Toạ đàm “Vùng biển Tư Chính và Luật pháp quốc tế”

Dự án ĐSK Biển Đông

11-10-2019

DIỄN ĐÀN

[Như đã hứa với những độc giả và các bạn trẻ đã không thể tham dự Toạ đàm “Vùng biển Tư Chính và Luật pháp quốc tế” được tổ chức ngày 6/10 vừa rồi tại Hà Nội, chúng tôi sẽ giới thiệu dần những phát biểu đáng chú ý tại cuộc toạ đàm, được ghi lại bởi cộng tác viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.]

—–

Phần 1: VÙNG BIỂN BÃI TƯ CHÍNH – GÓC NHÌN AN NINH, CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

Phát biểu của Thiếu Tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ công an

Ghi lại bởi: Xuân Phương (cộng tác viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông).

Tham luận xin được trình bày về 4 vấn đề chính có tính chất gợi mở, bao gồm:

(i) Định vị bãi Tư Chính;

(ii) Tại sao Trung Quốc lại có hành động vào thời điểm này?;

(iii) Trung Quốc muốn gì?; và

(iv) Góc nhìn an ninh và phản ứng của Việt Nam thế nào?

I. Định vị bãi Tư Chính

Các đồng chí cũng đã biết cả rồi, ông Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc trả lời với đồng chí Phạm Bình Minh của chúng ta rằng tàu Hải Dương 08 tác nghiệp trong bãi Tư Chính thuộc Quần đảo Trường Sa và quần đảo này thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Ông Vương Nghị nói như vậy là “hai lần sai”. Cái sai thứ nhất là quần đảo Trường Sa không thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Cái thứ hai là bãi Tư Chính không thuộc quần đảo Trường Sa, mà nằm hoàn toàn tách biệt với Trường Sa, về mặt địa chất giữa bãi Tư Chính và quần đảo Trường Sa tồn tại một lỗ hỏm, rãnh sâu về địa chất địa tầng. Về cơ bản, Bãi Tư Chính nằm trong toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

II. Tại sao Trung quốc lại hành động vào lúc này?

Trước hết phải nói việc này do Tập Cận Bình chỉ đạo, chứ không phải là tỉnh Hải Nam, cũng không phải do Bộ Năng lượng Trung Quốc. Việc này do Tập Cận Bình chỉ đạo, chứ không phải của tỉnh, địa phương hay của ngành nào cả. Như vậy, tại sao Tập Cận Bình lại dở trò lúc này? Lịch sử Trung Quốc mách bảo chúng ta, từ năm 1949 tới giờ, mỗi khi trong nước có vấn đề phức tạp về chính trị – xã hội thì lãnh đạo Trung Quốc thường đẩy vấn đề ra bên ngoài nhằm che mắt những vấn đề bên trong và làm lu mờ những bức xúc trong xã hội Trung Quốc.

Trong giai đoạn 1958-1963, Mao Trạch Đông đưa ra cái gọi là “Ba ngọn cờ hồng” và “Đại nhảy vọt” và chúng ta cũng có lúc ca ngợi đây là vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào điều kiện cụ thể của Trung Quốc. Tuy nhiên, với một cuộc cách mạng triệt để như vậy đã dẫn đến làm cho 37,55 triệu người Trung Quốc chết đói (theo số liệu của Trung Quốc). Trong bối cảnh xã hội quốc gia như vậy Mao Trạch Đông đã phát động một cuộc chiến tranh xâm lược Ấn Độ vào năm 1962, và chiếm giữ của quốc gia này một diện tích 29.000km2, (gần gấp đôi tỉnh lớn nhất của Việt Nam là tỉnh Nghệ An).

Trong cuộc Cách mạng lần thứ hai, cách mạng văn hóa 1966 – 1976, Mao Trạch Đông lại dùng Hồng vệ binh giết 20 triệu người ưu tú của Trung Quốc. Để cứu vãn tình thế, Mao Trạch Đông phát động cuộc xung đột quân sự đánh vào đồn biên phòng Liên Xô. Liên Xô trong trận này thiệt hại 1 tiểu đoàn. Sau đấy không chịu nổi nữa, Liên Xô đã huy động một sư đoàn gần như quét sạch trung đoàn của Trung Quốc.

Sau sự cố này, Trung Quốc đã cho phát động một đoàn biểu tình gồm 50 chiếc xe chở khách mỗi chiếc xe chở từ 50 – 60 người là những người mẹ, người vợ có người thân chết trong trận này mặc áo trắng, đội khăn tang đi từ Bắc xuống Nam, đi từ Đông sang Tây để kích động chủ nghĩa dân tộc và hận thù đối với Liên Xô. 50 chiếc xe đi cả tháng trời, đội khăn tang. Như vậy, có thể khi nội bộ Trung Quốc có vấn đề gì thì kịch bản của họ là đẩy vấn đề ra bên ngoài.

Trong giai đoạn hiện nay, dưới thời Tập Cận Bình, bắt đầu từ tháng 10 năm 2012 đến nay. Xin được bổ sung thêm, Trung Quốc vừa kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, 70 năm này phát triển qua 3 giai đoạn:

(i) Giai đoạn Mao Trạch Đông năm 1949 – 1976: Trong những năm đầu Trung Quốc chủ trương hợp tác với Liên Xô, tuy nhiên sau đó lại chủ trương chống Liên Xô. Đối với Hoa Kỳ: thì giai đoạn đầu chủ trương chống đối, đến giai đoạn từ năm 1970 bắt đầu tìm con đường để gặp gỡ, thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Đối với trong nước: Mao Trạch Đông tiến hành con đường Cực tả. Tóm lại trong giai đoạn này đất nước điêu đứng, Đảng cộng sản Trung Quốc tan nát.

(ii) Giai đoạn Đặng Tiểu Bình: có thể khẳng định Đặng Tiểu Bình là 1 con người siêu phàm, mặc dù đối với người Việt Nam, từng lỗ chân lông của ông ta thấm máu người Việt Nam. Không một tổng thống Mỹ nào có nợ máu với Việt Nam nhiều như Đặng Tiểu Bình. Ông ta dựng nên và dùng Khơ-me Đỏ để đánh toàn bộ biên giới Tây Nam của Việt Nam, thảm sát tất cả những người Việt Nam trên quần đảo Thổ Chu. Tôi xin lưu ý các đồng chí rằng, khi Hitler đưa quân tràn sang Pháp vào năm 1941 còn kịp dặn lính Phát-xít không được phá hủy tất cả những công trình văn hóa của Pháp mà chỉ lấy đi các tranh ảnh và tượng đài.

Trong khi đó, lính Trung Quốc, tháng 2 năm 1979 lại tiến hành các hành động tàn bạo đối với nhân dân Việt Nam. Có thể khẳng định sự tàn bạo của lính Trung Quốc không thua kém một đội quân nào trên thế giới, kể cả Phát-xít. Liên tiếp sau đấy là các cuộc chiến kết thúc vào tháng 3/1979 và một cuộc chiến từ cuối tháng 3/1979 đến năm 1989. Mười năm trời, cho đến năm 1989, đồng bào ta vẫn còn đổ máu nơi biên giới. Có thể nói đối với người Việt Nam, từng lỗ chân lông của Đặng Tiểu Bình thấm máu người Việt Nam nhưng đối với dân tộc Trung Quốc ông ta là một người quá vĩ đại.

Tháng 4/1979, cách đây 40 năm 6 tháng, trong cuộc họp bộ chính trị của Trung Quốc (sau khi đi Mỹ về, và vừa kết thúc cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam) Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “trong vòng 50 năm nữa Trung Quốc không được thách thức Mỹ, không được đối đầu với Mỹ, chấp nhận Mỹ lãnh đạo thế giới” và chỉ yêu cầu Mỹ tăng cường đầu tư, đổ tiền, đổ công nghệ vào Trung Quốc, mở toang cánh cửa phương Tây cho Trung Quốc vào. Đặng Tiểu Bình chủ trương sẽ sử dụng công nghệ, tài chính và thị trường từ Mỹ và phương Tây, cộng với 200 triệu lao động Trung Quốc tạo thành một cuộc phát triển đất nước Trung Quốc một cách thần kỳ.

Tháng 6/1979, khi họp Bộ Chính trị lần thứ 2, Đặng Tiểu Bình đã nhắc lại nếu 50 năm không xong thì 70 năm, không được đối đầu với Mỹ, chấp nhận Mỹ lãnh đạo để tận dụng thị trường Mỹ và Phương Tây. Chính vì vậy, Trung Quốc vươn lên được là nhờ vào nguồn tài chính, công nghệ từ Mỹ và phương Tây cũng như nguồn thị trường này.

(iii) Giai đoạn Tập Cận Bình: bắt đầu từ tháng 10/2012, trong giai đoạn này Tập Cận Bình xa rời chủ trương “ngâm mình chờ thời” được thực hiện trước đó, tiến hành một loạt các thách thức Hoa Kỳ cả trên phương diện kinh tế, công nghệ và quốc phòng – an ninh, lần vào những sân sau của Mỹ, đối đầu với Mỹ, đây là một sai lầm tôi cho rằng là “chưa đổ ông nghè đã đe hàng tổng”. Vì thế, Chiến lược an ninh quốc gia tháng 12/2017 của Mỹ xác định Trung Quốc là đối thủ chủ yếu của Hoa Kỳ.

Chiến lược quốc phòng tháng 1/2018 xác định lại trung Quốc là đối thủ. Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tháng 6 vừa rồi (2019), lần đầu tiên Hoa Kỳ khẳng định Trung Quốc đang có âm mưu đuổi Mỹ ra khỏi Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong tương lai gần muốn soán ngôi siêu cường của Mỹ để thống trị thế giới. Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc chuyển sang bước ngoặc hoàn toàn mới. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã đẩy Trung Quốc đến khó khăn về kinh tế.

Trong nội bộ, Đặng Tiểu Bình năm 1982 làm hiến pháp đã khôn ngoan khi quy định trong khoản 3 điều 79 của Hiến pháp rằng Chủ tịch nước CHND Trung Hoa, và phó chủ tịch nước, không được liên nhiệm quá 2 nhiệm kỳ, mặc dù ông ta có công vĩ đại. Nhưng tháng 3 năm ngoái, Tập Cận Bình đã bỏ quy định này, thâu tóm toàn bộ.

Thêm vào đó, tác động của chiến tranh thương mại với Mỹ, vấn đề Hồng Kông, Tân Cương, Đài Loan đặc biệt là vấn đề nội bộ, tháng 12/2018 trong cuộc họp của Bộ chính trị, lần đầu tiên Bộ chính trị chỉ mặt Tập Cận Bình trong việc ôm đồm, nắm công tác toàn Đảng, nắm quân đội, an ninh, cảnh sát, kinh tế, đối ngoại, và cho rằng Lý Khắc Cường chỉ là bù nhìn. (Sau đó Tập Cận Bình điều chỉnh, phân chia thêm quyền lực cho Lý Khắc Cường). Đặc biệt trong cuộc họp thường vụ Bộ Chính Trị tháng 4 vừa rồi (2019), trong 7 người của ban thường vụ Bộ Chính Trị đã có 3 người phản đối Tập Cận Bình.

Đó là điều chưa bao giờ có trong lịch sử Trung Quốc. Chỉ một người ủng hộ Tập Cận Bình trong Bộ Chính Trị. Vì thế Tập Cận Bình không dám triệu tập Hội nghị Trung Ương 4. Chính trị nội bộ quá phức tạp, trong Trung ương, đặc biệt một số cán bộ lão thành, đã có người yêu cầu Tập Cận Bình phải từ chức. Trong bối cảnh khó khăn chính trị nội bộ như vậy, thì về kinh tế, hiện nay dù họ giấu kín số liệu, nhưng ít nhất gần 1 triệu người Trung Quốc trong tình trạng thất nghiệp, mấy trăm ngàn doanh nghiệp hoạt động lững lờ, chỉ đạt được 40-50% công suất.

Trong bối cảnh như vậy, Tập Cận Bình đưa tàu thăm dò Hải Dương 8 vào biển Việt Nam. Tôi cho rằng có lẽ, hành động lần này xuất phát từ tình hình chính trị trong nước hoàn toàn bất lợi cho Tập Cận Bình, và ngoài nước cũng bất lợi. Chưa bao giờ Trung Quốc bất lợi thế này cả. 40 năm trước Đặng Tiểu Bình đã hái quả ngọt ở gốc cây, bây giờ Tập Cận Bình phải trèo cây cao hái quả. Hái quả cành cao, lơ mơ là ngã như chơi.

Cho nên vấn đề thứ hai muốn trao đổi với các đồng chí là tại sao Trung Quốc lại hành động ở thời điểm này, thì đó là do vấn đề trong nước. Cũng còn một nhân tố bên ngoài là vấn đề lên giá với Mỹ trong cuộc chiến thương mại, nhưng mà chủ yếu là do trong nước. Chưa bao giờ Tập Cận Bình bị mất uy tín, bị thách thức trong nước như thế này, ngay trong đảng.

III. Mục đích của Trung Quốc là gì?

Hải Dương 981, từ 2/5/2014 – 15/7/2014 chủ yếu là phép thử của Trung Quốc. Tại khu vực phía nam đảo Tri Tôn không có dầu. HD 981 được triển khai nhằm 2 mục đích. Mục đích thứ nhất là thăm dò phản ứng của Việt Nam và thế giới; và mục đích thứ 2 là kéo thế giới vào HD 981 tạo khoảng trống để Trung Quốc tiến hành bồi đắp đảo nhân tạo, mục đích chủ yếu là bồi đắp đảo nhân tạo. Bốn tháng trời cả thế giới tập trung vào HD 981, lơ là chuyện Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa. Chứ thật ra HD 981 không có ý nghĩa gì ghê gớm cả.

Lần này, Tập Cận Bình đánh thẳng vào “dạ dày” của Việt Nam.

Thưa các đồng chí, các mỏ dầu của chúng ta khai thác từ những năm 80 của thế kỷ trước, đỉnh cao là khoảng từ năm 1998 đến năm 2008. Hiện giờ chúng ta cần mỏ mới. Tất cả các mỏ chúng ta khai thác bao nhiêu năm nay bắt đầu đã giảm công suất rồi. Khi kinh tế khó khăn thì dầu khí đóng góp 19% GDP. Hiện nay, tuần vừa rồi có thống kê thì các anh ấy có cho tôi biết là chỉ còn 7%. Đây là lúc chúng ta khó khăn thật sự, đang cần nước ngoài vào đầu tư hợp tác.

Động thái lần này của Tập Cận Bình xuất phát từ 2 nguyên nhân. Một là ngăn chặn không cho bất kỳ nước nào vào đầu tư cho Việt Nam khai thác dầu khí. Lần này Tập Cận Bình đánh thẳng vào dạ dày Việt Nam rồi. Cho mày biết thế nào là lễ độ. Tao không đánh trên bộ như năm 1979. Lần này tao đánh thẳng vào. Mày phải phục, và khi mày phục, khi mà khó khăn chơi vơi thì buộc lòng phải ngả theo Trung Quốc thôi.

Nên lần này so với lần HD 981 năm 2014 thì lần này nghiêm trọng gấp trăm triệu lần. Đây là cuộc đối đầu thực sự.

Không biết lãnh đạo Việt Nam ta đánh giá việc này thế nào. Nếu không nhận ra đúng vấn đề này thì phản ứng của ta sẽ khác.

Nguyên nhân thứ hai là cho Việt Nam biết thế nào là lễ độ trước những phản ứng có vẻ hí hửng của Việt Nam trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.

Cho nên vấn đề thứ ba tôi muốn nói mục đích, ý đồ lần này của Trung Quốc cực kỳ nguy hiểm, nghiêm trọng gấp trăm lần so với sự kiện HD 981 năm 2014.

IV. Góc nhìn an ninh và phản ứng của Việt Nam

Từ góc nhìn an ninh, Biển Đông là nút thắt, là cửa ngỏ của Trung Quốc. Bãi Tư Chính là nút thắt của nút thắt, vị trí đặc biệt như vậy. Xét trên phương diện quân sự, trên bản đồ, Bãi Tư Chính là nút thắt của nút thắt. Và Trung Quốc quyết tâm muốn biến thành chuyện đã rồi, biến cái không tranh chấp thành cái gọi là tranh chấp, làm cho thế giới nhìn nhận có tranh chấp tại đây, buộc Việt Nam phải nhân nhượng.

Thật ra nó đã phá ta từ năm 2000 cũng xung quanh Bãi Tư Chính. BP của Anh, ConocoPhilipps của Mỹ phải rút là vì Trung Quốc doạ. Tháng 7/2017, tập đoàn của Tây Ban Nha cũng phải rút.[…]

Cho nên, phải thấy rằng xét trên phương diện quốc phòng an ninh Bãi Tư Chính là điểm nút quan trọng nhất. Hơn nữa trên Biển Đông, bồn trũng Nam Côn Sơn, Tư Chính – Vũng Mây là bồn trũng nhiều dầu nhất, chưa được khai thác. Do đó, dưới góc nhìn an ninh vấn đề này cực kỳ nghiêm trọng.

Thứ hai là gắn với Bãi Tư Chính còn có những sự việc khác. Hai năm nay Trung Quốc đã đầu tư và mua 20% bờ biển của Campuchia 99 năm, cách Rạch Giá, Kiên Giang của chúng ta 100 km. Trung Quốc xây dựng một quân cảng riêng lớn nhất châu Á. Cách Quảng Ninh 40 km, Trung Quốc xây dựng sân bay với đường băng 3450 mét. Trên hành tinh không có đường băng thương mại nào dài như thế. Đường băng này là nhằm phục vụ cho hoạt động lên xuống của các máy bay ném bom chiến lược. Hai căn cứ quân sự này dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động trước đại hội lần thứ 20 của Trung Quốc. (Nếu kịp thì vào lúc kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản của Trung Quốc).

Khi hai căn cứ này hoàn thành, toàn bộ 5 nước ASEAN lục địa bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar như “cá nằm trên thớt”. Năm nước ASEAN hải đảo cũng bị khống chế. Nên phải nhìn Tư Chính gắn liền với các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Trung Quốc và Campuchia.

Lực lượng dân sự của Campuchia và Thái Lan cung cấp đầy đủ thông tin về hai căn cứ quân sự này. Thái Lan rất sợ không kém gì ta. Lịch sử Thái Lan – Campuchia cũng phức tạp như lịch sử ta với Campuchia. Căn cứ quân sự ở Campuchia được hoàn thành thì Thái Lan cũng chết.

Bởi vậy dưới góc nhìn quốc phòng an ninh thì Bãi Tư Chính trong an ninh kinh tế của Việt Nam gắn liền với các bố trí quân sự của Trung Quốc tại Trung Quốc và Campuchia. Đó là điều rất đáng sợ.

Về phản ứng của Việt Nam, các đồng chí biết rồi. Tôi thì nghĩ thế này, trong lịch sử văn minh nhân loại, theo tôi biết thì không có một dân tộc nào bị ngoại bang đô hộ 500 năm mà vẫn tồn tại cả. […] Duy nhất chỉ có Việt Nam là làm được. Do đó, một trăm triệu người này mà đoàn kết trên dưới như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo thành sức mạnh vô địch thì không có gì phải sợ ai cả, không có kẻ nào đụng được.

Vấn đề là, chúng ta không kích động chủ nghĩa dân tộc, nhưng thái độ phải rõ ràng mạch lạc. Đâu đây người ta nghĩ rằng đưa lên sách giáo khoa, phát thanh, truyền hình là kích động chủ nghĩa dân tộc. Đây là nhầm lẫn nếu không nói là nguỵ biện. Lịch sử là lịch sử. Chứ làm gì có chuyện cuộc chiến tranh 17/2/1979 được 5 dòng trong Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trong sách sử khoa mơ hồ, làm sao thi được. Chứ dân tộc này vĩ đại lắm. Nếu mà Đảng và nhà nước có chính sách đoàn kết thống nhất được một trăm triệu người tạo thành sức mạnh vô địch, thì không có gì phải sợ cả, chủ quyền chắc chắn được đảm bảo.

[Ghi chú: Bản ghi có lược đi một số chi tiết do nghe không rõ, và những chi tiết này cũng không mới hoặc chỉ là thông tin phụ, không ảnh hưởng đến nội dung chính của bài phát biểu.]

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Nhìn chung qua cái hội thảo này các ;ão thành CM vẫn chỉ thấy ĐCSVN từ khi ra đời cho đến nay vẫn là một tổ chức cần thiết cho đất nước dù trong hoàn cảnh nguy nan nào

  2. “Không một tổng thông Mỹ nào có nợ máu với Việt Nam nhiều như ĐTB.”
    người CS.có tài nói làm sao cho họ được lợi nhất nên họ tránh dùng chữ
    cho chính xác mà đã vơ vào hay nhập nhèm chữ nghĩa.
    Thật ra,phải nói một cách chính xác là “…có nợ máu với VNCS.nhiều…”

  3. Trích: “Không một tổng thống Mỹ nào có nợ máu với Việt Nam nhiều như Đặng Tiểu Bình”

    Ý nói các tổng thống Mỹ cũng đều có “nợ màu” với VN, tuy có ít hơn Đặng Tiểu Bình nhưng cũng là….nợ máu, vậy nếu ba bốn đời tổng thống Mỹ cộng lại thì phải nhiều hơn chứ!

    À há ! Việc “đảng ta” lùa thanh niên miền Bắc lái xe tăng, vác súng Nga Tàu vào miền Nam chém chém, giết giết, quyết lấy máu để thống nhất tổ quốc, “cướp” chính quyền …Ngụy bằng “bạo lực cách mạng, để hoàn thành một phần nghĩa vụ đối với cách mạng toàn thế giới…., thế mà các “đời” tổng thống Mỹ lại vô lý lấy cớ ngăn chặn CS Tàu mà mang quân sang “tắm máu” cả hàng triệu thanh niên “sinh bắc tử nam” của ta….tính ra thì Mỹ nợ “ta” nhiều máu hơn Đặng Tiểu Bình chứ ?!

    Thảo nào mà cho đến hôm nay, “đảng ta” vẫn tâm niệm “Đế quốc Mỹ vĩnh viễn là kẻ thù số một” của “đảng ta”, và vì vậy mà mặc cho “vừa là bạn vừa là đồng chí” TQ có đối xử ngang ngược thế nào thì “ta” vẫn nhịn và không thèm chơi với Mỹ, vì đi với TQ thì dù có mất nước (chầm chậm) nhưng vẫn còn hơn đi với Mỹ thì sẽ mất đảng (cái rụp)

    THÀ MẤT NƯỚC CÒN HƠN MẤT ĐẢNG! Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đả khẳng định như thế!

  4. Nhận định về thế giới của ông tướng phường tuồng Lê Văn Cương hoàn toàn chủ quan, không dựa trên bất cứ 1 số liệu nào . Tuy vậy, tớ không bàn thêm . One thing need correcting, Tập Cận Bình vẫn chưa thách thức Mỹ về quân sự vì đúng là lực lượng vẫn chưa bằng . Những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của Đảng CSTQ là ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới quá lớn, too big to be ignored. Có muốn “giữ hối” cũng không được nữa . Nhưng sẽ là (rất) sai lầm nếu nghĩ TQ ra mặt thách thức Mỹ . It never happened. Toàn bộ những confrontation giữa Mỹ & Trung Quốc ta đang chứng kiến, it all started with the crazy Đô Năm Trăm, His impeachable Excellency của trí thức nhà mềnh . Đối mặt với Đô Năm Trăm, tất cả những gì Trung Quốc (có thể) làm là khẳng định vị thế của mình như 1 quốc gia . National Dignity, Nguyễn Tiến Tường & Chu Mộng Long gọi là “quấc thể”. Trung Quốc không thể làm “nhục quấc thể”. Nếu đây là sai lầm của Trung Quốc như nhận định của ông tướng phường chèo, theo tư di này, Việt Nam không nên đối đầu với Trung Quốc trong lúc này, và not much of a choice mỗi lần VN bị “nhục quấc thể” như bọn NTT, CML tru tréo . Đơn giản vì nếu tính trên tất cả mọi mặt quân sự lẫn kinh tế … VN nên học tập Bác Hồ, mời cố vấn Trung Quốc .

    Những “khó khăn” của Tập Cận Bình chỉ là do ông tướng phường tuồng tưởng tượng dựa trên những đánh giá & những dự đoán “khách quan” rằng thì là mà Trung Quốc sẽ collapse on its own weight. Bô (full of) Xít .

    Về chiện bỏ nhiệm ký đối với chức vụ Tổng-Chủ, đám gs-ts học viện chính chị Hồ Chí Minh nói hay hơn tớ . Vận dụng sáng tạo tùy theo thực tế khách quan của mỗi thời kỳ . Có vẻ đ/v dân ta, vì chức vụ tổng-chủ gắn liền với Bác Hồ vĩ đại, bất cứ ai cũng không xứng đáng để kiêm nhiệm cả 2 chức vụ cùng 1 lúc . Another bô (full of) xít, if you ask me. Chỉ chứng tỏ mỗi đảng viên đều mang trên mình cái lăng to đùng . Kính trọng không có nghĩa không dám vượt qua, làm thế thì đất nước sẽ chẳng bao giờ bằng ngày xưa . Now we kinda know why. Đất nước ta hổng chịu phát triển có thể vì ai cũng đều là học trò, albeit, xuất sắc của Hồ Chủ Tịch, nhưng không ai dám, hay có đủ can đảm nhận lãnh ngọn đuốc lý tưởng Cộng Sản của Bác Hồ & đưa nó lên đỉnh cao mới .

    Về sự có mặt của Trung Quốc ở bãi Tư Chính, chúng ta phải nhìn thấy điều này từ 1974. OK, lộn . Đảng CSVN đã thấy & rất ủng hộ . 1974 chiếm đảo của Việt Nam Cộng Hòa là 1 cuộc phối hợp quân sự rất ăn ý giữa 2 đảng . Cộng Sản Trung Hoa thì giải phóng đảo, Cộng Sản miền Bắc thì đồng thời mở những đợt tấn công trên nhiều mặt trận để cầm chân Việt Nam Cộng Hòa, không cho chúng điều quân ra chiếm đảo . Nên nhớ, sau khi được tin, ở Camp David, phía VNCH đã đề nghị đình chiến để đưa quân ra với mục đích chiếm lại đảo . Tuy miền Bắc từ chối, VNCH không ngờ được miền Bắc lại có thể làm được điều này; phối hợp quân sự với Trung Quốc .

    Thus, chiện bãi Tư Chính shouldn’t come as a surprise, ít nhất là ở thượng tầng, và những người hơi hơi quan tâm tới VN như tớ . If this ever turned out to be a surprise, its the timing. Tớ tưởng VN còn chừng ít nhất 5 năm nữa, i was clearly wrong. Either way, tớ nghĩ bộ các chị đã được “đả thông tư tưởng” từ trước, nên mọi việc vẫn trôi chảy . Well, Đảng tính sai ở thằng tư bẩn Ryan Martinson. Tớ dò hỏi, chiện bắt đầu từ cuối tháng 5, nhưng những động thái đã xuất hiện vào trung tuần tháng 4, trước khi chị Ngân qua nhận & mân mê cái chìa khóa bóng lưỡng & lực lưỡng của Tập Cận Bình . Có nghĩa, rất có thể Đảng Cộng Sản VN của các bác đã theo lời ô Nguyễn Quang Dy, thay đổi tư di, xem đây là “thời cơ vàng” thay vì “hiểm họa đen”.

    Tuy vậy, bài này chỉ ra được ván cờ thế của Trung Quốc . Just in case Đảng CSVN muốn phản bội tư tưởng Bác Hồ, Trung Quốc đã để sẵn dao ngay cổ . Khá ôn hòa & có học, if you ask me. Nope, không phải cổ dân VN, mà là cổ lãnh đạo nhà các bác . Con trăn nuốt tới cổ, có điều từ trên xuống . Hổng phải từ dưới lên .

    Tựu chung, mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc không (chỉ) là biển Đông . Và dân trong nước, cùng những người như Vũ Thành Tự Anh nên đoàn kết với Đảng Cộng Sản Việt Nam . In turn, Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ đoàn kết với Đảng Cộng Sản Trung Quốc . Hòa giải đã xong, và bây giờ là endgame của quá trình hòa hợp dân tộc .

  5. Tốt quá, cứ tưởng không ai có đủ can đảm đăng mấy bài này .

    Lưu ý, […] có nghĩa còn nhiều nữa . Nhưng Đại Xạo Sự Ký “biên tập” lại, chắc là cho nó gọn, đỡ dông dài . Ví dụ “Thật ra … BP của Anh, ConocoPhilipps của Mỹ phải rút là vì Trung Quốc doạ. Tháng 7/2017, tập đoàn của Tây Ban Nha cũng phải rút.[…]” có nghĩa còn rất nhiều hãng “khác”, không chỉ BP, ConocoPhilips & Repsol, cũng đã bỏ “vì Trung Quốc dọa”.

    Nói chung bài này của Tướng Lê Văn Cương thể hiện rõ tinh thần xét lại, phản bội tinh thần di chúc của Bác Hồ kính yêu . Nếu cán bộ cao cấp của Đảng mà ăn nói kiểu này … Đảng cho phép cán bộ cao cấp của mình phát biểu kiểu này … Mở thêm 1 “hội thảo” để khuyếch trương những tư tưởng sai trái kiểu này … Đảng không còn biết “thoái hóa” hay “diễn biến” là gì .

    -Đầu tiên bàn về “chủ quyền” của Việt Nam . Về vấn đề này, Việt Nam không nên áp dụng luật “quấc tế” aka tư bẩn vào đây . Đơn giản vì nếu Đảng Cộng Sản VN áp dụng luật tư bẩn cho phần lãnh thổ của mình, dân Việt bắt chước, áp dụng luật lệ tư bẩn vào ngay trong tất cả những chiện nhạy cảm hiện nay, Đảng Cộng Sản sẽ rất khó ăn khó nói, chưa kể luật lệ trong nước sẽ lung tung cả lên, và chệch hướng là điều chắc chắn . Có nghĩa đúng là Đảng CSVN có “chủ quyền”, aka “sổ đỏ”, làm chủ xã hội chủ nghĩa, nhưng “chủ quyền” đó chỉ có nghĩa “quyền xử dụng” thui . Quyền quản ní & nãnh đạo thật ra lại thuộc về Đảng CS Trung Quốc . Khi Đảng CSTQ cần, ngã giá thỏa thuận với Đảng CSVN để thu hồi lại đất đai . Nếu cưỡng lại thì … well, Đảng CSVN “giải phóng mặt bằng” ra sao, Đảng CSTQ “giải phóng mặt biển” như vậy .

    Có nghĩa chiện năm 79, Mai Quốc Ấn nên thuyết phục Đảng CSVN ra đầu thú vì lòng tin vào công ní của anh ta . Theo lựt phép XHCN, Đảng CSVN i xì Đặng Văn Hiến của anh ta . If you dont, i will. Và nếu Đảng CSVN có ra đầu thú để hưởng “khoan hồng” -chắc chắn số phận sẽ khá hơn Đặng Văn Hiến- hổng ai có thể đánh giá tớ ngoài Đảng CS giao chỉ . Hề hề .

    -Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao . Bác Mai ta đó rất yêu Bác Hồ .

    “Tuy nhiên, với một cuộc cách mạng triệt để như vậy đã dẫn đến làm cho 37,55 triệu người Trung Quốc chết đói (theo số liệu của Trung Quốc)”

    Phải tính theo tỷ lệ khách quan . 37.5 tr so với tổng số 1 tỷ dân … sêm sêm với Bác Hồ nhà mềnh . Nhưng nhờ có viện trợ Liên Xô, đổi lại, số người chết vì những “ní gio khách quan” khác có lẽ còn cao hơn nếu tính theo tỷ lệ khách quan .

    “Sau sự cố này, Trung Quốc đã cho phát động một đoàn biểu tình gồm 50 chiếc xe chở khách mỗi chiếc xe chở từ 50 – 60 người là những người mẹ, người vợ có người thân chết trong trận này mặc áo trắng, đội khăn tang đi từ Bắc xuống Nam, đi từ Đông sang Tây”

    Đamn, đamn. Tiên sư anh Tào Tháo nhẩy! Đảng CSVN dấu nhẹm vụ Gạc Ma … ah, uh “khép lại quá khứ” cho tới khi Trung Quốc bót clip lên youtube. Có nghĩa “khép lại quá khứ” ô la din là ý của Đảng, Nguyễn Trung bắt chước Nguyễn Du chôm ý của Đảng .

    “Như vậy, có thể khi nội bộ Trung Quốc có vấn đề gì thì kịch bản của họ là đẩy vấn đề ra bên ngoài”

    Việt Nam mình ốc tiêu nên từ hồi “Đánh Mỹ” tới giờ, không thể xuất khẩu problem ra ngoài được . Nhưng thời Bác Hồ thì “chẳng khác gì Bác Mao” nên sau khi “thắng lợi” ở cải cách ruộng đất & những vấn đề nội tại, Bác Hồ đem quân xâm lược miền Nam .

    “Không một tổng thống Mỹ nào có nợ máu với Việt Nam nhiều như Đặng Tiểu Bình”

    Ý này là các tổng thống Mỹ đều có nợ máu với VN, nhưng không ai nhiều bằng Đặng Tiểu Bình . Nhắc khéo ông tướng quảng lạc, tư di nhiệm kỳ . Tách riêng từng tổng thống Mỹ ra, đúng là kém Đặng Tiểu Bình về nợ máu với VN. Nhưng gộp tất cả các tổng thống Mỹ lại … ya gotta get the math rite, sir. Và nếu phải xác định kẻ thù trên tổng số nợ máu, ta nên dựng lại tinh thần chống Mỹ của đám Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Chu Sơn ngày xưa .

    (còn tiếp)

  6. Rẻ lau lau rồi vò sạch để làn sau tái sử dung.
    Không có gì đc coi là mới. Cũ mèm. Chẳng biết các vị làm cái trò gì

Leave a Reply to Trúc Bạch Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây