Tin môi trường: Đủ các loại ô nhiễm, dân sống ra sao?

BTV Tiếng Dân

15-10-2019

Ô nhiễm nguồn nước

Về nguồn nước cung cấp cho cư dân ở các quận tại Hà Nội có mùi lạ, các cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình đã bước đầu xác định nguyên nhân khiến nước sạch có mùi lạ ở Hà Nội, trang Tài Nguyên và Môi Trường đưa tin. Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ TN&MT sáng 14/10, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường thừa nhận:

“Con kênh dẫn nước vào Nhà máy nước sạch sông Đà có thông với một con sông nhỏ chảy qua địa bàn xã Phú Minh (huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình). Đêm ngày mùng 8, rạng sáng ngày mùng 9/10, người dân quanh khu vực phát hiện một chiếc xe trọng tải khoảng 2,5 tấn đổ trộm dầu thải ra một khe núi thuộc xã Phúc Tiến”.

Báo Người Lao Động có bài: Cận cảnh dòng suối đầu nguồn nhà máy nước sông Đà dính đen dầu thải. Bài báo cung cấp loạt ảnh chụp nguồn nước từ một khe suối thuộc xã Phúc Tiến chảy vào kênh dẫn nước của nhà máy nước sạch Sông Đà, đơn vị cung cấp nước sạch cho các hộ dân ở Hà Nội. Nước ở khu vực này vẫn nổi đầy váng dầu, nhiễm cặn đen và đang đầu độc nguồn nước sinh hoạt của dân cư thủ đô CSVN.

Hình ảnh con suối đầu nguồn, gần nhà máy nước sạch sông Đà bị nhiễm dầu. Nguồn: NLĐ

Infonet đặt câu hỏi: Đại diện Công ty nước sạch Sông Đà nói gì về việc bị đổ dầu xuống đầu nguồn nước? Ông Nguyễn Văn Tốn, Giám đốc Công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà phát biểu: “Trước thông tin xuất hiện dầu nhớt đã qua sử dụng đổ tại khu vực suối đầu nguồn gần Nhà máy nước sạch Sông Đà, chúng tôi không bưng bít thông tin. Ngay sau khi tiếp nhận được thông tin, Công ty đã thông báo đến chính quyền địa phương và công an tỉnh Hòa Bình và yêu cầu công an tỉnh Hòa Bình vào cuộc kiểm tra”.

Bộ TN&MT đang cùng với Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình truy nguồn gốc 2,5 tấn dầu đổ trộm gây ô nhiễm nguồn nước sạch sông Đà, theo VietNamNet. Ông Hoàng Văn Thức nói: “Hành động vô trách nhiệm của DN hay cá nhân nào đó đã gây ảnh hưởng đến nguồn nước sạch sông Đà – vốn là nguồn rất quan trọng trong cung cấp nguồn nước cho người dân Hà Nội. Do vậy, cần kiểm soát tốt nguồn nước đầu nguồn này nếu không hậu quả sẽ khôn lường”.

Nhà báo Nguyễn Tiêu Quốc Đạt đăng bức ảnh, kèm theo bình luận: Bức ảnh này thấy một sự bủa vây. Bên trên bandroll đòi sổ hồng, bên dưới xếp hàng đi xin nước mà chỉ số ô nhiễm không khí ở mạn Linh Đàm có mấy khi sạch? Chỗ hít, chỗ uống, chỗ ăn ở đều là chốn tạm!

Nguồn: Nguyễn Tiêu Quốc Đạt

Mời đọc thêm: Viwasupco thừa nhận có váng dầu tại đầu nhà máy nước sông Đà (VNN). – Hé lộ “thủ phạm” gây ô nhiễm sông Đà (PL Plus). – Nước ở Hà Nội có mùi lạ do xe tải 2,5 tấn đổ trộm dầu thải (VnMedia). – Dầu thải lênh láng, cá phơi trắng bụng suối đầu nguồn nhà máy nước Sông Đà (GT). – Lo nước sông Đà nhiễm dầu thải khét, hàng nghìn cư dân Linh Đàm bế trẻ nhỏ đi lấy nước sạch (SS). – Xác minh, điều tra rõ đối tượng đổ trộm dầu thải làm bẩn nguồn nước (TTXVN).

Xe tải đổ trộm dầu nhớt vào đầu nguồn nước sạch Hà Nội (Thiên Nhiên). – Nước sạch Hà Nội bốc mùi lạ: “Thủ phạm” là chiếc xe bơm dầu thải? (DT). – Đã tìm ra “thủ phạm” khiến nước sinh hoạt ở Hà Nội có mùi lạ, xuất phát từ đầu nguồn vào nhà máy nước Sông Đà (TTT). – Lãnh đạo Công ty nước sạch sông Đà lên tiếng vụ nước nhiễm dầu (Zing). – Nguồn nước đầu vào nhà máy nước sông Đà không vấn đề gì!Nước sinh hoạt có mùi lạ, người dân “rồng rắn” đi xin nước (LĐ).

Ô nhiễm không khí

VTV có bài: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TP.HCM. Báo cáo của Bộ TNMT trong cuộc họp tổ chức hôm 14/10 tại Hà Nội cho biết: “Mưa ít, hiện tượng nghịch nhiệt và việc chưa quản lý tốt nguồn gây ô nhiễm… là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TP.HCM“.

Đến khi mưa lớn thì lại có quan chức than vãn, mưa lớn đột ngột nên hệ thống thoát nước không xử lý kịp, gây ngập trên diện rộng. Nói chung là lỗi tại… ông Trời! Rõ ràng là trong chế độ cộng sản, đòi hỏi các quan chức cộng ản nhận trách nhiệm xem ra xa xỉ đối với họ, cho nên dân gian nói đâu có sai: “Mất mùa là tại thiên tai/ Được mùa là bởi thiên tài đảng ta“.

Báo Lao Động có bài: Từ ô nhiễm không khí tới ô nhiễm nguồn nước sạch: Chậm trễ ứng phó – người dân bất an. Bài báo nhận định, “cũng giống như câu chuyện về ô nhiễm không khí, người dân sẽ tự lo bằng việc mua nước đóng chai để dùng cho sinh hoạt hoặc lắp thêm những máy lọc. Việc này không chỉ ảnh hưởng tới kinh tế mà đảo lộn sinh hoạt hàng ngày. Chưa kể nếu kết quả cho thấy, nguồn nước máy trong mấy ngày qua có độc tố, ảnh hưởng tới sức khỏe thì ai chịu trách nhiệm?”

Lãnh đạo CSVN chắc chắn không bao giờ chủ động nhận trách nhiệm, trừ khi có mâu thuẫn lớn trong nội bộ, đấu đá nhau, bị mang ra kiểm điểm, buộc phải chịu trách nhiệm. Người dân thế giới thì từ lâu đã nhận ra hậu quả gây ra từ ô nhiễm, nên họ không xa lạ gì với chuyện cảnh báo qua các cuộc biểu tình vì môi trường. Với người dân thủ đô VN, có lẽ nguồn nước nhiễm độc ấy là thứ “thuốc đắng dã tật” mà họ cần có để so sánh: “Ổn định chính trị” quan trọng hay sinh mạng của họ mới quan trọng?

VTC Now có clip: Bộ TN&MT: Ô nhiễm không khí bất thường với mọi năm.

Báo Giáo Dục VN đặt câu hỏi: Quan gian, môi trường bẩn hay …văn bản bị ô nhiễm nhằm che mắt Quốc hội? Vụ 3 trong 4 số liệu trong Báo cáo thi hành luật Thủ đô trùng khớp với số liệu đã được đăng tải trên “Bản tin trên Tuổi trẻ Online” ngày 30/11/2005, bài báo dẫn lời Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu thừa nhận: “Khi Bộ Tư pháp thực hiện báo cáo gửi Quốc hội, báo cáo của Bộ Tài Nguyên – Môi trường và báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội gửi đến Bộ không có các số liệu về chỉ số ô nhiễm nên anh em tham khảo và tổng hợp ở một số nguồn từ trên mạng và báo chí”.

Mời đọc thêm: Bộ TNMT lý giải nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TP. HCM (VOV).Đề nghị Chính phủ thông tin kịp thời mức độ ô nhiễm môi trường (VNE). Ô nhiễm không khí ở Hà Nội: Những phần nổi của tảng băng! (TNMT). Giải quyết ô nhiễm không khí tại Việt Nam: Mong Quốc hội ban hành Luật không khí sạch (VietTimes). – Người dân sắp được cập nhật ô nhiễm không khí qua smartphone từ nguồn chính thức (Tin Tức). – Kiểm tra đột xuất khí thải xe ô tô, giảm phát thải ô nhiễm môi trường (Thiên Nhiên).

Tin môi trường

Đường ven biển Đà Nẵng ngập sâu sau mưa lớn, theo VietNamNet. Sau cơn mưa lớn tối 14/10, xuất hiện “khu vực ngập kéo dài hơn 200m, đoạn từ ngã 3 đường Nguyễn Đức Thuận – Võ Nguyên Giáp đến phía trước sòng bài Crown, một số điểm ngập sâu hơn 40 cm”. Quy hoạch ẩu, chỉ lo chạy theo các dự án mà làm ngơ hạ tầng thoát nước đô thị, nên giờ mưa lớn trở thành nỗi ám ảnh với một số thành phố lớn ở VN.

Báo Người Lao Động có bài: Rác biển hình thành từ… ý thức. Bài báo nhắc lại hiện tượng rác thải trôi dạt trên vùng biển ven bờ Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận vào những năm 2007-2010, “chủ yếu là rác thải sinh hoạt có nguồn gốc chính là từ các bến ghe, tàu trong các cửa sông Cà Ty, Phú Hài và các cửa Phan Rí, Liên Hương theo dòng chảy ven bờ tấp vào các bãi tắm”. Những người vô tâm cứ nghĩ ném rác xuống biển là hết trách nhiệm, nhưng biển vẫn có cách buộc họ nhận lại những thứ họ đã vứt ra.

Mời đọc thêm: Xử lý dứt điểm khu xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường tại Ðồng Nai (ND). Xe container đổ trộm hàng chục tấn chất thải rắn nguy hại ở Bình Phước (Tin Tức). – Đồng lòng giải quyết “bài toán” rác thải ở xã Phổ Thạnh (QN). – Đà Nẵng mời gọi đầu tư dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt (Đầu Tư). – Quản lý rác thải xây dựng: Khó nhiều bề – Kỳ 1: Nhức nhối nạn đổ trộm (TTH). Rác biển hình thành từ… ý thức (NLĐ).

Chống rác thải nhựa trách nhiệm không của riêng ai (LĐ). Hiến kế cải thiện ô nhiễm môi trường ở Hà Nội và TP HCM (ĐĐK). Đường ven biển Đà Nẵng ngập sâu sau mưa lớn (VNN). Đà Nẵng ngập sâu sau mưa lớn, tài xế taxi cùng khách đẩy xe chết máy trong đêm (VNN). Nước lũ không rác thải và bài học từ Nhật Bản (DĐDN). – Bão Hagibis: Nhật Bản phải huy động lực lượng cứu hộ 110,000 người (BBC).

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Ở cái thủ đô xã nghiaz toàn lũ trì trệ, sẽ chẳng có sự phản ứng nào cả dẫu có cháy, lụt, ô nhiễm… TẤT CẢ ĐỀU TRƠ MẮT ẾCH ĐỨNG NHÌN

  2. Điểm qua 01 số tin tức về môi trường tại Thủ đô Hà Nội:
    *18h30’ ngày 28/8/2019, xảy ra vụ cháy lớn tại khu xưởng gần 6.000m2 của Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông tại phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội). Số lượng sản phẩm bị cháy ảnh hưởng đến môi trường ước tính 480.000 sản phẩm bóng đèn huỳnh quang; 2 triệu sản phẩm đèn tròn công suất thấp; 1,6 triệu bóng đèn HQ compact. Tối 4/9/2019, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết qua tính toán số lượng đèn huỳnh quang và đèn compact bị cháy, cho thấy số lượng thủy ngân bị thất thoát ra môi trường là từ 15,1 – 27,2kg.
    *Lúc 8h50’ sáng 26/9/2019, ứng dụng quan trắc không khí Airvisual, hệ thống quan trắc không khí tự động tại 10.000 thành phố trên thế giới ghi nhận Hà Nội là thành phố lớn ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số chất lượng không khí (AQI) lên ngưỡng 204. Hệ thống quan trắc PAMAir của Việt Nam cũng ghi nhận kết quả ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với chỉ số chất lượng không khí AQI ở hầu hết các điểm đo lúc 7h sáng từ 150-200 là ngưỡng chất lượng không khí kém, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhóm người già, trẻ nhỏ cần hạn chế ra ngoài. Ghi nhận tại Hà Nội sáng 26/9/2019 cho thấy thành phố đang trong tình trạng như sương mù bao phủ, trời lặng gió, không khí ngột ngạt.
    *Từ sáng 10/10/2019, người dân các quận Hà Đông, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm… phản ánh nước sạch sông Đà có mùi hôi khen khét, mùi nước rất hắc, rất khó ngửi, trong khi đơn vị cung cấp nước nói “nước đảm bảo tiêu chuẩn”. Sáng 14/10/2019, Bộ Tài nguyên – môi trường tổ chức họp báo thường kỳ, Ông Hoàng Văn Thức – phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường – cho biết: Qua báo cáo nhanh từ Sở Tài nguyên – môi trường tỉnh Hòa Bình, ở khu vực thượng nguồn sông Đà có một con suối tên suối Trâm. Con suối này có hướng chảy vào kênh và kênh đó có hướng nước chảy vào khu vực nhà máy nước sạch sông Đà. Trước đó, Sở Tài nguyên – môi trường tỉnh Hòa Bình được người dân phản ảnh có một xe tải 2,5 tấn bơm dầu đổ trộm ra suối Trâm vào đêm 8/10/2019. Sau đó, khu vực này có mưa to khiến số dầu nhớt lan nhanh đến kênh dẫn nước của nhà máy nước mặt sông Đà. Công nhân nhà máy cũng phát hiện dầu trên kênh và nhà máy đã huy động công nhân vớt dầu.
    -Vậy là “Thủ Đô Hà Nội Ngàn Năm Văn Hiến” trong 03 tháng 8/9/10 xảy ra ô nhiễm đủ cả: môi trường, không khí, nước. Rồi tháng 11,12,..sẽ lại xảy ra tiếp sự cố gì nữa ta? Và đây có xem là những lời cảnh báo từ “Trời cao” với Ông Nguyễn Đức Chung, Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam, từ Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội chuyển qua làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, cần phải chú ý nhiều hơn đến môi trường Thủ đô trong đó có các cơ quan Đảng, Chính phủ.

Leave a Reply to nghiemnv Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây