne

French Poet, Editor of Aujourd’hui Poeme

***

Tôi biết câu hỏi sẽ được quí vị đặt ra là: Chuyện gì đã dẫn tôi tới nhà tù trong khi tôi đang là một nhà báo của nhà nước?

Muốn hiểu câu chuyện, cần hiểu sơ lược đường lối văn hoá của Đảng CSVN từ khi họ nắm quyền ở miền Bắc VN (1954) và trên cả nước VN thống nhất sau 1975.

Sau khi đuổi được người Pháp và nắm quyền trên miền Bắc VN, chính quyền VNCS có một thời gian ngắn theo gương Trung Hoa CS cho phép “trăm hoa đua nở”, để cho trí thức văn nghệ sĩ lên tiếng tương đối tự do trên những tờ báo tư nhân. Đó là hậu quả của thời kỳ “giải Stalin” và đường lối “chung sống hoà bình” của ĐCS Liên Xô. Nhưng rất nhanh chóng, cũng theo đuôi Trung Cộng, đường lối ấy của ĐCS VN chấm dứt với cuộc đàn áp tập san “Giai Phẩm” (Belles Lettres) và báo “Nhân Văn” (Humanism), để sau đó nhà nước áp đặt triệt để hệ tư tưởng Marxist-Leninist nhưng thực chất là Stalinist, Maoist lên toàn xã hội, theo đúng mô hình của chủ nghĩa “toàn trị”.

Các nhà văn trong phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm bị tước quyền công bố tác phẩm.

Tuy nhiên, họ vẫn âm thầm sáng tác, và tác phẩm của họ – những bài thơ được kín đáo lưu truyền trong những người hâm mộ. Hoàng Cầm là một nhà thơ được yêu mến nhất trong số đó. Tập bản thảo chép tay của ông được truyền tay suốt hơn 20 năm (từ 1960 đến 1982). Sau khi có những người Việt ở nước ngoài đầu tiên được phép về thăm quê hương, một số bài thơ trong bản thảo của Hoàng Cầm được đưa ra công bố ở nước ngoài, khiến nhà cầm quyền Việt Nam giận dữ. Một tấm lưới bí mật được an ninh giăng ra xung quanh Hoàng Cầm. Tôi đã tình cờ sa vào đó khi đến xin ông một bản chép tay tập thơ. Họ bắt tôi với tội danh “lưu truyền văn hoá phẩm phản động”.

Chẳng may cho tôi là từ việc này, an ninh phát hiện trong nhà tôi những phác thảo thơ trong nhật ký mà họ thấy là “phản động gấp 100 lần” thơ Hoàng Cầm. Đó là những đoạn văn vần thể hiện sự hoài nghi về tương lai đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, đã nảy nở trong tôi ngay từ những năm 1970 với kết luận cay đắng:

Vâng

Chúng tôi cứ khoanh tay nhắm mắt ngồi nhìn

Sự nặng nề ngu độn của các anh

Cứ chầm chậm dìm con tàu xuống biển

Đó là lý do thật sự khiến cho tôi, một nhà báo của “Nhà nước”, bị “tập trung cải tạo” cùng với hằng vạn sĩ quan, công chức của chế độ Sài Gòn thất trận sau cuộc nội chiến Bắc-Nam 1954-1975.

Đàn áp tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, luôn luôn là quốc sách của các chế độ CS. Lý do đơn giản là: Nhà cầm quyền CS thấu hiểu tác động lớn lao của việc truyền bá tư tưởng qua báo chí và văn học nghệ thuật. Bản thân các đảng CS khi chưa nắm quyền đã tận dụng sự tự do báo chí trong xã hội tư bản, thậm chí ngay cả trong xã hội thuộc địa của các nước tư bản, để tuyên truyền cho cuộc cách mạng của mình. “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ” đã là một tuyên ngôn của nhà lãnh đạo CSVN thời đó. Cho nên, khi nắm được chính quyền, việc đầu tiên của họ là nắm độc quyền tuyệt đối về báo chí, xuất bản, để ngăn chặn mọi suy nghĩ trái đường lối của Đảng dù là nhỏ nhất, xa xôi nhất.

Ở Việt Nam, những vụ án về văn hoá văn nghệ gây chấn động dư luận đã được thi hành một cách hữu ý, nhằm cảnh cáo tất cả những ai có mầm mống phản kháng chớm nở trong đầu. Đó là những vụ án: báo Nhân văn-Giai phẩm, “Nhạc vàng” (kết án những người hát loại ca khúc tình yêu không mang tính cách mạng), tập thơ Hoàng Cầm … Từ khi Internet trở thành phương tiện lan truyền các ý tưởng tự do, VN đã thực hiện hằng trăm vụ bắt bớ, xử án nặng những người phát biểu chính kiến của mình trên mạng, và gần đây đã ban hành luật An ninh mạng với mục đích hợp pháp hoá việc đàn áp quyền tự do tư tưởng trên mạng. Việc này gây ra một tâm trạng tiêu cực trong xã hội: dường như ai cũng thấy mình là “tù nhân dự bị”, như thể hiện trong một câu thơ của một nhà thơ vốn trung thành với Đảng:

Tất cả chúng ta

Đang chờ bị bắt…

Nhưng chính trong hoàn cảnh ấy, suốt nửa thế kỷ qua, đã ra đời không ít tác phẩm viết về trải nghiệm nhà tù và hậu-nhà tù của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Xin chỉ kể vài cái tên. Tập thơ “Hoa địa ngục” của Nguyễn Chí Thiện, việc ông mưu toan đưa nó vào Sứ quán Anh ở Hà Nội đã khiến ông bị tù lần thứ hai và sau đó lưu vong sang Mỹ.

Ảnh bìa tập thơ Hoa Địa Ngục của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện

Tiểu thuyết “Chuyện kể năm 2000” của Bùi Ngọc Tấn đã bị thu hồi và nghiền thành bột giấy ngay sau khi phát hành.

Cũng như “Ác mộng” của tôi, các tác phẩm trên cũng như những tác phẩm gần đây của các tù nhân lương tâm trẻ tuổi như Phạm Thanh Nghiên.

Cùng với nhiều tác phẩm của các nhà văn Việt Nam lưu vong viết về nhà tù Việt Cộng chỉ có thể xuất bản ở nước ngoài (như “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên ở Pháp, hồi ký “Đại học máu” của Hà Thúc Sinh ở Mỹ).

Tuy nhiên, gần đây, việc “tự xuất bản” và lưu truyền không chính thống các tác phẩm loại này ngày càng phổ biến ở Việt Nam, mới nhất là tập thơ “Thương ơi là thương” của tù nhân chính trị nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức.

Hôm nay, được có cơ duyên giới thiệu với quí vị những bài thơ “Ác mộng” của bản thân, tôi xin thưa với quí vị rằng: những cơn ác mộng của tôi chỉ là một phần rất nhỏ trong cơn ác mộng lớn kéo dài đã hơn một thế kỷ của người dân Việt Nam, từ thân phận nô lệ dưới chế độ thực dân Pháp đã trở thành tù nhân của một chế độ toàn trị của chính người bản địa, đúng như trong một ý thơ của một nhà thơ Ba Lan thế kỷ 19 mà tôi đã nhắc lại trong nhật ký từ năm 1970:

Họ tháo cho ta cánh tay xiềng xích

Rồi đem xiềng xiềng chặt óc tim ta

Xin cầu cho mọi xiềng xích gãy nát, mọi ác mộng tan biến trong ánh sáng của Sự Thật và Tình Thương. Đó là ước mong và lời nguyện cầu của tôi hôm nay, dưới mái nhà của Thượng đế nhân từ.

Museu Sao Roque, Lisbon

18/10/2019

Bình Luận từ Facebook

10 BÌNH LUẬN

  1. Đọc mọi comments của bác montaukmosquito, tôi không thể nắm bắt được suy nghĩ của bác. Nó cứ rối rắm như cái nick (montaukmosquito) của bác vậy.
    Sông trong nước, tôi rất lo cho sự an toàn của các vị Tương Lai, Nguyễn Trung, Mạc Văn Trang, Hoàng Hưng… thì bác montaukmosquito chửi tuốt.
    Tôi đã sưu tầm khoảng 200 comments của bác montaukmosquito chửi bới uất hận những vị này. Gần đây chửi cả ông Lê Mã Lương.

    Lần này cũng vậy.
    Xin montaukmosquito nói cho rõ: Vì sao bác căm hận họ như vậy? Thù riêng chăng?.

    Còn cách chêm tiếng Anh chợ búa của bác khiến tôi nghĩ rằng bác montaukmosquito khó mà viết nổi một bài tiếng Anh thật là correct.

    • Theo thiển ý của tôi thì ông Muỗi này ngày trước chắc là bị chủ nghĩa
      “lý lịch” làm cho te tua,do đó bây gìờ ông ta thích “chọc ngoáy” về lý
      lịch CS…để trả thù đời,cho bỏ ghét chăng ??? Có điều là nhiều khi ông
      ta… phang qúa tay nên đã gây phản ứng ngược !
      Chỉ là suy đoán về mặt tâm lý học vậy thôi !?!?

  2. 1- Câu dưới đây của bác Công Anh; sau đó được bác Quito trích lại
    “Đứa nào bênh CS vụ này, dù bất cứ hình thức nào (ví dụ, xui “đừng nhắc lại quá khứ”) có lẽ các cụ muốn ị lên bàn thờ tổ tiên chúng nó”

    Tại sao Công Anh có câu đó? Có lẽ do bác Quito viết comment (vẫn còn chình ình) xui Hoàng Hưng, rằng:
    “Hoàng Hưng không nên bới móc quá khứ bằng những chuyện như thế này”.
    Tôi cho rằng câu của Công Anh là rất đích đáng.
    Thật dễ hiểu: Hoàng Hưng thù hận với CS không thể quên được, mà Quito xui “Hoàng Hưng không nên bới móc quá khứ bằng những chuyện như thế này” quả là…

    2- Nếu có thể, TiengDan mời tác giả Hoàng Hưng trả lời Quito, để biết thái độ tác giả.

    3- Về dịch thuật: Community được dịch sang tiếng Việt là Cộng Đồng. Mọi từ điển đều vậy.
    Thế thid, Communism phải dịch là (chủ nghĩa vì) cộng đồng.
    Thế mà chúng nó (bọn CS) dịch là “cộng sản”. Tài sản của mỗi cá nhân, tại sao chúng nó muốn “cộng” vào tay chúng.
    Do vậy, chủ nghĩa CS là chủ nghĩa ăn cướp tài sản của dân.
    Nè! Quito muốn gì? Đừng tưởng cứ chêm vài từ tiếng Anh (giả cầy, hạ cấp) trong comment mà mọi người đã tưởng bác giỏi tiếng Anh đâu nhé.
    Nên tự biết mình, đừng đai lại cái chuyện dịch thuật nữa.

    Tôi cảm thấy mình đang đối thoại với bệnh nhân tâm thần, rất lộn xộn trong suy nghĩ và ngôn ngữ.

  3. Nước nào có đảng CS.độc quyền toàn trị thì người dân trong nước đó không thể
    tránh khỏi ác mộng.Lý do là người CS.là “chuyên gia” về KHỦNG BỐ con người.
    Tất cả những người không theo họ đều bị họ ghi SỔ ĐEN để thanh toán bằng đủ
    mọi phương tiện TÀN ĐỘC nhất !
    Đó là căn nguyên cốt lõi của ÁC MỘNG.

  4. Việt Nam không có Hiến Pháp 1947. Nói cho biết, nghe.

    Công An thời Nhân Văn – GP hay thời nay đều tàn bạo như nhau. Nhưng thời nay, chúng phải chùn tay hơn, vì lực lượng đấu tranh cho dân chủ ở trong nước (những người bị dư luận viên tại đây căm ghét) cũng như dư luận quốc tế đã cản bớt sự hung hăng của chúng.

    Lộ mặt Bò Đỏ, nên đeo cái mặt nạ mới, hơn là cứ dùng cái cũ.

  5. Nạn nhân vụ Nhân Văn – Giai Phẩm có lẽ không đời nào quên được tội ác mà bọn CS đã giáng lên đầu họ.
    Các vị nạn nhân đã từ trần hết rồi, nhưng có lẽ vẫn đem theo nỗi căm hận xuống cõi âm.
    Tại sao đến nay, đã qua hơn 60 năm, mà bọn CS vẫn không chính thức nhận sai lầm công khai? Và có một lời chính thức xin lỗi?

    Đứa nào bênh CS vụ này, dù bất cứ hình thức nào (ví dụ, xui “đừng nhắc lại quá khứ”) có lẽ các cụ muốn ị lên bàn thờ tổ tiên chúng nó.

    Hoàng Hưng thuộc thế hệ sau, bị vạ lây (như ông đã mô tả rất rõ trong bài). Bọn CS bỏ tù ông mà không có tòa án và bản án. Nếu chúng nó không chính thức xin lỗi thì không bao giờ Hoàng Hưng có thể tha thứ được.
    Ngu đến đâu cũng chớ dại mà xui Hoàng Hưng quên đi.

    Theo tôi, bác nào lộ mặt dư luận viên, nên đổi nick đi.

  6. Vài điều về bài này

    1- Trong tình hình rất đúng quy trình hiện nay, Hoàng Hưng không nên bới móc quá khứ bằng những chuyện như thế này . Giữa lúc Trung Quốc đang thực hiện những khảo sát khoa học ở bãi Tư Chính, trí thức trong nước khởi động phong trào học tập tư tưởng Hồ Chí Minh bằng những tiếng nói đòi lập lại hiến pháp 1947 của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và bài mới đây nhất trên Bà Ba Xạo tiếng Việt về di sản của Bác Hồ . Họ đang trích dẫn thiếu & out of context Bác Hồ để make Bác Hồ cũng “phò Mỹ, bài Trung” như Việt Nam Cộng Hòa . Nhắc lại Nhân Văn Giai Phẩm & Cải cách ruộng đất là bới móc quá khứ, sẽ gây tổn thất không nhỏ cho những cố gắng mong muốn đất nước mình khá hơn như Việt Nam Cộng Hòa như vậy . Rất mong mọi người hãy đào 1 cái hố thật sâu & chôn những thứ quá khứ không lợi gì cho tinh thần Hiến pháp 1947 như Nhân Văn Giai Phẩm hay Cải cách ruộng đất vào, rùi lấp thật chặt lại . Những thứ gì cố ngoi lên, chúng ta nên cùng nhau đập chết nó . Và những ai muốn bới móc lại quá khứ, chúng ta cần phải ném đá cho họ chừa .

    2- Nhân Văn Giai Phẩm không phải là 1 hiện tượng . Hay đúng hơn, NV-GP là 1 hiện tượng khởi đầu 1 truyền thống văn hóa cách mạng . WTF d’ya know, truyền thống văn hóa cách mạng này cũng bắt đầu từ Việt Nam Thời Bác . Bác Hồ quả là thánh chứ chả chơi . viet-studies của đồng chí tiến sĩ Trần Hữu Dũng đăng bài của Nguyễn Hữu Đổng, chắc lại 1 dư lợn viên mới vào nghề . Ông ta viết “Qua hàng nghìn năm, chủ quyền đất nước (quốc gia) Việt nam luôn được bảo vệ, giữ vững. Tuy nhiên, từ sau Hiệp định Giơneve (năm 1954) đến nay, chủ quyền quốc gia Việt Nam luôn bị đe dọa, xâm hại và đang bị mất (gặm nhấm) dần“. Coincidence, maybe? Nhưng bắt đầu từ năm 1954, Việt Nam bước vào Thời Đại Hồ Chí Minh . Tới giờ cũng chưa chấm dứt có nghĩa worse things are expected ahead. Việt Nam từ thời có Bác Hồ có nhiều điều mới lạ, và điều nào cũng đẹp lung linh, lộng lẫy rùi trở thành những truyền thống trên cả tuyệt vời .

    3- Đọc Hoàng Hưng kể về thời Nhân Văn Giai Phẩm mới thấy so với công an thời Bác Hồ, công an bây giờ lười chảy thây . Ngày xưa có Bác Hồ lãnh đạo trực tiếp, công an đã lập được nhiều chiến công hiển hách, xứng đáng với những lời dạy của Bác Hồ dành cho ngành công an . Công an bi giờ … như cái con Tự Do í . Để bảo vệ nền cách mạng còn non trẻ, công an ngày xưa dưới sự lãnh đạo trực tiếp sao mà tận tụy với công việc, có trách nhiệm thế! Hay là tới giờ, nền cách mạng đã già cú đế nên công an thây kệ xác nó, còn mong cho nó chết sớm chừng nào hay chừng đó để con cháu đỡ khổ ? Hay là chính vì sự lãnh đạo trực tiếp của Bác Hồ đã tác động tới ngành công an 1 cách (rất) tích cực, còn bây giờ không có Bác Hồ tự thân đốc thúc nên đứa nào cũng lười chảy thây ?

    Đọc lời cầu chúc cuối bài của Hoàng Hưng, tớ cũng cầu chúc ngành công an hãy tận tụy, có trách nhiệm với trọng trách bảo vệ nền cách mạng của bác Nguyễn Trung như chính Bác Hồ vẫn đang còn đâu đây, đôn đốc cán bộ, chiến sĩ ngành công an hoàn thành nhiệm vụ như ngày xưa . Mong lắm thay .

    • Đảng ta đã cơ bản phá xong rừng thập niên vụ kinh tế mới 1975-1985. Ngồi trên bờ tay với cắm cọc biên giới biển Việt Trung
      Công an nhân dân ta cũng đã cơ bản đốt xong HP và đóng thùng các bộ luật.

    • Đến nông nổi này mà còn có kẻ thần thánh hóa HCM.thì đúng là chính sách
      ngu dân bằng cách NHỒI SỌ và TẨY NÃO đã thành công mỹ mãn !
      (BBC có đăng bài của một tên trong nước tâng bốc HCM lên chín tầng mây).

    • Đúng thía . Trên tinh thần, Đảng Cộng Sản, lộn đồng (đô la) đã treo cổ xong Bác Hồ . Tuy vậy, những truyền thống cách mạng vẫn sống mãi vì lỡ dại mở ra phong trào học tập tư tưởng Hồ Chí Minh . Hiện tượng Đoàn Minh Huấn viết những điều này ra, tây nó gọi là Freudian slip, phút giây lơ đãng khi bộ não không/quên quản ní được cái mồm/tay viết, as in trên thực tế thì phản bội Bác Hồ, nhưng mồm thì vẫn ra rả làm theo di chúc . Bộ não làm việc quá tải vì dissonance nên lâu lâu, ah, fook all y’all => hiện tượng Freudian slip.

      “Đứa nào bênh CS vụ này, dù bất cứ hình thức nào (ví dụ, xui “đừng nhắc lại quá khứ”) có lẽ các cụ muốn ị lên bàn thờ tổ tiên chúng nó”

      Rất tiến bộ trên con đường thoái hóa, phản động . Ngày xưa anh chàng này bênh Bác Hồ, đòi đổi Cộng Sản thành cộng đồng, bây giờ vừa thoái hóa vừa phản động bây giờ “Đứa nào bênh CS vụ này, dù bất cứ hình thức nào (ví dụ, xui “đừng nhắc lại quá khứ”) có lẽ các cụ muốn ị lên bàn thờ tổ tiên chúng nó”. Nhắc khéo, bác Nguyễn Trung, gs Tương Lai là những người cổ vũ cho hình thức “khép lại quá khứ” NV-GP, CCRĐ included, và yêu Đảng = yêu nước . Love’em so much, im spreading their words. Họ nà những chí thức cái lũ khốn nạn các bác vẫn thường bênh vực .

Leave a Reply to hoàng tự minh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây