Dân chủ hóa chế độ là phương pháp duy nhứt khẳng định chủ quyền biển đảo

Trương Nhân Tuấn

10-10-2019

Nếu không có gì thay đổi, chắc chắn Việt Nam sẽ phải nhượng bộ, như “gác tranh chấp cùng khai thác” với Trung Quốc. Cuối cùng rồi cũng sẽ đưa tới việc lãnh đạo VN ký kết các văn kiện pháp lý nhìn nhận chủ quyền của TQ ở các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nếu ta tìm hiểu nguồn gốc tranh chấp giữa VN và TQ về chủ quyền HS và TS, ta thấy rằng chìa khóa để VN có thể giữ vững danh nghĩa chủ quyền ở hai quần đảo này là “dân chủ hóa chế độ”.

Thật vậy, TQ bắt đầu lên tiếng tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa với VN từ năm 1909. Ta có thể khẳng định, hầu hết sách vở, tài liệu… do TQ, hay do người nước ngoài xuất bản, trước năm 1909 không có tài liệu nào khẳng định TQ có chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Các tài liệu cổ đều ghi nhận điểm cực nam của lãnh thổ TQ là đảo Hải Nam.

TQ bắt đầu biết đến sự hiện hữu của HS, đồng thời lên tiếng yêu sách chủ quyền quần đảo này (vì lý do chiến lược), chỉ khi thấy người Nhật dòm ngó và khai thác phân chim ở các đảo này. Những văn kiện ngoại giao của TQ (có giá trị pháp lý), đến thập niên 30 thế kỷ trước còn khẳng định vùng cực nam của TQ là “Tây sa quần đảo” (tức HS).

TQ sau đó lên tiếng yêu sách chủ quyền quần đảo Trường Sa, họ gọi là Nam sa, vào các năm cuối thập niên 1930, sau khi Pháp ra tuyên bố sáp nhập TS vào lãnh thổ VN, với danh nghĩa sáp nhập một lãnh thổ vô chủ.

Sau Thế chiến II, TQ của Tưởng Giới Thạch đứng về phe chiến thắng, trở thành một trong năm “ngũ đại cường” có quyền quyết định số phận các quốc gia thua trận, đồng thời với các vùng lãnh thổ mà các quốc gia “Trục” Đức, Ý, Nhật đã chiếm trong thời kỳ chiến tranh.

TQ của Tưởng giới Thạch nhiều lần cam kết với “tam đại cường” Mỹ, Anh, Liên xô (như qua Tuyên bố Cairo 1943) là “không bành trướng lãnh thổ”. Các yêu sách của họ Tưởng với đại diện phe Đồng minh để ông này “tuyên bố chiến tranh” với Nhật, là trả lại cho TQ các vùng đất mà Nhật đã chiếm như Mãn Châu, Đài loan, Bành hồ. Không thấy đại diện TQ yêu sách, hay nhắc nhở tới số phận HS và TS. Họ Tưởng có nhiều cơ hội để khẳng định chủ quyền HS và TS thuộc về TQ, như lúc ký hiệp ước trao đổi (quyền lợi kinh tế lấy quyền lợi chính trị) với Pháp năm 1946.

Lần đầu tiên và duy nhứt, bên lề hội nghị San Francisco 1951, thủ tướng Chu Ân Lai của TQ (phe cộng sản) tuyên bố không nhìn nhận hiệu lực hòa ước San Francisco, đồng thời nhắc lại yêu sách HS và TS thuộc TQ. Tuyên bố của TQ được LX và các quốc gia thuộc khối XHCN ủng hộ.

Vấn đề là đến năm 1958 nhà nước VNDCCH ra văn bản “nhìn nhận và cam kết tôn trọng” các tuyên bố của TQ về lãnh hải. Văn bản do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký tên. Vấn đề là VNDCCH “im lặng” không nói đến các yêu sách của TQ về lãnh thổ Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo tập quán quốc tế và chiếu theo luật quốc tế hiện hành về hiệu lực pháp lý các “tuyên bố đơn phương”, tuyên bố về hải phận và chủ quyền lãnh thổ của TQ có giá trị pháp lý ràng buộc cho các quốc gia không lên tiếng phản đối (hay giữ im lặng). VNDCCH đã không lên tiếng phản đối mà còn ra văn bản “nhìn nhận và cam kết thi hành”.

Điều “may” cho VN là lúc PVĐ ký văn bản, hiện hữu thực thể đối kháng chính trị với VNDCCH là VNCH ở phía nam vĩ tuyến 17. VNCH là phía thực sự có quyền quản lý HS và TS.

Ta thấy năm 2014 lúc giàn khoan HD981 quấy nhiễu trong vùng thềm lục địa VN, cách đảo Lý sơn khoảng 20 hải lý. VN đã có những động thái (như là muốn) vận động LHQ ra nghị quyết tố cáo hành vi ngang ngược bành trướng của TQ.

Vấn đề là phía TQ đã tung ra những tài liệu phản biện, gồm tuyên bố “nhìn nhận và cam kết thi hành” 1958 của PVD, còn có những tài liệu như sách giảo khoa, bản đồ, tài liệu báo chí v.v… cho thấy VNDCCH liên tục “nhìn nhận” chủ quyền của TQ ở HS và TS.

Mặc dầu tài liệu chưa bạch hóa, nhưng ta có thể đoán là VN đã vận động LHQ thất bại. Những hành vi của TQ (mà VN gọi là bành trướng, vi phạm luật biển) đều phù hợp với thực tiễn pháp lý quốc tế.

Địa điểm đặt giàn khoan HD981 ở khoảng giữa đảo Tri tôn và đảo Lý Sơn. VN không có lý do phản biện, nếu đảo Tri tôn có “hiệu lực đảo” theo qui định điều 121 Luật Biển 1982.

VN phản đối yêu sách chủ quyền của TQ ở HS và TS, mọi lập luận đều dựa trên quan điểm của VNCH.

Điều này sẽ thuyết phục dư luận quốc tế, nếu nhà nước VN hôm nay đã “kế thừa” di sản của VNCH.

Điều may khác cho VN hôm nay là Phi đã kiện và thắng kiện TQ. Luật biển khu vực TS được phán quyết 11-7-2016 giải thích cụ thể rõ ràng và “cách áp dụng Luật biển” đồng thời cũng được minh bạch.

Học giả VN nghĩ rằng từ nay VN có “cơ sở pháp lý” để phản biện mọi hành vi của TQ ở vùng Tư chính.

Điều này chưa chắc chắn 100%. TQ có đến 3 lý do để không tuân thủ phán quyết. Trong khi VN vẫn chưa làm thủ tục để phán quyết có hiệu lực trên vùng biển của mình.

Còn vùng biển thuộc HS thì sao? TQ có thể quấy nhiễu vùng biển này mà VN không có lý do nào để phản biện.

Từ (rất) lâu tôi có viết rằng, nguồn gốc mọi tranh chấp ở biển Đông đến từ tranh chấp “chủ quyền”. Khi vấn đề “chủ quyền” chưa giải quyết rốt ráo, các tranh chấp vẫn còn cội nguồn để phát triển và bùng nổ nếu có dịp.

Vì vậy tôi đã (nhiều lần) trình bày các phương pháp khẳng định chủ quyền HS và TS qua việc “kế thừa” di sản VNCH thông qua thủ tục “hòa giải quốc gia”.

Mà việc “hòa giải quốc gia” chỉ là cách nói khác của việc nhìn nhận “đa nguyên chính trị” và “dân chủ hóa chế độ”.

Cái khó hiện nay của VN, hiển nhiên đảng CSVN không hề có ý định “dân chủ hóa chế độ”. Cái bánh quyền lực quá ngon để họ “chia sẻ” với bất kỳ ai. Nhưng lực lượng “dân chủ” của VN vẫn không có gì, ngoại trừ một vài cá nhân lẻ tẻ.

Nhưng những khó khăn này vẫn không đáng kể nếu so sánh với nguy cơ mất đất, mất biển.

Nếu không có gì thay đổi, chắc chắn VN sẽ phải nhượng bộ, như “gác tranh chấp cùng khai thác” với TQ. Cuối cùng rồi cũng sẽ đưa tới việc lãnh đạo VN ký kết các văn kiện pháp lý nhìn nhận chủ quyền của TQ ở các đảo HS và TS.

Điều cần nhấn mạnh là các văn kiện này có giá trị ràng buộc cho tất cả các thế hệ VN trong tương lai. Cái ảo tưởng (mà nhiều người nhắc đi nhắc lại) lật đổ được cộng sản thì giải quyết được tất cả.

Luật quốc tế (Công ước Vienne 1969-1981 về nội dung kế thừa các kết ước) không nhìn nhận việc đặt lại các kết ước có liên quan đến lãnh thổ (hay làm thay đổi đường biên giới).

Vì vậy việc tranh đấu bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền biển đảo là việc phải làm ngay bây giờ, phải tranh đấu bây giờ.

Đừng bao giờ lẫn lộn “lòng thù hận” TQ hay CSVN với “lòng yêu nước”. Thù hận là đập phá. Yêu nước là xây dựng.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. – Bài của ông Trương Nhân Tuấn đăng ở blog của ông ta (tất nhiên). – Người trong nước đọc blog của ông rất dễ dàng, không bị tường lửa che chắn. Do vậy, đây là số lượng lớn.
    – Còn TiengDan rinh bài này về, đăng lại, hẳn là thấy nó có lợi cho sự nghiệp dân chủ hóa VN. Phương châm của TiengDan ai cũng biết.
    – Tiếc rằng số người trong nước vô được TiengDan là rất không lớn, vì không biết cách vượt tường lửa. Có lẽ, bạn đọc của TiengDan chủ yếu sống ở ngoại quốc.
    – Người trong nước dẫu cố gắng vô được TiengDan, nhưng thấy tên bài và tên tác giả… biết ngay là bài cũ; do vậy người ta không cần đọc tiếp. Và càng không quan tâm đến những comments. Và con số comments này lại càng nhỏ.

    Quả như vậy, tôi tò mò dánh ra 10 ngày liên tiếp đọc thử một số comments (ở các bài khác nhau) thì thấy mấy điều:
    1) Số comments quá nhỏ (ít khi vượt 20) nói lên số bạn đọc (chịu khó đọc hết bài) cũng không lớn. Thường chỉ là 3-7
    2) Vài cái tên (nick) quá quen thuộc. Hình như các bác rỗi rãi mà không biết làm gì. Nếu các bác tự viết được bài, đăng lên (như tôi)… hẳn là các bác không ham comment làm gì cho phí thời gian
    3) Quanh đi, quẩn lại, vẫn chỉ có một thứ giọng điệu, một thứ quan điểm, một thứ thái độ… khiến nhưng ai tò mò đọc các comment này sẽ hết hứng thú rất nhanh, không đọc nữa ngay khi thấy cái tên nick (vì: biết rồi, khổ lắm, nói mãi…).
    4) Suy ra, các bác lấy cái diễn đàn nhỏ bé này làm nơi giải tỏa bức xúc cá nhân. Không góp gì vào sự nghiệp thoát Cộng của dân Việt.
    5) Đã vậy, vài bác lên giọng dạy đời… Có bác sống xa đất nước mà lại muốn dạy những người đang trực tiếp đương đầu với CS ở ngay trong nước. Mỗi người nên tự biết mình là ai, có thể làm gì cho người khác.

    • Mỗi ng tự biết mình là ai nên đừng viết nhăng quậy khoe cái Minh triết. Còn đấu tranh như kiểu các vị nên ra bờ hồ xem thanh niên đá bóng, hoặc tập khi công tàu hoặc vài vại bia cỏ…csvn thừa nhà tù nhưng chúng cũng không rỗi hơi nhốt mấy vị chỉ viết lách tào lao

  2. Dư luận viên thứ thiệt gọi người khác là dư luận viên.
    Hài kịch.
    Cách phân định: Trương Nhân Tuấn là tên thật, người thật.
    Những tên khác đều được đeo mặt nạ (kể cả tôi).

  3. Gộp 2 bài, bài này & bài của ngu ra phết Lê Học Lãnh Vân bên vanviet.info, vì cả 2 bài như 1 lời kiến nghị không chính thức mong ĐẢNG CỘNG SẢN phải phản bội lý tưởng Cộng Sản của Bác Hồ vĩ đại để chuyển đổi qua dân chủ tư bẩn . Nói nhỏ cho LHLV, tất cả những cái gạch đầu dòng, Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa có đủ . Bản kiến nghị không chính thức của LHLV vừa khơi dậy lại cuộc tranh cãi về Quốc-Cộng mà chính LHLV nói, ý, đã chấm dứt từ lâu .

    Kế tiếp, Trương Nhân Tuấn cũng (lại) nêu ra Việt Nam Cộng Hòa, và muốn ĐẢNG CỘNG SẢN vừa kế thừa vừa chiển qua dân chủ . Cuộc tranh luận Quốc-Cộng có vẻ chưa có điểm dừng, và this time, lý tưởng Cộng Sản của Bác Hồ vĩ đại bị KO’ed ngay từ vòng gửi xe .

    Bài của TNT có nhắc tới bản công hàm Phạm Văn Đồng . Sorry to say, nhưng đ/v quốc tế, bản công hàm mang tên người thầy vĩ đại của gs Tương Lai vẫn còn giá trị pháp lý . Tất cả những biện hộ mà Đảng & những người “thiện chí” với Đảng đưa ra chỉ để cho dân uống thuốc an thần . Đối với công pháp quốc tế, it aint worth jack. BTW, đã có lần Trung Quốc dọa còn những tài liệu even more damaging than bản công hàm mang tên sư phụ gs Tương Lai . Verbatim là 100 lần damaging hơn vì có chữ ký của lãnh đạo cao cấp . i can only guess.

    Về vấn đề “dân chủ hóa”, tớ xin miễn bàn đến chi tiết, để sau . Nhưng những gì đã xảy ra cho Liên Xô & khối XHCN Đông Âu … báo Đảng đã có 1 số bài phân tích 1 cách rất thuyết phục . Đảng Cộng Sản VN sẽ phải làm gì để “dân chủ hóa”? Chỉ đưa ra 2 trường hợp, 1 đã có kinh nghiệm khách quan . Nếu Đảng thả cho tự do ngôn luận, kết cuộc sẽ là Liên Xô sụp đổ . Báo Đảng đã phân tích rõ . Khi được tự do ngôn luận, bọn phản động sẽ được thể đánh thẳng vào nền tảng tư tưởng của Đảng . Trend bây giờ có nghĩa dân sẽ về hùa với tất cả những ai chỉ trích Đảng về nền tảng tư tưởng . B4 you know it, dân cứ mở miệng ra là phản đối -aka, chống- Đảng . Lets see how long it takes b4 words become action? Trường hợp Liên Xô, a year & a half. Việt Nam có thể là 2 years top.

    Trường hợp Đảng CSVN cho bầu cử đa đảng . LHLV đưa ra con số đáng khích lệ là 60%. Who wanna bet? Me, half of that number.

    Nếu Đảng CSVN cho bầu cử đa đảng, Đảng sẽ phải thả đám được tạm giữ vì lý do chính trị . Lets see, có nghĩa Đảng thú nhận là đã giữ chúng, & trong thời gian tạm giữ, Đảng đối xử khá nghiêm khắc . Yep, cái này thì chắc chắn dân bầu cho .

    Đảng sẽ phải mở cửa cho những người thiếu thiện chí với Đảng có quyền đi về Việt Nam . Ngay cả chỉ cho những người có quốc tịch VN ứng cử, what keep them from creating their own puppet trong nước, và dùng puppet đó lũng đoạn bầu cử, để phần thua Đảng lãnh ?

    Lấy ví dụ, Đảng thả Dũng phi hổ ra . Những người như tớ sẽ về nước giúp Dũng phi hổ ra tranh cử . Modus Operandi là đem lại hết những thứ thời Việt Nam Cộng Hòa, tức là xóa bỏ tất cả những gì được xem là Cộng Sản . Ví dụ như công nhận & tôn trọng sở hữu cá nhân về tài sản, cũng như ruộng vườn, nhà cửa . Dẹp hết những “quả đấm thép”, dẹp sự thống soái của Mác-Lê-Hồ trong giáo dục … Thử đoán coi với những điều như vậy, Đảng & Dũng phi hổ, ai sẽ chiếm nhiều phiếu hơn ? Đó là chưa kể smear campaign, kể rõ quá khứ & hiện tại của Đảng để dự đoán nếu Đảng Cộng Sản lại nắm quyền, điều gì sẽ có thể xảy ra .

    Đảng Cộng Sản xử dụng “tiên hạ thủ vi cường” tức là trở thành Việt Nam Cộng Hòa trước khi VNCH có dịp ngóc đầu dậy ? Dũng phi hổ sẽ chỉ ra đây chỉ là 1 trò lừa đảo . Bản chất Cộng Sản của Đảng sẽ không thay đổi . Chỉ chờ lấy lại quyền xong, mọi thứ đâu lại hoàn đấy .

    Tức là nếu chơi trò này, Đảng phải đốt sạch tất cả các đền đài lăng tẩm của mình . Đúng, Paulus Lê Sơn sẽ thảng thốt kêu lên “Chính Đảng là kẻ đốt đền”. Which can only mean Đảng Cộng Sản tự mổ bụng mình . Either way, its gonna spell doom cho Đảng .

    Nửa con số của Lê Học Lãnh Vân là rộng lượng lắm . Thực tế khách quan, con số đó có thể còn nhỏ hơn .

    Oh, BTW, trong tất cả các cuộc bầu cử ở tất cả các nước Đông Âu hậu Cộng sản, Đảng Cộng Sản thất bại hoàn toàn . Food for thoughts.

  4. – “Dân chủ hóa chế độ là phương pháp duy nhứt khẳng định chủ quyền biển đảo”.
    “Dân chủ hóa” không phải là con đường mà Đảng, Bác, và “nhân dân” VN đã chọn!
    Với lũ dư lợn viên của Đảng, “dân chủ hóa”- đồng nghĩa với “mất sổ hưu”, cùng với việc “hất đổ nồi cơm” của chúng. Cùng với Trung Cộng hợp tác khai thác Biển Đông là mong muốn của lũ lợn độc tài Hà Nội.

  5. Đây đích thì là “Dư luân viên cao cấp của thế lưc phản động”.
    HAI CÂU CUỐI NGHE HAY NHƯNG KHÔNG THỰC TẾ

Leave a Reply to nghiemnv Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây