Ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư? (Phần 2)

Hồng Hà

3-10-2019

Tiếp theo phần 1

Ứng viên vào chiếc ghế Tổng Bí thư, chỉ có ba người: Bà Ngân, ông Phúc và ông Vượng.

Cuộc đua bắt đầu “nóng” khi ngày 23/9/2019, ông Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định 205-QĐ/TW “Về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền“.

Quy định có tính răn đe và quyết liệt nhằm ngăn chặn tình trạng “phe nhóm chính trị”, “vận động hành lang”, mua phiếu bầu… trước và trong thời điểm diễn ra đại hội 13.

Vào ngày 25/9/2019, bất ngờ PGS-TS Lê Minh Thông, trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, cũng là cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, yêu cầu công khai danh tánh hơn 200 nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương để đảng viên giám sát.

PGS. TS Lê Minh Thông. Photo Courtesy

Hình như bà Ngân thấy không “tâm phục khẩu phục” cái danh sách ấy, xem như nó còn có vấn đề tranh cãi, thuận với người này nhưng bất lợi với người kia.

Ông Nguyễn Phú Trọng sinh 14/4/1944 quê Hà Nội, quá tuổi, không bảo đảm sức khoẻ tái cử. Khả năng rất lớn là Bộ Chính trị sẽ quyết định trình Trung ương giữ lại các “trường hợp đặc biệt” ứng viên đảm nhận vai trò “tứ trụ”, như:

1. Trần Quốc Vượng, sinh ngày 5/2/1953, quê Thái Bình, Thường trực Ban bí thư.

2. Nguyễn Xuân Phúc, sinh ngày 20/7/1954, quê Quảng Nam, Thủ tướng Chính phủ.

3. Trương Hòa Bình, sinh năm 1955, quê Long An, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ.

4. Nguyễn Thị Kim Ngân, sinh ngày 12/4/1954, quê Bến Tre, Chủ tịch Quốc hội.

Trường hợp bà Nguyễn Thị Kim Ngân, năm 2021 đã bước vào tuổi 67, cái tuổi quá giới hạn dành cho nữ theo truyền thống của Đảng (bà Nguyễn Thị Xuân Mỹ, Ủy viên Bộ Chính trị khoá 8, Chủ nhiệm UBKT Trung ương cũng rời chính trường ở tuổi 61). Cho nên việc bà Ngân được giữ lại hay không, sẽ là điều Trung ương hết sức cân nhắc.

Nếu vậy, những Ủy viên Bộ Chính trị khoá 12 quá tuổi tái cử, sẽ phải rút lui, dự đoán gồm:

– Tòng Thị Phóng, sinh ngày 10/2/1954, quê Sơn La, phó Chủ tịch Quốc hội.

– Ngô Xuân Lịch, sinh ngày 20/4/1954, quê Hà Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

– Nguyễn Thiện Nhân, sinh ngày 12/6/1953, quê Trà Vinh, Bí thư Thành uỷ TP HCM.

Các Ủy viên Bộ Chính trị khoá 12 còn lại là:

– Phạm Minh Chính, sinh ngày 10/12/1958, quê Thanh Hoá, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

– Trương Thị Mai, sinh ngày 23/1/1958, quê Quảng Bình, Trưởng ban Dân vận Trung ương.

– Phạm Bình Minh, sinh năm 1959, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao.

– Vương Đình Huệ, sinh ngày 11/7/ 1957, quê Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Chính phủ.

– Tô Lâm, sinh ngày 10/7/1957, quê Hưng Yên, Bộ trưởng Bộ Công an.

– Hoàng Trung Hải, sinh ngày 27/8/1959, quê Thái Bình, Bí thư Thành uỷ Hà Nội.

– Võ Văn Thưởng, sinh ngày 13/12/1970, quê Vĩnh Long, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

– Nguyễn Văn Bình, sinh ngày 4/3/1961 quê Phú Thọ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Sẽ “long tranh hổ đấu” với các Bí thư Trung ương sau đây, để giành “vé” tái cử vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá 13 nhiệm kỳ 2021-2026 và leo lên vị trí cao hơn có thể, trong bộ máy của đảng và nhà nước:

1. Lương Cường, sinh năm 1957, quê Phú Thọ, Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam.

2. Nguyễn Hòa Bình, sinh năm 1958, quê Quảng Ngãi, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao.

3. Phan Đình Trạc, sinh năm 1958, quê Nghệ An, Trưởng Ban Nội chính Trung ương.

4. Nguyễn Xuân Thắng, sinh năm 1957, quê Nghệ An, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

5. Trần Thanh Mẫn, sinh năm 1962, quê Hậu Giang, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

6. Trần Cẩm Tú, sinh năm 1961, quê Hà Tĩnh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Quy định số 262-QĐ/Trung ương ngày 8/10/2014 của Bộ Chính trị “Về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội” do ông Lê Hồng Anh ký. Nội dung lấy phiếu tín nhiệm:

– Đạo đức và lối sống
– Năng lực thực tiễn

Nội dung Điều 11. “Sử dụng kết quả phiếu tín nhiệm”:

– Kết quả phiếu tín nhiệm được tham khảo trong công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm.

– Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp cần được xem xét đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn.

– Có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên cần kịp thời xem xét, cho từ chức, thôi chức, bố trí công tác khác.

Điều đó cho thấy, nội dung lấy phiếu tín nhiệm trong đảng, về lý thuyết là cực kỳ quan trọng. Thế nhưng, áp vào thực tiễn, thì chưa hẳn là vậy.

“Tam trụ” và ông Trần Quốc Vượng (trái) đang bỏ phiếu tín nhiệm trước đây. Photo Courtesy

Hội nghị Trung ương 9 khoá 12 đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối với các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư vào chiều 25/12/2018 và công bố kết quả trước BCH Trung ương vào sáng 26/12/2018. Kết quả này không được công khai ra ngoài, nhưng theo tin rò rỉ, kết quả theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:

1. Nguyễn Phú Trọng, 2. Nguyễn Thị Kim Ngân, 3. Trần Quốc Vượng, 4. Nguyễn Xuân Phúc, 5. Phạm Minh Chính, 6. Nguyễn Văn Nên, 7. Tòng Thị Phóng, 8. Phạm Bình Minh, 9. Vương Đình Huệ, 10. Ngô Xuân Lịch, 11. Trương Thị Mai, 12. Phan Đình Trạc, 13. Nguyễn Hoà Bình, 14. Võ Văn Thưởng, 15. Lương Cường, 16. Tô Lâm, 17. Trương Hoà Bình, 18. Nguyễn Xuân Thắng, 19. Nguyễn Thiện Nhân, 20. Hoàng Trung Hải, 21. Nguyễn Văn Bình.

(Còn nữa)

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Mời quý bạn đọc nào là công dân Mỹ hãy hưởng ứng lời kêu gọi Tái Mở Hồ Sơ Hiệp Định Ba-Lê 1973 của các thành phần quân- cán- chính VNCH muốn yêu cầu chính quyền liên bang Mỹ phải hành động theo yêu cầu của người Mỹ gốc Việt. Xin nhớ, chúng ta chỉ có 30 ngày để gom góp 100,000 (1 trăm ngàn) chữ ký mới được Toà Bạch Ốc trả lời.
    Vào link dưới đây, bấm vào khung chữ nhật màu xanh lá cây. Điền tên họ, cho đia chỉ email, xong trở vào email của mình để xác nhận email đã chính xác là hoàn tất:
    https://petitions.whitehouse.gov/petition/petition-re-open-paris-peace-agreement-1973

Leave a Reply to Vo Danh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây